Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Một ngày xuân cách đây ba năm tôi về quê chơi, nắng xuân nhẹ nhàng đậu xuống mặt đất. Tôi đang cùng đám bạn nô đùa ầm ĩ bên lề đường, bỗng một chiếc xe lớn chạy sang bay cát mù mịt, nó tiến vào hẻm xóm tôi khiến tôi ngạc nhiên. Và chiếc xe đó đã mang đến cho xóm tôi một hộ dân mới.

Thế là bẵng ngày hôm sau đám tụi tôi có thêm một đứa bạn mới. Nhưng dường như nó không được chào đón ở đây cho lắm. Tôi gọi nó vì không biết tên của nó. Tôi nghe phong phanh trong xóm có người bảo rằng ba nó là tội phạm có tiền án. Nhà nó nghèo rớt mồng tơi, nằm lọt thỏm giữa hai căn nhà lầu ba tầng cao ngời ngời trong xóm. Thế là tụi tôi lơ nó đi khi nó xin vào chơi. Bác dì tôi đã dặn không được chơi với nó, vì nó là đứa vô học, mất dạy không ra gì, mặc dù bác dì tôi chưa một lần tiếp xúc với nó, cả bọn tôi cũng thế . Nhưng biết làm sao được, có trách thì trách ba nó là tội phạm.

Nó gầy còm nhom, người lại thấp bé, nó diện một cái áo đã tơi tả từ lâu và có vài vết vá lỗ chỗ, với làn da đen sạm thì trông nó thật hợp bộ cánh ấy. Mấy nhỏ bạn trong đám tôi cứ bĩu môi nhìn nó. Nhỏ Dung thì liếc nó vài lần, tụi con trai thì gương mặt bêu xấu nó.

Nhưng dường như mọi điều xa lánh và khinh bỉ ấy chả ảnh hưởng tới nó, nó vẫn ngước đôi mắt chắc vì đi nắng bấy lâu mà vàng khè, tha thiết nhìn tụi tôi. Ánh mắt nó khẩn thiết lắm, van lơn lắm. Nó tựa như một dòng nước mắt nhè nhẹ chảy vào lòng tôi, khơi dậy lên lòng cảm thông và thương cảm trắc ẩn trong tôi. Trong một phút, tôi định bảo tụi bạn cho nó chơi chung. Nhưng mẹ thằng Dần từ đâu xuất hiện. Bác lườm nó một cái rồi cao giọng bảo:

- Cái giống thất học tội phạm như mày nên ru rú ở nhà đi! Mày không xứng để chơi với con tao!

Nói rồi bác ấy dẫn thằng Dần đi, lời lẽ cay nghiệt ấy của bác bỗng dưng đánh mạnh vào tâm hồn tôi. Hình ảnh người bác hàng xóm hiền dịu của bác trong lòng tôi bấy lâu nay chợt tan biến, hệt như chưa từng tồn tại. Tôi thương xót nhìn qua phía nó. Nhưng nó đã bỏ đi. Trong cái nắng trưa nóng gắt, bóng nó bỗng nhiên cô độc và hiu quạnh đến lạ thường...

Ấy vậy mà tôi chẳng làm được gì cho nó, phải, chẳng làm được gì cả ngoài việc kêu tụi bạn đừng có trêu nó nữa. Mùa thu thoáng chốc qua đi, phượng nở hè sang, tôi lại về quê. Bọn trẻ con chúng tôi đua nhau ra sông tắm. Ngày hôm đó là một ngày nắng gắt, ban trưa tôi tranh thủ lội ra sông tắm. Tôi nhảy xuống sông, từng làn nước mát dịu vỗ về từng tấc da thịt của tôi, tôi vui vẻ tận hưởng chúng. Nhưng bỗng nhiên, tôi cảm thấy có cái gì đó khác lạ ở bản thân. Đầu tôi chợt choáng váng đến lạ, tay chân thì chợt mất hết sức. Tôi sắp chìm nghỉm, tôi cố la lên để ai đến cứu tôi, nhưng chợt nhận ra giờ này chẳng có ai cả. Tôi hoảng hốt. Tôi chới với. Tôi tuyệt vọng. Nhưng trong thâm tâm tôi vẫn hi vọng có ai đó đến cứu tôi. Tôi chưa muốn chết.

Một cánh tay mảnh khảnh ngăm ngăm khẽ quàng lấy người tôi. Kèm theo sau đó là cảm giác được rời khỏi mặt nước. Trở lại trên bờ, tôi bất tỉnh. Nhưng trong cơn mê sảng dưới ánh nắng gay gắt ban trưa, tôi vẫn thấy rõ gương mặt kẻ đã cứu tôi. Là nó.

Buổi chiều trở về nhà, tôi đã kể cho bác tôi nghe mọi chuyện. Tôi mong rằng qua chuyện này bác tôi sẽ cảm thông cho nó và đừng lên án nó nữa. Nhưng sau tất cả những lời tha thiết ấy của tôi, bác tôi vẫn lạnh tanh. Mọi giác quan trong cơ thể tôi như đông cứng lại khi bác ấy bảo:

- Chắc cháu mê sảng nhìn nhầm. Cái giống vô học ấy mà biết cứu người khác!!!

Bỗng chốc tôi hiểu ra mọi chuyện, hiểu ra cái định kiến xã hội nó tác động đến cái suy nghĩ của con người như thế nào, rằng con của tội phạm thì cũng xấu xa như tội phạm. Tôi không thể nào cãi lại bác tôi. Bởi cái suy nghĩ mao mòn lạc hậu ấy đã ăn sâu vào cơ thể bác. Chẳng thể ai có khả năng thay đổi. Ai thay? Thay ai? Cái uy nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi mãi.

Còn một tuần nữa tôi sẽ về lại thành phố. Và tôi vẫn chưa làm gì được gì cho nó, giúp nó xóa đi phần nào cái ánh mắt gay gắt của mọi người dành cho nó. Nó vẫn lủi thủi như mọi ngày, đứng từ xa và giương cái ánh mắt tủi thân buồn bã nhìn chúng tôi nô đùa. Tôi cảm thông với nó, có thể là một cách sâu sắc chăng? Tôi không biết. Nhưng trong tâm khảm tôi vẫn có cái gì đó không nỡ, không nỡ để nó như thế.

Ngày mai tôi sẽ về thành phố để tiếp tục việc học. Tôi tuyệt vọng và cố né đi cái ánh mắt của nó. Và vì là gần hết kì nghỉ hè, tôi quyết định làm một việc liều lĩnh để thay đổi không khí: vào rừng với tụi bạn.

Thế là ngày hôm ấy chúng tôi len lỏi vào khu rừng rậm hoang sơ. Tất cả chúng tôi đều đi tay không và chẳng mang vì cả, vì chúng tôi quyết định đi tầm chừng năm sáu tiếng gì đó, đói bụng thì hái trái cây rừng ăn, đi từ chín giờ sáng đến tầm ba giờ chiều về. Và tất nhiên là chúng tôi không lo bị lạc, vì trong đám có thằng Tùng, nó hay vào rừng nên biết rất rõ.

Nhưng có lẽ xui xẻo đã đến với chúng tôi, một cách thật sự. Mây đen từ đâu kéo đến che kín cả một góc trời, và rồi mưa rớt xuống, nặng trĩu, sấm chớp nổ rền vang, đùng đùng trên trời cao. Chúng tôi vội nép vào một tán cây to. Nhưng tán cây lớn không che được cơn mưa đầy bão táp, tấm áo manh không ngăn được cái lạnh len lỏi vào từng mớ da thịt. Bầu trời bốn giờ chiều bỗng tối mịt mù. Tôi co người, cố gắng giữ ấm và nghĩ cách thoát khỏi tình trạng này. Tụi kia cũng run bần bật từng hồi, nhìn mà thấy thương đến não lòng. Chợt tiếng xe lớn nổ bánh truyền vào tai tôi, nhiều khi là người trong xóm đi vào đây, và chúng tôi sắp được cứu.

Tôi nhảy ra, vội bước về hướng đó, nhưng chưa được bao lâu thì tôi sững người và nép vào một góc cây gần chỗ chiếc xe đậu. Tôi vừa thấy hai người, phải, là hai người đàn ông. Trông hai người đó thật ghê rợn với gai cánh tay xăm trổ đầy mình và một vết sẹo dài trên mặt. Chắc chắn họ không phải là người tốt lành gì. Vì thế mà tôi phải nép vào và trốn tránh họ.

Ôi không, họ đã thấy đám bạn của tôi, nguyên do là hồi nãy cái Hoa đã lỡ thò mặt ra và nhìn về phía bọn chúng. Bọn chúng bước về tụi nó. Giở giọng cười khà khà:

- Này! Mấy đứa đi đâu đấy? Lại đây tụi anh chở về nhà!!!

- Không! Chúng tôi không muốn!

Có lẽ cái Dung đã nhận ra bọn chúng không phải là người tốt. Nói xong cái Dung định rủ cả đám bỏ chạy. Nhưng...

- A! Cứu tớ với!

Một tên xách cô áo của thằng Dần lên và chỉa gọng súng vào đầu thằng Dần. Lại là cái điệu người ghê tởm, tên đó nói:

- Lại đây! Nếu tụi bay dám chạy! Đứa này sẽ chết!

Tình thế được đẩy vào ngàn cân treo sợi tóc. Đám bạn tôi lủi thủi bắt đầu đi về phía bọn người xấu. Tôi lo lắng run sợ. Tại sao? Tại sao chuyện này lại xảy ra với bọn tôi. Tôi vẫn chưa bị phát hiện, có lẽ vẫn còn có cơ hội.

- Á á á!!!!

Bỗng một tên la oai oái lên và gục xuống bất tỉnh. Tôi và cả đám bạn ngạc nhiên nhìn về phía đó, kèm theo đó là tên người xấu của ngạc nhiên không kém. Nó đã xuất hiện, cái đứa mà hay bị mọi người chê cười giờ bỗng xuất hiện. Cầm trong tay cây gậy gỗ, đánh túi bụi vào người tên cướp bị ngất. Tên người xấu còn lại tức giận đứng trợn tròn mắt nhìn. Nhân cơ hội đó, đám bạn tôi tranh thủ chạy trối chết thoát ra khỏi rừng. Thằng Dần vùng vẫy tột độ, như nghĩ được thứ gì đó, nó cắn mạnh vào tay tên người xấu. Tên đó thả thằng Dần ra và ôm tay rên rỉ. Chỉ chực chờ khoảnh khắc đó, thằng Dần theo chân đám bạn tôi dốc sức chạy vào rừng sâu. Tôi cũng định chạy, nhưng lúc này nó vẫn còn ở đó. Và tên cướp đã thấy nó, và tất nhiên tôi không thể bỏ lại nó, vâng, chắc chắn là thế.

Tôi chạy ra khỏi chỗ nấp, cố gắng chạy lại chỗ nó và cầm tay nó chạy đi. Nhưng không may, tên người xấu đã nhìn thấy tôi. Hắn chỉa cái gọng súng đen ngòm về phía chúng tôi và...

- Đùng!!!!!!!!

Tiếng súng vang vọng khắp muốn nơi, chim chóc bay tán loạn tá lả. Tôi nhắm tịt mắt, vẫn dắt nó chạy trối chết, kèm theo đó là chờ đợi nỗi đau ngấm vào từng mớ da thịt. Nhưng không, chả có cảm giác gì ở tôi. Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng rồi thầm nghĩ hắn đã bắn trượt. Tôi cắm đầu cầm tay nó chạy tiếp. Một lát sau ra khỏi cánh rừmg, tôi mới quay lại nhìn nó.

Trước mặt tôi bây giờ không phải là một "nó" bình thường như ngày nào, chiếc áo tơi của nó bị nhiễm đỏ, thấm ra cả một vùng lưng. Tôi hoảng hốt cố lấy tay vịn vào vết thương đó cho nó bớt chảy. Hồi nãy tên đó đã không bắn trượt, hắn đã bắn trúng. Tệ hơn là hắn đã bắn trúng nó. Nó đã đỡ đạn cho tôi chăng??? Mùi máu chợt xô vào mũi khiến đầu tôi bỗng nhiên ong ong, rồi tôi ngất lịm, ngã gục trên cánh tay nó.

Ánh sáng ngập vào mắt khiến tôi phải nheo mắt vài lần. Khuôn mặt mừng rỡ của bác tôi bỗng hiện lên trong tầm mắt. Tôi mừng rỡ ôm chầm bác. Rồi như chợt nhớ ra điều gì, tôi hoảng hốt hỏi bác:

- Bác...nó...

- Thằng đó không sao...nó bị đạn bắn vào hông, nhưng may là không bị tổn thương nghiêm trọng. Chỉ bị mất máu nhiều thôi...

- Bác cho cháu thăm bạn ấy nhé!

- Không được, ba tiếng nữa cháu lên tàu về nhà rồi. Cháu đã hôn mê nửa ngày rồi đấy. Lo ăn uống đi! Một tiếng nữa bác đưa ra bến tàu.

Thế là hơn một tiếng sau, tôi rời khỏi quê hương, quay trở lại thành phố. Điều nuối tiếc nhất đối với tôi bấy giờ là việc không được gặp nó. Người đã hai lần cứu tôi. Nhưng tôi tin, một ngày nào đó tôi sẽ gặp lại cậu bé đã cứu tôi, và tôi cũng tin, tin vào qua sự việc lần này, nó cũng sẽ đỡ bị mọi người xa lánh hơn, và tôi tin sau lần nó cứu đám bạn của tôi, nó sẽ được cho chơi chung. Và đó chính là điều duy nhất tôi nghĩ được bấy giờ...có lẽ thế....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro