Truyền thyết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ông Ba Bị là cách ám chỉ phổ biến đối với một sinh vật huyền thoại được sử dụng bởi người lớn nhằm răn đe trẻ em, biến đổi chúng thành những đứa trẻ ngoan.

Quái vật này không có ngoại hình cụ thể, và quan niệm về nó có thể thay đổi khác hẳn từ gia đình này đến gia đình khác trong cùng một cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, nó không xuất hiện trong tâm trí của người lớn hay trẻ em, mà đơn giản chỉ là một hiện thân không đặc thù của sự đe dọa.

Các bậc cha mẹ có thể nói với con cái họ rằng nếu chúng làm sai, ông Ba Bị sẽ nhận ra chúng. Chẳng hạn, ông Ba Bị nhắm vào một đứa hư đốn cụ thể, ông có thể trừng phạt những đứa trẻ hay mút ngón tay cái của chúng, hoặc một hành vi sai trái nói chung, tùy thuộc vào mục đích cần phục vụ nào đó.

Trong một số trường hợp, ông Ba Bị là biệt danh của Quỷ. Những câu chuyện về ông Ba Bị thay đổi theo vùng. Ba Bị thường là một thực thể nam tính, nhưng có thể mang một trong hai giới tính, hoặc đơn giản là không có giới tính.Vào khoảng thế kỉ thứ XVII, XVIII, ở các vùng ven biển duyên hải từ miền Trung ra Bắc (các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra) thường xuất hiện hoạt động bắt cóc trẻ em.

Theo mô tả những kẻ bắt cóc thường đi thành từng nhóm 6 người, di chuyển bằng thuyền từ ngoài khơi vào. Khi vào đến bờ, chúng chia thành 3 tốp nhỏ, mỗi tốp 2 người mang theo một túi to bện bằng cói.

Vì mỗi nhóm chia làm 3 tốp, mỗi tốp có một cái bị nên thường gọi là "Ba bị". Mỗi cái bị lại có 3 quai nên là "chín quai"; tất cả nhóm có 6 người - tổng cộng là "mười hai con mắt".

Các nhóm này đi vào trong các khu dân cư ven biển, tìm mọi cách để bắt cóc trẻ con trong làng, xóm. Khi bắt cóc được trẻ con, chúng để trẻ con vào trong bị to, rồi nhanh chóng đem ra ngoài thuyền, chạy trốn ra biển khơi nên rất khó đuổi kịp.

Chính vì thế, đối tượng này một thời đã gây hoang mang trong dân chúng về tệ nạn bắt cóc trẻ con. Người dân chỉ còn cách nâng cao cảnh giác và lấy hình ảnh đó ra để răn dạy, nhắc nhở trẻ em trong nhà, trong thôn xóm mình không được tin người lạ.

Cũng có nhiều truyền thuyết khác lại kể lại rằng, hình tượng ông Ba Bị được mô tả trong hình dạng đen đủi, gớm ghiếc, vai mang ba cái bị lớn đi ăn xin. Khi có cơ hội, ông Ba Bị sẽ đi bắt trẻ con đem bán

Trong văn hóa dân gian Đức có hàng chục nhân vật khác nhau tương ứng với hình tượng ông Ba Bị.

Chúng có vẻ ngoài khác nhau (chẳng hạn như gnome, người đàn ông, động vật, quái vật, ma hoặc quỷ) và đôi khi được cho là xuất hiện ở những nơi rất cụ thể (như trong rừng, tại các vùng nước, vách đá, cánh đồng bắp hoặc vườn nho).

Những hình tượng này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, thường chỉ được biết đến trong khu vực.

Một trong số đó, có thể liên quan đến từ nguyên đối với Bogeyman (ông Ba Bị), là Butzemann, có thể có hình dạng giống như gnome (thần lùn giữ của) hoặc các ma quỷ khác

Các ví dụ khác bao gồm Buhmann và der schwarze Mann ("người da đen"), một sinh vật tàn bạo ẩn náu trong các góc tối dưới giường hoặc trong tủ quần áo và mang trẻ em đi. Hình tượng này là một phần của trò chơi trẻ em mang tên "Wer hat Angst vorm schwarzen Mann?" ("Ai sợ ông Ba Bị?").

Ở Đan Mạch, sinh vật này được gọi là bussemand hoặc bøhmand. Nó trốn dưới gầm giường và túm lấy những đứa trẻ không ngủ. Giống như tiếng Anh, bussemand cũng là một thuật ngữ tiếng lóng cho chất nhầy mũi.

Ở Na Uy, nó được gọi là Busemann. Ở Hà Lan, Boeman được miêu tả là một sinh vật giống với một người đàn ông, mặc quần áo hoàn toàn màu đen, với móng vuốt và nanh sắc nhọn. Nó trốn dưới gầm giường hoặc trong tủ quần áo.

Bogeyman bắt những đứa trẻ xấu hoặc những đứa trẻ không chịu ngủ và nhốt chúng dưới tầng hầm trong một khoảng thời gian nào đó.

Trong tiếng địa phương Pennsylvania tiếng Hà Lan, được sử dụng ở những khu vực thuộc Pennsylvania, vốn là thuộc địa của Thụy Sĩ và Đức trong thế kỷ thứ 18, "der Butzemann" là thuật ngữ của một con bù nhìn nam. Riêng con bù nhìn nữ có tên là "Butzefrau". Sau đây là lần lượt mười ông Ba Bị phổ biến trên khắp thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro