p_ppnghiencuutl

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

2.1. Phương pháp quan sát

- Khái niệm: Quan sát là tri giác có chủ định, có kế hoạch, có sử dụng những phương tiện cần thiết nhằm thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu qua một số biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng, nét mặt…của con người

- Các hình thức quan sát: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm, trực tiếp hay gián tiếp.

- Các yêu cầu khi quan sát:

+ Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát

+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống

+ Ghi chép tài liệu trung thực, khách quan

2.2. Phương pháp thực nghiệm

- Khái niệm: là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.

Hai loại thực nghiệm cơ bản:

- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, người làm thí nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triêrn một hiện tượng tl cần đo.

- Thực nghiệm tự nhiên: tiến hành trong điều kiện bình thường

2.3. Phương pháp Test:

- Khái niệm: Test là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hóa trên một số lượng người đủ tiêu biểu.

Test trọn bộ bao gồm bốn phần:

- Văn bản test

- Hướng dẫn quy trình tiến hành

- Hướng dẫn đánh giá

- Bản chuẩn hóa

Đánh giá:

- Ưu điểm:

+ Có khả năng làm cho httl cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test

+ Có khả năng tiến hành nhanh, tương đối đơn giản

+ Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lý cần đo

- Nhược điểm:

+ Khó soạn thảo  một bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa

+ Chủ yếu cho biết kết quả, ít bộ lộ quá trình suy nghĩ

2.4. Phương pháp đàm thoại

Đó là cách đặt câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.

Đánh giá

- Nhược điểm: độ tin cậy không cao.

Muốn đàm thoại tốt:

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tránh câu hỏi rắc rối, khó hiểu.

- Xác định rõ mục đích yêu cầu

- Tìm hiểu trứơc thông tin về đối tựơng với một số đặc điểm của họ

- Có một kế hoạch trước để “lái hướng”câu chuyện; linh hoạt lái hướng.

- Quá trình nói chuyện phải tự nhiên, thân mật không gò ép

2.5. Phương pháp điều tra

- Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một số vấn đề nào đó.

Đánh giá:

- Ưu điểm: thời gian ngắn có thể thu thập được một lượng lớn ý kiến

- Nhược điểm: Đó là ý kiến chủ quan của người được nghiên cứu

Muốn điều tra tốt nên:

- Câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của đối tượng

- Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên

- Khi xử lí cần sử dụng các biện pháp toán xác suất thống kê

2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động

Là dựa vào kết quả vật chất tức là sản phẩm của hoạt động để nghiên cứu gián tiếp các quá trình, các thuộc tính tâm lý của cá nhân, bởi trong sản phẩm mang dấu vết của người tạo ra nó.

2.7. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân

Là phương pháp nghiên cứu TL dựa trên cơ sở tài liệu lịch sử của đối tượng nghiên cứu

Kết luận: muốn nghiên cứu tâm lý một cách khoa học, chính xác, khách quan cần phải:

- Sử dụng p.pháp nghiên cứu một cách thích hợp với vấn đề nghiên cứu

- Sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro