p1 c25: ctruc vtro của các yto trog hình thái KT-XH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế - xã hội

a. Khái niệm: Hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy.

b. Cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội: hình thái kinh tế - xã hội gồm có: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Mỗi bộ phận có vị trí riêng và tác động qua lại với nhau. Trong đó, lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng. Các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội, là tiêu chuẩn để phân biệt các chế độ xã hội.

Kiến trúc thượng tầng bao gồm chính trị, đạo đức và các thiết chế nhà nước, đảng phái được hình thành, phát triển trên cơ sở hạ tầng xã hội. Kiến trúc thượng tầng của mỗi hình thái kinh tế - xã hội là công cụ bảo vệ, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng.

Ngoài các mặt cơ bản trên đây, các hình thái kinh tế - xã hội còn có các quan hệ gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.

2. Sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội là lịch sử tự nhiên

Nguồn gốc sâu xa của sự phát triển xã hội từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế khác là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm kiến trúc thượng tầng thay đổi theo và do đó, hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung của nhân loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không những bị chi phối bởi quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện tự nhiên, về chính trị, truyền thống văn hóa, điều kiện quốc tế. Vì vậy, có những dân tộc trải qua lần lượt các hình thái kinh tế - xã hội; có dân tộc bỏ qua một, hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó.

3. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế-xã hội

- Thứ nhất, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung, vì vậy không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

- Thứ hai, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, giữa các cá nhân mà là một cơ thể sống động trong đó các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu tượng hóa khoa học, đó là xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực để phân tích các phương diện khác nhau và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

- Thứ ba, sự vận động và phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội.

Những giá trị khoa học trên đây là những giá trị về mặt phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu về xã hội và lịch sử nhân loại..., nó không thể thay thế cho những phương pháp đặc thù trong các quá trình nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể của xã hội.

Ý nghĩa phương pháp luận

- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã mang lại một phương pháp thực sự khoa học để từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn.

- Học thuyết là cơ sở lý luận để các khoa học xã hội phân kỳ lịch sử xã hội một cách đúng đắn; nhận thức được tiến trình khách quan của con đường tiến hóa xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên; chỉ ra mối quan hệ nhân quả của các sự kiện lịch sử.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro