p2 câu 10: BC của tsuat gtri thặng dư, kluog GTTD & PP sx GTTD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

a. Tỷ suất giá trị thặng dư (m'):

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến, (nhà tư bản bỏ ra 100 USD để thuê người lao động thì nhà tư bản cũng bóc lột được 100 USD). Mác trình bày tỷ suất giá trị thặng dư bằng chữ m' và đưa ra công thức của tỷ suất giá trị thặng dư là:

m

m' =

v

Theo giả thiết nêu trong phần quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, thì:

3 USD (m)

m' = x 100 = 100%

3 USD (v)

Điều đó có nghĩa là, nhà tư bản cứ ứng ra 100 USD để thuê người lao động thì nhà tư bản cũng bóc lột được 100 USD. (Thực tế tỷ suất giá trị thặng dư hiện nay ở các nước tư bản phát triển là 300 %)

b. Khối lượng gía trị thặng dư (M)

Mác dùng chữ M là ký hiệu khối lượng giá trị thặng dư và V là tổng số tư bản khả biến. Do đó, công thức về khối lượng giá trị thặng dư là:

m

M = x V

v

Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến.

2. Những phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là hình thức kéo dài thời gian lao động.

Ví dụ: thời gian lao động của một người trong một ngày là 10 giờ, trong đó:

thời gian lao động cần thiết:5 giờ thời gian lao động thặng dư: 5 giờ

5

m' = ---- x 100%, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%

5

Nếu thời gian lao động cần thiết không đổi, mà ngày lao động bị kéo dài từ 10 giờ thành 12 giờ thì tỷ suất giá trị thặng dư là:

thời gian lao động cần thiết:5 giờ thời gian lao động thặng dư:7 giờ

7

m' = ---- x 100% tỷ suất giá trị thặng dư là 140%

5

Việc kéo dài thời gian lao động trong ngày chỉ có giới hạn và vấp phải sự phản kháng của người lao động nên nhà tư bản tìm phương pháp bóc lột mới. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được là do rút ngắn thời gian lao động cần thiết, nhưng không thay đổi thời gian ngày lao động, do đó, thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tương ứng.

Ví dụ: thời gian lao động của một người trong một ngày là 8 giờ, trong đó:

thời gian lao động cần thiết:3 giờ thời gian lao động thặng dư:5 giờ

5

m' = ---- x 100% tỷ suất giá trị thặng dư là 166%

3

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối được áp dụng khi tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, nó làm tăng giá trị thặng dư cho nhà tư bản mà không cần phải kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động, từ đó đã giải quyết được một phần mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Tuy nhiên, với mục đích là tối đa hóa giá trị thặng dư nhà tư bản vẫn tìm cách để kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động nếu có thể được, đồng thời tìm cách bớt xén tiền lương của công nhân, vì vậy mâu thuẫn giữa tư bản và lao động vẫn không được giải quyết.

c. Giá trị thặng dư siêu ngạch

Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội. Để có được giá trị thặng dư siêu ngạch, nhà tư bản phải đi đầu trong việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa giảm xuống thấp hơn giá trị xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ tồn tại tạm thời, sau một thời gian khi tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới được phổ biến nó sẽ được chuyển thành giá trị thặng dư tương đối.

5. Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

Mục đích của nền sản xuất chủ nghĩa tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư. Phương tiện để đạt được giá trị thặng dư là: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động hoặc tìm kiếm bí quyết công nghệ mới, kể cả tham gia vào lĩnh vực chính trị để chi phối lũng đoạn về kinh tế. Quy luật giá trị thặng dư có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất chủ nghĩa tư bản; mặt khác nó cũng làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt. Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh mới trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối, nhưng bản chất bóc lột của tư bản đối với lao động vẫn không thay đổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro