pe_misa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Cảnh vườn tược và con người thôn Vĩ:

- Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ vừa hàm ý trách móc nhẹ nhàng, vừa nối tiếc dịu dàng .Nó gieo vào người đọc nỗi ám ảnh về thôn vĩ

"Sao anh không về chơi thôn vĩ?"

- Sau câu hỏi tu từ ấy cảnh vườn tược thôn vĩ hiện ra rất đẹp

"Nhìn nắng hàng cau...

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc...

 Cảnh vật tắm mình trong ánh bình minh, mang một vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng và rất Huế.

- Ẩn sau khóm Trúc hình ảnh con ngưòi hiện lên thật duyên dáng:

+ Lá trúc: hình ảnh mảnh mai, thanh tú.

+ "mặt chữ điền": gương mặt dịu dàng phúc hậu thoáng sau cành là trức thướt tha

 hình ảnh vừa thực, vừa như có phần hư ảo, thể hiện nét kín đáo của con người khuất sau khóm vườn xinh xắn.

=> Khổ thơ 1 bộc lộ tình cảm trân trọng thiết tha của tác giả đối với thôn Vĩ qua cách nhìn con người và cảnh vật: thôn vĩ tươi đẹp, con người phúc hậu hiền hoà.

2. Cảnh sông nước mây trời xứ Huế:

- Cảnh Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn hiu

 Buồn xa vắng, mọi vật trong trạng thái chia li.

- Con người mang một niềm băn khoăn rất thơ mộng

"Thuyền ai...tối nay"

 câu hỏi, cách nói phiếm chỉ, câu thơ như một nỗi mong chờ, một hi vọng thiết tha, một nỗi buồn man mác.

=> Hai câu thơ sau bộc lộ một tình yêu đằm thắm, kín đáo thiết tha.

=> Khổ thơ hai phác hoạ đúng cái hồn vẻ đẹp huyền ảo, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế gợi một tình yêu dịu dàng, kín đáo.

3. Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tâm trạng tình yêu của nhà thơ:

- "Khách đường xa" điệp ngữ  nhấn mạnh hình tượng con người trong mộng tưởng.

- Hình ảnh người thiếu nữ dường như tan loãng trong khói sương của xứ Huế, chỉ thấy lung linh vẻ đẹp "mờ nhân ảnh"

- Câu hỏi phiếm chỉ cực tả nỗi băn khoăn không biết tình yêu có bền chặt hay cũng mờ ảo như sương khói.

+ Câu thơ có hai từ "ai : yêu thương, khát khao

được yêu thương

chất chứa sự vô vọng

=>Tình yêu thầm kín của nhà thơ.

III. Tổng kết:

* Ba khổ thơ là hình ảnh khác nhau nhưng có sự gắn bó ràng buộc bởi chúng chảy ra một tâm trạng, mạch cảm xúc thống nhất. Thôn Vĩ Dạ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tâm trạng của mình. Đó là tình quê, tình yêu thầm kín, nỗi buồn xót xa

Phân tích

a. Khổ 1

- Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi đặc biệt gần như vô định nhưng thực chất là cách cái tôi trữ tình tự phân thân để chất vấn và bộc lộ tâm trạng của mình.

- Câu hỏi vừa như hỏi han, vừa hờn trách, vừa nhắc nhở

- Sau câu hỏi mở đầu là những ấn tượng về cảnh vật thôn Vĩ  trong hoài niệm

+ Nắng hàng cau nắng mới lên: gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi.

+ Vườn: mướt quá vừa là một sự cực tả cái vẻ mượt mà, non tơ, óng chuốt, mởn mởn xanh tươi vừa thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm, say sưa. Hình ảnh so sánh xanh như ngọc rất tự nhiên, giản dị nhưng vẫn gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng. Hình ảnh so sánh này còn gợi lên vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này.

- mướt quá: vừa là sự cực tả tính chất của cảnh vật nhưng đồng thời cũng thể hiện cảm giác chới với của nhân vật trữ tình khi đối diện với một điều gì đó xa vời.

- vườn ai: gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh, không thể sở hữu.

- Hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền: thể hiện mối quan hệ người - cảnh -> gợi vẻ đẹp kín đáo, e ấp. Giọng điệu trữ tình khách quan càng khiến ý thơ thêm giàu chất mộng. Hình ảnh thơ vừa gần gũi nhưng cũng có gì xa cácch, thực đấy mà cũng hư đấy.

Cảnh vật hiện lên trong khổ thơ đầu toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, trong sáng và e ấp nhưng cũng có vẻ hờ hững, xa xôi điều đó càng làm tăng thêm nỗi ước ao và niềm đắm say mãnh liệt được trở về với những kỉ niệm đã qua ở  mảnh đất này.

b. Khổ 2- Hình ảnh: gió, mây  được cảm nhận trong trạng thái chia lìa.

+ Tác giả đã miêu tả hai thực thể luôn gắn bó trong trạng thái chia lìa. Điều này là ngang trái, phi hiện thực và phi lí. Qua đó cho thấy, thi sĩ tạo ra hình ảnh này không phải bằng thị giác mà  bằng cái nhìn của tâm trạng, tâm hồn mang mặc cảm của một người luôn gắn bó thiết tha với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa nên nhìn đâu cũng thấy trái ngang, ngăn cách.

+ dòng nước - buồn thiu: bằng nghệ thuật nhân hoá, tác gải đã phả hồn vào dòng sông. Dòng sông dưới cảm nhận của Hàn Mặc Tử không còn vô tri vô giác mà cũng có nỗi niềm, có tâm trạng. (Ở đây, nỗi buồn đã được hình tượng hoá, nỗi buồn được bộc lộ trên gương mặt, diện mạo của sự vật lan toả và thấm đẫm vào không gian) Hoá  ra dòng  chảy lững lờ của sông Hương không còn do khách quan mà chính là do nó mang nặng nỗi buồn.

+ Nhịp điệu: 3/4 (thay vì 2/2/3), mỗi đối tượng bị cắt đôi trong một khuôn nhịp riêng biệt, làm nổi bật sự chia lìa xa nhau. Nhịp thơ cắt đôi tựa như sự chia rẽ, chia phôi ngang trái.

- Sông nước được miêu tả gắn với hình tượng trăng.  sông -> sông trăng, thuyền -> thuyền trăng gợi không khí mơ hồ huyền ảo, đẹp một cách thơ mộng làm cho không gian nghệ thuật ở đây càng thêm hư ảo mênh mang. Dòng sông của hiện thực đã trở thành dòng sông cõi mộng. Cảnh vật đã được ảo hóa gợi lên cảm giác chơi vơi trong tâm trạng của nhà thơ.

+ Sự phiêu tán chia lìa của cảnh vật khiến cho thi nhân với tâm hồn nhạy cảm thấy mình như đang bị bỏ rơi và trăng xuất hiện như là một niềm an ủi, một điểm tựa của tâm hồn. Không thể tìm thấy sự hòa hợp trong cõi thực thi nhân tìm đến với cõi mộng. Trăng lúc này như là niềm hy vọng duy nhất của thi nhân.

Tuy nhiên đối diện với trăng thi nhân vẫn mang một tâm trạng bất an. Thuyền ai đậu bến sông trăng, gợi sự mơ hồ, xa lạ không thể sở hữu. Một chữ kịp khiến cho khoảng thời gian tối nay càng trở nên ngắn ngủi, như một giới hạn trong quỹ thời gian ít ỏi còn lại của thi nhân.

Cảm giác phấp phỏng, lo âu, khắc khoải tràn ngập ý thơ.

Thời gian nghệ thuật: nếu trong khổ thơ đầu thời gian còn có sự nhất quán thì đến khổ thơ thứ hai thời gian đã trở nên bất định, không đồng nhất. Điều này phản ánh tâm trạng bất an, chống chếnh của thi nhân.

c. Khổ 3

- Nhịp thơ: gấp gáp, khẩn khoản hơn; dường như sự khác khoải, bấy an và hoài nghi trong lòng người đã biến thành nhịp điệu.

- Hình ảnh: khách đường xa, áo em trắng quá, sương khói mờ nhân ảnh

-> khách đường xa lặp lại hai lần, lần sau mất chữ khiến thanh âm trở nên khắc khoải hơn, làm tăng thêm nỗi niềm khao khát của thi nhân. Khách + đường xa gợi cảm giác xa xôi, trống trải

-> chữ quá trong câu thơ thứ hai như xót xa nuối tiếc.

-> Hình ảnh sương khói hiện hữu chiếm lĩnh ý thơ.

Tất cả tan vào sương khói như một ảo ảnh. Cái tôi trữ tình đau đớn,  xót xa trước một sự thật quá phũ phàng.

- Câu thơ kết: từ ai lặp lại hai lần, tạo thành một câu hỏi tha thiết mà xót xa của một tâm hồn đang khao khát được yêu, khao khát sự đồng điệu, đồng cảm. Đồng thời nó cũng thể hiện tâm trạng bất an, hoài nghi cùa cái tôi trữ tình. Đó là cái hoài nghi của một tâm hồn yêu đời, yêu sống.

=> Khổ thơ bao trùm một màu trắng lạnh lẽo của ảo ảnh, của sương khói gợi cảm giác huyền hồ bất định.

III. Kết luận

- Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh về xứ Huế, bức tranh ấy được vẽ bằng hoài niệm nhuốm đầy tâm trạng, những hình ảnh giản dị nhưng đầy sức biểu cảm vẫn gợi lên hình ảnh về một xứ Huế thơ mộng, trữ tình nhưng xa xôi trong cảm nhận của thi nhân.

-  Có thể nói,  Đây thôn Vĩ Dạ là tiếng nói của một cái tôi bơ vơ, cô đơn luôn khao khát hướng về cuộc đời, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng cảm, đồng điệu mà tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là biểu hiện cao nhất

- Sự vận động của tâm trạng: đi tìm cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Đi tìm sự đồng cảm đồng điệu của cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mù mịt. Cho nên đắm say rồi nguội lạnh, băng giá, mộng rồi lại tỉnh. Đó là cái logic vận động trong tâm trạng của một cái tôi trữ tình ham sống và yêu đời.

___________________________________________________________________________

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#trang