Phàm nhân tu tiên truyện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phàm  nhân tu tiên truyện

Quyển  1 : Thất Huyền Môn Phong Vân Chương 1 : Tiểu thôn ven núi

Dịch : Ryukenshine

--oOo--

“Nhị lăng tử” (1) mở to đôi mắt ngái ngủ, nhìn lên trần nhà do cỏ tranh

và bùn nhão kết thành, trên người đang đắp cái chăn bông cũ đã ố vàng, nhìn không ra hình dạng ban đầu,lại còn phảng phất toát ra mùi ẩm mốc nhàn nhạt.

Kế bên người nó là một người nằm co ro, đang nằm ngủ hết sức say sưa, chính là nhị ca Hàn Chú của nó, từ trên người hắn thỉnh thoảng truyền đến tiếng ngáy đều đều.

Cách giường khoảng nửa trượng là bức tường do bùn đất trát thành, vì thời gian quá lâu, trên vách tường nứt ra vài khe nứt nhỏ kéo dài đến cửa, từ những vết nứt này, loáng thoáng truyền lại âm thanh trách móc cằn nhằn của người mẹ họ Hàn, thỉnh thoảng còn có âm thanh rít thuốc của người cha họ Hàn nghe “xoạch xoạch” “xoạch xoạch” thật vui tai.

“Nhị lăng tử” chầm chậm nhắm lại đôi mắt, ép buộc chính mình phải cố gắng đi vào giấc ngủ, trong đầu nó biết rõ, nếu không đi vào giấc ngủ, sáng sớm mai không cách nào thức dậy được, như vậy sẽ không cách nào đúng hẹn lên núi nhặt củi với đám bạn.

“Nhị lăng tử” họ Hàn tên Lập. Cái tên dạng tượng hình như thế này, cha mẹ nó thật sự không thể nghĩ ra, cái tên này là do phụ thân nó dùng thô lương

(2) chế thành hai cái bánh ngô hấp, thỉnh cầu lão Trương thúc trong thôn đặt cho cái danh tự.

1

Lão Trương thúc lúc  còn trẻ, đã từng làm thư đồng vài năm cho người có tiền trong thành, chính là  người duy nhất trong thôn còn biết chữ. Họ tên của các đứa trẻ trong thôn, quá nửa là do ông ta đặt cho.

Hàn Lập bị người trong thôn gọi là “ Nhị lăng tử”, trong lòng mọi người không phải nó lỗ mãng hay ngu ngốc thật sự, ngược lại nó là đứa trẻ thông minh nhất trong thôn. Tuy nhiên, hầu hết các đứa trẻ trong làng, ngoài người trong gia đình nó ra, rất ít người gọi nó với cái tên chính thức là “ Hàn Lập”, mà “nhị lăng tử” “nhị lăng tử” chính là cách xưng hô từ trước cho đến bây giờ mà mọi người dành cho nó.

Sở dĩ mọi người đặt cho nó cái biệt danh “ nhị lăng tử”, là bởi vì trong thôn đã có một đứa trẻ có biệt danh là “ lăng tử” rồi.

Bất quá điều này cũng không là gì, trong thôn nhiều đứa trẻ khác cũng bị mọi người đặt cho các biệt danh như “ cẩu oa” “ nhị đản “ , những biệt danh này cũng chưa chắc so với “ nhị lăng tử “ của nó nghe hợp lỗ tai hơn.

Vì vậy, Hàn Lập mặc dù không hề ưa thích cái biệt danh này, nhưng nó cũng chỉ có thể tự an ủi mình.

Hàn Lập nhìn bề ngoài rất không ưa nhìn, da dẻ đen đúa, đúng như dáng dấp của một đứa trẻ con nhà nông đích thực. Nhưng trong nội tâm của nó, so sánh với những đứa trẻ cùng lứa tuổi thì trưởng thành hơn rất nhiều. Nó từ nhỏ đã hướng về thế giới phồn hoa sầm uất bên ngoài, đã từng ao ước có một ngày, nó có thể đi ra khỏi cái thôn lớn bằng cái bàn tay này ( tác giả so sánh cái thôn với bàn tay để biểu thị ), đi xem cái thế giới bên ngoài mà lão Trương thúc thường nói tới hàng ngày.

Cái ý nghĩ này của Hàn Lập, nó không dám nói cho nhưng người khác nghe. Nếu không nhất định làm cho người trong thôn cảm thấy ngạc nhiên, một đứa nhóc miệng còn hôi sữa, dám nghĩ đến việc mà ngay cả những người lớn còn không dám nghĩ đến trong đầu. Phải biết rằng, những đứa trẻ cùng trang lứa với Hàn lập, vẫn chỉ biết đuổi gà, bắt chó, đừng nói đến việc rời khỏi quê hương, đây là ý nghĩ quái đản nhất đối với các đứa trẻ cùng lứa của nó.

2

Gia đình Hàn Lập có  bảy người, hai người anh trai, một người chị gái, còn có một đứa em gái nhỏ, nó  ở trong nhà đứng thứ tư, năm nay vừa đúng mười tuổi. Cuộc sống trong nhà rất bần hàn, cả năm cũng không có được bao nhiêu bữa no. Cả gia đình lúc nào cũng quanh quẩn trong vấn đề ăn no mặc ấm.

Hàn Lập lúc này, đang nằm mơ mơ màng màng, tưởng ngủ mà không ngủ, trong đầu vẫn còn lưu lại ý nghĩ này : Lên núi, nhất định phải giúp muội muội đáng yêu của nó hái thật nhiều “hồng tương quả” loại trái cây mà muội muội nó thích nhất.

Giữa trưa ngày hôm sau, Hàn Lập dưới ánh nắng chói chang, trên lưng vác một bó củi cao bằng nửa người nó, trước ngực còn có một túi đầy ắp “hồng tương quả”. Trong lúc đang từ trên núi về nhà, nó không hề biết trong nhà đang có một vị khách, người sẽ thay đổi vận mệnh cả đời của nó. Vị khách quý này, cùng với nó có huyết thống rất gần, chính là Tam thúc của nó.

Nghe nói, Tam thúc của nó được người ta cấp cho làm đại chưởng quỹ tại một tửu điếm ở vùng lân cận trong thành. Chính là người tài giỏi mà cha mẹ nó thường hay nhắc đến. Hàn gia gần trăm năm trở lại đây, mới có một người có chút thân phận danh giá chính là vị Tam thúc này.

Hàn Lập từ lúc nhỏ cho đến nay, có gặp qua vị Tam thúc này vài lần. Đại ca của nó được đi theo lão thợ rèn trong thành để học việc, chính là do vị tam thúc này giới thiệu. Vị Tam thúc này vẫn thường xuyên nhờ người mang cho cha mẹ nó thức ăn, vật dụng cũng như một ít chi phí, nói chung rất là chiếu cố đến gia đình nó. Vì vậy Hàn Lập đối với vị Tam thúc này có ấn tượng rất tốt. Nó biết rõ, cha mẹ nó tuy trong miệng không nói ra, nhưng trong lòng cũng rất là cảm kích.

Đại ca của nó, chính là niềm tự hào của cả gia đình. Nghe nói làm thợ rèn học việc, không kể ăn ở, mỗi tháng còn được ba mươi đồng bạc, đến khi chính thức thành nghề, được người ta thuê mướn, số tiền kiếm được chắc chắn sẽ càng nhiều hơn.

3

Mỗi lần cha mẹ nó nhắc  đến đại ca nó, lúc đó vẻ mặt rất là phấn chấn, thay đổi giống như một người  khác. Hàn Lập tuổi tác tuy nhỏ, nhưng cũng hâm mộ không ngớt. Trong tâm trí nó, công việc tốt nhất cũng đã có rồi, chính là đi theo một vị sư phụ có tay nghe nấu ăn trong thành để học việc, sau đó trở thành một người nấu ăn nổi tiếng.

Cho nên, khi Hàn Lập nhìn thấy một người mặc bộ quần áo mới toanh, khuôn mặt béo tròn, nhất thời nhớ lại hình dáng vị Tam thúc, trong lòng cực kì hưng phấn. Để bó củi tại phía sau nhà, bèn đi lên nhà trước, thẹn thùng bái kiến Tam thúc, âm thanh ngoan ngoãn : “ Tam thúc khoẻ không”, liền sau đó ngoan ngoãn đứng yên một bên, nghe cha mẹ nó và Tam thúc nói chuyện.

Tam thúc mỉm cười nhìn Hàn Lập, quan sát kỹ nó một lúc, sau đó khen ngợi nó vài câu đại loại như “ngoan lắm” “ có hiểu biết”, sau đó quay sang nói với cha mẹ nó mục đích đến nhà hôm nay.

Hàn Lập tuy tuổi còn nhỏ, không thể hoàn toàn hiểu hết lời Tam thúc nói, nhưng cũng đã hiểu đại khái ý định của Tam thúc.

Hoá ra Tam thúc của nó làm việc ở tửu lâu thuộc quyền sở hữu của một môn phái giang hồ có tên gọi là “Thất Huyền Môn”. Môn phái này được chia làm ngoại môn và nội môn, mà cách đây không lâu, Tam thúc của nó chính thức trở thành ngoại môn đệ tử của môn phái này, có thể tuyển chọn các đứa trẻ tuổi từ bảy đến mười hai tuổi tham gia khảo nghiệm chiêu thu đệ tử của Thất Huyền Môn.

Cứ năm năm một lần, “Thất Huyền Môn” tổ chức kiểm tra chiêu thu nội môn đệ tử, tháng sau sẽ bắt đầu tiến hành. Mà vị Tam thúc này có vài phần khôn khéo, tự thấy chính mình không có con cái, tự nhiên nhớ đến Hàn Lập vừa đúng tuổi tham gia.

Cha của Hàn Lập vốn hiền lành nhút nhát từ trước đến nay, chưa bao giờ nghe qua những từ như “ giang hồ” “ môn phái”, nên trong lòng còn có chút do dự không quyết định được, tiện tay cầm lấy tẩu thuốc dùng sức rít một hơi “xoạch xoạch” “xoạch xoạch” (Chỗ này không biết dịch sao, ai rành giúp mình

4

nhé : - đích  ngoan ngoan trừu liễu kỷ khẩu) ngồi yên tại chỗ, im lặng không nói gì.

Theo như lời Tam thúc nói, trong phạm vi mấy trăm dặm, “Thất Huyền Môn” là một môn phái lớn, đứng hạng nhất nhì quanh đây. Chỉ cần trở thành nội môn đệ tử, không những sau này có thể miễn phí học võ, ăn uống không cần lo lắng, mà mỗi tháng còn có hơn một lượng bạc tiền tiêu vặt. Hơn nữa, người tham gia khảo nghiệm, cho dù không thể trúng tuyển cũng có thể trở thành giống như Tam thúc của nó, chuyên lo việc làm ăn bên ngoài của “Thất Huyền Môn”.

Nghe đến đoạn có thể mỗi tháng nhận được một lượng bạc, lại còn có cơ hội có thể trở thành người danh giá giống như Tam thúc, cha của Hàn Lập cuối cùng đã quyết định chủ ý đáp ứng lời yêu cầu của Tam thúc.

Tam thúc nghe cha Hàn Lập đáp ứng, tâm lí rất là vui vẻ, liền lưu lại mấy lượng bạc, nói rằng một tháng sau sẽ đến mang Hàn Lập đi, tại thời gian này cho nó ăn nhiều thức ăn ngon, cho nó bồi bổ thân thể, để dễ dàng ứng phó khảo nghiệm. Sau đó Tam thúc chào cha Hàn Lập, xoa xoa đầu Hàn Lập, rồi lên đường trở về thành.

Hàn Lập mặc dù không hoàn toàn hiểu rõ lời Tam thúc nói, nhưng có thể tiến vào trong thành, có thể có nhiều tiền thì nó hoàn toàn biết rõ. Nguyện vọng từ trước đến nay của nó, lập tức có thể trở thành hiện thực. Trong mấy đêm liền, nó hưng phấn đến mức không ngủ được.

Hơn một tháng sau, Tam thúc tiến vào trong thôn, chuẩn bị mang Hàn Lập đi. Trước khi đi, cha của Hàn Lập nhiều lần dặn dò nó, làm người phải trung thực, gặp chuyện phải nhẫn nhịn, không nên cùng người khác tranh chấp. Còn mẹ của Hàn Lập thì dặn dò nó phải chú ý đến thân thể, ăn cho no, ngủ cho đủ.

Trong xe ngựa, nhìn hình bóng cha mẹ dần dần khuất xa, Hàn Lập cắn chặt đôi môi, kiên cường không để cho đôi mắt của mình rơi lệ. Nó mặc dù từ nhỏ, so sánh với những đứa trẻ khác trưởng thành hơn rất nhiều, nhưng suy cho

5

cùng vẫn chỉ là một đứa trẻ  mười tuổi, lần đầu tiên đi xa cũng khiến cho tâm lí của nó có chút thương cảm  và bàng hoàng.

Trong lòng trẻ thơ của nó đã âm thầm hạ quyết tâm, chờ đến lúc kiếm được nhiều tiền sẽ lập tức trở về ở với cha mẹ không rời xa nữa.

Hàn Lập chẳng bao giờ nghĩ được rằng, sau lần đi xa này, tiền bạc nhiều hay ít, đối với nó đã không còn ý nghĩa, con đường nó đang đi đã không còn là con đường của phàm nhân, nó đang đi trên đường tu tiên, chính nó sẽ mở ra con đường tu tiên của chính mình.

Chú thích:

(1)  “nhị lăng tử” : Kẻ lỗ mãng, người thô lỗ (có ý châm biếm)

(2)  “Thô lương” : Gồm có ngô, khoai, sắn, đậu

--oOo--

6

Quyển  1 : Thất Huyền Môn Phong Vân

 Chương 2: Thanh Ngưu Trấn

Dịch : Ryukenshine

--oOo--

Đây là một toà thành nhỏ, toà thành này thực ra chỉ là một thị trấn lớn tên gọi là Thanh Ngưu Trấn. Chỉ có những người dân địa phương ít hiểu biết sống ở những vùng núi hẻo lánh xung quanh thành mới gọi là “Thanh

Ngưu Thành” “Thanh Ngưu Thành”. Cách gọi phóng đại này cũng đã tồn tại vài chục năm nay rồi.

Thanh Ngưu Trấn quả thực không lớn lắm, chỉ có một con đường chính hướng từ Đông sang Tây gọi là Thanh Ngưu nhai (1). Ngay cả khách sạn thì cũng chỉ có một toà Thanh Ngưu khách sạn. Khách sạn toạ lạc ở cuối đường phía Tây của thị trấn. Vì vậy khách vãng lai khi đến đây nếu không muốn ngủ ngoài trời, chắc chắn phải trọ tại khách sạn này.

Lúc này, nếu nhìn ra ngoài nhất định sẽ thấy không ít xe ngựa đang từ phía tây tiến vào Thanh Ngưu Trấn. Rất nhanh đoàn xe đã đi đến trước cửa khách sạn Thanh Ngưu nhưng cũng không dừng lại mà đi thẳng vào trong trấn đến trước cửa Xuân Hương tửu lầu mới dừng lại.

Xuân Hương tửu lầu không lớn lắm, thậm chí còn có phần hơi cũ, nhưng lại có một chút hấp dẫn từ phong cách cổ xưa của nó. Bởi vì lúc này đang là giờ ăn trưa, nên trong tửu lâu khách dùng cơm rất nhiều, hầu như bên trong không còn chỗ trống nào cả.

Từ trên xe bước xuống một người đàn ông dáng vẻ mập mạp, khuôn mặt tròn có một ít râu và một đứa bé khoảng mười tuổi, da dẻ đen thui. Người đàn ông dắt đứa bé nghênh ngang đi vào bên trong tửu lâu. Có vài vị khách quen trong tửu lâu liền nhận ra lão mập, lão ta chính là “Hàn bàn tử” (2) chưởng quỹ của tửu lâu này. Còn đứa bé kia thì không ai nhận ra.

Quyển 1 – Chương 2

7

Lão Hàn, thằng nhóc  đen thui này lớn lên giống ngươi lắm đây, không phải ngươi trốn vợ sinh con  riêng chứ.” Một người đột nhiên đùa nghịch nói.

Lời này vừa nói ra, đám người bên cạnh lập tức hô hố cười to một trận.

Hừ ! Nó là cháu ruột của đại gia ta, đương nhiên có vài phần giống ta rồi “. Lão mập chẳng những không tức giận mà còn có vài phần đắc ý.

Hai người này đi liên tục ba ngày trời, vừa mới vào bên trong trấn chính là Hàn Lập và vị Tam thúc “ Hàn bàn tử” của nó.

Hàn bàn tử thăm hỏi vài câu với mấy vị khách quen xong, liền dắt Hàn Lập đi ra phía sau tửu lâu, đi tới một cái sân nhỏ vắng vẻ.

Tiểu Lập, con ở trong phòng này nghỉ ngơi cho khoẻ, bồi dưỡng tinh thần, đợi đến khi quản sự (3) nội môn đến, thúc sẽ gọi con. Giờ thúc phải đi ra ngoài thăm hỏi mấy vị khách quen.” Hàn bàn tử chỉ vào một căn phòng trong sân thân mật nói với nó.

Nói xong liền vội vàng quay người đi ra ngoài.

Ngay lúc vừa đi ra đến cửa, trong lòng lão dường như có phần không yên lòng, liền quay lại dặn dò một câu.

Đừng đi lung tung nha, trong trấn nhiều người lắm, dễ đi lạc, tốt nhất đừng ra khỏi sân này”.

Dạ !”

Nghe rõ Hàn Lập lễ phép trả lời một tiếng lão mới thật sự yên lòng đi ra ngoài.

Hàn Lập nhìn Tam thúc đi ra khỏi phòng, cảm thấy vô cùng mệt mỏi, liền lên giường nằm rồi nhanh chóng rơi vào giấc ngủ mà không có một chút cảm giác sợ hãi của những đứa trẻ khi ở một nơi xa lạ.

Quyển 1 – Chương 2

8

Đến tối, có một thằng  nhỏ sai vặt mang thức ăn đến cho nó, mặc dù không phải cá to thịt lớn nhưng cũng  xem như là ngon miệng. Sau khi ăn xong, thằng nhóc đó lại đi vào mang phần cơm thừa đem ra ngoài. Lúc này Tam thúc nó chậm rãi đi vào.

Thế nào, cơm nước hợp khẩu vị của con chứ, có nhớ nhà chút nào không?”

Dạ, có nhớ một chút ạ.” Hàn Lập trả lời rất khôn khéo.

Tam thúc xem ra đối với câu trả lời của Hàn Lập rất hài lòng. Liền cùng nó bàn luận một ít chuyện gia đình . Lão cũng khoe khoang kể về những thú vui trong cuộc đời mà lão đã trải qua cho Hàn Lập nghe, dần dần Hàn Lập không còn cảm thấy gò bó, cùng lão bắt đầu cười nói vui vẻ.

Cứ như vậy, liên tiếp hai ngày trôi qua.

Ngày thứ ba, khi Hàn Lập ăn xong bữa cơm tối, đang đợi Tam thúc đến kể cho nó nghe chuyện giang hồ thì có một chiếc xe ngựa dừng lại trước cửa tửu lâu.

Chiếc xe ngựa này toàn bộ màu đen, nước sơn đen ánh ra một màu đen sẫm. Kéo xe chính là con tuấn mã Hoàng Phiêu hiếm có. làm cho người ta chú ý nhất chính là một lá cờ nhỏ hình tam giác màu đen gắn ở bên sườn xe ngựa, trên lá cờ có một chữ “huyền”, chữ bạc viền đỏ, tự nhiên toát ra một cổ sắc thái thần bí khó tả.

Nhìn thấy lá cờ nhỏ này, hầu như tất cả các tay lão luyện giang hồ trong phương viên vài trăm dặm quanh đây đều biết rõ, có nhân vật quan trọng của một trong hai môn phái bá chủ vùng này là “Thất Huyền Môn” giá lâm.

Thất Huyền Môn” còn gọi là “ Thất Tuyệt Môn”, do một vị “Thất Tuyệt Thượng Nhân” tiếng tăm lừng lẫy hai trăm năm trước sáng lập ra. Đã từng hùng bá Kính Châu trong khoảng mười năm, thậm chí còn lan sang vùng phụ cận Kính Châu là Sổ Châu. Danh tiếng tại Việt Quốc cũng rất lẫy lừng. Nhưng

Quyển 1 – Chương 2

9

từ sau khi “ Thất Tuyệt  Thượng Nhân” mắc bệnh qua đời, thế lực của “ Thất Huyền Môn” đã sa sút đi rất  nghiêm trọng, bị các môn phái khác liên thủ gạt bỏ ra khỏi thủ phủ Kính Châu thành. Trăm năm trước cả môn phái bị bức bách phải dời đi đến “Tiên Hà Sơn” là địa phương hẻo lánh nhất của Kính Châu. Về sau tại đây thâm căn bén rễ, rớt xuống thành tam lưu tiểu thế lực tại địa phương.

Có câu nói rằng, lạc đà gầy tốt hơn so với ngựa lớn, Thất Huyền Môn dẫu sao cũng đã từng là một đại môn phái, tiềm lực không thể coi thường. Khi tới địa phương sông núi này, ngay lập tức không chế hơn mười thành trấn lớn nhỏ trong đó có cả Thanh Ngưu Trấn”. Môn hạ đệ tử có đến ba bốn ngàn người, là một trong hai đại bá chủ của vùng này.

Vùng này, có khả năng cùng “Thất Huyền Môn” tranh đấu duy nhất chỉ có một thế lực gọi là “ Dã Lang Bang”.

Dã Lang Bang tiền thân là một đám mã tặc chuyên giết người cướp của trong thành Kính Châu, về sau bị quan phủ càn quét nhiều lần, một bộ phận tiếp nhận chiêu hàng của quan phủ, còn một bộ phận khác mã tặc sau đó trở thành Dã Lang Bang. Nhưng dòng máu mã tặc hung ác khoẻ mạnh, giết người không gớm tay cũng truyền xuống. Vì vậy Thất Huyền cùng Dã Lang Bang trong nhiều lần xung đột luôn ở vào thế hạ phong.

Số lượng thành trấn mà Dã Lang bang khống chế mặc dù nhiều hơn, nhưng toàn bộ không thể kinh doanh. Nói về mức độ sung túc thì còn xa mới bằng các thành trấn do Thất Huyền Môn khống chế. Dã Lang Bang vô cùng thèm muốn các địa bàn giàu có của Thất Huyền Môn. Gần đây thường xuyên khơi mào xung đột giữa hai bên, điều này làm cho môn chủ Thất Huyền Môn đau đầu không dứt. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho Thất Huyền Môn mấy năm gần đây thường xuyên chiêu mộ nội môn đệ tử.

Trên xe ngựa nhảy xuống một gã hán tử gầy nhom tuổi tầm hơn bốn mươi. Gã hán tử này động tác nhanh nhẹn, rõ ràng bản lĩnh không nhỏ, đối với

Quyển 1 – Chương 2

10

nơi này dường như rất quen  thuộc. Sải bước đi thẳng vào trong gian phòng của lão Hàn.

Tam thúc của hàn Lập vừa thấy người này lập tức cúi người kính cẩn làm

lễ.

Vương hộ pháp, lão nhân gia ngài sao lại tự mình dẫn người đến đây

vậy?”

Hừ !” Vương hộ pháp hừ lạnh một tiếng, vẻ mặt khinh người.

Khoảng thời gian này, đường xá không được yên ổn, phải tăng cường

phòng vệ, trưởng lão chỉ thị cho ta tự mình đi lĩnh người, bớt nói nhảm đi. Đứa bé này là người do ngươi đề cử phải không?”

Đúng vậy, đúng vậy, đây là đứa cháu ruột của thuộc hạ, rất mong Vương hộ pháp trên đường đi chiếu cố nó nhiều hơn một chút.”

Hàn bàn tử nhìn thấy vẻ mặt của hán tử này có chút bực mình, nhanh chóng từ trên người lấy ra một cái túi nặng trịch len lén đưa qua, Vương hộ pháp nâng nâng cái túi, vẻ mặt có phần hoà hoãn xuống.

Hàn bàn tử, ngươi biết cách làm người đó ! Cháu trai của ngươi đương nhiên trên đường đi ta sẽ chiếu cố một ít, thời gian không còn sớm nữa rồi, mau mau lên đường thôi.”

Chú thích:

(1)  Thanh Ngưu Nhai: Đường/Phố Thanh Ngưu

(2)  Hàn bàn tử: Biệt hiệu của Tam thúc Hàn Lập có nghĩa là “lão Hàn mập”

(3)  Quản sự: quản gia, người quản lý

--oOo--

Quyển 1 – Chương 2

11

Quyển  1 : Thất Huyền Môn Phong Vân

 Chương 3: Thất Huyền Môn

Dịch : Ryukenshine

--oOo--

Trong xe mùi vị không được dễ chịu cho lắm, điều này cũng không trách được, thùng xe vốn chỉ có thể chứa được mười mấy người mà lại nhét vào gần ba mươi đứa trẻ. Tuy rằng dáng người của trẻ em nhỏ hơn

nhiều so với thanh niên, nhưng cũng khiến cho chiếc xe chật chội không chịu nổi.

Hàn Lập nhanh trí nép sát thân thể gầy còm của mình vào góc rìa phía trong thùng xe ( Thùng xe hình chữ nhật co 4 góc rìa, Hàn Lập ở một trong 4 góc đó), lén lút đánh giá những đứa trẻ khác trong xe. Đến tham gia nhập môn khảo nghiệm lần này, dựa theo cách ăn mặc trang hoàng và xuất thân của những đứa trẻ nổi bật lên ba loại người.

Loại người thứ nhất ngồi ở tại chính giữa thùng xe, đang được phần lớn các đứa trẻ vây quanh, trong đó thiếu niên mặc áo gấm chính là loại người thứ nhất này.

Thiếu niên này tên gọi là Vũ Nham ( không biết có liên quan gì đến cha Vũ Nham của CPGD không ^^), năm nay mười ba tuổi, chính là người lớn tuổi nhất trong xe. Đáng lẽ tuổi tác đã vượt quá quy định, nhưng do nó có một người chị họ gả cho một nhân vật nắm quyền trong Thất Huyền Môn, vấn đề tuổi tác tự nhiên không gặp trục trặc gì cả. Gia đình Vũ Nham có mở một toà võ quán, trong nhà tương đối giàu có, lúc nhỏ cũng có luyện qua một ít công phu quyền cước, mặc dù không hề cao siêu cho lắm, nhưng mà để đối phó với những đứa trẻ chưa tập qua võ nghệ bao giờ chỉ có một ít sức lực như Hàn Lập thì có lẽ là dư sức.

12

Rất hiển nhiên loại người  như Vũ Nham, gia đình vừa có tiền, vừa có thế, lại còn có một ít công phu  quyền cước, tự nhiên tự phát trở thành “đại ca” của phần lớn những đứa trẻ trong xe.

Một loại người khác chính là những đứa trẻ đang vây quanh ủng hộ Vũ Nham, những đứa trẻ này có hoàn cảnh xuất thân rất đa dạng, đứa thì gia đình bán chiếu, đứa thì cha mẹ đi làm thuê, đứa thì cha mẹ có tay nghề nấu ăn … vân.. vân. Nhưng đều có chung một đặc điểm đó là : Lớn lên trong thành trấn, tự nhiên ít nhiều gì cũng đã từng theo người trong nhà học được một ít cách quan sát vẻ mặt cùng cách thức có lợi thì làm. Vì vậy những đứa trẻ này luôn vây quanh Vũ Nham, bên trái hô lên một tiếng “ Vũ thiếu gia” bên phải hô lên một tiếng “Vũ đại ca”. Vũ Nham xem ra đối với những hành động này đã quá quen thuộc, nên cực kỳ hưởng thụ cách xưng hô này.

Loại người cuối cùng chính là loại người giống như Hàn Lập, Loại người này đến từ nơi hoang vu hẻo lánh, gia cảnh đều tầm thường, trong nhà có gì ăn nấy, vô cùng nghèo khổ, loại người này ở trong xe là ít nhất, chỉ có khoảng năm sáu đứa, dáng vẻ đa phần là lo sợ, tay chân rụt rè, không dám mở miệng nói lớn, chỉ dám nhìn những đứa trẻ khác cười nói huyên thuyên. Thỉnh thoảng lại rộ lên âm thanh ồn ào náo động của những đứa trẻ kia đã tạo nên một khung cảnh đối lập rõ ràng.

Xe ngựa xuất phát từ Thanh Ngưu trấn đi thẳng theo hướng Tây chạy như bay. Trên đường đi có đi qua vài địa phương, cũng tiếp nhận thêm vài đứa trẻ nữa. Cuối cùng vào lúc chiều tối của ngày thứ năm cũng đến được Thái Hà sơn. Tổng môn của Thất Huyền Môn được đặt tại đây.

Tất cả các đứa trẻ sau khi xuống xe, đều bị quang cảnh ngũ sắc tuyệt đẹp lúc chiều tà ở Thái Hà sơn làm cho say mê. Cho đến khi Vương hộ pháp lên tiếng thúc giục, mọi người mới tỉnh lại tiếp tục đi lên núi.

Thái Hà sơn trước đây có tên gọi là Lạc Phượng sơn, tương truyền rằng ngày xưa nơi đây có một con phượng hoàng ngũ sắc từ trên trời bay xuống hoá thành một dãy núi. Về sau người ta phát hiện tại vùng núi này vào lúc chiều tà

13

cảnh sắc tuyệt đẹp đến phi  thường giống như có ngũ sắc (ngũ sắc:Thái hà) che phủ, vì vậy người ta đổi tên  ngọn núi này thành Thái Hà sơn. Đương nhiên , dãy núi này từ sau khi bị Thất Huyền Môn chiếm giữ , người ngoài tự nhiên không thể tuỳ ý lên núi thưởng thức cảnh đẹp ở nơi đây.

Thái Hà sơn chính là dãy núi lớn thứ hai của Kính Châu, ngoại trừ toà Bách Mãng sơn, thì dãy núi này có diện tích lớn nhất. Chu vi vài chục dặm xung quanh Thái Hà sơn có nhiều rặng núi lớn nhỏ. Thái Hà sơn có khoảng mười mấy ngọn núi lớn nhỏ, mỗi ngọn đều hết sức hiểm yếu, vì vậy hầu hết các ngọn núi đều bị các phân đường trong Thất Huyền Môn chiếm cứ. Ngọn núi chính của Thái Hà sơn là “Lạc Nhật Phong” lại càng hiểm trở vô cùng, chẳng những dốc núi dựng đứng, mà đường lên núi cũng chỉ một con đường duy nhất có thể đi. Thất Huyền Môn tổng đường đặt tại phía sau ngọn núi này, đồng thời đây cũng là khu vực hiểm yếu, liên tiếp thiết lập mười ba trạm gác có cái thấy rõ, có cái ẩn dấu đi, có thể gọi là “vạn vô nhất thất, cao chẩm vô ưu”.(1)

Hàn Lập vừa quan sát chung quanh vừa chạy theo một đứa trẻ đang đi phía trước, đột nhiên những đứa trẻ ở phía trước chợt dừng lại, kế đến truyền tới một âm thanh hào sảng.

Vương lão đệ, sao bây giờ mới đến? So với thời gian dự tính thì trễ mất hai ngày rồi.”

Nhạc đường chủ, trên đường đi có chút chuyện nên trễ một chút, đã làm

phiền ngài lo lắng rồi.” Vương hộ pháp đứng trước đám trẻ cung kính hướng về một lão già mặt đỏ thi lễ. Vẻ mặt ngang tàng trên suốt đường đi được thay thế bằng vẻ mặt có vài phần nịnh hót.

Đây là nhóm đệ tử thứ mấy được đưa lên núi vậy?” Nhóm thứ mười bảy.”

Được rồi !” Vị Nhạc đường chủ này dáng điệu nghênh ngang nhìn vào đám nhóc Hàn Lập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro