phan 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 16: khái niệm bản chất chỉ huy lực lượng? Vai trò kênh thông tin trạng thái trong chu trình chỉ huy?

1. Khái niệm : CHLL là tất cả công việc của NCH và các CQCH nhằm chuẩn bị lực lượng và phương tiện hiện có và hướng các lực lượng, phương tiện đó vào giải quyết thắng lợi nhiệm vụ được giao.

2. Bản chất CHLL : là sự tác động thường xuyên, có định hướng, có tổ chức của NCH và cơ quan chỉ huy với lực lượng cấp dưới (đối tượng chỉ huy) nhằm chuẩn bị lực lượng phương tiện hiện có và hướng các lực lượng đó vào giải quyết thắng lợi nhiệm vụ được giao.

- Phân tích bản chất : để thực hiện sự tác động đó giữa NCH (cơ quan chỉ huy) và đối tượng CH nhất thiết phải có thông tin. Vì vậy quá trình CH diễn ra theo một chu trình khép kín.

+ Tổng thể các thành phần NCH, CQCH, đối tượng CH và các kênh thông tin giữa chúng với nhau, gọi là hệ thống CH

+ Nếu như một khâu của quá trình chỉ huy bị ngừng trễ (hư hỏng) thì hệ thống CH sẽ mất tác dụng (mất khả năng CH).

+ Kênh thông tin trạng thái (thông tin ngược) giúp cho NCH (CQCH) nắm được tin tức về trạng thái của đối tượng chỉ huy và môi trường xung quanh. Không có thông tin ngược thì chỉ huy không còn ý nghĩa.

3. vai trò của kênh thông tin trạng thái trong quá trình chỉ huy

Cơ sở để người chỉ huy xác định ý định chiến đấu là thông tin tình hình, kênh thông tin trạng thái giúp cho người chỉ huy CQCH nắm được tin tức về trạng thái của đối tượng chỉ huy và môi trường xung quanh, không có thông tin trạng thái thì không có thông tin lệnh tức là chỉ thị,mệnh lệnh...

Câu17: vai trò nhiệm vụ của cơ quan tham mưu tác chiến? Yêu cầu đối với công việc của cơ quan tham mưu? 

1. Vai trò: CQTM tác chiến là cơ quan giúp việc trực tiếp cho NCH về mặt tác chiến, là cơ quan trung tâm tổ chức hiệp đồng các lực lượng để thực hiện quyết tâm của NCH.

2. Nhiệm vụ:

- Tổ chức khai thác, thu thập các thông tin về địch, ta và khu vực tác chiến.

- Báo cáo cho NCH mọi tình hình, chuẩn bị các đề nghị và các số liệu về sự chuẩn bị của lực lượng, về sử dụng chiến đấu, sử dụng các hoạt động thường xuyên các lực lượng đó.

- Tổ chức phối hợp giữa các CQCH khi soạn thảo văn kiện hoặc chuẩn bị số liệu cho NCH hạ quyết tâm.

- Soạn thảo các văn kiện cơ bản để CHLL và bảo đảm cho các hoạt động giữa các CQCH khi soạn thảo các văn kiện khác.

- Chuyển đến các lực lượng liên quan những nhiệm vụ chỉ huy trưởng giao, tổ chức hiệp đồng, tổ chức chuẩn bị, tổ chức các dạng bảo đảm cho các lực lượng cho hệ thống CHLL. Chuẩn bị và chuyển lên cấp trên các báo cáo, chuyển xuống cấp dưới và lực lượng hiệp đồng các thôgn báo tình hình liên quan, kiểm tra khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng.

- Tính toán thành phần quân số, trang bị, lượng dự trữ.

- Trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các lực lượng.

3. Yêu cầu đối với công việc của CQTM.

- Tính linh hoạt: là bảo đảm cho chỉ huy trưởng khả năng chỉ huy được lực lượng một cách hiệu quả trong mọi điều kiện, phù hợp với mọi thay đổi của tình hình.

- Tính liên tục: là bảo đảm cho NCH khả năng chỉ huy được lực lượng ở bất kỳ thời điểm nào.

- Tính bí mật: là bảo đảm khi đánh lừa hoặc dấu được địch về vị trí của CQTM và nội dung công việc của CQTM.

- Chất lượng cao: bảo đảm cho NCH hạ quyết tâm chính xác, đúng với nhiệm vụ được giao, phù hợp với tình hình thực tế. 

Câu 18: thứ tự hạ quyết tâm của người chỉ huy? Nội dung dự kiến quyết tâm chiến đấu? Vì sao nói nội dung chiến đấu là nội dung trọng tâmcủa quyết tâm? 

1. Thứ tự hạ quyết tâm của NCH:

- Quán triệt nhiệm vụ, triển khai công tác cho cơ quan. +

- Đánh giá tình hình.

- Dự kiến quyết tâm.

- Trinh sát thực địa và hoàn chỉnh quyết tâm.

- Báo cáo quyết tâm với Đảng ủy.

- Công bố quyết tâm.

- Báo cáo quyết tâm với cấp trên.

2. Nội dung dự kiến quyết tâm chiến đấu:

- Mục đích: làm cơ sở cho trinh sát thực địa khu vực tác chiến, xác định quyết tâm chính thức, làm cơ sở cho công tác tổ chức chuẩn bị.

- Nội dung dự kiến quyết tâm.

+ Xác định ý định và phổ biến ý định.

* Ý định:

•Cách đánh +

•Khu vực, mục tiêu, hướng tấn công (phòng ngự)

•Tổ chức hoả lực +

•Tổ chức bố trí lực lượng

•Tổ chức trận địa tiến công (phòng ngự)

* Phổ biến ý định: (NCH hoặc TMT phổ biến)

•Kết luận đánh giá tình hình +

•Ý định chiến đấu (chiến dịch)

•Chỉ thị cho cơ quan những công việc cần triển khai tiếp

+ Xác định nội dung còn lại của quyết tâm:

•Nhiệm vụ các đơn vị thuộc quyền.

•Những điểm chính về hiệp đồng, bảo đảm.

•Tổ chức chỉ huy

•Các mốc thời gian

3. xác định ý định là nội dung trọng tâm của quyết tâm

Ý định là định hướng để chuẩn bị và hành động của lực lượng tham gia nhằm đạt được chỉ tiêu mục đích của trận đánh. Ý định là cốt lỗi để hình thành các nội dung còn lại của quyết tâm.

Câu 19:chức năng nhiệm vụ của sở chỉ huy? Phương pháp di chuyển SCH và chuyển giao chức năng chỉ huy khi di chuyển sở chỉ huy thường xuyên về SCH cơ bản? Khi nào thì thiết lập SCH phía trước?

1. Chức năng nhiệm vụ SCH:

- Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình địch, ta, khu vực chiến đấu.

- Duy trì chặt chẽ quan hệ SCH các cấp, thường xuyên chăm lo bảo quản SCH để đảm bảo phục vụ nhiệm vụ của đơn vị.

- Đôn đốc các chế độ trực ban, trực chiến, chế độ báo cáo…

- Tổ chức truyền đạt kịp thời mệnh lệnh, chỉ thị của NCH, tổ chức hiệp đồng giữa các đơn vị, theo dõi kiểm tra và báo cáo cho NCH.

2. phương pháp di chuyển SCH , chuyển giao chức năng chỉ huy?

- nguyên nhân:

- sở chỉ huy bị đánh phá hoặc có nguy cơ bị địch đánh phá

- Chuyển trạng thái sscđ từ thường xuyên lên cao, toàn bộ

•Phương pháp chuyển giao chức năng chỉ huy

Khi chuyển trạng thái SSCĐ cao và toàn bộ, tại sch thường xuyên chia thành 2 nhóm, nhóm 1do tham mưu trưởng và 50/100 bộ phận cơ quan di chuyển về sch cơ bản, khi tham mưu trưởng đến sch cơ bản triển khai xong và đưa sch cơ bản vào vận hành, khi sch cơ bản vận hành tham mưu trưởng báo cáo với người chỉ huy về việc tham mưu trưởng điều hành tại sch, nhận được báo cáo của tham mưu trưởng người chỉ huy giao quyền chỉ huy toàn bộ lực lượng cho tham mưu trưởng, sau khi chuyển quyển chỉ huy chỉ huy trưởng cùng 50/100 bộ phận còn lại hành quân về sch cơ bản, khi người chỉ huy trưởng đến sch cơ bản, tham mưu trưởng báo cáo lại tình hình điều hành của mình và chuyển quyền chỉ huy toàn bộ lực lượng cho người chỉ huy.

•Khi nào thì thiết lập sở chỉ huy phía trước

Khi cần tăng cường khả năng chỉ huy một hướng nào đó thì có thể thiết lập thêm sở chỉ huy phía trước để tăng cường khả năng chỉ huy cho hướng đó. 

Câu 20: thứ tự hạ quyết tâm của người chỉ huy, nội dung đánh giá tình hình?

1. Thứ tự hạ quyết tâm của NCH:

- Quán triệt nhiệm vụ, triển khai công tác cho cơ quan.

- Đánh giá tình hình.

- Dự kiến quyết tâm.

- Trinh sát thực địa và hoàn chỉnh quyết tâm.

- Báo cáo quyết tâm với Đảng ủy.

- Công bố quyết tâm.

- Báo cáo quyết tâm với cấp trên.

2. Nội dung đánh giá tình hình:

- Mục đích: làm cơ sở để xác định ý định và quyết tâm đúng.

- Nội dung đánh giá:

+ Đánh giá về địch (quan trọng hàng đầu)

•Âm mưu.

•Đối tượng tác chiến phiên hiệu lực lượng, phương tiện.

•Hình thái tổ chức, bố trí lực lượng.+

•Thủ đoạn tác chiến, dự kiến hành động và những biến độngvề địch.

Rút ra điểm mạnh yếu.

+ Đánh giá về ta :

•Phân tích cụ thể về số lượng, chất lượng, khả năng chiến đấu, kinh nghiệm, sở trường tác chiến, năng lực tổ chức chỉ huy của NCH và cơ quan, khả năng lãnh đạo của Đảng uỷ các cấp.

•Đánh giá đúng vị trí tác chiến, khả năng tác chiến các khu vực phòng thủ, lực lượng cấp trên, lực lượng bạn, địa phương …

•Khả năng bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật của đơn vị, cấp trên, địa phương.

•Rút ra điểm mạnh yếu, khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

+ Đánh giá về khu vực chiến đấu :

•Địa hình, khí tượng , thuỷ văn.

•Rút ra kết luận về khả năng lợi dụng địa hình, thời tiết, mức độ ảnh hưởng … 

CÂU 21: khái niệm, hình thức, yêu cầu, phân loại văn kiện tác chiến?

1. Khái niệm về văn kiện tác chiến (chiến đấu):

Văn kiện tác chiến là những tài liệu do cơ quan soạn thảo, có liên quan đến công tác chuẩn bị, thực hành chiến đấu, hành quân, trú quân và các hành động tác chiến của bộ đội.

2. Hình thức thể hiện văn kiện:

- Bản đồ, sơ đồ, bảng kẻ.

- Văn bản +

- Ghi âm, ghi hình, chụp ảnh.

3. Yêu cầu văn kiện tác chiến

- Đúng ý định NCH.

- Đúng thời gian quy định +

- Đúng quy định về bảo mật.

- Đúng quy định công tác tham mưu, chính xác, rõ ràng, sạch đẹp

4. Phân loại văn kiện tác chiến (chiến đấu)

- Nhóm văn kiện chỉ huy (đây là nhóm văn kiện chủ yếu).

+ Bản đồ quyết tâm chiến đấu (chiến dịch), quyết tâm tác chiến phòng thủ.

+ Kế hoạch chiến đấu (chiến dịch), KH tác chiến phòng thủ.

+ Kế hoạch chuyển trạng thái SSCĐ.

+ Kế hoạch sử dụng lực lượng, bảo đảm chiến đấu (chiến dịch) của các binh chủng, ngành chuyên môn.

+ Mệnh lệnh, chỉ lệnh, chỉ thị chiến đấu (chiến dịch) và bảo đảm chiến đấu (chiến dịch) của các binh chủng, ngành chuyên môn.

- Nhóm văn kiện theo dõi:

+ Bản đồ công tác, sơ đồ diễn biến chiến đấu (chiến dịch)

+ Biểu đồ thống kê kết quả chiến đấu (chiến dịch)

+Sổ nhật ký chiến đấu, thông báo, báo cáo chiến đấu.

+ Tài liệu ghi chép tình hình các loại (các bảng tính)

Câu 22: các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, phân tích trạng thái sscđ cao?

1.Các trạng thái sscđ

-Ttsscđ thường xuyên

-Tăng cường

-Chiến đấu cao

-Chiến đấu toàn bộ

2.Trạng thái sscđ cao

-Khi an ninh chính trị trên 1 hay nhiều khu vực hoặc cả nước bị đe dọa, tình hình trật tự, an toàn xã hội diễn biến phức tạp, có nguy cơ lực lượng phản động gây bạo loạn, cướp chính quyền hoặc địch chuẩn bị can thiệp từ bên ngoài vào để hỗ trợ cho phản động bên trong nội địa.

-Nguy cơ địch chuẩn bị cấm vận, bao vây phong tỏa đường biển, đường không, lấn chiếm biên giới, biển đảo tập kích hỏa lực

-Khi nguy cơ địch chuẩn bị tiến công xâm lược

-Các lực lượng vũ trang phải chuyển lên trạng thái sscđ cao để chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu hoặc thi hành mệnh lệnh ban bố khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm, động viên cục bộ. 

Câu 23: mối quan hệ của cơ quan tham mưu tác chiến? 

- Với NCH đơn vị: là mối quan hệ chỉ huy và phục tùng chỉ huy, CQTM phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, mệnh lệnh của NCH, đồng thời có trách nhiệm chuẩn bị các tư, số liệu về tình hình, các kiến nghị về sử dụng lực lượng để NCH hạ quyết tâm.

- Với các cơ quan cùng cấp : là mối quan hệ hiệp đồng, nhưng CQTM chủ trì hiệp đồng. CQTM phải phối hợp công việc giữa các CQCH trong cùng cấp, truyên đạt mệnh lệnh, quyết tâm của NCH tới các chủ nhiệm, chỉ huy trưởng các ngành.

- Với CQTM cấp trên: là mối quan hệ phục tùng trên- dưới, mọi chỉ thị, chỉ lệnh về chuyên môn của CQTM cấp trên phải được CQTM cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh.

- Với CQTM cấp dưới: CQTM cấp trên có quyền chỉ đạo, định hướng và kiểm tra các hoạt động của CQTM cấp dưới, đồng thời bảo đảm phối hợp hoạt động của các CQTM cấp dưới theo quan hệ hiệp đồng với các lực lượng vũ trang khác.

- Với các đơn vị thuộc quyền: Thực hiện sự chỉ huy, hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của NCH đơn vị.

- Với đơn vị bạn có liên quan: là mối quan hệ hiệp đồng- cơ quan cấp tổ chức hiệp đồng làm kế hoạch hiệp đồng, TMT các lực lượng hiệp đồng tổ chức phối hợp hoạt động theo kế hoạch hiệp đồng.

Câu24: ý nghĩa, mục đích,nội dung huấn luyện chiến đấu cho tàu hải quân  

1.Ý nghĩa

-Huấn luyện chiến đấu tàu hải quân là một trong những nội dung cơbản của công tác chuấn bị chiến đấu tàu hải quân nhằm thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và các nhiệm vụ khác được giao

-Huấn luyện chiến đấu là yếu tố chủ yếu tạo ra khả năng chiến đấu của tàu

-Khả năng chiến đấu là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm sscđ cho tàu hải quân

-Trong thời bình hlcđ được xem là nhiệm vụ trungtâm thường xuyên của tàu hải quân

2.Mục đích

-Duy trì và nâng cao khả năng chiến đấu, sscđ của tàu

-Hoàn thiện kĩ năng hải quân và sửdụng thành thạo các loại vũ khí, phương tiện kĩ thuật trên tàu cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ để tiến hành các hoạt động chiến đấu trong mọi điều kiện

3.Nội dung huấn luyện chiến đấu

-Huấn luyện tính năng kỹ chiến thuật, các nhiệm vụ theo chức năng của tàu, đấu tranh bảo vệ sức sống tàu trong các điều kiện chiến đấu khác nhau

-Luyện tập hiệp đồng chiến đấu giữa các ngành trên tàu, giữa các tàu trong biênđội và với các lực lượng có liên quan

-Huấn luyện các phương pháp phòng chống vũ khí hủy diệt lớn

-Huấn luyện hiểu biết về địch: nghiên cứu vũ khí trang bị kỹ thuật, các thủ đoạn chiến thuật

-Giáo dục chính trị rèn luyện cho mọi thủy thủ về phẩm chất cách mạng và tinh thần chiến đấu dũng cảm, gan dạ kiên quyết

-Rèn luyện về kĩ năng hải quân sức chịu đựng sóng gió, làm wen với công tác học tập sinh hoạt trên tàu khi hoạt động trên biển

-Huấn luyện sử dụng thành thạo các loại vũ khí cá nhân và phương tiện dùng chung trên tàu

-Huấn luyện cho các sĩ quan về luật biển, các quy định về quan hệ với tàu nước ngoài, quy tắc vào cảng nước ngoài, đối sách trên biển, quy tắc ứng sử trên biển đông...

Câu 25; nhiệm vụ chung và nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hàng năm của tàu được xác định theo các K như thế nào?

1.Nhiệm vụ chung

Huấn luyện chiến đấu của tàu là huấn luyện cho êkíp trên tàu thành thạo các phương pháp sử dụng vũ khí, phương tiện kĩ thuật trong các điều kiện chiến đấu độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng có liên quan, huấn luyện giống như trong điều kiện chiến đấu thật.

2.Nhiệm vụ huấn luyện hàng năm của tàu được xác định theo các K

-Huấn luyện K1

Huấn luyện đơn tàu tại bến về tổ chức cơ bản của tàu, công tác chuẩn bị chiến đấu, chuẩn bị đi biển, là nhiệm vụ huấn luyện bước 1 N-1 của từng ngành

-Huấn luyện K2

Huấn luyện đơn tàu đi biển, tổ chức sử dụng vũ khí, phương tiện kĩ thuật trongphòng vệ và tiến công địch tổ chức bảo đảm sức sống tàu,đồng thời là nhiệm vụ huấn luyện bước 2 N2 của tường ngành

-Huấn luyện K3:

Huấn luyện các hình thức chiến thuật sử dụng các loại vũ khí phương tiện kỹ thuật trên tàu trong chiến đấu phòng vệ và tiến công địch của đơn tàu đối với tàu tên lửa, tàu tên lưa pháo, tàu chống ngầm trên biển, là huấn luyện biên đội bước 1đối với các tàu mặt nước khác và thực hiện các dạng phòng vệ đồng thời huấn luyện một phần bước 3 của từng ngành

-Huấn luyện K4:

Huấn luyện các hình thức chiến thuật và các hoạt động chiến đấu của biên đội tàu tên lửa, tàu tên lửa pháo, tàu chống ngầm trên biển, là huẩn luyện biên đội bước 2 đối với các tàu mặt nước khác, đồng thời tiếp tục nhiệm vụ huấn luyện bước 3 N3 của tường ngành

Câu 26: nêu các bước chuẩn bị bài giảng lý thuyết? Trình bày nội dung đề cương và viết bài giảng?

1.Các bước chuẩn bị

-Nghiên cứu ý định huấn luyện , các loại tài liệu và những vấn đề có liên quan để soạn kế hoạch công tác chuẩn bị

-Viết đề cương và viết bài giảng

-Chuẩn bị các mặt cho buổi học

-Thục luyện bài giảng

2.Trình bày nội dung viết đề cương và viết bài giảng

a.Viết đề cương bài giảng

Đề cương bài giảng là dàn bài chi tiết trong đó phải thể hiện rõ

-Ý định huấn luyện

-Nội dung trọng tâm

-Sơ bộ về tổ chức và phương pháp huấn luyện

Trong quá trình viết đề cương bài giảng, người phụ trách cần phải tranh thủ ý kiến của trợ lý nghiệp vụ đơn vị và cấp trên, cũng như những người cùng chuyên ngành cókinh nghiệm về công tác huấn luyện

b.Viết bài giảng

-Bài giảng thể hiện đầy đủ nhất về nội dung và phương pháp huấn luyện

-Bài giảng diễn đạt bằng ngôn ngữ của người dạy trên bản viết

Đây là văn kiện chủ yếu, quan trọng nhất của buổi học, chuẩn bị bài giảng có chất lượng thì mới có cơ sở để giảng dạy tốt, bài giảng có chất lượng cao sẽ tác động mạnh đến nhận thức của người học

-Thực tế trong huấn luyện tàu có 2 loại bài giảng: bài giảng lý thuyết và bài giảng hướng dẫn thực hành

-Yêu cầu chung đối với bài giảng huấn luyện quân sự

oThể hiện đúng các nguyêntăc trong huấn luyện quân sự

oMục đích yêu cầu, nội dung, thời gian phải sát đối tượng cần huấn luyện

oLý luận phải liên hệ với thực tế, lý thuyết phải đi đôi với thực hành

oChính xác hệ thống, thống nhất, ngắn gọn và ràng

oĐược cấp có thẩm quyển phê chuẩn cấp trên trực tiếp hoặc trên một cấp

oTiến hành viết bài giảng theo đề cương đã chuẩn bị, sau đó thông qua cấp trên phê chuẩn trước khi thực hành bài giảng.

Câu 27: thứ tự tiến hành một bài giảng lý thuyết? Khi thực hành bài học mới, người dạy phải thực hiện những yêu cầu gì? 

1.Thứ tự tiến hành các bước một bài giảng lý thuyết:

-Chuẩn bị trực tiếp trước khi giảng

-Tiến hành các thủ tục trước khi giảng

-Giảng bài học mới

-Hướng dẫn tự nghiên cứu

-Nắm kết quả, kiểm tra và giải đáp

2.Giảng bài học mới, người dạy phải thực hiệncác yêu cầu sau:

-Đề cao trách nhiệm đối với người học , có thái độ nhiệt tình, say sưa với nội dung bài giảng, luôn tỏ ra hòa nhã lôi cuốn người học

-Có tác phong chỉ huy, tác phong sư phạm tốt, bình tĩnh tự tin, mẫu mực, đúng đắn tỉ mỉ, chính xác và nghiêm túc, mỗi hành động cử chỉ, lời nói tư thế của người dạy đều là những tấm gương sáng cho người học noi theo

-Có văn phong ngôn ngữ khoa học, chính xác thích hợp nội dung huấn luyện , diễn đạt rõ ràng ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, giọngnói đủ nghe, trình bày các nội dung trong từng vấn đề phải lôgic và chặt chẽ

-Vận dụng tốt các phương pháp giảng bài sinh động, mỗi bài giảng có thể giảng bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cách nào cũng cần chú ý

oSử dụng hợp lý các mô hình, tranh vẽ và dụng cụ phục vụ giảng dạy, kết hợp 3 yếu tố nói, viết, chỉ.

oKết hợp lý luận với thực tế hoạt động chiến đấu của bộ đội.

oNhấn mạnh được vấn đề trọng tâm.

oSau mỗi nội dung cần tóm tắt lại, sau mỗi bài giảng cần kết luận và hệ thống những nội dung chủ yếu của bài. 

Câu 28: chuẩn bị bài tập nhóm của người chỉ đạo? Trình bài nội dung ýđịnhhuấn luyện ?

1.Chuẩn bị bài tập nhóm của người chỉ đạo gồm:

-Chuẩn bị cá nhân của người chỉ đạo

-Soạn thảo ý định huấn luyện và ý định chiến thuật

2.Nội dung ý định huấn luyện gồm:

-Đề mục

oPhải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong kế hoạch huấn luyện chiến đấu đã được xác định. Đề mục thường chọn trong danh mục huấn luyện chỉ huy đơn vị, hay theo đề mục của các cuộc diễn tập CH-CQ , diễn tập chiến thuật để huấn luyện phù hợp với trình độ của sĩ quan.

oNội dung đề mục phải ánh đặc điểm bản chất của hoạt động chiến đấu cần huấn luyện, thành phần lực lượng 2 bên, điều kiện khu vực hoạt động chiến đâu và thời tiết.

oDiễn đạt đề mục phải ngắn gọn, rõ ràng bằng một câu.

-Người chỉ đạo: xác định thành phần người học theo chuyên ngành chỉ huy, tham mưu , ngành chuyên môn.

-Mục đích huấn luyện : phải rõ ràng dựa vào những mục đích chính để xác định những mục đích cụ thể của từng bài tập nhóm.

-Vấn đề huấn luyện : là một phần của giai đoạn hoạt động chiến đấu của đơn vị, nội dung vấn đề huấn luyện sẽ đạt được một phần mục đích huấn luyện , diễn biến trong vấn đề huấn luyện phải phát sinh một cách lôgic từ những cách giải quyét nhiệm vụ chiến đấu của 2 bên và phù hợp với sự thay đổi tình hình chiến thuật. Các vấn đề huấn luyện và tình huống được soạn thảo thành bảng. Trong một bài tập nhóm xác định 3-6 vấn đề huấn luyện.

-Thời gian: trong tập bài có thời gian tác chiến và thời gian thiên văn

oThời gian tác chiến: là tổng thời gian giờ, phút, ngày, tháng, của các sự kiện phù hợp với ý định hành động của 2 bên và những tài liệu hướng dẫn về thời gian hoạt động chiến đấu

oThời gian thiên văn là thời gian: thực tế tính theo giờ, phút cho luyện tập các tình huống chiến thuật.

-Dự kiến phương án giải quyết:

Là cách giải quyết của người học, có thể đưa ra các đoạn trích của điều lệnh, điều lệ, bảng tín hiệu, các kết quả tính toán, các văn kiện khác trả lời cho cách giải quyết tình huống.

-Danh mục câu hỏi: để kiểm tra sơ bộ việc nắm tài liệu người họctheo đề mục của bài tập nhóm. Nội dung các câu hỏi sao cho những câu trả lời không trùng với cách giải quyết các tình huốngmà chỉ tạo ra điều kiện cho người họchạ quyết tâm đúng khi xử lý các tình huống .

-Vật chất bảo đảm: phụ thuộc vào đề mục, mục đích, nội dung, thành phần, địa điểm, phương pháp huấn luyện , khả năng bảo đảm thực tế, các tiêu chuẩn tiêu hao vật chất quy định, phải được tính toán và bảo đảm cao nhất. 

Câu 29: chuẩn bị bài tập nhóm của người chỉ đạo? Trình bày nội dung ý định chiến thuật?

1.Chuẩn bị bài tập nhóm của người chỉ đạo gồm:

-Chuẩn bị cá nhân của người chỉ đạo

-Soạn thảo ý định huấn luyện và ý định chiến thuật

2.Nội dung ý định chiến thuật gồm:

-Tình hình chung “tình huống ban đầu” : gồm có thời gian tác chiến, tình hình địch, ta trên và dưới 1:2 cấp so với cấp bài tập. Tình hình chung được trình bày khái quát một cách ngắn gọn. Tình hình chung diễn đạt những tin tức về chuyển quân, vị trí căn cứ đóng quân, các hoạt động của các lực lượng địch ta trước khi tập luyện các tình huống hoạt động chiến đấu trong bài tập nhóm. Tình hình chung làm xuất hiện các hoạt động của địch trong khu vực hoạt động chiến đấu sẽ bắt uuộc người học tiến hành hoạt động chiến đấu trong tình húng rieng đặt ra sau này.

-Nhiệm vụ và ý định giải quyết nhiệm vụ của 2 bên: được xác định phù hợp với đề mục, mục đích học tập. Khi xác định ý định tác chiến cần chú ý khả năng huy động các thành phần lực lượng tham gia của ta và địch khi xảy ra tác chiến, khả năng chiến đấu của các lực lượng đó và điều kiện chiến trường. Thành phần các lực lượng nhiệm vụ và các ý định giải quyết nhiệm vụ được xác định trên cơ sở tính toán.

-Nhiệm vụ giao cho đơn vị:giao cho ai, làm gì? Chú ý thời gian tác chiến phù hợp với thới gian các vđhl hoặc thời gian tác chiến trong cuộc diễn tập sắp tới nếu bài tập nhómchuẩn bị cho tiến hành cuộc diễn tập này.

-Ý định giải quyết nhiệm vụ của người chỉ huy đơn vị : mà người học thể hiện theo các vấn để huấn luyện và các cách giải quyết tình huống do người chỉ đạo xác định. Nếu đầu bài cơ bản đòi hỏi người học hạ quyết tâm trước khi tiến hành buổi học thì họ phải soạn thảo quyết tâm, trong đó xác định ý định giải quyết nhiệm vụ . 

Câu 30: nội dung, điều kiện tiến hành, phân loại và thời gian thao diễn chiến đấu toàn tàu>?

1.Nội dung thao diễn

-Hiệp đồng giữa các ngành chiến đấu và các ngành phục vụ trên tàu.

-Các thủ đoạn chiến thuật và các phương pháp sử dụng chiến đấu vũ khí và phương tiện kĩ thuật

-Tổ chức và tiến hành các dạng phòng vệ của tàu

-Tổ chức và tiến hành các dạng phòng vệ của tàu

-Tổ chức và tiến hành thực tế và bảo vệ sức sống tàu theo tình huống giả định sự tác động của vũ khí và phương tiện của địch.

2.Điều kiện tiến hành thao diễn chiến đấu toàn tàu

-Thao diễn chiến đấu được tiến hành trong cả năm huấn luyện khi tàu đậu tại cảng,khu neo hoặc khi hành quân trên biển.

-Thao diễn chiến đấu toàn tàu được tiến hành sau khi đã hoàn thành thao diễn chiến đấu theo tường vị trí, bộ phận, ngành và chỉ khi mọi thành viên trên tàu đã nắm vững chức trách của mình, thành thạo sử dụng vũ khí, phương tiện kĩ thuật theo vị trí chiến đấu và vị trí chỉ huy được phân công.

-Trong thao diễn chiến đấu toàn tàu không có bắn đạn thật, nhưng thực hiện tính toán chiến thuật để xác định hiệu quả chiến đấu của tàu và tiến hành cơ động tàu, cũng như sử dụng tất cả các phương tiện kĩ thuật trên tàu.

-Đối với thao diễn chiến đấu toàn tàu, không có lực lượng tượng trưng địch, nhưng tạo giả kết quả tác động của vũ khí địch trên tàu phù hợp với kế hoạch thao diễn

-Thao diễn chiến đấu toàn tàu khi hành quân trên biển cho phép cơ động tàu phù hợp với kế hoạch thao diễn.

3.Phân loại thao diễn chiến đấu

Theo nhiệm vụ thao diễn chiến đấu chia ra các hình thức: thao diễn chuẩn bị, thao diễn rèn luyện, thao diễn kiểm tra, thao diễn sát hạch, thao diễn làm mẫu.

-Thao diễn chuẩn bị là thao diễn nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ sát hạch và huấn luyện.

-Thao diễn rèn luyện là thao diễn nhằm duy trì thường xuyên kĩ năng thực hành giữ vững các chỉ tiêu đề ra.

-Thao diễn kiểm tra là thao diễn để cấp trên kiểm tra đánh giá sự chuẩn bị cho sẵn sàng chiến đấu và hoạt động chiến đấu của tàu, có thể báo trước hoặc không báo trước.

-Thao diễn sát hạch là thao diễn nhằm kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện của tàu và ngành khi huấn luyện kết thúc các K và hội thao huấn luyện tàu.

-Thao diễnlàm mẫu là thao diễn để huấn luyện mẫu thực hành cho bộ đội.

4.Thời gian thao diễn

Tùy thuộc vào từng hình thức thao diễn, đề mục và các vấn đề huấn luyện , thời gian một lần thao diễn chiến đấu toàn tàu được xác định trong giới hạn 1 đến 2 giờ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro