phan 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1 Sản xuất giống Tôm Càng Xanh

1.1 Bố trí

- Thời gian bố trí ương: ngày 13/09/2010

- Mật độ: 70 con/l.

- Tổng số ấu trùng bố trí: 35.000 AT/500L

- Độ mặn 12%o

- Các chỉ tiêu môi trường khác: pH, nhiệt độ, NO2-, NO3-,...

Ngày Các chỉ tiêu môi trường

pH TAN (mg/l) NO-2 (mg/l)

N1 N2 N3 N1 N2 N3 N1 N2 N3

20/09 8,5 8,5 8,5 0,5 0,5 0,5 0,3 0,6 <0,3

22/09 8,5 8,5 8,5 0,5 0,5 0,5 <0,3 0,3 0,1

25/09 8,5 8,0 8,5 1,0 0,5 0,5 0,3 0,5 0,5

1/10 8,5 8,0 8,75 1,0 1,0 0,5 0,3 1,2 0,7

3/10 8,5 8,5 8,5 1,0 1.0 1,0 0,5 0,3 0,6

Bảng 4: Theo dõi các chỉ tiêu môi trường của các bể ương tôm càng xanh

Biểu đồ 2 : Sự biến động nhiệt độ sáng - chiều của bể ương tôm càng xanh

1.3 Tỷ lệ sống

Giai đoạn thu Tổng số PL Tổng số Nauplius Tỉ lệ sống

Nhóm III Gđ PL 11000 con 35.000 31.43%

Nhóm II Gđ PL 8000 con 35.000 22.86%

Nhóm I Gđ PL 10500 con 35.000 30%

1.4 Thời gian phát triển của ấu trùng tôm càng xanh

Giai đoạn Thời gian phát triển của ấu trùng

Giai đoạn 1 Ngày thứ 1 (13/9)

Giai đoạn 2 Ngày thứ 2 (14/9)

Giai đoạn 3 Ngày thứ 3 (15/9)

Giai đoạn 4 Ngày thứ 5 (17/9)

Giai đoạn 5 Ngày thứ 6 (18/9)

Giai đoạn 6 Ngày thứ 7 (19/9)

Giai đoạn 7 Ngày thứ 12 (24/9)

Giai đoạn 8 Ngày thứ 15 (27/9)

Giai đoạn 9 Ngày thứ 17 (29/9)

Giai đoạn10 Ngày thứ 20 (2/10)

Giai đoạn11 Ngày thứ 21 (3/10)

PL Ngày thứ 24 (6/10)

Bảng 10: Thời gian phát triển các giai đọan ấu trùng của tôm càng xanh

1.5 Nhận xét

Kết quả thu được từ quá trình thực tập là khá thành công mặc dù trong quá trình ương thời tiết không ổn định. Nhiệt độ đo được dao động trong khoảng 27 - 31,50C, pH dao động từ 8- 8,5. Nhưng pH và nhiệt độ vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng.

Thời gian ấu trùng chuyển Post rất chậm (24 ngày), chậm hơn so với nhóm 2 (22 ngày). Nguyên nhân do nhiều người cho ăn, lượng thức ăn cung cấp không đều, đặc biệt là do thời gian ấu trùng từ giai đoạn 11 chuyển sang post gặp thời tiết không tốt mưa nhiều, nhiệt độ thấp. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng quá trình chuyển post.

Tỷ lệ sống thu được của 3 nhóm khá cao, trong đó nhóm 3 có tỷ lệ sống cao nhất (31,43%), nhưng nhìn chung không có sự chênh lệch lớn giữa 3 nhóm. Do 3 nhóm có sự chăm sóc như nhau.

2. Sản xuất giống tôm sú

2.1 Bố trí

- Thời gian bố trí ngày 19/9/2010

- Mật độ: 150 AT/l ( 75.000AT/ bể 0,5 m3)

- Tổng số ấu trùng bố trí cho 3 bể riêng và 1 bể chung là: 440.000 AT.

2.2 Các chỉ tiêu môi trường

- Độ mặn 30%o

- Các chỉ tiêu môi trường khác: pH, nhiệt độ, NO2-, NO3-,...

Ngày Các chỉ tiêu môi trường

pH TAN (mg/l) NO2 (mg/l)

N1 N2 N3 N1 N2 N3 N1 N2 N3

23/9/2010 8,0 8,0 7,5 0,5 1,0 0,25 0,3 0,3 <0,3

26/9/2010 8,0 8,25 8,5 1,0 0,75 0,25 0,3 0,5 0,5

29/9/2010 8,0 8,0 8,5 1,0 1,0 0,75 0,3 0,3 0,75

2/10/2010 7,5 7,5 8,5 2,0 0,75 0,25 0,3 0,1 0,6

5/10/2010 8,5 8,5 8,5 1,0 1,0 0,6 0,5 0,5 0,5

Nhiệt độ đo từ ngày 22/9/2010 đến ngày 6/10/2010.

Qua các bảng cho thấy:

- Nhiệt độ tương đối ổn định trong ngày và giữa các ngày khác nhau trong quá trình ương. Nhiệt đô trung bình của sáng là 28.5 đến 29.5 0C (29 ±0.5 0C) và chiều là 29.5 đến 30.5 0C (30 ± 0.5 0C) nằm trong khoảng thích hợp cho sư phát triển của ấu trùng tôm sú.

- pH cũng biến động không đáng kể, dao động từ 7.75 - 8.5, cũng nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm sú

- Đạm có chiều hướng tăng dần trong quá trình ương (từ 0.25 tăng lên 0.75) do chúng ta sử dụng thích ăn chế biến, nên khó quản lý lượng thức ăn thừa nên nước bị dơ. Tuy nhiên sau khi thay nước hàm lượng đạm đã giảm xuống.

2.3 Tỷ lệ sống

Bể Giai đoạn thu Tổng số PL Tổng số Nauplius Tỉ lệ sống

Nước trong hở Nhóm II PL-8 25718 con 75.000 con 34,33%

Nhóm I PL-8 37108 con 75.000 con 49,87%

Nhóm III PL-8 35070 con 75.000 con 46,76%

Nước trong tuần hoàn PL-8 142142 con 215.500 con 66%

2.4 Thời gian phát triển của ấu trùng tôm Sú

Ngày Ngày thứ Giai đoạn AT

19/09/2010 1 N

20/09/2010 2 Z1

21/09/2010 3 Z1

22/09/2010 4 Z2

23/09/2010 5 Z3

24/09/2010 6 Z3

25/09/2010 7 M1

26/09/2010 8 M1

27/09/2010 9 M2

28/09/2010 10 M2

29/09/2010 11 M3

30/09/2010 12 PL1

01/10/2010 13 PL2

02/10/2010 14 PL3

03/10/2010 15 PL4

04/10/2010 16 PL5

05/10/2010 17 PL6

06/10/2010 18 PL7

2.5 Nhận xét

Qua bảng ta thấy:

- Ương ấu trùng tôm sú trong mô hình nước trong hở có tỷ lệ sống rất cao hơn nhiều so với mô hình nước trong tuần hoàn. Nguyên nhân chủ yếu là do bể lớn khó chăm sóc trong quá trình siphon, nhiều người chăm sóc cung một bể nên ít đượcchú ý hơn so với các bể khác.

- Tỷ lệ sống của mô hình nước trong hở tương đối cao 75-81%, đây cũng là ưu điểm của mô hình nước trong hở

PHẦN V: THAM QUAN TRẠI THỰC NGHIỆM

Tham quan trại sản suất giống tôm QUANG ĐẠT - Quận NINH KIỀU, TP CẦN THƠ

1. Tổng quan về trại:

• Tổng diện tích trại: 500m2

• Trại gồm 4 khu: một khu tôm bố mẹ và ba khu ương ấu trùng.

+ Khu tôm bố mẹ gồm 6 bể nuôi vổ, 6 bể đẻ và 6 bể giao vĩ. Mỗi bể chứa 1 tôm mẹ.

+ 3 khu ương mỗi khu có từ 3 - 4 bể Composit mỗi bể từ 4 - 5m2.

• Trại sản xuất giống theo quy trình nước trong tuần hoàn.

• Công xuất của trại mỗi năm sản xuất 4 đợt và đạt 20 triệu post.

1. Quy trình sản xuất giống tôm sú

- Chuẩn bị:

+ Vệ sinh trại bằng Formol và Chlorine.

+ Nước pha 30‰ và xử lý bằng Chlorine.

+ Nguồn tôm bố mẹ: là tôm tự nhiên được mua từ Rạch Gốc (Cà Mau). Tôm mẹ được tuyển chọn thật kỹ sạch bệnh, trọng lượng đạt 180 - 200gam, sắp lột xác.

- Nuôi vỗ tôm bố mẹ: Mật độ nuôi: 4 con/700 lít. Trọng lượng: 200-300g/con.

Cho tôm bố mẹ ăn cứ 3 giờ cho ăn 1 lần. Thức ăn cho tôm mẹ là ốc mượn hồn, gan heo, gan bò, mực...

Tôm mẹ có thể đẻ 3 - 4 lần, mỗi lần cho khoảng 800000 - 1500000 trứng.

- Bố trí ấu trùng:

+ Chuẩn bị nước ương ấu trùng với độ mặn 30‰ và được xử lý bằng Chlorine. Nước được lọc qua túi lọc thật kỷ.

+ Bố trí ấu trùng với mật độ 200 - 300 con/lít và ương với hệ thống nước trong tuần hoàn.

Thức ăn cho ấu trùng bao gồm:

- Giai đoạn Zoae cho ăn tảo tươi Chaetoceros thuần và thức ăn tổng hợp

- Giai đoạn Mysis: cho ăn Artemia và thức ăn tổng hợp.

- Giai đoạn Post: cho ăn Artemia nở và thức ăn tổng hợp.

Kết quả ương ấu trùng đạt 40 - 45% tỉ lệ sống.

Trong quá trình ương ấu trùng trại đã sử dụng các loại hóa chất thuốc và chế phẩm sinh học sau: Formol, Chlorin, CuSO4,Na2S2O3, KmnO4, vôi, ZP25, Antibio, Ecomarine

2. Quy trình sản xuát giống tôm thẻ chân trắng

Ương mật độ 1.2 triệu con/5m3.

Chuẩn bị bể ương giống như tôm xú.

* Cho ăn:

Giai đoạn zoa: F1 (70%) + tảo tươi (20 lít/m3). Cho ăn xen kẽ với nhau.

Giai đoạn Mysis: F2 (50%) + Lansy (50%). Cho ăn đến giai đoạn post. Bổ sung thêm artermia Vĩnh Châu

Tỷ lệ sống thấp hơn ương tôm xú. Khó quản lý môi trường, kỹ thuật nuôi. Giai đoạn Zoa 1 chuyển sang Zoa 2 thường bị dính chân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro