phan bao uyen wattpad

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Học cách thay đổi mỗi ngày

00:01:00 

27/02/2013

   Cá Mập - Theo Trí Thức Trẻ

Bạn chọn cách nào để có được vị trí cao?

F5 lại cách học để tăng thêm "nội lực"

Không khó để tăng cường hiệu quả học tập

Học bằng mọi giác quan Bài được viết theo câu chuyện của Dương Nguyễn sống tại Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đã thay đổi, trưởng thành hơn mỗi ngày theo cách mà chính bạn đôi lúc cũng không thể nhận ra.  

Biết điều gì là quan trọng

  Tớ là CTV của các báo từ khi còn rất nhỏ. Đầu tiên là tờ báo dành cho thiếu nhi phát hành trong tỉnh, sau đó là báo Thiếu Niên Tiền Phong phát hành toàn quốc. Tớ kiếm được tiền từ những bài báo của mình, bố mẹ tự hào lắm và cũng ủng hộ tớ viết bài hết mình. Tớ xác định tương lai sẽ thi vào trường HV Báo chí tuyên truyền, trở thành một nữ phóng viên năng động và có cơ hội đi khắp nơi. Lúc đó, các anh chị ở tòa soạn tớ cộng tác có nói sẽ ưu tiên nếu tớ xin làm việc ở tòa soạn với nhân viên chính thức, nhờ “thâm niên” của tớ mà. Tớ đã nghĩ tại sao mình cần phải học nữa khi cánh cửa mình trông đợi đã mở ra. Tớ muốn trở thành nhà báo, đây chẳng phải điều tớ ao ước hay sao. 

Tớ hoang mang và đâm ra chểnh mảng học hành, chỉ cắm đầu cắm cổ vào viết. Bài vở điểm thấp, bị ba má la và cấm viết, tớ vẫn không tập trung học được. Mãi cho tới khi cô giáo chủ nhiệm của tớ biết chuyện. Cô bảo đam mê là thứ quan trọng, có rất nhiều con đường để dẫn tới nó. Nhưng tớ không thể thành công và có những bước chân chắc chắn nếu tớ không tận dụng cơ hội mình đang có để học tập chăm chỉ và hoàn thành chương trình học như đã định. Viết báo rất quan trọng, nhưng có một thứ quan trọng hơn vào thời gian này, đó chính là học bài và chuẩn bị cho những kì thi sắp tới.

Học cách… thôi tiết kiệm

  Ai cũng biết tiết kiệm tiền là rất tốt và hoang phí là không nên. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Tớ đã làm việc chăm chỉ và cố gắng hạn chế tối đa những nhu cầu mua sắm để nuôi dưỡng giấc mơ đi du lịch. Thậm chí, tớ đã từ chối lời rủ rê đi Sapa hay Hạ Long chơi cùng hội bạn để tiết kiệm tiền. Thế nhưng, khi khoản tiền trong thẻ đã đủ để tớ sang Thái Lan chơi (như đúng dự định bao lâu nay) thì tớ lại băn khoăn mình có nên làm vậy hay không, có cần thiết phải bỏ một khoản tiền mình đã tiết kiệm trong thời gian dài như thế cho một chuyến bay dài chưa tới hai tiếng và một mảnh đất không cách quá xa mình không.    Tớ hoang mang nhiều lắm. Khi đó, bạn tớ bảo:

 “Hãy làm những điều mày thực sự muốn và đừng nghĩ ngợi quá nhiều. Đắn đo mang đến cảm giác cẩn thận không cần thiết.”

 Thế là tớ đi. Và tớ không hề hối hận. Sau này, tớ rút kinh nghiệm bằng cách sống thoáng hơn, không hạn chế quá nhiều nhưng cũng đặt ra một mục tiêu cho mình. Ví dụ, trong năm nay tớ muốn đến thăm Ấn Độ, tớ sẽ tiết kiệm đủ khoản tiền yêu cầu, khi nào đủ, tớ sẽ đi và không do dự gì cả. Kiếm tiền đã khó, học cách tiêu tiền rõ ràng còn khó hơn rất nhiều.

Không chỉ tin tưởng chính mình

  Mỗi khi gặp thất bại hay những chuyện khó khăn, tớ thường gặp đứa bạn thân để xin lời khuyên. Nó luôn nói rằng đừng bận tâm đến người khác nghĩ gì, chỉ cần bản thân mình thấy tốt là được rồi. Tớ biết nó có ý tốt, nhưng đôi khi nó không biết rằng lời khuyên của nó chính là một trong những lý do khiến tớ cảm thấy tự mãn về bản thân mình. Tớ không muốn cố gắng hơn nữa, tớ cho rằng sức mình chỉ đến thế và mình hài lòng với nó. Tớ đã không ý thức được sự trì trệ của chính mình cho đến khi đi phỏng vấn partime và nhận được câu hỏi EQ:

 “Em không hài lòng với điểm nào trong cuộc sống của mình?”.

 Tớ đã trượt vì hài lòng với tất cả mọi thứ là tác nhân khiến cuộc sống vô nghĩa.    Kết luận: Tớ là người không có trí tiến thủ và trượt.  

Lời người viết bài: Đã đến lúc những kinh nghiệm viết Văn thế nào thật hay, học Toán thế nào thật chóng trở thành thứ công thức bạn đã nằm lòng và tớ không biết nên chia sẻ điều gì nữa. Hi vọng những bài học thực tế từ những nhân vật thực tế này sẽ hữu ích với bạn!

Muốn đậu vào lớp 10 trường chuyên thì nên làm gì, bắt đầu từ đâu và nên rèn luyện như thế nào? Bây giờ mình đang học lớp 8, thấy các bạn mình ai cũng tất bật chuẩn bị ôn thi vào lớp 10( như đi học thêm thầy giỏi,...). Nhà mình thì cũng khiêm tốn nên không đi học thêm nhiều chỗ như các bạn khác mà mình muốn tự luyện, tự ôn thi ngay từ bây giờ. Các bạn có thể chỉ cho mình nên làm gì không( VD như luyện toán nâng cao như thế nào, chú trọng toán phần nâng cao lớp 8 hay 6,7,9; nên rèn luyện gì ngay từ bây giờ; kiến thức phần nào của các môn học nên chú trọng; có cần đi học thêm thầy giỏi gì không;...). 1 chút thông tin về mình: Mình sống ở tỉnh Đồng Nai, mình chuyên môn Anh văn, Ngữ văn, lực học của mình cũng không phải là xuất sắc.

Rất mong nhận được nhiều câu trả lời hữu ích từ các bạn!!!! Xã hội Khoa học và Giáo dục Thi cử 19/10/2012 Chưa đặt tên     Câu trả lời (12) Sắp xếp theo: Phiếu bình chọn | Thời gian   Đăng nhập hoặc Đăng ký ngay bây giờ để trả lời câu hỏi này     3   Mình rất vui khi bạn mới lớp 8 mà đã có tinh thần ôn tập như vậy!! Thú thật mình lên lớp 9 mới bắt đầu ôn thi. Bạn không đi học thêm nhiều cũng không sao quan trọng miễn là bạn nắm vững kiến thức căn bản các lớp (toán thì ôn kỹ nâng cao 9), ôn kỹ môn mình muốn vào trường chuyên, luyện tốt các kỹ năng là đc rồi. Muốn luyện Toán nâng cao thì tự học mình nghĩ hơi khó nên có thầy tốt kèm cặp chỉ bảo sẽ tốt hơn.

Một bí quyết giúp bạn làm tốt các môn TN: Hãy chơi trò chơi trí tuệ như Sudoku chẳng hạn. Tất nhiên vào lúc rảnh nha. Chơi trò này giúp não pt độ IQ khoảng 20%.

Rất tốt cho việc học toán và tư duy logic trong cuộc sống!!

Cuối cùng mình chúc bạn thành công và đậu vào trường bạn mong ước!!

Thân ái!! 19/10/2012 Người thích học toán         2   Cô mình nói rằng 1 người đi học thêm suốt ngày k bằng 1 người tự học suốt ngày. 

Bây giờ bạn nên mua sách nậng cao làm thật nhiều và lên mạng tìm đề các trường chuyên để giải. Kiến thức tập trung chủ yếu là lớp 8, 9, còn lớp 7 chỉ cần nhớ những cái trọng tâm nhất. 20/10/2012 yêu hóa học         1   theo cô mình thì chỉ cần ôn 3 tháng cật lực là được bạn ah 19/10/2012 Sơn Jasper         1   Chỉ cần học thêm môn chuyên thôi, các môn còn lại tự học là được. Tìm 1 lò luyện nào đó, khoảng 10~20 người / lớp là được, nếu đông quá nên đi chỗ khác. Bắt đầu học từ hè, sau 3 tháng học xong chương trình của môn chuyên lớp 9, sau đó cả năm học nâng cao. Đến khi còn 2,3 tháng nữa là thi thì các lò cấp tốc sẽ rất đông nên lúc này tìm đề thi trên mạng về tự học sẽ tốt hơn là tiếp tục đi học thêm. 21/10/2012 Clicia         1   thi vao cung kho do nhung cham la dc 23/12/2012 Chưa đặt tên         1   Mình nghĩ quan trọng nhất là rèn luyện niềm hứng thú với môn học, có như vậy bạn mới kiên trì với môn học đó, và sau này nếu đậu chuyên -> chương trình học căng, bỏ lỡ nhiều thú vui, phải cạnh tranh học tập, học tăng tiết môn chuyên... thì cũng không thấy chán nản hay hối hận. Như mình, đang rất chán và hơi hối hận, vì mình không yêu thích môn chuyên (Toán), chỉ là hồi cấp 2 thấy hay hay, nhiều lợi ích vì là trùm của các môn tự nhiên, nên bây giờ không đủ động lực kiên trì với môn học, mà mình cương quyết là không học thêm, nên kết quả học không như mong muốn.

Mình học chuyên Toán nên cũng không biết phải chia sẻ điều gì là có ích cho bạn, nhưng mình nghĩ phương pháp ôn luyện thì mỗi người mỗi kiểu. Với mình thì đi nhà sách, đọc nhiều cuốn để lựa ra cuốn ưng ý, vd sách toán thì mình quan tâm là có đề là phải có lời giải, nhiều lời giải cho 1 bài, có mở rộng đề, đề có tính chuẩn xác cao, bám sát chương trình,... 

Với môn Anh, bạn có thể tham khảo đề thi các năm để biết hướng ra đề, tìm và làm bài tập có dạng phù hợp - học kiến thức liên quan. Mình nghĩ là không cần phải vội, cứ tích lũy kiến thức dần chờ đến ngày khai cuộc, suy cho cùng không phải cứ học sinh chuyên là giỏi hơn trường thường. 27/02/2013 phuthuytho         0   Theo mình nghĩ thì nếu muốn vào được trường chuyên, bạn hãy tìm mua vài quyển bài tập nâng cao của 3 môn Toán - Văn - Anh. Ôn căn bản thôi chưa đủ đâu 19/10/2012 The Prisoner         0   Nói chung là bạn cũng ko cần đi học thêm nhiều đâu. Học thêm môn chuyên thôi. Với cả tìm nhiều đề thi chuyên năm bởi vì anh với vưn là 2 môn cần rất nhiều thời gian. Nói chung đấy chỉ là ý kiến của mình, bạn làm theo mà trượt thì thôi nhé :) 11/03/2013 Chưa đặt tên         0   minh cung o DN sap thi roi day 09/04/2013 Chưa đặt tên         -1   Chú tâm vào Toán và Văn. 20/10/2012 Nguyễn Khắc Triều 2         -1   ko xuất săc thì chắc không được đâu bạn ơi,bỏ cuộc đi 21/10/2012 Chưa đặt tên         -1   Mình bây h là học sinh lớp 8 mình cấp 2 ko học trường chuyên nhưng   

mình nghĩ nếu mình có cố gắng hết mình các bạn bảo có thể vào dc ko???  

Đề thi vào lớp 10 sẽ như thế nào, có khó hơn đề thi HK II sắp tới? Cấu trúc của đề thi của 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ? Bằng loại giỏi có được cộng điểm lớp 10? Hình thức xét tuyển là như thế nào?

Từ 18 giờ đến 20 giờ 30, ngày 17- 4, Phó Giám đốc Sở GD – ĐT TPHCM Nguyễn Văn Ngai và Trưởng phòng Khảo thí – Kiểm định chất lượng giáo dục Hồ Phú Bạc đã có mặt tại SGGP Online để tư vấn trực tuyến vể tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2009-201.

Thanh Dung - Nữ - [email protected]

Cho em hỏi: Trường Trần Đại Nghĩa có dạy ngoại ngữ 2 là Tiếng Đức và Tiếng Pháp; thưa thầy, môn này bắt buộc phải học cho các lớp hay chỉ dành cho lớp chuyên Anh, có thể được miễn học không?

Thầy Nguyễn Văn Ngai - Phó giám đốc Sở GD-ĐT: Năm học 2009-2010 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa mới bắt đầu mở lớp 10 với ngoại ngữ 2 là tiếng Đức, không có tiếng Pháp. Trường sẽ tuyển những học sinh sau khi trúng tuyển vào trường, không phân biệt lớp chuyên tiếng Anh hay lớp chuyên các môn khác.

Le Thi Dung - Nữ - [email protected]

Xin cho tôi hỏi: con tôi có hộ khẩu thường trú cùng gia đình tại quận Thủ Đức nhưng hiện nay cháu đang theo học tại trường THCS Hoa Lư của quận 9. Vậy cháu có được nộp hồ sơ xin xét tuyển vào lớp 10 công lập năm học 2009-2010 của trường THPT Nguyễn Hữu Huân của quận Thủ Đức không? Nếu không thì tại sao? Xin cảm ơn!

Thầy Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT TPHCM: Năm học 2009-2010 học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn quận 9 được xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT trên địa bàn quận 9 do sự sắp xếp của quận. Tuy nhiên, trong năm học này trường THPT Nguyễn Hữu Huân có tuyển sinh 4 lớp chuyên: toán, vật lý, hóa học, tiếng Anh dành cho HS tốt nghiệp THCS loại giỏi trên địa bàn quận 2, 9, Thủ Đức. Như vậy, con của chị có thể xin thi tuyển vào lớp chuyên của trường THPT Nguyễn Hữu Huân. Nếu không trúng tuyển cháu vẫn được xét tuyển vào lớp 10 theo tuyến của quận 9.

[email protected] 

Tôi có thắc mắc, mong giải đáp: 1. Điều kiện để được công nhận là HS giỏi cuối năm? 2. Nếu là HS giỏi, thì bằng tốt nghiệp loại giỏi? 3. Bằng loại giỏi có được cộng điểm lớp 10? 4. Ngoài ra, năm nay có cộng điểm thi nghề cho lớp10? Điểm nghề có được cộng khi thi vào trường chuyên? Cám ơn rất nhiều.

Thầy Hồ Phú Bạc: Điều kiện để được xếp tốt nghiệp THCS loại giỏi là hạnh kiểm loại tốt, học lực loại giỏi. Tốt nghiệp THCS loại giỏi không được cộng điểm vào lớp 10. Điểm thi nghề phổ thông nếu đạt loại giỏi được cộng 1,5 điểm, khá: 1 điểm, trung bình: 0,5 điểm. Điểm thi nghề không được cộng khi thi vào trường chuyên.

Nguyễn Hữu Đức - Nam - [email protected]

Gia đình tôi đang sống tại quận 2. Tôi nghe nói năm nay địa bàn quận 2 cũng chuyển sang xét tuyển vào lớp 10 chứ không thi tuyển như mọi năm. Như vậy, việc xét tuyển chỉ áp dụng cho trường hợp thi vào trường THPT tại quận 2 và con tôi thi vào trường THPT ngoài quận 2 vậy có phải thi tuyển?

Thầy Hồ Phú Bạc: Năm học 2009-2010, HS tốt nghiệp THCS trên địa bàn quận 2 được xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT trên địa bàn quận 2. Những HS tốt nghiệp THCS trên địa bàn thực hiện xét tuyển vẫn có thể xin thi tuyển vào các trường THPT trên các địa bàn có tổ chức thi tuyển nhưng không còn được tham gia xét tuyển trên địa bàn của mình nữa.

[email protected]

- Các thầy cô cho em hỏi đề lớp 10 sẽ như thế nào, có khó hơn đề thi HK II sắp tới không. Làm sao mình biết sức mình sẽ vào được những trường nào? Cấu trúc của đề thi của 3 môn Toán...Ngữ Văn...Ngoại ngữ ( nếu có)....Cảm ơn thầy cô!

Thầy Nguyễn Văn Ngai: Nội dung đề thi tuyển sinh lớp 10 nằm trong chương trình cấp THCS chủ yếu là chương trình lớp 9 do Bộ GD-ĐT quy định. Cấu trúc đề thi tương tự như đề kiểm tra học kỳ II. Tuy nhiên, yêu cầu của đề thi chắc chắn sẽ cao hơn đối với đề thi kiểm tra học kỳ II. Thông thường có khoảng 7 hoặc 8/10 là những kiến thức cơ bản, 2 hoặc 3/10 còn lại có yêu cầu cao hơn để phân loại học sinh.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 được đăng ký 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. Để có cơ hội vào được trường THPT công lập, thí sinh cần cân nhắc để chọn 3 nguyện vọng phù hợp với năng lực học tập của mình. Cụ thể:

- Nếu là học sinh giỏi thì có thể chọn nguyện vọng 1 ở 1 trong những trường có điểm chuẩn từ 35 điểm trở lên, nguyện vọng 2 là 1 trường có điểm chuẩn từ 30 đến 34,75 điểm, nguyện vọng 3 là 1 trường có điểm chuẩn từ 25 đến 29,75 điểm.

- Đối với học sinh khá thì nên chọn nguyện vọng 1 là 1trong những trường có điểm chuẩn từ 30 đến 34,75 điểm; nguyện vọng 2 là 1 trường có điểm chuẩn từ 25 đến 29,75 điểm; nguyện vọng 3 là 1 trường có điểm chuẩn từ 24,75 điểm trở xuống.

- Đối với học sinh trung bình thì nên chọn nguyện vọng 1 ở 1 trong những trường có điểm chuẩn từ 25 đến 29,75 điểm; nguyện vọng 2 là 1 trường có điểm chuẩn từ 20 đến 24,75 điểm; nguyện vọng 3 là 1 trường có điểm chuẩn từ 19,75 điểm trở xuống.

Điểm chuẩn nêu trên là điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2008-2009 vừa rồi.

Học sinh trước khi chọn nguyện vọng cần tham khảo ý kiến tư vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp 9 và tham khảo bảng hệ thống các trường có tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2009 - 2010 và bảng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2008-2009 (những tài liệu này Sở sẽ gửi đến từng học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp mà học sinh đang học trước ngày 2-5-2009).

Phạm Thị Lài - Nữ - Thủ Đức

Thầy cho hỏi, nếu con tôi thi vào lớp 10 chuyên của trường THPT Nguyễn Hữu Huân thì phải thi tuyển theo đề riêng dành cho lớp chuyên hay đề thi chung của Sở GD-ĐT? Cháu có thể đăng ký NV vào lớp thường trường này được không? Xin cảm ơn thầy.

Thầy Nguyễn Văn Ngai: Thưa bà! Cháu có thể vừa đăng ký thi vào lớp chuyên của trường THPT Nguyễn Hữu Huân, vừa đăng ký 3 nguyện vọng vào các trường khác trong đó có trường THPT Nguyễn Hữu Huân. Đề thi vào lớp chuyên của trường THPT Nguyễn Hữu Huân là đề thi chung cho các trường chuyên, lớp chuyên của thành phố do Sở GD-ĐT ra đề.

[email protected]  

Thầy cho em hỏi khi nào TPHCM mới công bố môn thi thứ 3 ạ? Em thấy môn thứ 3 thường là ngoại ngữ?

Thầy Nguyễn Văn Ngai: Môn thi thứ 3 sẽ được công bố vào ngày 11-5-2009. Theo quy định của Bộ GD-ĐT môn thứ 3 chỉ được phép công bố sớm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc năm học.

Dương Văn Châu - Nam - [email protected]

Cháu tôi muốn thi vào lớp chuyên Toán trường THPT Nguyễn Hữu Huân. Thầy cho biết là lớp chuyên của trường này lấy điểm có cao như các trường THPT có lớp chuyên tại các quận nội thành không? Cháu tôi có sức học khá. Cảm ơn thầy.

Thầy Hồ Phú Bạc: Năm học 2009-2010 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân có tuyển sinh 4 lớp chuyên : toán, vật lý, hóa học, tiếng Anh, mỗi lớp 35 HS.

Điều kiện dự tuyển là các HS trong độ tuổi từ 15-17 tốt nghiệp THCS trên địa bàn quận 2, 9, Thủ Đức và có thêm điều kiện sau: Tốt nghiệp THCS loại giỏi và môn đăng ký vào lớp chuyên phải có điểm trung bình cả năm lớp 9 từ 8,0 trở lên đối với môn toán, vật lý, hóa học và từ 7,0 trở lên đối với môn tiếng Anh.

Điểm xét tuyển: điểm ngữ văn + điểm toán + điểm môn thứ 3 + (điểm môn chuyên x 2) + điểm khuyến khích (nếu có). Chỉ xét tuyển đối với thí sinh đủ điều kiện dự tuyển, dự thi đủ các bài thi, không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào điểm dưới 4,0; điểm thi môn chuyên phải đạt từ 6,0 trở lên. Nguyên tắc xét tuyển: xét tuyển từ điểm cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên.

[email protected]

Thưa thầy, em không hiểu hình thức xét tuyển sẽ như thế nào? Xét tuyển sẽ căn cứ vào hộ khẩu hay địa bàn trường THPT đóng hay nơi em đã đã học THCS?

Thầy Nguyễn Văn Ngai: Năm nay thành phố có 7 quận, huyện tuyển sinh vào lớp 10 bằng phương thức xét tuyển, đó là: Các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ và các quận: 2, 9, Thủ Đức. Việc xét tuyển dựa vào kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập cả năm của 4 năm học ở cấp THCS. Và điểm ưu tiên, khuyến khích được cộng thêm nếu có.

Đối tượng được xét tuyển là những học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn của quận và huyện có xét tuyển, không phân biệt có hay không có hộ khẩu ở quận, huyện đó.

[email protected]

Em có thể đăng ký NV3 và NV4 của phần NV chuyên vào các lớp thường của trường Nguyễn Thượng Hiền hay Gia Định được không? Em cảm ơn thầy.

Thầy Hồ Phú Bạc: NV3 và NV4 của phần NV chuyên chỉ được đăng ký vào lớp không chuyên tại 2 trường: THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và Gia Định ngoài việc được đăng ký vào NV1, NV2 của phần NV chuyên còn được đăng ký vào 3 NV của phần NV thường.

Phan thị Cẩm Nhung - Nữ - [email protected]

Nếu con tôi xét tuyển đậu vào lớp 10 nhưng muốn chuyển sang học tại trường thi tuyển thì có được không? Cảm ơn thầy!

Thầy Nguyễn Văn Ngai: Nói chung, học sinh thuộc diện xét tuyển muốn học ở một trường gần nhà nằm trong địa bàn thi tuyển thì các cháu có thể đăng ký thi tuyển theo 3 nguyện vọng ưu tiên như các học sinh ở địa bàn thi tuyển. Ngoài ra, các học sinh trúng tuyển vào lớp 10 qua thi tuyển hoặc xét tuyển muốn chuyển trường phải có sự thay đổi hộ khẩu và được xét từng trường hợp cụ thể về sự hợp lý của việc xin chuyển trường này.

[email protected]

Cháu là HS lớp tăng cường tiếng Nhật. Xin thầy cho cháu lời khuyên (đăng ký nguyện vọng như thế nào) để cháu được học tiếp tiếng Nhật năm lớp 10. Cháu sợ sẽ không đủ điểm vào các trường có tiếng Nhật.

Thầy Hồ Phú Bạc: HS đã học tiếng Nhật ngoại ngữ 1 tại 2 trường THCS Lê Quý Đôn, Võ Trường Toản, nếu muốn tiếp tục chọn tiếng Nhật là ngoại ngữ 1 khi lên lớp 10, cần đăng ký 3 NV là 3 trường THPT có tuyển sinh lớp 10 tiếng Nhật ngoại ngữ 1 đó là: trường THPT Lê Quý Đôn, Trưng Vương, MariCurie. Chúc em đạt được NV của mình.

[email protected]

Thầy cho biết mỗi học sinh có tối đa bao nhiêu nguyện vọng vào lớp 10? Thầy tư vấn giúp nên lựa chọn nguyện vọng như thế nào là hợp lý nhất? Cảm ơn thầy rất nhiều ạ.

Thầy Nguyễn Văn Ngai: Vấn đề bạn hỏi đã được tôi trả lời ở câu hỏi số 5 trong buổi giao lưu hôm nay. Bạn có thể tham khảo ở câu trả lời số 5 của bạn [email protected]

Chỉ tiêu vào lớp 10 THPT năm học 2009 - 2010 của 187 trường THPT công lập, công lập tự chủ tài chính, tư thục, dân lập, trường trung cấp và trung tâm giáo dục thường xuyên: Tổng cộng có 56.270 chỉ tiêu phân bổ vào các trường, trong đó có nhiều trường tuyển hơn 1.000 HS gồm: THPT CLTCTC Marie Curie (1.125 HS), THPT Hùng Vương (1.170), tư thục Nguyễn Khuyến (1.575), THPT Gia Định (1.035)…

Mời bạn tham khảo chỉ tiêu vào lớp 10 của các trường THPT tại TP.HCM năm học 2009 – 2010.

[email protected]  

Nếu con tôi thi không đậu vào trường chuyên thì có được xét tuyển vào trường thường công lập không? Nếu thi vào trường chuyên thì cháu phải thi mấy môn cả thảy? Cảm ơn thầy rất nhiều!

Thầy Nguyễn Văn Ngai: Nếu cháu không trúng tuyển vào trường chuyên, lớp chuyên thì cháu vẫn được xét tuyển vào 3 nguyện vọng mà cháu đã đăng ký ở các trường THPT công lập khác.

Để thi vào trường chuyên thì cháu phải thi tất cả 4 môn, bao gồm: 3 môn (văn, toán và môn thứ 3) thi chung với học sinh thi vào trường THPT công lập khác và 1 môn chuyên mà cháu đăng ký.

Từ ngày 2 đến 15-5, các trường THCS tổ chức cho PHHS tìm hiểu về xét tuyển và thi tuyển vào lớp 10. Ngày 19-5, Sở GD-ĐT phổ biến số liệu tổng hợp ban đầu về số HS đăng ký dự thi vào từng trường. Từ ngày 20 đến 26-5, PHHS điều chỉnh 3 nguyện vọng ưu tiên (nếu có). Thi tuyển lớp 10 diễn ra vào 2 ngày 24-6 thi môn Văn, môn thứ 3 (theo quy định của Bộ GD-ĐT sẽ công bố môn thứ 3 vào ngày 11-5-2009); ngày 25-6 thi môn Toán.   (còn nữa)    Theo SGGP

Chạy sô ôn thi vào lớp 10 như luyện thi đại học cấp tốc

Không chỉ tham gia ôn tập tại trường, em BN, học sinh lớp 9 Trường THCS-THPT Âu Lạc (quận Gò Vấp) còn đăng ký học ôn tại Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa - Luyện thi đại học Nguyễn Thượng Hiền và Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng (quận 1). N. cho hay em muốn thi vào khối chuyên văn của Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền hoặc Lê Hồng Phong. Nhà trường có tổ chức ôn nhưng em sợ không sâu bằng các trường chuyên nên ngay từ đầu học kỳ 2 em đã đi ôn bên ngoài. “Càng ôn em càng thấy đề mở nào của môn văn cũng cần, cũng hay nhưng nếu phải ôn hết nhiều nơi như thế cho đến khi thi chắc em loạn mất” - N. nói.

Sau khi tan học tại một cơ sở của Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1), một nhóm HS trong bộ đồng phục của Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) chạy vội ra đường bắt taxi để đến Trường THPT Lê Hồng Phong cho kịp giờ ôn môn tiếng Anh lúc 19 giờ 30. Vừa đến nơi, các em vội vàng mua vài bịch bánh tráng trộn, nước giải khát ngay cổng trường để lót dạ trước khi vào học đến hơn 21 giờ mới tan!

Rất đông phụ huynh đến đón con sau giờ ôn luyện thi lớp 10 tại một Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa

Đang chờ đón con ở Trường THPT Lê Hồng Phong, chị Trâm Như có con học Trường THCS Lam Sơn (quận 6) cho hay ngay từ sau tết chị đã cho con học ôn ở Trường THPT Lê Hồng Phong với ba môn toán, văn và tiếng Anh. Ngoài ra, con chị còn ôn môn toán và tiếng Anh tại một trung tâm bồi dưỡng trên đường An Dương Vương. “Tôi cũng là giáo viên dạy tiếng Anh nên cuối tuần còn kèm thêm cho con ở nhà. Đầu tháng 6, tôi sẽ mời hẳn một giáo viên chuyên toán về nhà để kèm cho cháu. Cấp THPT là rất quan trọng vì còn phải thi ĐH nên không phải học trường nào cũng được. Con tôi thuộc địa bàn chỉ xét tuyển chứ không thi nên tôi muốn con phải thi đậu vào Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai hoặc THPT Lê Quý Đôn mới được” - chị Như thẳng thắn.

Không nên cho con học quá sức

Cô Nguyễn Thị Khánh Dương, giáo viên Trường THCS Trường Chinh (quận Tân Bình), cho biết hiện cô đang dạy ôn môn văn cho rất nhiều HS tại Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng. Nhìn lịch ôn của HS, giáo viên cũng phải chóng mặt. Nguyên nhân vì HS không lượng được sức mình, phụ huynh quá tin tưởng con, chọn nguyện vọng cho con vào trường cao điểm rồi ôn nhiều nơi để thi nước rút. Điều này khiến không ít HS bị đuối sức, không có thời gian thấm bài dẫn đến bị rối kiến thức, nhiều em dù học khá nhưng vì ôn quá sức khiến kết quả ngược lại.

Cô Trần Thị Thơm, giáo viên Trường THPT Ten Lơ Man, cũng cho rằng phụ huynh cho con đi ôn nhiều nơi chỉ là liệu pháp tinh thần vì ai cũng muốn cho con mình thi đậu vào THPT. Ôn thi ở trung tâm cũng tốt vì có giáo viên nhiều kinh nghiệm nhưng phải có thời gian dài, cũng như văn ôn võ luyện, không thể chỉ ôn thi cấp tốc hay vài tháng là được.

Theo cô Trương Thị Mỹ Lai, Hiệu trưởng Trường THCS Sông Đà (quận Phú Nhuận), nhà trường đang tổ chức các buổi tư vấn cho phụ huynh và HS để đăng ký nguyện vọng hoặc chọn hướng đi phù hợp với năng lực hơn. “Những em nào có khả năng, nhà trường sẽ hướng dẫn chọn nguyện vọng bằng cách lấy điểm những bài thi học kỳ cộng lại rồi trừ đi 2-3 điểm để tham khảo so sánh với điểm chuẩn các trường trong năm học trước, ứng với mỗi nguyện vọng, các em trừ hao xuống để có khoảng cách phù hợp. Trường cũng định hướng cho các em khi chọn trường phải dựa vào vị trí địa lý từ nhà đến trường để tránh trường hợp nhiều em thi đậu nhưng không đi học được vì xa” - cô Lai nói.

Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam rất vui mừng được đón chào một Amser tài năng với danh hiệu thủ khoa của 2 khối toán và hóa: Em Trịnh Tuấn Anh. Tuấn Anh là học sinh lớp 9D – trường THCS chuyên Hà Nội – Amsterdam do cô Nguyễn Thanh Bình làm chủ nhiệm. Khi được hỏi về Tuấn Anh, cô Bình rất hài lòng cho biết: “ Em là một học sinh giỏi toàn diện. Cô rất vui và tự hào vì những kết quả mà em đã đạt được.” Và bây giờ hãy cùng gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của cậu bạn tài năng này.

Trịnh Tuấn Anh

- 9 năm liền là học sinh giỏi xuất sắc

- 2 học bổng danh dự của trường

- Giải 3 môn Toán, giải 3 môn Tiếng Anh kỳ thi Olympic Hà Nội – Amsterdam lớp 6

- Giải khuyến khích môn Tiếng Anh kỳ thi Olympic Hà Nội – Amsterdam lớp 7

- Giải nhất học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học cấp quận

- Giải nhất học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học cấp thành phố

- Phần thưởng học sinh giỏi tiêu biểu thủ đô năm học 2011-2012

- Thủ khoa môn Hóa, môn Toán và đạt điểm cao nhất trong kỳ thi vào lớp 10 năm học 2012-2013 của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Tuấn Anh (thứ 2 từ trái sang) bên cạnh cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thanh Bình

Phóng viên (PV): Chào Tuấn Anh, chị được biết em là thủ khoa khối toán và hóa thi vào lớp 10 trường Ams năm nay, em có bất ngờ với kết quả này không?

Tuấn Anh (TA): Phải nói là em khá bất ngờ với kết quả mà mình đã đạt được. Sau khi hoàn thành tất cả các môn thi, em cũng không thật sự chắc chắn liệu mình có thể tiếp tục gắn bó với ngôi trường này thêm 3 năm nữa hay không. Vì lúc đó em không thực sự tin tưởng vào bài thi môn văn của mình và em cũng thấy có rất nhiều bạn làm bài tốt. Em chỉ hi vọng mình có một điểm số thật  an toàn để hoàn thành ước mơ của mình. Nhưng kết quả lại quá bất ngờ, khi mà em lại trở thành thủ khoa cả 2 môn chuyên mà mình đăng kí là toán và hóa cũng như thủ khoa thi vào lớp 10 của trường Ams năm học 2012-2013.

PV: Theo em thì bí quyết quan trọng nhất giúp em hoàn thành tốt kì thi là gì? Và kiến thức hay kỹ năng chiếm vai trò thiết yếu hơn?

TA: Theo em, để hoàn thành tốt những bài thi vào trường Ams – đề thi của Sở ra thì không chỉ kiến thức mà kĩ năng làm bài như cách trình bày, khả năng phân bố thời gian… đều chiếm vai trò rất quan trọng. Với cách ra đề của Sở thì đề thi các môn điều kiện không khó, đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản là đủ. Vì vậy, học sinh phải cẩn thận trong khâu trình bày bài, không thể để mất điểm những lỗi nhỏ trong bài. Còn với bài thi chuyên thì đề khó và dài nên cần phải có kiến thức tốt và khả năng suy luận nhanh để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.

PV: Em thích môn học nào nhất và môn học nào em nghĩ mình có sở trường nhất?

TA: Em nghĩ rằng môn hóa là môn sở trường của mình và cũng là môn học mà em thích nhất!

PV: Em quyết định sẽ học khối nào? Và tại sao? Môn học đó có ý nghĩa gì với em?

TA: Em đã quyết định học chuyên hóa bởi vì đó là môn học mà em yêu thích nhất và mong muốn khi em còn đang là học sinh lớp 8, đồng thời đây là môn học mà em nhận được nhiều sự chia sẻ của bố mẹ vì bố em đang công tác trong ngành hóa học. Hơn thế, hóa học còn là ngành có nhiều ứng dụng trong đời sống.

Tuấn Anh (thứ 4 từ trái sang) và các bạn cùng khối

PV: Vậy ai là người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc học tập của em, ảnh hưởng như thế nào?

TA: Bố mẹ, thầy cô cũng như bạn bè em, tất cả đều có ảnh hưởng đến việc học tập của em, nhưng bố mẹ là người có tác động lớn nhất. Công việc hàng ngày của bố em ở cơ quan cho em những ước mơ học tập tốt tất cả cả các môn học, đặc biệt là môn hóa học. Năm học lớp 9 là năm học vất vả, bởi cuối năm có một kì thi vô cùng quan trọng, định hướng cho tương lai – đó là kì thi vào lớp 10. Nhưng nhờ có sự quan tâm, động viên của bố mẹ, thầy cô, bạn bè, em đã cảm thấy thật sự thoải mái trong học tập và vượt qua kỳ thi này với thành tích cao nhất.

PV: Em có thể bật mí ước mơ (hoặc kế hoạch) của mình trong tương lai không?

TA: Hiện tại thì em vẫn đang nghỉ ngơi sau kì thi và chuẩn bị bước vào năm học mới. Em hi vọng rằng trong 3 năm tới khi học ở trường Ams em có thể đạt thành tích cao hơn, đem lại vinh dự cho trường. Sau khi ra trường em mong ước rằng mình sẽ được đi du học bởi đó là điều mà rất nhiều anh chị cựu Amser đã từng làm được.

PV: Ngoài việc học, em có tham gia các hoạt động xã hội hoặc hoạt động ngoại khóa không? Em đã bố trí thời gian như thế nào để cân đối các việc chơi và học?

TA: Ở những năm học trước, em chưa có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội hay ngoại khóa do trường tổ chức . Nhưng em luôn vui chơi cùng với bạn bè vào những lúc không bị vướng bận việc học để đầu óc được thoải mái hơn. Em cũng sẽ cố gắng tham gia một số CLB của Ams3 trong những năm tới, quan tâm đến những hoạt động của trường lớp hơn, hay tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn để trở thành người năng động hơn.

PV: Những lúc rảnh rỗi em thường làm gì? Điều này có giúp ích cho việc học tập của em không?

TA: Em thường nghe nhạc, hay xem ti vi cũng như chơi thể thao, bởi nó giúp tinh thần em được thoải mái hơn nhiều sau những giờ học mệt mỏi.

Cảm ơn Tuấn Anh vì bài phỏng vấn vừa rồi! Chúc em sẽ thành công trên con đường mình đã chọn!

Tư liệu do nhân vật cung cấp

 Hằng Anh (Văn 10-1

15 phút trước giờ thi, bạn nên làm gì ?

Đưa lên bởi: 

thuanld 

| 28/06 | 

29 lượt xem

Sau những ngày vùi đầu với bài vở, giờ là lúc các thí sinh cần một trí óc tỉnh táo và minh mẫn hơn bao giờ hết.

Giải tỏa tâm lý căng thẳng

Khảo sát trên hơn 2.000 học sinh lớp 12 tại TP.HCM do một trung tâm kỹ năng sống thực hiện với tiêu đề Hai tuần trước kỳ thi đại học, bạn làm gì?, có tới 80% trả lời là “cắm đầu cắm cổ” học ngày học đêm đến nỗi không còn chút tâm lý nào để bước vào kỳ thi.

Đó chính là lý do vì sao có nhiều người “học tài thi phận”, khi học trên lớp thì sáng láng, nhưng cứ vào phòng thi là “khớp khớp con ngựa ô”, thậm chí tệ đến mức có “trúng tủ” thì cũng “đem lộn chìa khóa”.

“Cày ngày, cày đêm” khiến nhiều bạn cảm thấy nặng nề, căng thẳng

Nhiều bạn còn tự đeo vào vai mình một tảng đá lớn áp lực "bạn mình đậu mà mình không đậu thì quê lắm", khiến chất lượng bài thi thấp hơn rất nhiều so với khả năng thực có.Do đó, điều quan trọng nhất lúc này là giải tỏa tâm lý căng thẳng, chuẩn bị kỹ và đẩy lùi ngay những triệu chứng mệt mỏi trí não - nguyên nhân chính dẫn của những biểu hiện trên.

Dù đã sẵn sàng chạy nước rút về đích hay vẫn đang “bơi” trong những "nỗi lo âu xoắn não", bạn cũng phải tìm cách tập trung trí não ở mức tốt nhất. Điểm thi chỉ có thể cao tối đa nếu bạn đón trúng “điểm rơi phong độ”, nghĩa là thời điểm “phong độ” của bạn đạt ở đỉnh cao nhất.

Một tinh thần thoải mái là điều hết sức cần thiết

Bí quyết

Trước 3 ngày:

Đảm bảo dạ dày của bạn không dở chứng, ăn sáng tại quán quen thuộc để đảm bảo an toàn. Đi sớm trong ngày thi để tránh kẹt xe, nên cần tập dậy sớm 3 ngày liên tục để đồng hồ sinh học kịp thích nghi.Trấn tĩnh tinh thần cũng là điều quan trọng để đạt kết quả tốt trong kỳ thi

Trước 1 ngày:

Thư giãn. Hãy tự thưởng cho mình một cây kem yêu thích hoặc một chầu trà chanh chém gió với bạn thân. Ngủ đủ giấc.

Trước 15 phút:

Nếu cảm thấy quá lo lắng hãy dành vài phút để trấn tĩnh tinh thần. Hít thở thật sâu, massage nhẹ nhàng cổ và phần trán trước, day nhẹ hai chân mày… để giải tỏa áp lực sẵn sàng nghênh chiến với những câu hỏi hóc búa.Kiểm tra lại giấy tờ, thẻ… Bạn nên mang theo đồng hồ để căn giờ và khăn giấy lau mồ hôi.

Trước 1 phút :

Hãy dặn lòng mình phải cần thận từng chữ một nhé.

Lê Đức Thuận

(Theo Infonet

Chia sẻ bí quyết 'săn' học bổng thành công

Đưa lên bởi: 

thuanld 

| 28/06 | 

58 lượt xem

Hai nhà học giả Benjamin Kaplan và Roxana Hadad vừa đưa ra những lời khuyên rất hữu dụng trên trang Fastweb cho những ai đang có tham vọng “giật” được một suất học bổng cho mình. Dưới đây là các ý khái quát được nêu:

- Hãy nộp đơn vào càng nhiều loại học bổng càng tốt. Nhiều người nghĩ rằng chỉ nên tập trung dồn hết sức vào một hay hai học bổng nhất định nên đã vô tình tự hạn chế cơ hội cho chính mình.Nếu thấy học bổng chỉ có giá trị vài trăm đôla thì chúng ta cũng không nên bỏ qua cơ hội này vì chúng sẽ trang trải được phần nào chi phí học tập hay làm dày thêm bộ thành tích của chúng ta khi đi xin những loại học bổng có giá trị lớn hơn.

- Kết hợp giữa việc săn học bổng với các bài kiểm tra trên trường. Hiện nay có rất nhiều loại học bổng của các trường đòi hỏi về khả năng suy luận, phân tích nhân vật, tác phẩm văn học... và xu hướng trên đang ngày càng phổ biến nên sẽ rất tiện lợi nếu bạn biết tận dụng kỹ thuật kết hợp này.

Chẳng hạn như giáo viên ở lớp giao đề tài “Phân tích một cuốn sách mà anh/chị yêu thích nhất” thì bạn có thể sử dụng ngay cuốn tiểu thuyết The Fountainhead của tác giả Ayn Rand để viết khi bạn biết được đây cũng là một tác phẩm mà ngôi trường bạn đang nhắm vào cũng có đòi hỏi tương tự để trao học bổng.

- Nên quan tâm tới việc "tái sử dụng" một mẫu đơn xin học bổng chính. Đừng nên tốn quá nhiều thời gian cho việc viết nhiều đơn xin học bổng khác nhau cho từng trường, thay vì vậy bạn hãy dùng một đơn xin học bổng hoàn chỉnh nhất của mình từ trước tới giờ rồi thêm thắt, sửa chữa những chi tiết cho phù hợp hơn trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Hành động này không những giúp bạn có thêm nhiều thời gian để làm những công việc có ích khác mà lá đơn của bạn cũng sẽ ngày một hoàn hảo hơn khi bạn dễ dàng tìm ra những lỗi sai trước đây khi phải đọc đi đọc lại nó nhiều lần.

- Hãy tham gia các câu lạc bộ và tổ chức xã hội trong trường học hay khu vực đang sinh sống vì hiện có rất nhiều loại học bổng được cấp cho các cá nhân có bề dày hoạt động xã hội. Nếu từng tham gia các công việc bán thời gian ở đâu thì bạn cũng đừng quên ghi vào hồ sơ của mình. Các trường đại học ở nước ngoài không chỉ tập trung vào bảng thành tích học tập đơn thuần mà còn rất quan tâm việc bạn đã đóng góp được gì cho xã hội.

- Nếu là người khuyết tật thì bạn cũng đừng nên giấu đi chi tiết này. Đơn giản một điều rằng các nhà xem xét trao học bổng sẽ nhận ra nghị lực phi thường của bạn trong việc phấn đấu vượt lên số phận để theo đuổi việc học.

Tương tự, việc bạn xuất thân từ một dân tộc thiểu số cũng là một yếu tố nổi bật giúp họ nhận ra sự khác biệt ở bạn. Nhiều loại học bổng không đòi hỏi bạn phải mang 100% dòng máu người thiểu số mà chỉ cần ba hoặc mẹ mình thuộc dân tộc trên nên bạn hoàn toàn có thể mạnh dạn ứng cử vào học bổng đó.

- Cuối cùng bạn cũng đừng quên học hỏi kinh nghiệm từ những người từng đạt học bổng trước đây. Họ sẽ là một “nguồn tài nguyên” cực kỳ hữu ích trong việc truyền đạt cho bạn các lời khuyên cũng như mẹo để có thể “săn” học bổng một cách thành công, sẻ chia kinh nghiệm để giúp các bạn tránh khỏi những lỗi lầm có thể tránh được khi đi xin học bổng.

Lê Đức Thuận

(Theo Tuổi trẻ)

Con đường du học - điều gì đang chờ bạn?

Đưa lên bởi: 

thuanld 

| 12/04 | 

439 lượt xem

Ngoài lấy được kiến thức, thì con đường này sẽ mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Môi trường học tập tối ưu. 

Các học phần được sắp xếp phù hợp, đội ngũ giáo sư có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất "long lanh" khỏi bàn. Kỹ năng tự học, trình độ ngoại ngữ từ khả năng viết, phát âm đều tăng đáng kể. 

Hoàn thiện bản thân với hoạt động ngoại khóa

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin về các hoạt động ngoại khóa CLB ở trường. Vì hầu hết các trường đều tổ chức "tuần thông tin" cho sinh viên mới. 

Như trường hợp của Quân (20 tuổi, du học sinh Singapore), ban đầu anh chàng chuẩn bị sẵn tư tưởng sang đây chỉ có học. Thế nhưng, khi tình cờ tham gia vào CLB công nghệ thông tin, với những lần viết game chung, tổ chức BBQ với các thành viên đã khiến cậu hoạt bát và phát huy tối đa sở trường để kiếm thêm thu nhập và nâng cao chuyên môn của mình. 

Va đập cuộc sống

Với du học sinh, chuyện sống tự lập, quay cuồng với các mối quan hệ xã hội, làm một công việc part-time để trang trải chi phí là chuyện rất bình thường và là cơ hội để rèn luyện bản thân. Đặc biệt, làm việc part-time gần như là chuyện hiển nhiên với cả học sinh bản xứ. Công việc khá đa dạng: Bồi bàn cho một quán ăn, góc coffee... 

Với Q.Anh (21 tuổi, du học sinh Anh) chia sẻ: "Làm thêm với tớ là một sở thích. Năm nhất, tớ bắt đầu đi phục vụ quầy bar. Năm hai, cực kì thích khi chuyển đến làm việc trong quầy giải khát vào cuối tuần ở sân vận động của CLB bóng đó Newcastle. Vào 20 phút cuối của trận thì mình được ra sân ngồi xem free trong khi đối với người bình thường, giá vé luôn cao ngất ngưởng khi đặt mua". 

Trải nghiệm những điều mới mẻ

Có những điều trước đây bạn chỉ được thấy trên tivi thôi, nhưng bây giờ, bạn sẽ thực sự được trải nghiệm đấy. Thanh Hiền (du học sinh Úc) kể: "Những bạn du học sang đây đều rất thích văn hóa tàu điện ngầm vì tàu chạy rất êm, giá rẻ lại có thể học bài nữa. Chỉ với khoảng 3 AUD ( tương đương 40K) mình có thể đi tàu 2 chiều với khoảng cách 200km, và hàng tháng mình chỉ mất chừng 100AUD cho việc đi lại mà thôi". 

Và bạn nên có gì trong chiếc vali của mình?

Hồ sơ du học: tất cả những giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, CMND, thư nhập học,...), những thứ liên quan đến học vấn (học bạ,...) cần được chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận. Liên hệ với công ty tư vấn đáng tin cậy bởi vì sai sót giấy tờ là chuyện thường gặp. 

Quần áo: bạn hãy mang số lượng quần áo vừa phải vì ở nước ngoài có rất nhiều đợt sale và đó là dịp để bạn mua sắm quần áo chưa kể đến thời tiết mỗi nơi cũng khác nhau cho việc chọn đồ. 

Tiền bạc, điện thoại di động: tiền mặt, thẻ tín dụng cần được lưu giữ cẩn thận dưới dạng ngoại tệ. 

Thức ăn và thuốc men: nên mang theo chút đồ ăn liền như mỳ, phở, bún, (để có thể dùng trong vài ngày đầu), bột ngọt, gia vị, măng khô, nấm khô... để phòng lí do "sốc văn hóa". Bên cạnh đó là một ít thuốc trị bệnh thường gặp như cảm cúm, đau bụng, nhức đầu... vì ở một số nước việc mua thuốc không dễ dàng nếu bạn không có toa chỉ định từ bác sĩ.       

Lê Đức Thuận

(Theo TTVN)

hiến thuật giành học bổng đại học danh tiếng Mỹ

Đưa lên bởi: 

thuanld 

| 13/06 | 

175 lượt xem

Thay vì bảng điểm hoành tráng, Nguyễn Tài Đức chinh phục đại diện đến từ Macalester College, một trong 30 đại học hàng đầu Mỹ, bằng thành tích ngoại khóa. Tháng 8 này cậu sẽ sang Mỹ học chuyên ngành Media Studies.

Với Đức, vào được trường top 30 của Mỹ là một may mắn. Ảnh: Bình Minh.

Nguyễn Tài Đức, lớp 12 chuyên Nga trường Hà Nội - Amsterdam vừa giành học bổng 70% của trường Macalester College. Trước buổi phỏng vấn 3 ngày, cậu được bạn chia sẻ thông tin và tìm hiểu về trường. Ban đầu nghĩ đi phỏng vấn cho vui, lấy kinh nghiệm, nhưng khi đọc thông tin về trường, Đức bị ấn tượng bởi logo Liên Hiệp Quốc có hình quả địa cầu nằm trong quả cam bóc vỏ.

Nhận thấy trường đứng trong top 30 đại học hàng đầu của Mỹ, có cơ hội việc làm tại Liên Hiệp Quốc sau khi ra trường và có nhiều nhân vật nổi tiếng từng học như cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, Đức hào hứng đi phỏng vấn. Tự nhận học lực chỉ bình thường vì điểm tổng kết 8,7, Đức đến gặp đại diện trường Macalester với bản hồ sơ mạnh về thành tích hoạt động ngoại khóa.

Là người phỏng vấn cuối cùng, Đức được "ưu ái" dành khá nhiều thời gian để chuyện trò với tiến sĩ Robert Steven Colee, người phụ trách bộ phận hỗ trợ tài chính cho sinh viên của trường. "Lần đầu tiên đi phỏng vấn nên em rất run. Sau ít phút mất bình tĩnh, em đã tập trung vào truyền thống, điểm mạnh của trường, đặc biệt nói nhiều về bóng chày, môn thể thao ông ấy yêu thích", Đức nhớ lại.

Đức kể, tiến sĩ Colee "mắt bừng sáng" khi biết cậu là đội trưởng bóng chày của trường Ams. Trong tưởng tượng, ông Colee không nghĩ môn thể thao này lại "tồn tại" ở Việt Nam. Còn với Đức, cậu đến với bóng chày như một cách xả căng thẳng học hành. Mỗi lần cầm quả bóng và ném thật mạnh về phía trước, cậu thấy như được giải tỏa.

Năm 2011, Đức sang Thái Lan dự giải rubic quốc tế. Chuyến đi này có cả bố mẹ cậu theo cùng.

Ngoài bóng chày, Đức còn "bàn luận" về truyền thống Scotland của trường. Người xứ Scotland thường chơi một loại nhạc cụ đặc biệt, biết được điều này, cậu hỏi ông Colee trường có lớp học nào như thế? Thời tiết cũng là điều Đức quan tâm. Thấy cậu lăn tăn không biết sinh viên quốc tế chống chọi với cái lạnh thế nào, đại diện trường kể về cậu học sinh Uganda chưa bao giờ thấy tuyết. Đến kỳ nghỉ đông, ai cũng nghĩ cậu sẽ về nước tránh rét nhưng cậu ở lại, mua rất nhiều quần áo và quấn vào người như quả bóng. Sau đó, nam sinh còn đưa cả em gái sang cùng.

Là trường có "liên quan tới Liên Hiệp Quốc" nên theo Đức, người phỏng vấn thích những ứng viên biết nhiều ngoại ngữ. Đức chia sẻ, biết cậu học tiếng Nhật năm cấp 2, cấp 3 học tiếng Nga, tiếng Anh, tiến sĩ Colee tỏ vẻ ấn tượng.

Không giống với những bạn khác chỉ chú trọng đến điểm số, Đức tâm niệm "làm được gì cho đời" mới quan trọng. Bản thân Đức cuối năm lớp 8 từng tham gia trại hè của CISV, một tổ chức quốc tế được thành lập với mục đích thúc đẩy hòa bình thế giới thông qua việc trao đổi văn hóa giữa trẻ em các nước. Chuyến giao lưu kéo dài một tháng ở Italia đem lại cho cậu nhiều trải nghiệm quý báu. Đến giờ, Đức vẫn còn giữ liên lạc với những người bạn quốc tế.

Cùng với bảng thành tích ngoại khóa trên, trong buổi phỏng vấn, Đức cũng chia sẻ với ông Colee về sở thích chơi rubic. Năm 2011, Đức cùng bốn bạn sang Thái Lan dự giải vô địch rubic thế giới. Lần ấy, Đức đạt thành tích 11 giây, cao nhất toàn đoàn Việt Nam và xếp thứ 30 khu vực châu Á.

Ở trường, Đức thường đảm nhiệm những công việc làm clip cho các sự kiện. Cậu ước mơ sau này trở thành nhà làm phim.

Nhắc đến thành công, Đức tự nhận may mắn và khác biệt. May mắn ở chỗ dù bảng điểm không thực sự xuất sắc, điểm thi tiếng Anh không vượt trội so với học sinh chuyên Anh, nhưng Đức có "chiến thuật" nói chuyện phù hợp, đánh trúng sở thích, tâm lý của người phỏng vấn. Bởi vậy, cậu là người được chọn trong số những học sinh Amsterdam nộp hồ sơ.

Đức chia sẻ, một người bạn trong trường cũng đi phỏng vấn trường Macalester nhưng đã sai lầm khi nói nhiều về rock. Rút kinh nghiệm, Đức chú trọng tới những thứ cổ điển hơn. Một thời gian sau phỏng vấn, Đức nhận email chúc mừng của trường khi đang ngồi học trong lớp.

"Em nhận tin nhắn của bạn nói ứng viên cùng trường bị trượt. Hồi hộp, em ra ngoài mượn bạn ấy máy để check mail. Em đã phải nhập đi nhập lại password vài lần mới vào được, sau đó cũng phải đọc kỹ thư mới hiểu mình đã được nhận. Em đã hét òa lên vui sướng trong tiếng chúc mừng của bạn bè", Đức kể và cho hay mùa săn học bổng năm nay, cậu định gửi 15 bộ hồ sơ nhưng mới nộp gần chục bộ. Ngoài Macalester, bốn trường khác đã nhận Đức, số còn lại chưa có kết quả.

Trong suốt quá trình làm hồ sơ gửi sang các trường ở Mỹ, Đức luôn được mẹ hỗ trợ. Cậu thi vào chuyên Nga cũng một phần vì có cả bố và mẹ từng học ở Nga, phần vì biết "lượng sức mình". Vào cấp 3, thấy bạn bè rục rịch ý định đi du học, Đức bắt đầu nuôi ước mơ. Ngoài học, cậu tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp nhiều tài năng đàn, beatbox và làm clip.

Ước muốn trở thành nhà làm phim, Đức đăng ký khoa Media Studies của trường Macalester. Cậu cho rằng mặc dù ngành phim ở trường này không phải là thế mạnh, nhưng học ở đây cậu sẽ có nhiều cơ hội tham gia các chiến dịch cho Liên Hiệp Quốc khi ra trường. Hiện tại, Đức xin visa và chuẩn bị sức khỏe cho chuyến nhập học vào tháng 8 sắp tới.

Cô Phạm Thị Bích Hồng, chủ nhiệm lớp chuyên Nga, cho hay, Đức rất có khả năng sáng tạo và sức bật. Mặc dù lực học không thật sự xuất sắc như các bạn trong lớp, nhưng ở những thời điểm quan trọng, Đức vẫn có thể bật lên được. "Tôi không bất ngờ khi biết Đức giành học bổng. Với tính cách và sức bật như vậy, tôi nghĩ em ấy có thể làm được. Ngoài học tập, Đức là học sinh chăm chỉ, tham gia nhiệt tình các hoạt động, đặc biệt em ấy xoay rubic rất giỏi", cô Hồng nói.

Lớp chuyên Nga của Đức năm nay có 13 bạn trên tổng số 17 học sinh giành học bổng du học các nước.

Lê Đức Thuận

(Theo Vnexpress)

Giải mã những kỳ tích của Amser

Đưa lên bởi: 

admin 

| 12/02 | 

1383 lượt xem

Là học sinh sinh viên Việt Nam hẳn bạn đã từng nghe đến cái tên Chuyên Amsterdam với những thành tích khủng trong học tập của các bạn học sinh. Và yếu tố cực quan trọng ở đây không gì khác chính là ngoại ngữ và ngoại khóa. Hãy cùng giải mã những kỳ tích của các Amser nhé!

Bạn Tôn Hà Anh - Nữ sinh Ams nhận học bổng của 5 trường ĐH Mỹ

Một trong những điểm làm nên thương hiệu Amser là bảng thành tích học tập mà bất kỳ ai liếc qua đều choáng. Với phổ điểm đẹp long lanh, hăng say “join in” hoạt động xã hội, thay vì phải chen chân giành một tấm vé “bay vào giảng đường”, không ít Amser đã được nhiều trường ĐH danh tiếng trên thế giới mời nhập học.

Điển hình như cậu bạn Trần Hải Châu (cựu chuyên Toán) “rinh” ngon ơ suất học bổng toàn phần trị giá 5 tỷ VND của trường ĐH Brown. Ngoài ra bạn í còn được 8 trường ĐH khác ở Mỹ mời nhập học. Hay như Tôn Nữ Hà Anh – Á khoa “đầu vào” chuyên Ams, hiện đang là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của ĐH Havard. “Tuyệt chiêu” của những kỳ tích này là gì nhỉ?

Ngoại ngữ – Bước đầu chạm tay đến ước mơ

Xác định phải ẵm bằng được một suất học bổng du học, nên dù là khối tự nhiên hay xã hội, các Amser đều rất chăm chỉ “cày” ngoại ngữ. Thu Quỳnh – teen Ams giành được 13 suất học bổng tại Mỹ chia sẻ “Mình dân chuyên Toán nhưng rất kết môn Tiếng Anh. Ngày xưa, mình toàn tìm lời ca khúc trên mạng, tra từ điển và dịch từng câu một cho đến khi hiểu hết cả bài mới thôi. Dần dần mình không chỉ thích nghe nhạc Anh mà còn yêu luôn cả môn học này …”.

Vì thế, nếu như bạn biết một Amser nào học chuyên tự nhiên nhưng rất chăm chỉ “cày” tiếng Anh, thì có thể “hắn ta” đang “lăm le” một suất học bổng toàn phần danh giá.

Bài học “rút tỉa”: Ngoại ngữ không chỉ là một môn học, mà còn là điều kiện để bạn “ứng thí” vào những cuộc đua học vấn khốc liệt như săn học bổng toàn phần hay những chuyến giao lưu văn hóa. Vì thế, IELTS 8.0 chẳng có gì quá sớm nếu tham vọng bạn đặt ra trong 2 năm tới là đặt chân vào một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Hoạt động ngoại khóa – Điểm cộng “nặng kí” cho hồ sơ cá nhân

Các trường ĐH, CĐ ở Mỹ hay những quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, không chỉ đánh giá con người qua điểm số mà còn chú trọng vào kỹ năng, vào những gì thí sinh đã đóng góp cho cộng đồng. Vì thế, trong đơn, bao giờ cũng có mục Extra curriculum (Hoạt động xã hội) mà nhà tuyển dụng yêu cầu bạn kê khai. Sẽ rất khó để “rinh” học bổng với một phổ điểm “lấp lánh” nhưng thành tích ngoại khóa thì chẳng có nổi một dòng. Các Amser hiểu rất rõ điều này. Thay vì suốt ngày dán mắt vào trang sách, các bạn ấy cân bằng rất hiệu quả giữa việc “học mà chơi, chơi mà học”.

Cậu bạn Trần Hải Châu là một ví dụ. Bước vào trường Ams được vài tháng, Châu cùng nhóm bạn thân lập cửa hàng sách trực tuyến và thư viện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Anh chàng còn tham gia nhiều cuộc thi về lĩnh vực máy tính và từng đoạt giải tại Hội chợ ứng dụng tin học trong việc giảng dạy thành phố. Một điều khá thú vị là những Amser giành học bổng nước ngoài có khá nhiều tài lẻ. Họ có thể đá bóng giỏi, vẽ đẹp hoặc chơi đàn rất hay. Những thứ tưởng chừng như “tiểu tiết”, song khi đưa vào CV, lại giúp các nhân vật chính nổi bật.

Bài học “rút tỉa”: Sở hữu một bảng điểm đẹp, lẽ dĩ nhiên bạn được đánh giá cao. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó không giúp bạn đến gần hơn với ước mơ học bổng. “Key word” ở đây chính là hoạt động ngoại khóa. Nó chứng tỏ những giá trị khác bên trong con người bạn: tố chất lãnh đạo, tự tin, năng động, biết sống vì cộng đồng…

Bài luận – “Đòn quyết định”

Giữa một “rừng” thí sinh mà ai nấy đều học ổn, chơi cừ, thì điều then chốt cuối cùng tạo nên sự khác biệt đó chính là bài luận. Hà Anh chia sẻ: “Đây là phần khá hóc và mang tính quyết định, nên bạn phải thực hành sớm. Bài luận càng sắc sảo, cá tính bao nhiêu, thì cơ hội “ẵm” học bổng càng dễ bấy nhiêu”.

Đó cũng chính là lý do vì sao Hải Châu đã đề cập mối liên hệ giữa Toán học và Tâm lý trong bài luận của mình. Sự liên hệ độc đáo và rất “Hải Châu” ấy đã giúp anh chàng vượt lên hàng ngàn thí sinh khác để trở thành “người được chúng tôi lựa chọn”.

Bài học “rút tỉa”: Viết luận là cơ hội để bạn trình bày quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Nó thể hiện rõ dấu ấn cá nhân và cho thấy phần nào cá tính của bạn. Đây là một yêu cầu khó, đòi hỏi kỹ năng viết, sự sáng tạo và mang tính quyết định. Vì thế, hãy chịu khó tập viết luận ngay từ bây giờ để mơ ước “cá chép hóa rồng” sớm thành hiện thực bạn nhé.

Minh Phương (chuyên Trung khóa 10 - 13)

Theo duhocmy.info.vn

Mai Linh: “Mọt sách” thời hiện đại

Đưa lên bởi: 

Trần Ngọc Linh 

| 22/04 | 

2521 lượt xem

Nhìn qua bảng thành tích dài của Mai Linh chắc hẳn không ít bạn ngỡ rằng đó là một cô nàng nghiêm nghị, già dặn? Lại thêm nickname “mọt sách”, chăc hẳn phải có cặp mắt kính dày cộp rồi? Thế nhưng, trái với hình dung, đó là một cô bạn xinh xắn, dễ thương, rất hay cười với lời khẳng định chắc nịch: “Mình chín chắn nhưng cũng rất hồn nhiên và nhí nhảnh!”.

Họ và tên: Bùi Mai Linh

Ngày sinh: 29.6.1991

Cựu học sinh Pháp1 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Sứ giả” tuổi teen

 Tham gia Câu lạc bộ phóng viên nhỏ kiêm Phát thanh viên chương trình thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam từ năm lớp 6 và trở thành chủ nhiệm CLB từ năm 2005, mối quan tâm hàng đầu của Mai Linh và các “đồng nghiệp” teen chính là quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Linh đã cùng các bạn trong CLB của mình có nhiều chuyến thực tế, giao lưu với các bạn nhỏ ở nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, kể cả các bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa. Cô nàng cũng là lãnh đạo kiêm tình nguyện viên chuyên nghiệp của Children Link Club chuyên tổ chức các hoạt động vì trẻ em như quyên góp ủng hộ trẻ em vùng lũ, tổ chức trung thu cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS. 

Chính sự nhiệt tình với các hoạt động này, Linh được chọn là đại diện duy nhất của teen Việt Nam tham dự diễn đàn trẻ em và phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em diễn ra tại New York (2007). Trong diễn đàn, Linh xung phong vào nhóm trẻ em bàn về giáo dục và xin về ban phóng viên. Cùng với hai đại biểu khác, nhóm của Linh thực hiện bài phỏng vấn với hai bộ trưởng Nepal, Bỉ, Tổng giám đốc điều hành UNICEF và những trẻ em tham gia bàn tròn. Tác phẩm đăng trên trang web đã khiến nhiều người lớn bất ngờ về khả năng quay phim, viết bài của các “nhà báo nhí” này.

Nói về các chương trình, bài viết của mình, cô nàng chia sẻ: “Mình không bao giờ ngồi tính xem đã làm được bao nhiêu chương trình mà chỉ quan trọng mình đã giúp được gì cho mọi người qua những hoạt động đó. Mỗi lần đi thực tế viết bài, được tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh, gương mặt trong cuộc sống giúp mình trưởng thành hơn”. 

Cô lớp phó năng nổ

Đi nhiều và tham gia nhiều hoạt động xã hội, lại là một lớp phó cực kỳ năng nổ của lớp, nhưng không vì thế mà Linh xao nhãng học hành đâu nhé. Cô nàng là một nhân học hành rất “đỉnh”, đặc biệt là hai môn yêu thích: Văn và Tiếng Pháp. Đợt tham gia diễn đàn của UNICEF năm 2007 đúng vào lúc chuẩn bị thi Học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Pháp, dù đã xác định “hi sinh” cuộc thi, vậy mà cô nàng cũng kịp rinh ngay giải Ba Toàn quốc đấy. 

Sở dĩ giỏi môn Văn là do Linh có sở thích nghiền ngẫm các tác phẩm văn học trong và ngoài nước. Sở thích này cũng góp phần tạo nên một cô nàng lãng mạn, thân thiện và đôi khi là hơi… “sến” như Linh tự nhận. Cái nickname “Linh mọt sách” cũng từ đây mà ra.

Chia sẻ “bí kíp” học tập, Linh cho biết: “Mình quyết tâm làm cái gì là tập trung vào cái ấy, phân chia thời gian rõ ràng giữa đam mê công việc và học tập. Thế nên các hoạt động không ảnh hưởng đến thành tích học tập của mình”.

Hiện tại, cô nàng đang học thêm tiếng Anh để thực hiện ước mơ đi du học về lĩnh vực truyền thông. “Thực ra, mọi thủ tục đi du học Pháp mình đã chuẩn bị xong từ năm lớp 10 rồi, nhưng mình rất muốn tiếp tục theo đuổi đam mê báo chí và truyền thông. Ngoài ra, mình cũng muốn trở thành một nhà ngoại giao giỏi, nên tiếng Anh là tối cần thiết”. Hi vọng với quyết tâm, bản lĩnh của mình thì ước mơ của cô nàng “mọt sách” này sẽ mau chóng trở thành hiện thực!

“Bật mí” những bí mật: 

• Ưu điểm của Linh là: “Thích nói, nói nhiều và nói giỏi”, còn khuyết điểm của cô nàng là tật hay quên. Để khắc phục tật này, vật bất ly thân của Mai Linh là một quyển sổ được cô nàng tự tay trang trí rất đẹp. 

• Điều tiếc nuối nhất của Mai Linh chính cô nàng đã mất hầu hết những hình ảnh trong chuyến tham gia các hoạt động tại Liên Hợp Quốc vì máy ảnh bị... hỏng. 

• Mai Linh là bạn cùng lớp với hai cô bạn Hot VTeen quen thuộc của chúng ta là Thu Hà (Hot VTeen ứng xử hay 2007) và Phương Hoa (Hot VTeen toàn quốc 2008) đấy. Ngày đầu tiên vào lớp tất cả mọi người đều nhầm Mai Linh và Phương Hoa là hai chị em sinh đôi vì cùng sở hữu nước da bánh mật, cặp mắt to tròn và nụ cười xinh xắn.

Thành tích và các hoạt động đã tham gia:

- Phát thanh viên chương trình thiếu nhi kiêm Chủ nhiệm CLB Phóng viên nhỏ của Đài Tiếng nói Việt Nam.

- MC chính chương trình Thời sự học đường VTV1.

- Giải Nhất báo chí Quốc gia các CLB Phóng viên nhỏ.

- Thành viên ban chủ nhiệm Children Link Club, trực thuộc Ban truyền thông của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. 

- Tháng 12.2007, đại diện duy nhất của teen Việt Nam cùng đoàn chính phủ tham gia phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em đồng thời tham dự diễn đàn trẻ em quốc tế trước phiên họp.

- Là thành viên, dẫn trình viên của nhiều diễn đàn, hội nghị quốc gia và nhiều tổ chức phi chính phủ lớn nhỏ khác về quyền trẻ em.

- Bằng khen của Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam vì đã có thành tích tuyên truyền về quyền trẻ em.

- Á khoa lớp chuyên Pháp trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

- Giải Ba Thành phố môn tiếng Pháp năm lớp 11.

- Giải Ba Quốc gia môn tiếng Pháp năm lớp 11.

- Giải Nhì Thành phố môn Tiếng Pháp năm lớp 12.

- Giải Ba Olympic Văn trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

PV: Ngọc Linh (chuyên Trung 11-14)

Theo HotVteen.

Mách bạn cách học để đỗ vào trường chuyên

Tiin.vn - Đây là những điều cần lưu ý cho các bạn lớp 9 đang "cày" hết tốc độ để giành một suất vào trường chuyên!

5 lý do sỹ tử nên 'cạch' lò luyện thi cấp tốc Các tỉnh công bố môn thi vào lớp 10 Top 10 trường đại học hàng đầu tại Đức Đề thi vào lớp 10 tại Hà Nội như thế nào?

Khôn ngoan khi lựa chọn môn chuyên

Năm nay, theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, điểm môn chuyên quyết định từ 25% đến 40% kết quả thi vào trường chuyên. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn môn bạn giỏi nhất chứ đừng lựa chọn môn bạn thích nhất. Bởi trên thực tế, tỉ lệ cạnh tranh thi vào trường chuyên cực cao, bạn phải tăng đến mức tối đa khả năng trúng tuyển của mình, không nên quá mạo hiểm.

Cụ thể, điểm trúng tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm 3 môn thi của lớp 10 thông thường và điểm môn chuyên nhân hệ số 2; điểm trúng tuyển vào lớp không chuyên trong trường chuyên là tổng điểm 3 môn thi của lớp 10 thường và điểm môn chuyên hệ số 1. Tuy nhiên, năm nay sẽ không cộng điểm khuyến khích học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố như các năm học trước.

Hãy hỏi ý kiến thầy cô, cha mẹ trước khi đặt bút đăng kí bạn nhé! (Ảnh minh hoạ)

Đừng bỏ quên bài cơ bản

Tâm lý thông thường của teen khi thi trường chuyên là chỉ tập trung vào các bài nâng cao, không cần quan tâm đến các bài cơ bản. Đây là một sai lầm cực kì nghiêm trọng. Đành rằng các sĩ tử có tham vọng vào trường chuyên phải có năng lực nhất định mới đăng kí, dĩ nhiên các bạn sẽ xem các bài cơ bản là… muỗi. Song, nếu chỉ chăm chăm luyện các bài tập nâng cao, khó “trên trời” thì khi thi bạn sẽ chủ quan với bài dễ, làm thật nhanh để giải quyết bài khó. Hậu quả là dễ bị sai, mất điểm ngay ở những câu “cho điểm”.

Tập trung, cẩn thận ngay cả với bài dễ để tránh mất điểm (Ảnh minh hoạ)

Có những “cao thủ” Toán - Lý - Hóa do giải bài khó nhiều nên hình thành lối suy nghĩ phức tạp hóa mọi chuyện. Vì thế lúc gặp bài đơn giản cũng không tìm ra cách giải, hoặc giải cách dài dòng, phức tạp. Duy Bảo (cựu học sinh trường THCS Minh Đức, TP.HCM) than thở: “Mình ghét giải bài tập dễ vì chán lắm, làm qua qua cho xong. Ngờ đâu thành thói quen, đi thi tính toán sai bét ngay bài đầu tiên”. Với các môn khác cũng thế, phải đi từ “nền” rồi mới tiến tới những thứ khó “đụng trần” bạn nhé!

Không chỉ kiến thức lớp 9

Để thi vào trường chuyên, bạn nên ôn lại kiến thức của cả 4 năm học, chú ý đặc biệt năm lớp 8 và lớp 9. Nếu chỉ để thi tuyển sinh vào trường bình thường, lượng kiến thức lớp 9 có thể đủ, nhưng để “chọi” vào trường chuyên, phải ôn lại kiến thức các lớp trước.

Cùng bạn bè ôn tập và đừng bỏ quên kiến thức lớp dưới (Ảnh minh hoạ)

Thứ nhất: giáo viên chấm bài sẽ đánh giá bạn rất cao khi biết vận dụng bài học cũ. Thứ hai: không  hiếm trường tự tổ chức thi tuyển thường xuyên chọn kiểm tra thêm mảng kiến thức ngoài lớp 9. Như trường Phổ thông Năng khiếu TP.HCM biệt thích “đánh” vào kiến thức lớp 8, nhất là ở môn Văn. Không ít lần đề thi nằm hoàn toàn trong các tác phẩm trọng tâm lớp 8, thậm chí có khi còn ra tác phẩm trong phần “đọc thêm” – phần hầu như rất ít học sinh chú ý!

Đừng tự tạo áp lực cho mình

Cuối cùng, bạn đừng tự tạo áp lực: "Kiểu gì cũng phải vào trường chuyên!". Trường chuyên suy cho cùng chỉ là một thử thách “nâng cao” mà thôi, quan trọng nhất là bạn phải hoàn thành kì thi tuyển sinh lớp 10 thật tốt. Không nên căng thẳng vì phải vào trường chuyên mà ảnh hưởng đến kì thi chính. Tâm lý vững vàng, chuẩn bị kĩ càng và tự tin làm hết sức mình, chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu!

Giữ tâm trạng tốt trước và sau khi thi sẽ tốt cho bạn (Ảnh minh hoạ)

Chàng trai HCV Olympic bật mí cách học Toán

14:26:57 

20/07/2012

   Theo Infonet

Gặp cậu học trò vùng cao giành HC Vàng Olympic Vật lý quốc tế

"Với mình, Hóa là thế giới đầy màu sắc"

Gặp “chàng trai Bạc” Olympic Hoá học

Đoàn Olympic Hóa học quốc tế 2012 về nước

Việt Nam đoạt Huy chương Vàng Olympic Hóa quốc tế Không chỉ có vậy, Đăng còn thích chơi đàn organ, đi học bằng xe ôm và thích đạp xe khám phá các con phố mới.

Ngày 15/7 vừa qua, tại Argentina, Đậu Hải Đăng, cậu học trò lớp 12 trường chuyên Sư phạm (Hà Nội) đã giành tấm huy chương vàng Olympic Toán Quốc tế lần thứ 53. Cùng với 5 bạn khác trong đoàn, Đăng đã đưa đội tuyển Toán trở lại top 10 trong bảng xếp hạng của cuộc thi. 

Sáng 17/7, ngay tại sân bay Nội Bài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ vinh danh những chàng trai vàng của Toán học Việt Nam. Khá đông đảo bạn bè, người thân cũng đứng chờ từ rất sớm để đón con em mình. Cũng tại đây, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao tặng phần thưởng cho các em, huy chương vàng nhận 25 triệu đồng, huy chương bạc là 17 triệu đồng, huy chương đồng nhận 12 triệu.

Đậu Hải Đăng và gia đình. 

Chúng tớ cũng đã có cuộc trò chuyện với Đậu Hải Đăng về niềm đam mê học Toán cũng như những sở thích khác trong cuộc sống của bạn ấy. 

Sẽ tiếp tục gắn bó với Toán học 

Bạn đến với Toán học như thế nào? 

Khi vào lớp 10 em vẫn chưa có định hướng học Toán, hơn nữa trong lớp thì có rất nhiều bạn giỏi, và em học như niềm vui, điều gì đó hay ho. Nhưng sau khi được học các lớp chuyên đề về Toán do các thầy ở trường chuyên Sư phạm dạy, thì em đã yêu thích thực sự. Đến khi được chọn vào đội tuyển thì em cũng rất bất ngờ, và chính điều đó đã khiến em học Toán một cách nghiêm túc. 

Được học nhiều thầy cô giỏi, vậy ai là người ảnh hưởng đến việc học Toán của bạn nhất? 

Có rất nhiều thầy cô ảnh hưởng đến việc học của mình, như thầy Hưng chủ nhiệm đội tuyển, thầy Minh Hà dạy hình, thầy Khoái, thầy Hải… Mỗi thầy cô lại có ảnh hưởng theo một kiểu khác nhau. Thậm chí cả những người mình chưa từng một lần gặp như giáo sư Ngô Bảo Châu thì cách học, dạy và suy nghĩ của họ cũng có tác động đến mình.

Thầy cô nhận xét là Đăng giải Toán rất đặc biệt, bí quyết của điều này là gì? 

Khi mình làm Toán thì mình tập trung, suy nghĩ một cách đầy đủ và nghiêm túc thì ý tưởng hay sẽ tự có. Mình thường tìm cách suy nghĩ mọi vấn đề của bài Toán. Thỉnh thoảng mình cũng tự mày mò vẽ đi vẽ lại nghệch ngoạc những hình vẽ trong vở nhằm tìm ra cách giải mới nhưng không phải khi nào cũng tìm ra được. 

Mọi lúc, mọi nơi Đăng đều nghĩ đến Toán? 

Nếu lúc nào cũng nghĩ đến Toán thì mình sẽ bị căng thẳng. Mình nghĩ không nên như thế. Làm như vậy thì kết quả cũng sẽ không được tốt. Cần phải biết cân bằng để có được hiệu quả cao nhất. 

Sau kỳ thi này, bạn dự định sẽ học ngành gì? 

Mình sẽ chọn một ngành liên quan đến Toán và học ĐH ở Việt Nam. 

Bạn có định đi du học? 

Đến lúc này thì mình chưa nghĩ tới điều đó.

 Hải Đăng trong hôm trở về từ Argentina. 

 Lúc muốn tự do thì đạp xe đi xa 

 Có một điều đặc biệt là hình như suốt 3 năm THPT, Đăng chỉ đến trường bằng xe ôm? 

Buổi sáng bố mẹ đi làm lại thường muộn hơn mình đi học nên gia đình đã quyết định chọn giải pháp cho mình đi xe ôm đến trường. Mình thấy đi xe ôm không có điều gì bất tiện thậm chí còn tiện lợi vì sẽ nhanh hơn xe đạp mà gần cửa nhà thì lúc nào cũng có người chở. 

Bạn bè mình cũng quen với hình ảnh đó rồi nên cũng không có gì lạ lẫm cả. Nhưng thỉnh thoảng có những trận mưa to thì đi xe ôm cũng hay bị bắn ướt cả quần áo. Trong những năm qua thì mọi chuyện đều... êm xuôi, trừ một lần mình đãng trí đội mũ ở nhà đi nhưng lại tưởng mình đội mũ của bác xe ôm. Vào tới lớp rồi còn chạy ra trả mũ vì cứ ngỡ rằng mình đội chiếc của bác. 

Lại còn có cả biệt danh "Đăng bột" nữa? 

Đăng bột là do các thầy tự nghĩ ra và đặt cho mình thôi! 

Phải chăng do các thầy yêu mến và cũng thấy rằng bạn ít tham gia và các hoạt động thể dục thế thao nên mới có biệt danh “Đăng bột”? 

Trước mình cũng ít tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, chỉ đứng ngoài xem các bạn trong lớp thi đấu. Các bạn thì rất cao to, lại đá bóng hay nên tìm được một vị trí trong đội hình của lớp thì cũng khó. Mình chơi đá bóng với mấy em ở gần nhà thì dễ còn nếu muốn tham gia thể thao cùng các bạn thì cũng cần một chút năng khiếu. 

Ngoài Toán học, Đăng còn sở thích nào nữa? 

Mình thường chơi đàn organ khi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng trong học tập. Việc chơi đàn giúp mình có thể minh mẫn và tiếp tục học tập. Nhưng cũng có khi cả tháng mình không chơi lần nào. 

Trước đây, hồi còn học tiểu học mình cũng có được giải thưởng về đàn organ nhưng thời gian đấy cũng lâu rồi. Bây giờ mình cũng không thường xuyên chơi mà dành thời gian cho việc học tập. 

Cũng có vài lần mình biểu diễn đông người như 20/11, 26/3 vì có nhiều các hoạt động Đoàn, Hội. Hai năm gần đây mình tập trung học đội tuyển nên không biểu diễn nữa. Mình chỉ tham gia biểu diễn năm lớp 10 còn sau đó không tham gia. 

Giới trẻ thì thường có những khoảnh khắc muốn phát cuồng, muốn tự do, bay nhảy ở một chân trời nào đó. Đăng đã bao giờ muốn "thoát xác" theo cách của mình? 

Mình cũng rất thích đi chơi, đi được càng xa càng tốt nhưng nếu gọi là đi phượt thì chắc chưa có thời gian để đi. Mình thường đạp xe đi chơi xa rồi lại tự quay về. 

Trước có lần một mình mình đạp xe đi theo đường 32 lên tận Hoài Đức (Hà Tây cũ). Đi cho vui, để ngắm cảnh hoặc thỉnh thoảng đạp xe vòng quanh Hồ Tây. Đó là cách để mình khám phá những con p

Chần chừ ơi, chào mi

00:01:00 

08/07/2013

   Cá Mập - Theo Trí Thức Trẻ

Khi ở lớp bạn có kẻ GATO và thích săm soi

Vượt qua nỗi ám ảnh đăng kí tín chỉ của sinh viên

10 bí quyết để "nạp" Văn - Sử - Địa thật nhanh mà chắc Rất nhiều người trong chúng ta có thói quen chần chừ, trốn tránh làm việc gì đó mà chúng ta bắt buộc phải làm. Khi điều này xảy ra thường xuyên, chúng ta thường có cảm giác... tội lỗi hoặc lo lắng vì chưa làm. Tệ hơn, bạn có thể phải đối mặt với việc hoàn thành các đầu việc đó một cách kém hiệu quả do thói quen nước đến chân mới nhảy, còn quá ít thời gian để chỉn chu. Làm thế nào để tạm biệt thói quen xấu đó. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

1. Tự thưởng bản thân những món quà khi bạn đã hoàn thành một đầu việc nào đó đúng hạn. Ví dụ, nếu giải xong đề toán, bạn có thể lướt web, nếu viết xong bài văn, bạn có thể ăn kem,...

2. Xác định đâu là việc cần được ưu tiên làm trước. Điều này sẽ giúp bạn tránh được khó khăn khi không biết nên bắt đầu từ đâu.

3. Làm việc, học tập vào khoảng thời gian bạn có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Một số bạn cảm thấy học rất dễ vào ở thời điểm buổi sáng, một số khác lại thích ngồi học trong các buổi tối yên tĩnh.

4. Đừng cố hoàn thành tất cả mọi thứ cùng một lúc. Chia nhỏ các đầu việc, thành nhiều phần nhỏ và dễ quản lý hơn.

5. Học/làm việc với nhóm của bạn. Các bạn khác trong nhóm sẽ đốc thúc cẩn thận và kịp thời những khi bạn xao nhãng và để tinh thần treo ngược cành cây.

6. Đặt thời gian biểu cẩn thận cho những gì phải làm và tuyệt đối không cho phép bản thân xa rời thời gian biểu đó. Dính nó lên đầu giường cũng là một ý hay.

7. Tạo lập những “chuẩn mực”, định nghĩa hợp lý cho việc thế nào là hoàn thành công việc. Trách nhiệm bắt buộc phải hoàn hảo hóa mọi thứ sẽ khiến bạn mệt mỏi và không muốn cố gắng. Đôi khi, nó có thể dẫn tới việc bạn làm mọi việc một cách chống đối, không tự nguyện. Hiệu quả thường rất thấp.

8. Thiết lập các mục tiêu cụ thể và đánh dấu quá trình làm việc của mình để biết mình còn phải làm những gì trước khi chạm đến mục tiêu. Điều này giúp bạn tránh được cảm giác... sợ hãi “tại sao làm mãi vẫn chưa hết bài?”

9. Tạo một không gian thoải mái cho góc học tập của bạn. Cảm hứng học tập sẽ đến nếu bạn có một chiếc bàn nhiều ánh sáng, những cuốn sách và bút, thước đầy đủ cạnh bên.

10. Chia khoảng thời gian học ra thành nhiều quãng nhỏ. Hãy nghỉ giải lao 15 phút một lần.

11. Tạo danh sách phải làm vào thời điểm đầu ngày. Đừng cố nhồi nhét quá nhiều việc. Gạch đi những việc đã làm xong, bạn sẽ có cảm giác như mình vừa chinh phục đỉnh Everest vậy.

12. Bạn thường tỏ ra chần chừ theo những cách nào: viện cớ, nói rằng mình còn nhiều thời gian... Hãy từng bước xóa tan những lý do đó.

Benjamin Franklin từng nói “You may delay, but time will not” (bạn có thể chậm trễ, nhưng thời gian thì không”.

Hãy bắt tay vào hành động ngay hôm nay. Muốn nâng trình môn Anh, hãy đọc nhiều sách và xem nhiều chương trình tiếng Anh hơn. Muốn kiếm việc làm thêm, hãy soạn CV và gửi kèm đơn xin việc...

Bởi cuộc sống là không chờ đợi Bạn chọn cách nào để có được vị trí cao?

00:01:00 

02/07/2013

   Duyên Lê - Theo Trí Thức Trẻ

F5 lại cách học để tăng thêm "nội lực"

Học cách sống "ngon lành" với áp lực

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

Học cách thay đổi mỗi ngày

Cách "chữa cháy" khi bạn lỡ làm thầy cô giận Sẽ có 3 sự lựa chọn cho bạn đó chính là: cố gắng, hoặc dùng mọi cách để kéo người ta xuống, hay bạn vốn thuộc dạng không màng đến vị trí thấp cao.

Phải hơn hẳn người khác

Muốn đạt được vị trí hơn người khác thì quan trọng là mình phải hơn người ta đã. Nếu bản chất mình đã không hơn người ta mà lại không biết cố gắng để vượt lên thì mình sẽ không bao giờ đạt được vị trí trên cơ đó. Việc hơn người khác bằng cách tự lực phấn đấu luôn luôn được đề cao và tất nhiên sẽ được mọi người khuyến khích ủng hộ. Bởi những gì họ đạt được hoàn toàn xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Nhưng đâu phải ai cũng kiên trì cũng như con đường tự thân cố gắng này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chính vì thế, bạn phải có động lực và mục đích riêng để cố gắng hơn nữa. Và quan trọng, phải cố gắng hết sức, vì ai cũng muốn hơn bạn đấy.

Người hơn mình thì kéo họ xuống

Trái lại với điều trên, một số bạn chọn cho mình cách “đấu” này, đó là: đạp người khác xuống để mình nổi lên. Như lời của N.Hưng (ĐH Duy Tân) kể: 

“Một người Thầy của tôi ở lớp ngoại ngữ đã nói: Tất cả mọi vấn đề khi được xuất phát từ chất sẽ lâu bền còn những thứ như tảng băng nổi, tuy hào nhoáng và nhanh có được thì sẽ nhanh tan”.

Câu nói của Thầy mà Hưng nhắc đến chính là “ám chỉ” điều này. Khi bạn hơn người khác bằng cách cố gắng tự lực ở bản thân thì chắc chắn sẽ lâu bền hơn cách đạp người khác xuống, cách này có thể giúp bạn nhanh chóng đạt được điều mà mình mong muốn nhưng nó cũng sẽ “nhanh tan” mà thôi. Mà học hành lại là một quá trình lâu dài, chẳng lẽ mục đích của bạn là chỉ hơn người khác trong một khoảng thời gian ngắn ngủi thôi sao? Đến khi họ bật lại hơn bạn thì ai là người thất bại?

Ngoài ra chưa kể đến việc để đạt được vị trí cao bằng cách kéo người khác xuống thì xã hội khi đó sẽ không thể đi lên được, bởi vì họ không cần phấn đấu để hơn người ta mà chỉ việc suy nghĩ và dùng cách để đẩy họ xuống hố mà thôi. Đây là một cách không mấy hay ho và hay được một số bạn ngại cố gắng mới dùng đến mà thôi.

Không bao giờ nghĩ mình là nhất

“Năm lớp 12, trong kì thi học sinh giỏi, tôi chỉ đạt giải khuyến khích, trong khi cô bạn cùng lớp tôi – người mà tôi chưa bao giờ đánh giá rằng năng lực cô ấy cao hơn bản thân tôi, đã đạt giải nhì. Tôi đã thấy tức tối vô cùng. Chưa bao giờ tôi chịu thừa nhận một ai đó hơn tôi về bất kì điểm nào. Suy cho cùng thì cũng vì tôi bị bệnh ảo tưởng ở chính bản thân mình. Và chính nó đã khiến tôi thất bại”

 – Thanh Tú (19 tuổi, Q.Ng) tâm sự.

Qua chia sẻ của Thanh Tú, cô bạn đã cho người khác nhận ra rằng sự ảo tưởng chính là một lí do khiến bạn bị “chết chìm”. Mà kiến thức thì mênh mông vô tận, cứ thừa nhận rằng mình như thế là đã đủ giỏi thì không bao giờ tiến bộ đâu bạn ạ. Người khôn khéo và thông minh thì luôn biết rằng, đừng bao giờ nghĩ mình là nhất, chỉ như thế thì bạn mới có thể tự ngóc đầu lên và đứng vững ở vị trí cao hơn được! Đừng bao giờ nghĩ hiện tại mình là nhất để một ngày mình đạt là nhất từ sự cố gắng, bạn nhé!

Tạm kết

Còn bạn, lựa chọn cách nào để bản thân có được vị trí cao là nằm ở sự cân nhắc của chính bạn chứ không ai khác. Bất kì ai cũng luôn mong muốn mình hơn người khác, và những ai biết bản thân mình đang đạt  mốc ở đâu và thế nào thì sẽ không bao giờ bị bệnh ảo tưởng như cô bạn Thanh Tú ở trên. Còn cách kéo người khác xuống để mình đi lên không phải việc dễ dàng gì với người có lòng tự trọng cao, đúng không?    F5 lại cách học để tăng thêm "nội lực"

00:01:00 

26/06/2013

   Duyên Lê - Theo Trí Thức Trẻ

Bạn chọn cách nào để có được vị trí cao?

Học cách sống "ngon lành" với áp lực

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

Học cách thay đổi mỗi ngày

"Thần giữ của" và cách sống sót trong lớp học Những “chiêu” học tập dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường “nội lực” và nâng cao kết quả học tập. Ai cũng hiểu học phải đúng phương pháp mới hiệu quả, nhưng không phải ai cũng biết học thế nào cho đúng phương pháp. Hãy bằng cách thử vận dụng. Những “chiêu” học tập dưới  đây sẽ giúp bạn tăng cường “nội lực” và nâng cao kết quả học tập.

Tổ chức, sắp xếp

Biết tổ chức và sắp xếp bài vở một cách khoa học. Hãy đánh số thứ tự ưu tiên cho những việc bạn cần giải quyết. Thực hiện nghiêm túc từ ưu tiên số 1 sau đó dần dần đến những ưu tiên số 2, số 3…

Cũng như “Văn ôn võ luyện”. Bạn nên thi thoảng xem lại những bài kiểm tra đã từng làm, dù kết quả có như ý hay không. Thậm chí hãy dành thời gian để làm lại nó một cách độc lập, khi đó bạn sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức trong lúc làm bài.

Luôn chia sẻ

Hãy chia sẻ mọi ý tưởng độc đáo sáng tạo của bạn với cạ cứng. Việc dành thời gian nghĩ chiêu để thuyết phục người khác hiểu những gì bạn nói sẽ giúp bạn hình dung về công việc tốt hơn là chỉ giữ những ý nghĩ đó cho riêng mình. Và bạn bè cũng chính là một kho lưu trữ những ý tưởng táo bạo mà có khi bạn nghĩ ra rồi lại lãng quên đấy.

Sức ép thời gian

Không lãng phí thời gian, đừng ngồi vào bàn để cắn móng tay hay tập trung chăm chỉ “nấu cháo” điện thoại quên cả giờ giấc rồi lại lim dim nghe nhạc. Bạn tự nhủ rằng tuy mỗi việc chỉ mất một ít thời gian thôi nhưng thật ra chúng đang chiếm hết quỹ thời gian của bạn, vì mỗi lúc ngồi vào bàn học thì thời gian bạn có là bao? Khi đã học là chỉ học mà thôi!

Hãy biết sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Đặt những bài toán khó nhằn hay những bài luận tiếng Anh dưới sức ép thời gian. Bằng cách quản lý giờ giấc, giới hạn trong một biên độ nhất định giả dụ: 5 bài toán làm từ 7h-8h30, bài luận làm từ 8h30 đến 10h. Như vậy bạn sẽ bất ngờ về sự nghiêm túc và năng suất của chính mình.

Ghi nhớ

Tập ghi nhớ những đề mục, những từ được in đậm, trong ngoặc kép hay được nhấn mạnh bằng highlight… Mỗi từ ngữ đó đều dẫn bạn đến chủ đề của bài học.

Học khi tỉnh táo

Hãy ngừng học khi bạn đang ngáp. Học khi tỉnh táo, không cố duy trì việc ngồi vào bàn chỉ để ngáp và mơ mộng đến tập phim Hàn đang xem dở dang. Cũng không cố học khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức. Cách tốt để học là hãy rời xa em di động yêu quý, vì lúc bạn đang không có hứng thú học thì em ấy sẽ là thứ  giết đi thời gian của bạn đấy. Khi ở lớp bạn có kẻ GATO và thích săm soi

00:20:40 

07/07/2013

   Cá Mập - Theo Trí Thức Trẻ

Chần chừ ơi, chào mi

Soi vào hội "chuyên gia điểm số" ở lớp

Biến đồng phục lớp trở nên cá tính, rực rỡ

Giải mã "hội những người cô đơn" trong lớp

Những nhân vật "xấu xí" trong lớp học Khi đạt được thành tựu, điều đầu tiên họ làm là khoe khoang với người khác và không ngừng chế giễu những người thua cuộc, hoặc xếp thứ hạng thấp hơn.

Vẻ ngoài nhận dạng

- Thường cảm thấy mình là kẻ... kém may mắn nhất trên thế gian. Tuy nhiên, sự “tự ti” của những người này bao hàm một nét vô cùng khác biệt: Họ thường cho rằng may mắn của mình đã bị kẻ khác (bạn bè, anh chị em trong nhà, hàng xóm,...) ăn cắp.

- Cảm thấy khó chịu, GATO (ghen ăn tức ở) trước thành công của người khác, bất kể trong lĩnh vực nào. Những lúc như vậy, họ thường gắng sức ép buộc bản thân mình cố gắng vượt lên, bất kể họ có thích công việc/môn học đó hay không.

- Bất mãn trước thành công của người khác và thể hiện sự bất mãn đó bằng cách “vạch lá tìm sâu”. Vì cho rằng người ta ăn cắp may mắn của mình, những kẻ thích săm soi này thường “còng lưng” tìm kiếm lỗi sai của người khác để chứng minh rằng họ không xứng đáng nhận được thành công đó.

- Khi đạt được thành tựu, điều đầu tiên họ làm là khoe khoang với người khác và không ngừng chế giễu những người thua cuộc hoặc xếp thứ hạng thấp hơn.

Ở lớp của bạn có nhân vật ấy không?

“Tớ ngồi cạnh một cô bạn, lực học khá ổn, tính tình rất dễ chịu. Duy một điểm, tớ cực ghét ở cô ấy đó là mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, bạn ấy nhất định sẽ săm soi bài của tớ thật kĩ (nếu bài bạn ấy thấp điểm hơn, tất nhiên). Có những lỗi sai rất nhỏ như thiếu đơn vị hay chưa ghi đáp số, bạn ấy cũng giơ tay, yêu cầu cô trừ điểm tớ để hai đứa có kết quả như nhau. Không những thế, mỗi lần trả bài kiểm tra là y như rằng bạn ấy sẽ giật bài làm của tớ trước khi tớ kịp cầm nó. Để làm gì ư? Bạn ấy phải thắng tớ, phải giỏi hơn thế, vậy đấy. Hết kì, tớ đã xin cô chuyển sang bàn khác. Tạm biệt cô bạn GATO luôn!”

 - Mai Anh, Thanh Xuân – Hà Nội chia sẻ.

Còn T.D (HN) cũng đã chia sẻ về đứa bạn khá phiền toái này: 

“Tớ và thằng bạn thân cùng có ước mơ nhận học bỗng tham gia một khóa học công nghệ ngắn hạn ở nước ngoài. Nó có thông tin gì cũng đều chia sẻ với tớ. Hai đứa thân nhau lắm. Một lần, tớ tìm được thông tin về hội thảo bên Malaysia, người ta cung cấp học bổng toàn phần cho những ứng cử viên có thành tích tốt. Số lượng không hạn chế. Và dù nó có tham gia, cũng không làm tăng tính cạnh tranh, quan trọng là hồ sơ có đẹp hay không. Nhưng tớ đã xấu tính và giấu nhẹm thông tin đó vì nghĩ không thể nào để nó hơn mình, vượt qua mình. Cho đến tận bây giờ, đó vẫn là điều tớ hối hận vô cùng”.

“Trong một giờ học ở trường, thầy giáo tớ, người từng du học ở nước ngoài đã chia sẻ, điểm khác biệt giữa sinh viên Việt và sinh viên nước ngoài có thể được thể hiện rõ ràng trong giờ trả bài kiểm tra. Sinh viên nước ngoài thường đọc kĩ các chỗ thầy gạch chân, nếu không hiểu tại sao bị trừ điểm có thể mang lên hỏi thầy. Nhưng sinh viên Việt Nam thì khác, họ chạy toán loạn, đến xem bài của người này người kia xem điểm ai cao hơn, xem cùng một lỗi nhưng mình bị trừ điểm ít hơn hay nhiều hơn người khác... Vấn đề ở đây không phải là tôn trọng quyền cá nhân, mà nằm ở chỗ người Việt thường ích kỉ và không muốn người khác hơn mình. Trên thực tế, đó là một tật vô cùng xấu và cần phải sửa ngay.”

 - Thùy Dung, ĐH Ngoại Thương tâm sự.

Vừa tốt vừa xấu

Nếu trong lớp bạn, xung quanh bạn có những gương mặt "điển hình" như thế - những người hay GATO chính hiệu, đừng vội lo lắng hay tỏ ra khó chịu. Đó sẽ là động lực để bạn tiến lên và cố gắng hơn nữa, đó cũng là tấm gương để bạn... tránh xa và giữ cho mình không như họ.

Nếu bạn chính là kẻ GATO và thích săm soi, hãy để ý tới cảm xúc của bạn. Liệu rằng khó chịu với thành công của người khác và luôn cho rằng bạn mới là người xứng đáng được nhận, điều đó có mang đến thành công cho bạn? Hãy nhớ, không ai được số phận nuông chiều, thành công chỉ có thể đến từ nỗ lực.   Học cách sống "ngon lành" với áp lực

00:01:00 

04/05/2013

   Duyên Lê - Theo Trí Thức Trẻ

Bạn chọn cách nào để có được vị trí cao?

F5 lại cách học để tăng thêm "nội lực"

Học được những gì từ năm cũ?

Biến áp lực thành phong độ học tập

Trội vài môn hay học đều toàn diện? Mùa thi đang tới và bạn đang gặp rất nhiều áp lực từ gia đình, thầy cô về việc chọn ngành, chọn trường. Nhưng nếu bạn không biết cách giải quyết và hòa nhập, bạn sẽ rất khó để vượt qua những kỳ thi đầy cam go sắp tới. Hãy thử đối điện với stress thật thông minh theo những cách dưới đây xem nào!   

1. Làm từng bước một

  Học sinh, sinh viên bây giờ siêu năng động, nhiều bạn ôm đồm không chỉ một công việc làm thêm, cộng với cả các loại khóa học từ ngoại ngữ đến học đàn, học kĩ năng... Nếu bạn cảm thấy như thế dường như không có thời gian dành cho bản thân nữa thì hãy xem lại. Chìa khóa cho bạn là: "Hãy biết từ bỏ". Không phải là bỏ hẳn mà là hoãn lại. Nếu bạn đang đứng trước một list các công việc cần làm, hãy tỉnh táo để xem bạn có thể hoàn thành tới đâu để sắp xếp deadline hợp lí cho từng việc một. Đừng tham lam quá, hãy nhắc mình rằng quan trọng là chất lượng của công việc và sức khỏe của bản thân. Nếu part-time của bạn có mục tiêu là "để tích lũy kinh nghiệm" thì tại sao lại phải quá ôm đồm nhỉ. Và nếu bạn đã có những cơ hội để hoạt động ngoại khóa rồi thì có phải là lớp học kĩ năng sẽ thừa không? Hiểu mình cần gì và có thể làm gì đã nhé. 

2. Bình tĩnh nhìn nhận vấn đề

  Ví dụ thế này, ngày mai bạn có bài kiểm tra một tiết Văn và Sử, thật tai hại khi mà bạn chưa học thuộc được chữ nào. Bạn cuống cuồng lên, chẳng biết phải bắt đầu từ đâu nữa, đến nửa đêm mà vẫn chữ nọ lẫn chữ kia cho mà xem. Cuống lên không giải quyết vấn đề được đâu nhé. Bạn cần biết bình tĩnh lại, xem xét nhiều cách giải quyết cho vấn đề. Nếu thời gian đã không còn đủ thì cách hay nhất là đọc lại các ý chính nhất, ghi nhớ theo sơ đồ tư duy, còn thời gian thì bổ sung các dữ kiện độc đáo. Cứ tin rằng mình sẽ tìm cách giải quyết, ít nhiều bạn cũng sẽ làm được thôi.   

3. Tư duy tích cực

  Nhiều sĩ tử lớp 12 lúc nào cũng lo lắng, đặt mình dưới áp lực "không được trượt, trượt rồi thi lại cũng khó đỗ, vào trường vớ vẩn thì sau này đi ăn mày...". 

Theo bạn, những suy nghĩ đó sẽ thúc đẩy bạn cố gắng nhiều hơn hay làm bạn kinh hãi căng thẳng nhiều hơn? Bạn chưa đạt được thành công thì đã loạn óc vì lo lắng rồi. Relax đi bạn! Tự nhắc nhở mình rằng "mình chỉ cần cố gắng hết sức, kết quả ra sao cũng không hối tiếc", hay như là "có nhiều cơ đường trong cuộc sống, biết đâu số phận đang rẽ mình sang một con đường phù hợp hơn", "Ôi mình còn may mắn hơn nhiều bạn chán, không việc gì phải buồn bã với thất bại này cả, mai lại là khởi đầu mới". Đấy, giữ cho mình tin thần tươi sáng thế nhé! 

4. Biết cách xả hiệu quả

  Bạn có biết khi tức giận tại sao chúng ta lại thích quát tháo, đập đồ đạc ko? Đó là do chúng ta đang thừa năng lượng quá mức đấy. Giải pháp hay ho lúc này là vào phòng, đóng cửa lại, bật nhạc lên cho thật sôi động và nhảy tự do cho đến lúc nào mệt thì thôi. Bạn cứ thử xem, khi tập luyện một môn thể thao nào đó, bạn sẽ không còn tâm trí mà nghĩ đến mấy chuyện dở hơi, mệt óc nữa đâu. Nếu bạn chỉ mỏi mệt bình thường, hãy tự thưởng cho bản thân điều gì mà bạn thích. Lúc ấy bạn sẽ không bòn thời gian để nghĩ ngợi lung tung nữa. 

Hay đơn giản nhất, hãy đi bộ lang thang hoặc đạp xe vi vu thả gió đâu đấy một tí, những lúc một mình và tự do như thế sẽ là cách hay để bạn vượt qua cơn khủng hoảng đấy. Làm điều gì tích cực cho cả cơ thể và tâm hồn thì kết quả nhận được sẽ không bao giờ phụ công của bạn đâu!     Biến áp lực thành phong độ học tập

15:56:06 

13/05/2013

   Theo Mực Tím

Học cách sống "ngon lành" với áp lực

Teen và những áp lực phải vượt qua

Áp lực vì… được điểm cao Những liệu pháp tâm lý giáo dục sẽ giúp bạn vượt qua áp lực thi cử và lấy phong độ để ôn thi hiệu quả.

“Kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh của mình sắp đến rồi, mình cảm thấy áp lực lắm, làm cách nào cho khỏi áp lực mà cảm thấy thoải mái và tự tin khi thi?”

 - Đinh Tuyền, Bà Rịa – Vũng Tàu.

"S

ắp đến mùa thi rồi mà em luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản không muốn học! Điều quan trọng nhất trong thời điểm nước rút này em phải làm gì để ôn thi có hiệu quả ạ?"

 - Ngọc Hân, Quảng Nam.

Thưa thầy, em muốn hỏi về việc giữ tinh thần thoải mái trước mọi áp lực. Có nhiều lúc có những sự cố tinh thần hay bệnh tật trong kì nước rút này. Theo thầy thì cần phải làm gì và nghĩ đến điều gì để có thêm sức mạnh vượt qua ạ? Em xin cảm ơn

 - Quỳnh Mai, TP. HCM.

Bạn đừng lo, bất kỳ ai cũng bị căng thẳng chuyện thi cử nhưng điều quan trọng là không để nó vượt khỏi tầm kiểm soát nhé. Lời khuyên hàng đầu của các chuyên gia giáo dục được đăng tải trên BBC, điều quan trọng là nhận diện những dấu hiệu stress thi cử từ đó tìm cách tốt nhất để khống chế sự tấn công của chúng.

Kỳ thi càng đến gần, MTO càng nhận nhiều cầu cứu của teen làm sao để thoát khỏi tình trạng áp lực và mất tự tin trước kỳ thi.

“Giải phẫu” áp lực mùa thi cử

Có bạn nào chưa bao giờ căng thẳng trong suốt mùa thi, dù chỉ một tí xíu? Đối với hầu hết chúng ta, mùa thi luôn là khoảng thời gian áp lực nhất trong cuộc sống. Và chính một chút áp lực đó lại tốt cho chúng ta. Nếu chúng ta không lo lắng thì làm thế nào mà chúng ta đọc toàn bộ 100 trang lịch sử?

Do đó ai ai cũng có lúc trải qua tâm trạng tồi tệ. Đôi khi mức độ căng thẳng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, ngăn cản chúng ta đạt được phong độ học tập tốt nhất, bởi lúc đó chúng ta mệt mỏi cả cơ thể lẫn tinh thần, cảm giác mọi thứ bị rối tung lên,

Theo các bác sĩ tâm thần, các triệu chứng căng thẳng gồm:

- Khó ngủ và khó thức dậy vào buổi sáng.

- Luôn mệt mỏi.

- Hay quên.

- Đau nhức

- Chán ăn

- Lười hoạt động

- Hay lo lắng và dễ cáu gắt

- Tim đập nhanh

- Nhức đầu hay đau nửa đầu

- Thị giác mờ

- Hoa mắt, choáng váng.

Nếu bạn thấy xuất hiện 3 triệu chứng kể trên hoặc nhiều hơn, và nó đã kéo dài trong vài tuần thì bạn cần “ra tay” ngăn chặn sự tấn công của nó.

Làm thế nào để khống chế áp lực và lên phong độ học và thi

* Học cách nhận biết khi nào bạn bị căng thẳng. Hãy nghỉ ngơi hoặc trò chuyện với ai đó hiểu áp lực mà bạn đang trải qua sẽ giúp ích cho bạn.

* Tránh so sánh khả năng của mình với những bạn khác. Những câu nói đại loại như:

 “TRời ơi, mình chỉ mới đọc Macbeth 17 lần thôi”.

 Mỗi người đều có cách ôn bài khác nhau, vì vậy hãy chọn cách phù hợp với mình nhất.

* Ăn uống hợp lý. Hãy đối xử tốt với cơ thể của mình bằng trái cây, rau quả và một bữa sáng phù hợp. Không ai có thể nhanh nhẹn và ôn bài hiệu quả chỉ với một bữa ăn sáng qua loa.

* Ngủ đủ giấc. Cần nghỉ ngơi trước khi đi ngủ. Không nên ôn bài trên giường. Giường là nơi để ngủ nghỉ, chứ không phải là nơi học bài. Hãy ngủ đủ 8 tiếng.

* Tập thể dục. Không gì có thể xóa tan căng thẳng nhanh bằng những hoạt động thể chất. Hãy sắp xếp thời gian tập thể dục vào thời khóa biểu của bạn. Lười biếng sẽ khiến bạn uể oải.

* Bỏ những thói quen xấu. Hút thuốc lá hay uống rượu đều không có tác dụng giúp bạn giảm bớt áp lực trong thời gian dài.

* Hơi thở gấp gáp và yếu, là nguyên nhân khiến bạn hồi hộp và hoảng sợ. Nếu bạn cảm thấy mình mất phương hướng trong kỳ thi thì hãy ngồi xuống một lúc và kiểm soát hơi thở. Hít thở sâu 5 lần bằng mũi.

* Không nên thảo luận sau khi thi vì bài thi của bạn đã “an bài”. Nếu bạn bè chọn câu 3b thì cũng chẳng sao, vì bạn có muốn sửa lại cũng đâu có được lại còn khiến bạn lo lắng hơn nữa.

* Cuối cùng, dù gì đi nữa, thì luôn có một sự thật là: Cuộc sống sẵn sàng đón chờ bạn sau các kỳ thi. Có thể bây giờ bạn căng thẳng nhưng chỉ là nhât thời thôi, bạn sẽ sớm mất đi cảm giác đó. Vì vậy hãy “quẳng gánh lo đi mà vui sống” cho ngày hôm nay, bạn nhé!

Nếu kì thi là một trận đá bóng thì em hãy ra sân với tinh thần tự tin chiến thắng, em sẽ làm tốt hơn - 

Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân, giáo viên luyện thi môn Hóa trường Điện toán và ngoại ngữ Cadasa.

Sức mạnh tinh thần để vượt qua các trở ngại trong cuộc sống nói chung, trong các kỳ thi nói riêng xuất phát trước hết từ niềm tự tin vào bản thân; tự tin vào kiến thức kỹ năng mà mình đã có. Khi có niềm tự tin, em sẽ ôn luyện các môn học có kế hoạch, có phương pháp khoa học, có tâm trạng thoải mái, chắc chắn các áp lực sẽ biến mất mà hiệu quả ôn tập lại cao - 

Thầy Lê Xuân Giang, Hiệu trưởng và là giáo viên Văn trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q4. TPHCM.

Khích kệ bản thân

Hãy luôn khích lệ bản thân mỗi khi oải học theo kiểu: Sau giờ học vất vả là cô bạn thân đang vẫy gọi đi shopping, là chiếc giường êm ái mà bạn có thể tự do đánh một giấc. Và nếu ở trình độ tu luyện cao siêu  hơn nữa thì bạn sẽ thấm nhuần tư tưởng: Sự học là một phần quan trọng của cuộc đời, gian nan bước đầu nhưng sẽ thành công về sau.

Thay đổi tư duy

Tìm kiếm những nguồn tư duy mới. Nếu quả thực bạn khó mà nhồi vào đầu những kiến thức sách giáo khoa, hãy tìm những cuốn sách liên quan hay google những bài viết hấp dẫn hơn, để tự mình trau dồi, sau đó đọc đối chiếu lại giáo khoa để nắm vấn đề. Có như vậy bạn mới không bị tụt lại phía sau.                                                                                                Học được những gì từ năm cũ?

00:01:00 

01/06/2013

   Duyên Lê - Theo Trí Thức Trẻ

Học cách sống "ngon lành" với áp lực

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

Bạn sẽ học được gì từ Couchsurfing?

"Thần giữ của" và cách sống sót trong lớp học Có nhiều bạn nghĩ rằng, chuyển cấp hay chuyển lớp là một sự thay đổi hoàn toàn về mọi mặt, nhưng thật ra chúng ta vẫn còn có thể học được rất nhiều điều từ những năm cũ đấy.

1. Có định hướng hơn trong chuyện học hành

  Lên lớp mới, qua cấp học mới thì việc học vô cùng khác biệt, về kiến thức và kể cả phương pháp học cũng khác nhau. Bạn nên biết cách đánh giá và nhìn nhận bản thân sau một năm học theo những tiêu chí khác nhau, để từ đó có thể phát huy khả năng và "đầu tư" thêm vào những môn bạn học khá, cũng như rút ra những điểm yếu của mình và tìm cách khắc phục ngay. Càng ngày, bạn sẽ thấy tầm quan trọng của việc học là như thế nào đấy.   Minh Thư (17 tuổi) chia sẻ: 

"Thường sau mỗi năm học mình luôn liệt kê một list những gì làm trong năm học qua, ví dụ như: đã hoàn thành xong kì học với một điểm số thế nào? Chưa hài lòng ở bộ môn nào? Đã đạt giải trong các đợt thi gì? Ở môn học nào?... Và gạch đầu dòng cho những yêu cầu cần khắc phục để mà cố gắng. Việc đấy giúp mình không ít trong việc nhìn nhận bản thân và có định hướng rõ ràng hơn".

2. Biết tiết kiệm quỹ thời gian hơn

Có nhiều bạn vẫn luôn than vãn rằng sao mình không thể sắp xếp được thời gian cho việc học mặc dù bản thân không có việc gì phải làm ngoài chuyện... học và học. Khoa học sắp xếp thời gian thì tuổi nào cũng phải học cả, nhưng tất nhiên là càng lớn càng biết là nên tập trung cho mảng nào hơn mảng nào. Nếu cấp dưới bạn tập trung vui chơi giải trí các kiểu và chểnh mảng chuyện học hành chẳng hạn, thì bây giờ bạn hoàn toàn hiểu được việc bạn cần làm là phải thay đổi thói quen đó ngay. Đừng "xõa" vội nhé.  

3. Biết lựa chọn và mở rộng các mối quan hệ

  Càng lớn, các mối quan hệ càng nhiều và càng phức tạp. Như khi chuyển cấp, chắc chắn bạn sẽ gặp và tiếp xúc với nhiều bạn bè mới hơn. Vì thế bạn cần bạn phải biết lựa chọn, mở rộng và duy trì những mối quan hệ mới này. Cần biết đâu là mối quan hệ đáng duy trì và đâu là người bạn nên từ bỏ. Rồi bạn sẽ nhận ra, có nhiều mối quan hệ cũ, chăm chút sẽ là việc không thừa tí nào. Bên cạnh đó, bạn còn có thêm kinh nghiệm để đoán biết tính cách để chọn bạn mà chơi.  

"Không phải ai bạn cũng có thể chơi được đâu, vì có nhiều người bên ngoài họ tỏ ra thân thiện, giúp đỡ bạn nhưng thật bên trong chẳng ai có thể biết được họ nghĩ gì. Đặc biệt trong chuyện học hành, điểm số, vì ghanh tị đố kị nhau mà có thể bạn bị chính bạn mình "chơi" đấy. Cẩn thận và biết lựa chọn là tốt nhất"

 - Kiên (THPT Số 1 Tư Nghĩa) chia sẻ.   

4. Một khởi đầu mới

  Những gì chưa đạt được, những việc chưa thực hiện, những giá như, ước gì - nếu còn sót lại ở năm học cũ sẽ dạy bạn biết ý thức phải làm một điều gì đó để thay đổi. Hãy bắt đầu một khỏi đầu mới bằng một thái độ tích cực bạn nhé. Đừng để sang năm mới lại "ước gì" lần nữa, thời gian chẳng bao giờ chờ chúng ta.   Trội vài môn hay học đều toàn diện?

00:01:00 

12/05/2013

   Cá Mập - Theo Trí Thức Trẻ

Không được ép học sinh, sinh viên đóng học phí một lần

Học bằng mọi giác quan

Thâm nhập dịch vụ học thuê: Sinh viên đi học... thạc sĩ

Đề Văn thi học kỳ ở trường Ams gây xôn xao

Bài kiểm tra "thú tội" của HS không học Sử Giỏi đều, giỏi toàn diện là điều ai ai trong chúng ta đều mong muốn nhưng liệu rằng đó có thực sự là điều chúng ta nên theo đuổi?

Phía sau “giỏi toàn diện” là những câu chuyện buồn

Trang An (17 tuổi, QN) có thành tích 9 năm liền là HSG. Vào cấp 3, nhà chuyển lên thành phố học, Trang An được làm quen với rất nhiều điều mới mẻ. Cô bạn xin vào làm thêm ở trung tâm Anh ngữ, thỉnh thoảng viết bài cộng tác với một tờ báo dành cho teen. Lực học không còn duy trì ở mức xuất sắc như trước nhưng cũng chưa từng bị thầy cô nhắc nhở môn nào. Tuy nhiên, cuối năm học lớp 10, nhận được bảng điểm “không còn như cũ” của An, bố mẹ đã mắng cô nàng rất nặng lời vì đã không duy trì thành tích giỏi toàn diện như trước. Trang đã phải nghỉ làm thêm, ngừng viết lách để tập trung vào việc học như mong muốn của bố mẹ. 

Thế nhưng, khi bạn không thực sự đam mê, bạn rất khó để có thể tập trung và thành công. Trường hợp của Trang là một ví dụ. Trang học rất tốt môn Văn và Anh nhưng lại yếu dần các môn tự nhiên do không còn ham thích nữa.

Phần nào đó giống với trường hợp của Trang An, Thùy Giang (cựu học sinh THCS Tiên Du, Bắc Ninh) đã bị bạn bè trong lớp chê cười chỉ bởi “không giỏi toàn diện”. Giang là một cô bạn năng động, đảm nhiệm vị trí liên đội trưởng, kiêm BTV của kênh radio cho Đoàn trường. 

Giang thường nhận được những câu hỏi nhờ tư vấn của mọi người. Một lần, Giang đã có bài radio nói về vấn đề học lệch, Giang khuyên mọi người không nên dành quá nhiều thời gian cho một môn học và lơ là những môn còn lại. Giang không biết rằng vì bài báo đó, sau một lần bị gọi lên bảng kiểm tra miệng và không thể trả lời câu hỏi thầy giáo đưa ra, các bạn trong lớp đã chê cười và lên án Giang như thể Giang là kẻ học... dốt nhất lớp. 

“Không ai có thể hoàn hảo, tinh thông tất cả mọi thứ. Tớ cũng thế. Mọi người đã khoác lớp vỏ toàn diện lên tớ và trở nên thất vọng. Tất cả những cảm xúc đó, mình tớ gánh chịu. Tớ cảm thấy rất buồn”

 - cô bạn chán nản chia sẻ.

Giỏi vài môn hay giỏi toàn diện, bạn chọn thứ nào?

Trên thực tế, ai cũng muốn có thể nắm vững kiến thức của tất cả các môn học. Hãy cố gắng hết sức mình để đạt được những gì bạn mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể, hãy giải phóng bản thân mình khỏi những áp lực của việc giỏi toàn diện. Thay vào đó, bạn hãy:

- Tập trung vào những môn thế mạnh của bạn. Bạn sẽ gặt hái được những điểm cao, “cứu cánh” cho những môn còn lại.

- Tìm người trợ giúp để học nhóm. Ví dụ, nếu bạn học tốt môn Hóa nhưng cực kém môn Sử, hãy chọn học nhóm với người học tốt môn Sử nhưng không tốt môn Hóa. Hai bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau và cùng tiến bộ thay vì cùng tranh luận quá nhiều những điều không cần thiết.

- Chấp nhận rằng mình không thể giỏi toàn diện. Điều đó đúng với tất cả mọi người. Nghĩa là ngay cả khi bạn tự tin rằng bạn nắm rõ mọi thứ, vẫn sẽ có những câu chuyện, sự kiện trong cuộc đời này bạn không thể tường tận hết. Đó là lý do chúng ta chăm chỉ học tập mỗi ngày.

- Học vì bản thân, không học vì cái bóng. Bố mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp cho con cái của mình. Một trong những điều tốt đẹp đó là con cái họ học giỏi tất cả các môn, sở hữu bảng điểm thật đẹp. Thế nhưng, khi bạn không thể, hãy tâm sự với bố mẹ mình. Hãy học vì chính bản thân mình, học để theo đuổi đam mê, ước mơ của bản thân thay vì để làm hài lòng bố mẹ. Cuộc sống tương lai của bạn, là của bạn chứ không phải bố mẹ bạn, nhớ nhé!         Học bằng mọi giác quan

00:01:00 

08/05/2013

   Trương Hồng Anh - Theo Trí Thức Trẻ

Trội vài môn hay học đều toàn diện?

Học cách sống "ngon lành" với áp lực

Học cách thay đổi mỗi ngày

Muốn học giỏi, hãy học cách chia sẻ

7 cách giúp du học sinh vượt qua nỗi nhớ nhà hiệu quả Kiến thức thực tế và lý thuyết sách vở khác xa nhau. Bạn hãy tập cho mình thói quen thu nhận kiến thức bằng mọi giác quan, tìm hiểu thế giới bên ngoài và cảm nhận để việc học trở nên thú vị hơn.

Tạo hóa đã ban tặng cho con người các giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác để cảm nhận thế giới xung quanh. Tuy nhiên, thời đại ngày nay, đứng nhìn chăm chú một vật gì đó gần như là một việc “lãng phí” thời gian. Dường như, chúng ta đã lãng quên những công cụ học tập hữu hiệu nhất để dành hết thời gian ngồi trong phòng học làm bài tập hoặc vùi đầu vào sách vở, tài liệu. Kiến thức thực tế và lý thuyết sách vở khác xa nhau. Bạn hãy tập cho mình thói quen thu nhận kiến thức bằng mọi giác quan, tìm hiểu thế giới bên ngoài và cảm nhận để việc học trở nên thú vị hơn.

Học tập bằng thị giác

Hãy bắt đầu quan sát sự vật xung quanh bằng đôi mắt. Những người giỏi giang thường biết cách quan sát sự vật xung quanh. Bạn không thể trở thành một nhà động vật học được cả thế giới biết đến nếu bạn không yêu thích quan sát động vật. Bạn không thể biết được tắc kè có thể đổi màu, cá heo có thể hiểu được tiếng người,… Tất nhiên, bạn có thể đọc được những thông tin đó từ sách vở, nhưng mọi kiến thức đều được xuất phát từ thực tế. Nếu từ trước đến nay bạn không giành thời gian quan sát thì làm sao có thể hiểu được những sự vật xung quanh một cách đúng đắn. Tại sao bạn phải gò bó bản thân trong những trang sách khô khan mà không mở rộng tầm mắt để tận hưởng niềm vui thích học tập.

Nếu bạn muốn viết văn tốt thì đầu tiên phải học cách quan sát. Nếu cả ngày nhốt mình trong phòng mà không tiếp xúc với tự nhiên, bạn sẽ không có kinh nghiệm đồng thời cảm hứng sáng tạo ngày càng thui chột. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đi chơi, ngắm đường phố, tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tiếp xúc với nhiều người để rèn luyện khả năng quan sát. Tham gia nhiều hoạt động đó, dần dần bạn sẽ có cảm hứng sâu sắc với sự vật xung quanh.

Đôi mắt giống như một chiếc máy ảnh nhỏ giúp bạn khắc ghi những gì bạn nhìn thấy vào trong não. Vì thế bạn hãy học cách sử dụng đôi mắt để ghi lại thật nhiều kiến thức.

Lắng nghe để thu nhận kiến thức

Lắng nghe là một cách quan trọng để thu nhận kiến thức. Đôi khi tự đọc và quan sát thực tiễn không có được tác dụng nếu như bạn không nghe. Bạn cần học cách lắng nghe để nắm bắt được tư tưởng và quan điểm của người khác cùng với các thông tin mà họ muốn truyền đạt. Có như vậy việc nghe giảng của bạn mới đạt hiệu suất cao.

Một cách để nâng cao khả năng lắng nghe của bạn đó là chăm chỉ ghi chép trong khi nghe giảng. Hãy tập trung nghe giảng và ghi chép những thông tin thu nhận được bằng lời văn của chính bạn. Rèn luyện để thu được những điều cốt lõi trong bài giảng. 

Học bằng các giác quan khác

Vị giác, khứu giác, xúc giác đều có thể giúp bạn học tập hiệu quả. Bạn hãy vận dụng triệt để mọi giác quan trên cơ thể để làm sống động thông tin. Bạn có thể dùng mũi để ngửi mùi vị của các chất hóa học mỗi khi làm thí nghiệm. Bạn có thể dùng đầu lưỡi nếm vị ngọt của đường, vị mặn của muối. Dùng xúc giác để cảm nhận mọi vật xung quanh.

Trong khi học, chúng ta cần sử dụng cả năm giác quan để có hiệu quả tốt nhất. Sau khi đọc cẩn thận nội dung của bài viết này, chắc hẳn bạn đã tự tìm cho mình một cách để vận dụng cả năm giác quan để việc học trở nên hiệu quả và thú vị hơn. Hãy học tập giống như Helen Keller:

 “Hãy sử dụng đôi mắt, giống như ngày mai sẽ bị mù. Lắng nghe âm nhạc huyền diệu mà các âm thanh phát ra, tiếng hót của chim non, âm hưởng của đội nhạc, giống như ngày mai sẽ bị điếc. Hãy sờ vào những đồ vật mà bạn muốn sờ, giống như ngày mai sẽ mất đi cơ hội được chạm vào đó. Ngửi hương thơm của các bó hoa, hưởng thụ mùi vị của thức ăn thơm phức, giống như khứu giác và vị giác ngày mai không còn tồn tại nữa.”

Muốn học giỏi, hãy học cách chia sẻ

00:29:53 

20/09/2012

   Cá Mập - Theo Trí Thức Trẻ

Học bằng mọi giác quan

Đủ kiểu học nước rút của học sinh

Thủ khoa kì thi ĐH 2011 chia sẻ "mánh" làm bài

"Tân vương" Olympia chia sẻ cách ôn thi đại học

Học sinh giỏi quốc gia chia sẻ kinh nghiệm thi Lịch sử Nhiều bạn thường nghĩ rằng nên giữ khư khư cho mình những bí kíp, cách giải một bài toán hay,... Chúng tớ sẽ nói với bạn về điều ngược lại nhé!

Chia sẻ - động lực để tiến lên

Bạn đạt được một thành quả nào đó, đạt giải cao trong một cuộc thi hay chỉ đơn giản là tìm ra đáp án cho một bài toán khó. Hãy mang niềm vui ấy ra san sẻ với bạn bè. Niềm vui sẽ nhanh chóng được nhân đôi, nhân ba. Ngay cả khi họ có nói bạn “hâm hâm” chút đỉnh thì cũng thật tuyệt vời khi được tâm sự với bạn bè đúng không nào. 

Điều tương tự, nếu bạn gặp khó khăn. Đừng giấu diếm và sợ mọi người chê cười. Hãy nói với mọi người, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều ý kiến, đóng góp, để có thể nhanh chóng tìm ra phương án tốt nhất!

Chia sẻ - để không sợ sai

Không ai có thể chắc chắn rằng mình đúng trong mọi trường hợp. Đôi lúc, bạn tin tưởng rằng mình nắm chắc phần thắng, nhưng đáp án lại hoàn toàn khác biệt. Bạn kiểm tra lại và phát hiện ra rằng mình đã sai ở đâu đó. Khi ấy, bạn hối tiếc rằng tại sao không mang ra trao đổi với bạn bè. Một người không thể nhìn thấy cái sai của chính mình nhưng người ngoài cuộc thì có thể mà, đúng không?

Mai Anh (Đống Đa, HN) từng bị “lừa” một vố đau điếng mà chẳng biết kêu ai. Nhờ chăm chỉ lùng tin trên mạng, Mai Anh biết tới một hội thảo được tổ chức ở Myanmar. Cô nàng hăm hở đăng kí và tuyệt nhiên không nói với bạn bè vì sợ mọi người... xí chỗ. Nhận được thư thông báo từ bên kia gửi về rằng đã được chọn, cô nàng ngay lập tức mua vé máy bay tốn vài triệu đồng. 

Hơn một tuần sau không thấy tổ chức bên kia hồi âm chút gì, mọi thông tin về hội thảo bỗng dưng biến mất để rồi sau đó thế chỗ bằng lời xin lỗi rằng tổ chức không đủ khả năng thực hiện. Cô nàng buồn đến mức không biết nên giải quyết sao, chỉ ước giá như nói với bạn bè, mọi người cùng tìm hiểu, có lẽ đã phát hiện ra tổ chức kia không đủ tin tưởng từ trước.

Chia sẻ - để nhận sẻ chia

Người ta thường nói rằng chẳng ai chia sẻ với người khác để mong nhận lại một điều gì đó từ người đối diện. Sự thật không hoàn toàn như thế. Bởi rõ ràng chúng ta chẳng thể nào đòi hỏi người khác trao đổi thông tin với mình trong khi ta luôn có thói quen giữ nhẹm mọi điều mình biết. Sự ích kỉ, chưa khi nào được chứng minh rằng sẽ mang lại kết quả tốt. Nó sẽ nhấn chìm bạn trong những suy nghỉ nhỏ nhen, không sao thoát ra được.

Chia sẻ - để tự tin hơn

Khi bạn nắm trong tay một cơ hội nào đó, bạn có khả năng chiến thắng nó. Nhưng cảm giác liệu có tuyệt vời không khi sau đó, bạn bè nói rằng bạn là kẻ “khôn lỏi”, thiếu tự tin đến mức không cho ai biết thông tin để có thể cạnh tranh công bằng. Bạn tự trấn an bản thân rằng thời đại này, ai nắm thông tin, người đó thắng. Nhưng cứ thử tưởng tượng, bạn biết trước thông tin về bài kiểm tra sắp tới, bạn quyết định không nói với bạn bè mình và rõ ràng điểm của bạn sẽ cao nhất lớp. Chiến thắng, khi đó, có thực sự vẻ vang và bạn có thể tự hào?

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

00:01:00 

21/04/2013

   Duyên Lê - Theo Trí Thức Trẻ

Bạn chọn cách nào để có được vị trí cao?

F5 lại cách học để tăng thêm "nội lực"

Không khó để tăng cường hiệu quả học tập

Học được những gì từ năm cũ?

Kinh nghiệm "xương máu" của... người từng trượt đại học Chuyện học hành bài vở ở trường lớp, áp lực công việc hay thi cử luôn khiến bạn nhiều lúc cảm thấy stress đè nặng đúng không? Hãy cùng nghe và thử những bí kíp xả hơi đơn giản cực kỳ này xem nhé.

"Xới tung" tủ quần áo 

Khi stress, chúng ta thường quên mất "giá trị bản thân". Nhưng chỉ cần từ 5-10 phút tự làm nhà thiết kế với những bộ quần áo có sẵn trong tủ, mix qua mix lại, đảm bảo chúng ta sẽ hào hứng luôn và ngay. 

Nàng nào hay mặc áo sơ mi với quần jean, thì hôm nay hãy thử mix áo sơ mi với váy nhẹ nhàng xem nào. Còn nàng nào vốn mê quần jean dài các kiểu, sao không tự sắm cho mình một chiếc quần màu sắc (hồng, cam, vàng, xanh lá...) rồi mix cùng áo body trắng nhỉ? 

Với những anh chàng đang trung thành cùng kiểu sơ mi, hãy thử khoác thêm một chiếc cardigan và đôi giày sneaker để tạo nét mới mẻ, trẻ trung cho bản thân nhé. 

Mách nhỏ: vì mix đồ là để xả stress và F5 bản thân, cho nên các bạn hãy hả hê sáng tạo, đừng lặp lại những phong cách cũ như hàng ngày nhé. Màu sắc cũng là "chất xúc tác" tuyệt vời của cảm hứng, ưu tiên cho những bộ quần áo color block!

Đừng chạy trốn cơn ngáp

Nhiều bạn hay có thói quen... nín ngáp, hoặc ngáp nhè nhẹ, như vậy không tốt tí nào. Ngáp là hiện tượng não bị thiếu oxi. Khi ngáp, chúng ta cần mở miệng rộng hết cỡ để oxi được bơm vào não nhiều hơn và não sẽ hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, một vài nha khoa học Mỹ còn kết luận rằng ngáp giúp "làm mát" não bộ từ đó thông tin sẽ được xử lý vèo vèo luôn ấy. Nếu cơn ngáp đến với bạn vào lúc đang căng thẳng, cần xả stress, nhớ che miệng và "oáp" cho thiệt đã đi nhé. 

“Tám” cùng bạn bè

Bạn có thể dành ra một vài phút để "tám" cùng hội bạn thân của mình. Có thể là đôi ba sms, hay dùng facebook chat hoặc yahoo... Đôi khi chỉ là một vài câu chuyện phiếm hay tâm sự cùng nhau cũng giúp tụi mình tạm quên đi cảm giác mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng nhớ là tuyệt đối không được áp dụng cách này liên tục và trong thời gian dài. "Buôn dưa lê" nhiều sẽ ảnh hưởng đến thời gian và việc học tập không ít đâu đấy. 

Dành cho 15 phút thư giãn

15 phút dành vào việc lướt web, nghe nhạc, đọc sách báo hay rời bàn học và đi loanh quanh đâu đấy. Bạn cũng có thể nhâm nhi sôcôla, trái cây hay bánh ngọt chẳng hạn. Dù chỉ là 15 phút nhưng những cách thư giãn như thế sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và hưng phấn hơn để tiếp tục công việc đấy!

"Biên tập” lại bản thân

Đấy là gạch ra những đầu dòng về chính bản thân mình. Những việc mình đã làm trong ngày/tuần; những việc cần phải hoàn thành; viết ra những điều bạn thấy thích thú trong ngày, hay danh sách "những điều tuyệt vời nhất về tôi", và tất nhiên phải có cả điều chưa tuyệt vời để từ đó có thể "biên tập" lại và hoàn thiện bản thân mình hơn bạn nhé!   Học cách thay đổi mỗi ngày

00:01:00 

27/02/2013

   Cá Mập - Theo Trí Thức Trẻ

Bạn chọn cách nào để có được vị trí cao?

F5 lại cách học để tăng thêm "nội lực"

Không khó để tăng cường hiệu quả học tập

Học bằng mọi giác quan Bài được viết theo câu chuyện của Dương Nguyễn sống tại Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đã thay đổi, trưởng thành hơn mỗi ngày theo cách mà chính bạn đôi lúc cũng không thể nhận ra.  

Biết điều gì là quan trọng

  Tớ là CTV của các báo từ khi còn rất nhỏ. Đầu tiên là tờ báo dành cho thiếu nhi phát hành trong tỉnh, sau đó là báo Thiếu Niên Tiền Phong phát hành toàn quốc. Tớ kiếm được tiền từ những bài báo của mình, bố mẹ tự hào lắm và cũng ủng hộ tớ viết bài hết mình. Tớ xác định tương lai sẽ thi vào trường HV Báo chí tuyên truyền, trở thành một nữ phóng viên năng động và có cơ hội đi khắp nơi. Lúc đó, các anh chị ở tòa soạn tớ cộng tác có nói sẽ ưu tiên nếu tớ xin làm việc ở tòa soạn với nhân viên chính thức, nhờ “thâm niên” của tớ mà. Tớ đã nghĩ tại sao mình cần phải học nữa khi cánh cửa mình trông đợi đã mở ra. Tớ muốn trở thành nhà báo, đây chẳng phải điều tớ ao ước hay sao. 

Tớ hoang mang và đâm ra chểnh mảng học hành, chỉ cắm đầu cắm cổ vào viết. Bài vở điểm thấp, bị ba má la và cấm viết, tớ vẫn không tập trung học được. Mãi cho tới khi cô giáo chủ nhiệm của tớ biết chuyện. Cô bảo đam mê là thứ quan trọng, có rất nhiều con đường để dẫn tới nó. Nhưng tớ không thể thành công và có những bước chân chắc chắn nếu tớ không tận dụng cơ hội mình đang có để học tập chăm chỉ và hoàn thành chương trình học như đã định. Viết báo rất quan trọng, nhưng có một thứ quan trọng hơn vào thời gian này, đó chính là học bài và chuẩn bị cho những kì thi sắp tới.

Học cách… thôi tiết kiệm

  Ai cũng biết tiết kiệm tiền là rất tốt và hoang phí là không nên. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Tớ đã làm việc chăm chỉ và cố gắng hạn chế tối đa những nhu cầu mua sắm để nuôi dưỡng giấc mơ đi du lịch. Thậm chí, tớ đã từ chối lời rủ rê đi Sapa hay Hạ Long chơi cùng hội bạn để tiết kiệm tiền. Thế nhưng, khi khoản tiền trong thẻ đã đủ để tớ sang Thái Lan chơi (như đúng dự định bao lâu nay) thì tớ lại băn khoăn mình có nên làm vậy hay không, có cần thiết phải bỏ một khoản tiền mình đã tiết kiệm trong thời gian dài như thế cho một chuyến bay dài chưa tới hai tiếng và một mảnh đất không cách quá xa mình không.    Tớ hoang mang nhiều lắm. Khi đó, bạn tớ bảo:

 “Hãy làm những điều mày thực sự muốn và đừng nghĩ ngợi quá nhiều. Đắn đo mang đến cảm giác cẩn thận không cần thiết.”

 Thế là tớ đi. Và tớ không hề hối hận. Sau này, tớ rút kinh nghiệm bằng cách sống thoáng hơn, không hạn chế quá nhiều nhưng cũng đặt ra một mục tiêu cho mình. Ví dụ, trong năm nay tớ muốn đến thăm Ấn Độ, tớ sẽ tiết kiệm đủ khoản tiền yêu cầu, khi nào đủ, tớ sẽ đi và không do dự gì cả. Kiếm tiền đã khó, học cách tiêu tiền rõ ràng còn khó hơn rất nhiều.

Không chỉ tin tưởng chính mình

  Mỗi khi gặp thất bại hay những chuyện khó khăn, tớ thường gặp đứa bạn thân để xin lời khuyên. Nó luôn nói rằng đừng bận tâm đến người khác nghĩ gì, chỉ cần bản thân mình thấy tốt là được rồi. Tớ biết nó có ý tốt, nhưng đôi khi nó không biết rằng lời khuyên của nó chính là một trong những lý do khiến tớ cảm thấy tự mãn về bản thân mình. Tớ không muốn cố gắng hơn nữa, tớ cho rằng sức mình chỉ đến thế và mình hài lòng với nó. Tớ đã không ý thức được sự trì trệ của chính mình cho đến khi đi phỏng vấn partime và nhận được câu hỏi EQ:

 “Em không hài lòng với điểm nào trong cuộc sống của mình?”.

 Tớ đã trượt vì hài lòng với tất cả mọi thứ là tác nhân khiến cuộc sống vô nghĩa.    Kết luận: Tớ là người không có trí tiến thủ và trượt.  

Lời người viết bài: Đã đến lúc những kinh nghiệm viết Văn thế nào thật hay, học Toán thế nào thật chóng trở thành thứ công thức bạn đã nằm lòng và tớ không biết nên chia sẻ điều gì nữa. Hi vọng những bài học thực tế từ những nhân vật thực tế này sẽ hữu ích với bạn!

Không khó để tăng cường hiệu quả học tập

23:53:57 

03/06/2013

   Duyên Lê - Theo Trí Thức Trẻ

Bí quyết vượt qua bài trắc nghiệm suôn sẻ

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

Học cách thay đổi mỗi ngày

Bí kíp tăng hạng Ai cũng hiểu học phải đúng phương pháp mới hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết học thế nào cho đúng phương pháp. Những “chiêu” học tập dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường “nội lực” và nâng cao kết quả học tập.

1. Tổ chức, sắp xếp

Biết tổ chức và sắp xếp bài vở một cách khoa học. Hãy đánh số thứ tự ưu tiên cho những việc bạn cần giải quyết. Thực hiện nghiêm túc từ ưu tiên số 1 sau đó dần dần đến những ưu tiên số 2, số 3…

Cũng như “Văn ôn võ luyện”. Bạn nên thi thoảng xem lại những bài kiểm tra đã từng làm, dù kết quả có như ý hay không. Thậm chí hãy dành thời gian để làm lại nó một cách độc lập, khi đó bạn sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức trong lúc làm bài.

2. Luôn chia sẻ

Hãy chia sẻ mọi ý tưởng độc đáo sáng tạo của bạn với cạ cứng. Việc dành thời gian nghĩ chiêu để thuyết phục người khác hiểu những gì bạn nói sẽ giúp bạn hình dung về công việc tốt hơn là chỉ giữ những ý nghĩ đó cho riêng mình. Và bạn bè cũng chính là một kho lưu trữ những ý tưởng táo bạo mà có khi bạn nghĩ ra rồi lại lãng quên đấy.

3. Sức ép thời gian

Không lãng phí thời gian, đừng ngồi vào bạn để cắn móng tay hay tập trung chăm chỉ “nấu cháo”điện thoại quên cả giờ giấc rồi lại lim dim nghe nhạc. Bạn tự nhủ rằng tuy mỗi việc chỉ mất một ít thời gian thôi nhưng thật ra chúng đang chiếm hết đi quỹ thời gian của bạn, vì mỗi lúc ngồi vào bàn học thì thời gian bạn có là bao? Khi đã học là chỉ học mà thôi!

Hãy biết sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Đặt những bài toán khó nhằn hay những bài luận tiếng Anh dưới sức ép thời gian. Bằng cách quản lý giờ giấc, giới hạn trong một biên độ nhất định giả dụ: 5 bài toán làm từ 7h-8h30, bài luận làm từ 8h30 đến 10h. Như vậy bạn sẽ bất ngờ về sự nghiêm túc và năng suất của chính mình.

4. Ghi nhớ

Tập ghi nhớ những đề mục, những từ được in đậm, trong ngoặc kép hay được nhấn mạnh bằng highlight…Mỗi từ ngữ đó đều dẫn bạn đến chủ đề của bài học.

5. Học khi tỉnh táo

Hãy ngừng học khi bạn đang ngáp. Học khi tỉnh táo, không cố duy trì việc ngồi vào bàn chỉ để ngáp và mơ mộng đến tập phim Hàn đang xem dở dang. Cũng không cố học khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức. Cách tốt để học là hãy rời xa em di động yêu quý, vì lúc bạn đang không có hứng thú học thì em ấy sẽ là thứ  giết đi thời gian của bạn đấy.

6. Khích kệ bản thân

Hãy luôn khích lệ bản thân mỗi khi oải học  theo kiểu: Sau giờ học vất vả là cô bạn thân đang vẫy gọi đi shopping, là chiếc giường êm ái mà bạn có thể tự do đánh một giấc. Và nếu ở trình độ tu luyện cao siêu  hơn nữa thì bạn sẽ thấm nhuần tư tưởng: Sự học là một phần quan trọng của cuộc đời, gian nan bước đầu nhưng sẽ thành công về sau.

7. Thay đổi tư duy

Tìm kiếm những nguồn tư duy mới. Nếu quả thực bạn khó mà nhồi vào đầu những kiến thức sách giáo khoa, hãy tìm những cuốn sách liên quan hay google những bài viết hấp dẫn hơn, để tự mình trau dồi, sau đó đọc đối chiếu lại giáo khoa để nắm vấn đề. Có như vậy bạn mới không bị tụt lại phía sau.                                                                                                                                                          

                                                                                                                                                               Cách "chữa cháy" khi bạn lỡ làm thầy cô giận

00:01:02 

27/11/2012

   Cá Mập - Theo Trí Thức Trẻ

Bạn chọn cách nào để có được vị trí cao?

Những nhân vật "xấu xí" trong lớp học

Bài học từ "câu chuyện để dành"

Thầy cô trường Marie Curie được tặng gấu bông nhân ngày 20/11

Nhộn nhịp chợ hoa giáp ngày lễ Thầy cô Bạn đã bao giờ thực hiện một hành động nào đó khiến thầy cô giận? Trong những trường hợp như thế, bạn sẽ làm gì? Bỏ học đi chơi... hội   Thùy Trang (20 tuổi, Tiên Du, Bắc Ninh) từng là thành viên đội tuyển tham gia thi môn Ngữ văn các cấp. Thời gian ôn luyện, Trang cùng một số bạn nữa được tuyển chọn để bồi dưỡng thêm, bởi một đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm. Nhưng thay vì dồn sức vào chuyện học tập, cô nàng đã khiến cô giáo của mình rất buồn khi bỏ học đi chơi hội.    “Ngày hội lớn nhất của huyện tớ trùng với ngày học đội tuyển. Bữa đó, “bạn ấy” của tớ rủ tớ xuống hội chơi với đám bạn thân của cậu ấy. Lâu lâu hai đứa mới được gặp nhau nên tớ cũng bấm bụng... bùng học mà chẳng mảy may áy náy. Hôm sau đến trường tớ mới biết cả 6 bạn còn lại cũng... trốn học, nhưng không đứa nào báo trước với cô. Trong khi cả đêm hôm trước cô giáo đã thức để sửa bài cho từng đứa vì lo kì thi sắp đến gần. Cô đến lớp không thấy ai nên giận lắm!”   Xử lý sao đây: Tận dụng lợi thế của dân chuyên Văn, Trang và 6 cô bạn còn lại đã cùng nhau “hội ý” để sáng tác ra một bức thư “tràn trề xúc cảm”, rón rén mang đến cửa nhà trao cho cô. Đứa nào cũng hối hận ra trò nên lời văn rất cảm động, khiến cô đọc xong cũng rưng rưng. Kết quả là 7 đứa được cô mời vào nhà uống trà ăn bánh kẹo và nhận thêm... 3 đề văn cho hai ngày cuối tuần!  

Nói xấu thầy cô: tội tày đình   Thùy Linh (ĐH NT) chia sẻ một kỉ niệm thời học cấp hai của bạn ấy như thế này. “Hồi ấy tớ rất biếng học, mấy đứa bạn chơi cùng cũng chẳng lấy gì làm chăm chỉ, gọi chung là xóm nhà lá. Những giờ rảnh rỗi, thậm chí cả trong giờ học, chúng tớ thường mang những thầy cô giáo khó tính, hay bắt bẻ sinh viên ra làm đề tài nói chuyện. Một trong những lần như thế, chúng tớ nói chuyện bằng giấy, chuyền qua chuyền lại không dưng cô giáo chủ nhiệm phát hiện và cầm được. Tệ hại là trong giấy, tớ đã dùng những lời lẽ không hay để nói về cô. Mặt cô đỏ ửng và bữa đó cô đã khóc ở lớp. Cô không mắng gì tớ, cũng chẳng tiết lộ điều ấy với người nào khác. Nhưng cả lũ im re vì sợ hãi!”   Xử lý sao đây: Trong những tình huống như thế này, điều bạn cần nhất là sự chân thành. Không chỉ là chân thành xin lỗi mà còn là chân thành nói chuyện. Linh cùng nhóm bạn thân của bạn ấy đã đến gặp cô, trước hết là xin lỗi, sau đó là giãi bày tâm sự thật của mình, bày tỏ những khó khăn các bạn ấy đang gặp phải mà ở lớp không dám nói ra. Cô giáo đã lắng nghe và nói sẽ xem xét. Sau đó thì cô giáo đã điều chỉnh cách dạy của mình, cách cho bài tập về nhà và quan tâm đến học trò hơn. Giờ đây khi đã ra trường, Linh và nhóm bạn của bạn ấy vẫn cực kì thân thiết với cô giáo của mình.   Cái tội “im thin thít”   “Hồi lớp tớ mới đón giáo viên thực tập, cả lớp quyết định tẩy chay vì... quá yêu cô giáo chủ nhiệm cũ. Mặc dù chúng tớ đều biết cô giáo đang trong thời gian nghỉ chăm sóc em bé, nhưng chẳng đứa nào muốn vị trí của cô bị thay đổi cả. Thế là thầy giáo mới giảng dạy nhiệt huyết bao nhiêu, chúng tớ hờ hững bấy nhiêu. Bị bắt lên bảng thì nói, còn không chẳng đứa nào thèm giơ tay. Thầy trẻ, mới ra trường nên còn hiền và thiếu kinh nghiệm nên chẳng bao giờ dọa trừ điểm hay mắng mỏ gì. Nhưng chúng tớ biết thầy giận. Vì thầy đến lớp chỉ chăm chăm giảng những gì có trong sách, cũng chẳng nói chúng tớ thêm câu nào, điểm chác rạch ròi, không... năn nỉ được. Đó là năm cuối cấp nên đứa nào cũng lo lo trước “tình cảnh” ấy.” (Phương Anh, ĐH Phương Đông).  

Xử lý sao đây: Sửa chữa thôi chứ xử lý gì nữa? Bạn sẽ không cần đưa ra một lời xin lỗi, những lời năn nỉ ỉ ôi, mà chỉ cần bắt tay ngay vào hành động. Bằng cách nào ư? Hãy xung phong phát biểu xây dựng bài, gặp bài tập khó hãy mang ra nhờ thầy giúp, học bài tới đoạn chưa hiểu nhất định mang ra hỏi thầy. Chẳng thầy cô nào nỡ... ghét học trò chăm học như thế đâu. Lớp của Phương Anh đã thành công với cách làm ấy!   Ở tuổi học trò thì rất thường mắc phải những lỗi lầm, và vấn đề khi bạn cần "chữa cháy" đó chính là biết cách làm thầy cô vui lòng. Một điểm quan trọng hơn là hãy thể hiện nó bằng tình cảm thật sự của bạn, cũng như phải biết ăn năn hối lỗi và tuyệt đối đừng quá lạm dụng nó để rồi "châm lửa" nhiều lần thì sẽ là tai họa đấy. Bí kíp tăng hạng

09:14:36 

16/12/2012

   Theo Mực Tím

Không khó để tăng cường hiệu quả học tập

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

Tuyệt chiêu cho các “cú đêm” Ai trong chúng ta cũng mong muốn được nằm trong “top” của lớp, nhưng ít bạn nào chịu cố gắng và có đủ động lực để làm điều đó. Nếu áp dụng đúng những điều sau đây, bạn sẽ cải thiện thành tích học tập đáng kể.  

Tìm một người hạng cao hơn bạn để hướng tới

  Người này không nhất thiết phải là người đứng đầu lớp, không nhất thiết phải giỏi vượt trội, nhưng phải là người có thứ hạng cao hơn bạn. Người này phải có tầm ảnh hưởng nhất định với bạn, để bạn có động lực bứt phá. Chẳng hạn như hắn ta từng cười mỉa mai khi bạn không giải được bài tập Toán, hay hắn chọc tức bạn khiến bạn nhất quyết “báo thù”. Khi bạn có một mục tiêu cụ thể để nhắm đến thì bạn dễ tăng hạng hơn. Sau khi hơn được mục tiêu này, bạn chỉ cần tìm đến mục tiêu khác để hướng tới. Và bạn đang trên đường chinh phục “đỉnh Olympia” đấy.  

Chăm phát biểu

  Điều này có nhiều lợi thế cho bạn:   Khiến bạn được mọi người chú ý. Khi được chú ý, bạn sẽ tự giác học tập hơn. Nếu phát biểu mà được khen, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn là ngồi ý một chỗ.   Bạn sẽ tự rút kinh nghiệm trong học tập, nhận ra những sai sót của mình trong quá trình tiếp thu bài giảng.   · Bạn sẽ được cộng điểm và thầy cô sẽ ưu ái tin tưởng bạn hơn. Nếu sau này vì những lí do khách quan mà bạn không thuộc bài, hoặc làm sót bài tập, thầy cô vẫn nương tay hoặc bạn vẫn còn điểm cộng để vớt lại.   Tự tạo cho mình sự ràng buộc   Bạn hãy tự nhận một chức vụ gì đó trong lớp. Khi bạn tự tạo cho mình áp lực, quỹ thời gian của bạn sẽ hẹp đi. Bạn sẽ bắt đầu lo lắng chuyện học của mình. Sự lo lắng ấy sẽ tạo thêm động lực giúp bạn cố gắng “chạy đua” trong lớp. Rất nhiều học sinh cá biệt sau khi được thầy cô giao một chức vụ trong lớp, đã tiến bộ hơn hẳn. Do vậy, bạn đừng ngại tạo cho mình một sự ràng buộc nào đó. Có thể thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy “chênh vênh” vì không quản lí được thời gian, kết quả học tập thất thường. Nhưng khi đã quen với nhịp độ, bạn sẽ cảm thấy mình hào hứng trong học tập vô cùng.  

Vài tuyệt chiêu khác

  Sau khi được phát bài kiểm tra, nên tham khảo điểm bạn bè xung quanh. Bạn sẽ cảm thấy lo sợ và cố gắng học tập ngay.   Tự tạo một bảng điểm “handmade” xinh xắn để có thêm động lực học tập. Ghi điểm của tất cả các môn vào bảng và tự đặt ra tiêu chuẩn ở mỗi đợt kiểm tra.   Nếu bạn không thể tự học, hãy đi học thêm. Đừng tự ép mình để rồi chán nản giữa chừng. Tuyệt chiêu cho các “cú đêm”

10:05:30 

06/04/2013

   Theo Mực Tím

Bí kíp “refresh” tiếng Anh sau Tết

Bí kíp tăng hạng

"Săn lùng" bí kíp luyện thi

7 Bí kíp để bứt phá Tiếng Anh Thức đêm học bài? Chuyện nhỏ, hãy nghía qua các tips sau để giúp bạn học đêm hiệu quả nhé.

Các teen thường có thói quen thức đêm học bài bởi đây là khoảng thời gian im ắng và dễ tập trung nhất. Tuy nhiên, cơ thể thường mệt mỏi vào cuối ngày sẽ khiến các teen dễ ngủ gục hoặc cảm thấy ngán vì không có ai học cùng. Hãy nghía qua các tips sau đây để giúp bạn học “dễ vào” hơn nhé!

1. Chuyển bài học thành... nhạc và thơ

Chắc hẳn teen nào cũng đều thuộc, ít nhất là một, hai bài thơ do thầy cô mách nhỏ để giúp bạn dễ nhớ các khái niệm khó nhằn trong môn toán, hóa v.v... Tương tự, bạn cũng có thể áp dụng cách này vào các môn học khác nhau, và biến hóa theo nhiều cách khác nhau; ví dụ, ngoài chế nhạc, làm thơ cho một số định nghĩa, bạn có thể viết thành một bản nhạc rap — thử xem sao.

Với cách này, không chỉ giúp bạn nhớ lâu hơn những định nghĩa quan trọng mà có thể giúp bạn dễ nhẩm lại trong lúc làm bài. Bạn có thể áp dụng chiêu này để ghi nhớ tên, ngày tháng cho các môn học như Lịch sử.

2. Cùng chơi đố vui

Một trong những lý do khiến các teen ghét học bài là phải tìm một nơi thật yên tĩnh và phải ở một mình. Vì thế, nếu có ai đó cùng bạn chơi trò hỏi đáp chắc chắn teen sẽ cảm thấy thật thú vị. Tuy nhiên, bạn phải dành thời gian để ghi ra câu hỏi và đáp án, và nhất là phải tìm ai đó có thể khảo bài cùng bạn, như anh chị em hoặc thậm chí là bố mẹ bạn chẳng hạn.

Bí quyết này sẽ giúp bạn tránh sự buồn chán và căng thẳng trong lúc học và giúp bạn dễ dàng tiếp thu bài học khi người đặt câu hỏi không phải là những gương mặt nghiêm nghị của thầy cô. Đây cũng là chiêu giúp bạn ôn lại kiến thức của mình trước khi thi.

3. Không trì hoãn, không câu giờ!

Nếu đây là đêm cuối trước ngày thi, bạn cần dừng ngay đọc việc trang web này, không chơi game và trì hoãn việc ôn tập nữa. Nhiều teen hay tự nhủ: 

“Đợi chút, để mình ăn xong đã… Đợi chút, để mình xem bộ phim Hàn Quốc này đã, v.v...” 

để rồi sau đó cảm thấy ngán ngẩm khi liếc nhìn chồng sách trên bàn. Thay vì dốc toàn lực tập trung học bài từ 8g tối đến 12g tối. Do dành thời gian để làm những chuyện khác, bạn chỉ có thể bắt đầu học từ 12g khuya và đôi khi đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn lên tiếng và có nguy cơ cao là bạn sẽ ngủ quên trên bàn học… tới sáng.

Hy vọng rằng 3 bí quyết bỏ túi này sẽ giúp bạn học đêm hiệu qu

7 Bí kíp để bứt phá Tiếng Anh

00:01:00 

09/02/2012

   Saga - Theo Trí Thức Trẻ

Tuyệt chiêu cho các “cú đêm” Ngày nay, rất nhiều bạn “khát khao” đạt điểm IELTS thật cao nhưng lại ngại ngần, lo sợ mình không có khiếu học ngoại ngữ. Hãy gạt bỏ tư tưởng đó, vì mọi người đều có thể học tốt tiếng Anh, điều quan trọng chính là “Học thế nào”?

Đam mê

  Có ai đó từng nói rằng học một ngôn ngữ giống như đang yêu, một khi bạn đã đam mê và có quyết tâm, không điều gì có thể ngăn cản. Đầu tiên, hãy xác lập cho bản thân mục đích, tại sao cần học tiếng Anh: bạn có thể tìm được việc làm tốt hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, đi du học…    Đầu tư thời gian   Thời gian sẽ tỉ lệ thuận với sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh của bạn. Ông 

Simon Eardley

 – Giám đốc học vụ Language Link Việt Nam cho biết, điểm IELTS 7.0 không nằm ngoài tầm với của một người bắt đầu từ trình độ sơ cấp (Elementary) nếu như bạn biết đầu tư thời gian hợp lý. Chỉ khoảng hơn 600 giờ học nghiêm túc chương trình tiếng Anh học thuật tại Language Link, bạn sẽ đến đích thành công. Simon còn cho biết thêm: “

Việc học tăng cường 9 – 15 giờ trong 1 tuần với 3 – 5 buổi học trong tuần liên tục của chương trình tiếng Anh học thuật chính là một điểm mấu chốt để học sinh của chúng ta đạt được sự tiến bộ nhanh nhất và giành được kết quả cao trong các kỳ thi của trường và các chứng chỉ như IELTS hay TOEFL

”.    Thầy Simon Eardley sửa lỗi sai cho học sinh trong một buổi học của chương trình tiếng Anh học thuật tại Language Link.   Tìm cách học phù hợp   Có thể bạn thích xem TV, hay đọc sách, nghe nhạc. Xác định được hình thức mình yêu thích sẽ giúp bạn học tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết có sự bổ trợ rõ rệt cho nhau. Phát triển kỹ năng Nghe sẽ giúp bạn Nói tốt hơn, việc chịu khó Đọc hiểu đúng cách sẽ phát triển kỹ năng Viết rõ rệt. Do đó, hãy phát huy cách học phù hợp cho cả 4 kỹ năng nhé! Chương trình tiếng Anh học thuật tại Language Link có thể là một lựa chọn “phù hợp” cho bạn để rèn giũa 4 kỹ năng trên. Hơn thế nữa, với nhiều biện pháp giáo dục mang tính sư phạm hiện đại như: học tiếng Anh thông qua kỹ năng thuyết trình; củng cố lại ngữ pháp và rèn luyện kỹ năng viết bài luận tiếng Anh theo từng cấp độ; tương tác trực tiếp với giáo viên và được sửa lỗi trực tiếp để tiến bộ nhanh hơn… đảm bảo các bạn sẽ tiến bộ vù vù.    Học từ mọi người   Chúng ta sống trong một cộng đồng và ngôn ngữ chính là hình thức tương tác giữa mọi người. Thường xuyên giao tiếp giúp bạn “quen” với nhiều “chất giọng” và sẽ không “sốc” nếu bài thi IELTS Listening của mình có “accent” Anh-Úc.   Phương tiện truyền thông   Thế giới truyền thông của chúng ta “ngập tràn” tiếng Anh. Bạn thích thể thao ư? Đọc những thông tin liên quan trên kênh BBC. Nghe những bài “hit” ấn tượng, đã có Youtube luôn sẵn sàng chờ bạn. Hãy tận dụng điều này.   Học từ vựng   Điều này quan trọng hơn nhiều so với việc bạn cứ chăm chăm vào học ngữ pháp. Nhưng đừng học theo kiểu máy móc là liệt kê các từ mới và bắt mình học thuộc. Hãy nhớ rằng, kỹ năng đọc là cách giúp bạn vừa mau thuộc vừa khó quên các từ mới đấy!   Khi sai, hãy cười   Có một học sinh từng miêu tả rằng: “

My house has a living room, two bedrooms… and a chicken!”

 Dĩ nhiên, phải là “kitchen”. Nhưng cô ấy đã cười vui vẻ và cả lớp cũng thế. Đừng trầm trọng hóa các lỗi sai của mình, vui vẻ tiếp thu và “học cách tự cười bản thân”.   Để việc học tiếng Anh nhanh chóng và hiệu quả hơn, đạt đến đích IELTS nhanh hơn, bên cạnh các “tips” trên, bạn nên có một môi trường học tập chuyên nghiệp, có tính cam kết. Chương trình đào tạo chuyên sâutiếng Anh học thuật tại Language Link chính là chìa khóa giúp bạn mở ra những cánh cửa mới cho mục tiêu IELTS của mình. Hơn thế nữa, với chứng chỉ được công nhận bởi Tổ chức Giáo dục Quốc tế Navitas cùng mạng lưới hơn 100 trường đại học hàng đầu thế giới tại Anh, Úc, Mỹ, Canada, con đường đến với giảng đường quốc tế sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn.     Đừng lo lắng về những điều mình KHÔNG biết, “keep going”, vì chỉ bạn CHƯA biết mà thôi. Con đường là do bạn chọn, hãy cứ trải nghiệm và khám phá nó bằng tất cả khả năng, tâm huyết của mình. Săn lùng" bí kíp luyện thi

15:00:00 

09/02/2012

   Thuylinh.hse - Theo Trí Thức Trẻ

Tuyệt chiêu cho các “cú đêm”

Bí kíp học 15 phút nhưng "vào đầu" cực nhiều Mỗi thầy cô đều có những tài liệu ôn thi “mật” của mình. Để có được kho bí kíp ấy, không còn cách nào khác bạn phải đóng học phí theo học. Và một cuộc “săn lùng” đã được mở ra để tìm kiếm những bí kíp “mật truyền” đó.

Săn tài liệu

  Nghe theo lời của mấy anh chị khóa trên, Hồng (lớp 12 - CVA) đã đăng kí lớp luyện thi Toán của thầy Minh. Nhưng lại nghe tin phong phanh bạn bè kháo nhau rằng thầy Bình (trường NH) tài liệu học năm nào cũng sát đề thi đại học, có khi còn trúng tủ, Hồng tìm mọi cách để có được tài liệu của thầy. Mấy ngày sau, lại thấy Vân tất tả ngược xuôi đi photo tài liệu của thầy Nam (ĐHSP).   Cuộc săn lùng tài liệu của các bạn khối C, D với môn Văn có vẻ còn khốc liệt và căng thẳng hơn. My (lớp 12 - VĐ) đã tích cực “dùi mài” với cô Nương (trường NH) suốt 3 năm cấp 3 cho môn Văn nhưng vẫn chấp nhận bỏ ra một số tiền học phí không nhỏ cho thầy Bính, chỉ để photo bằng hết tài liệu của thầy. Theo My thì: 

“Tài liệu với môn Văn thì không biết bao nhiêu cho đủ, nên cứ nghe đâu có thầy dạy hay là tớ đến “tầm sư” thôi, nhưng mà cũng chỉ đóng học phí để lấy tài liệu chứ học sao cho hết”

. Và công cuộc “tầm sư” của My cứ thế tiếp diễn.  

Các sĩ tử sử dụng “tài liệu đặc biệt” ra sao?

  Lò luyện thi, thầy cô nào cũng gắn cho tài liệu của mình những mỹ từ nghe rất hay ho “tuyệt chiêu”, “độc”, “trúng tủ”… Đó là câu tâm tình mà Huyền (12 - LHP) và bạn bè của mình phải nghe đi nghe lại mỗi khi “nhập lớp”. Và một điều phải luôn khắc cốt ghi tâm “Không được đưa tài liệu của mình cho người khác!”   Có thầy cô còn ý nhị vẽ ra một viễn cảnh đen tối khi cuốn tài liệu ấy lọt ra ngoài để “răn đe” teen nhà mình. Nào là “Bạn em có cuốn tài liệu của em với cuốn cũ của bạn ý, thế nào mà chẳng cao điểm hơn em” rồi thì “chắc gì bạn ý đã đưa cho em 1 cuốn tài liệu thật, chuẩn”.  

Teen cứ chạy đôn chạy đáo, đóng tiền đủ thứ chỗ chỉ để lấy được quyển "bí kíp" luyện thi độc.

  Có lò luyện thi mà người dạy đồng thời là giáo viên bộ môn trên lớp thì đưa hẳn mức phạt cho những ai “tuồn” tài liệu ra ngoài: hạ điểm thi trên lớp. Vì vậy, Mạnh (12 - TP) suốt ngày ôm kè kè tập tài liệu như thể vật bất li thân bên mình, vì cậu bạn chỉ sợ nhỡ mà tài liệu lọt ra ngoài rồi điểm thấp đi thì toi công học hành. Còn Liên (12 - NT) thì luôn phải tìm cớ từ chối cô bạn thân khi được hỏi mượn tài liệu, lần đầu thì: 

“Tớ để quên ở nhà rồi

”, lần thứ hai thì 

“Tớ cho bạn mượn mất rồi"

, lần thứ ba, lần thứ tư… Cứ như thế, tình bạn của Liên rạn nứt dần.  

Có nên tham gia cuộc đua “săn tài liệu”?

  Ráo riết, miệt mài tìm tài liệu là thế nhưng có mấy teen đủ kiên nhẫn để đọc hết từng câu chữ trong sấp tài liệu cao hơn người mình, rồi tỉnh táo xác định xem trong mớ tài liệu hỗn độn ấy, bộ nào, thầy nào dạy là hay nhất, cách làm bài hợp lý nhất?   Như Minh (12 - THĐ) sau khi tốn vô khối tiền để photo tài liệu môn Toán thì ngày qua ngày cô bạn lại luyện mắt với trò chơi “Tìm điểm giống nhau và khác nhau” trong những tờ giấy kín đặc chữ.     Còn M. Hương (12 - NH) rất tự tin với tài săn tài liệu của mình vì trong tay có gần chục bộ tài liệu Văn thuộc dạng “quý, hiếm và mật” của các trung tâm, thầy cô uy tín. Nhưng đến khi bắt tay vào “tiêu hóa” đống kiến thức đồ sộ đó, cô nàng mới thấy thực sự khó khăn. Ý của cô này, lời hay nghĩa đẹp của thầy kia làm cho cô bạn quay như chong chóng để tìm cách chắp nối những mảng kiến thức rời rạc nhưng có vẻ không mấy thành công.   Dân teen quốc tế vẫn thường học và làm việc them nhóm, điều đó mang lại rất nhiều lợi ích cho teen trong quá trình học tập, kiến thức được chia sẻ, được trao đổi ý kiến cá nhân và đóng góp những ý tưởng mới mẻ. Cách học thú vị này không những khiến teen nhớ và hiểu bài nhanh hơn mà còn có một tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn. Cách “săn lùng” tài liệu của teen nhà mình không những làm mất đi cơ hội học tập mà mất đi cả những tình bạn đẹp nữa.    Hãy lựa chọn cho mình cách học tập thật sự phù hợp và hiệu quả, đừng chạy theo tài liệu này, bí kíp nọ. Hãy nhớ rằng học để lấy kiến thức chứ không phải là tài liệu teen nhé!     Bí kíp học 15 phút nhưng "vào đầu" cực nhiều

00:01:02 

18/09/2012

   Cá Mập  - Theo Trí Thức Trẻ

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

3 bí kíp học thú vị dành cho teen

"Săn lùng" bí kíp luyện thi

"Bí kíp" mua sắm đồ dùng học tập tiết kiệm nhất!

"Bí kíp" giúp teens chuẩn bị hồ sơ lên đường du học Làm thế nào để chỉ cần học trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả vẫn cao!?

Tại sao là 15 phút?

  Trong cuốn “Study Skills for successful Students” (kĩ năng học tập cho những sinh viên giỏi), tác giả có nói, sự tập trung của mỗi người thường ở điểm cao nhất trong 15 phút đầu và giảm dần trong những phút sau đó. Bởi thế, thay vì cố định lịch học là một tiếng cho một đầu bài vở nào đó, bạn có thể chia thành bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn 15 phút. Khoa học gọi đây là công thức 15x4, đã được chứng minh là rất hiệu quả đấy nhé!  

Nhưng trong 15 phút ấy, chúng ta cần làm những gì nhỉ?

Mục tiêu rõ ràng

  Thay vì lẩm nhẩm trong đầu rằng tối nay bạn phải xong bài tập toán, viết xong bài văn hay làm xong đề Anh,... hãy ghi rõ ràng ra một mẩu sticker và gắn nó lên chiếc đèn học, càng cụ thể càng tốt. Làm toàn từ bài bao nhiêu đến bài bao nhiêu, trong khoảng thời gian bao lâu. Ví dụ, trong 15 phút đầu tiên của buổi học, bạn “yêu cầu” bản thân mình phải làm xong 2 bài ở trang 60. Để đồng hồ trước mặt và bạn có thể theo sát quá trình làm bài của bản thân mình.  

Học gì trong 15 phút đầu tiên?

  Bạn nên bắt đầu buổi học với môn học mình tự tin nhất, cố gắng ước lượng chính xác những gì mình có thể làm trong 15 phút. Không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu để rồi thấy nản chí khi không thể hoàn thành chúng một cách nhanh chóng. Bạn nên mua một cuốn sổ nhỏ, dạng chuyên dụng để ghi chép những đầu công việc cần làm, đính kèm một ô dùng để tick vào những việc đã làm xong.  

Đâu cần tránh xa “cám dỗ”

  Bạn muốn xem phim, bạn muốn vào mạng, tán dóc với bạn bè. Đồng ý thôi, miễn là bạn làm xong bài tập đã. Với mỗi 15 phút tập trung và hoàn thành một đầu việc nào đó trong nhật kí của ngày, bạn nên tự thưởng chính bản thân mình 2 phút thư giãn, đủ để lướt qua tường Facebook đứa bạn thân, cập nhật tin tức cần thiết. Nhớ đặt đồng hồ cần thẩn và không được phép nuông chiều bản thân mình. Hoặc muốn chiều chuộng, hãy dành tới lần tiếp theo, khi bạn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ 15 phút kế đó.  

Phương án khác cho 2 phút nghỉ giải lao

  Ra khỏi bàn học, vươn vai, làm vài động tác thể dục hay chỉ đơn giản là chạy ra ban công hứng chút nắng, chút gió, hít thở không khí trong lành cũng rất tốt cho trí não của bạn đấy nhé! Trong lúc ấy, cố gắng nghĩ về điều mình vừa làm được và chắc chắn bạn sẽ mỉm cười để lấy thêm động lực cho bài tập tiếp!   Hãy duy trì công thức, mô hình học tập này trong một thời gian dài. Bạn sẽ rèn luyện được sự tập trung cho chính bản thân mình. Thêm nữa, khi đã biết cách kiểm soát trí não, bạn có thể tăng khoảng thời gian học lên, 30 phút cho mỗi lần chẳng hạn!   "Bí kíp" mua sắm đồ dùng học tập tiết kiệm nhất!

00:01:00 

27/08/2011

   Lumie - Theo PLXH

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

Bí kíp học 15 phút nhưng "vào đầu" cực nhiều Chọn đồ cho năm học mới lúc nào cũng vô cùng tốn kém các bạn ạ. Năm học mới sắp tới gần. Đây cũng là thời điểm thị trường đồ dùng học tập “hot” nhất. Tuy nhiên, giá cả thị trường ngày một biến đổi. Trong thời buổi bão giá như hiện nay, việc mua sắm sao cho tiết kiệm là một vấn đề quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý để các bạn có thể mua sắm một cách tiết kiệm nhất!  

Tận dụng khuyến mại

  Nếu bạn để ý sẽ thấy thời điểm này rất nhiều siêu thị, hệ thống các nhà sách giảm giá các mặt hàng dụng cụ học tập như balo, vở, đồng phục, bút thước… ngoài ra còn có thêm các chương trình tặng quà. Như siêu thị BigC, từ 20/7 - 2/8/2011 siêu thị đón mùa tựu trường 2011 bằng chương trình khuyến mại "Chào mừng năm học mới", có nhiều ưu đãi với hơn 560 mặt hàng đồ dùng học tập, đồng phục, cặp, balô, sách vở, xe đạp, máy tính,... giảm giá 10 - 40%, kèm nhiều quà tặng thiết thực. Hay hệ thống nhà sách Hồng Hà cũng có rất nhiều ưu đãi khi mua đồ dùng học tập ở đây: “Mua 10 sản phẩm tặng 1 sản phẩm cùng loại” vào các ngày trong tuần từ 1 – 31/8, bốc thăm 100% trúng thưởng ngay cho khách hàng mua từ 300.000đ trở lên…   Bên cạnh đó, còn rất nhiều các nhà sách, siêu thị khác. Teen mình chịu khó để ý những địa điểm đang khuyến mại, giảm giá là có thể mua đồ dùng học tập rẻ hơn rồi. Tiết kiệm được một khoản nhỏ nhưng tích góp nhiều thì lại là một khoản lớn đấy.    

Bí quyết mua sắm nằm ở đây

  Sách giáo khoa các bạn nên mua theo trọn bộ, mua ở các nhà sách, cửa hàng sách có uy tín. Đặc biệt, trước khi thanh toán tiền bạn nên xem qua danh mục sách có cuốn nào bị thừa hay không. Nhiều bạn mua ở những cửa hàng nhỏ lẻ đã phản ánh bên cạnh những loại sách cần thiết, cửa hàng còn cho thêm những cuốn không dùng được vào đó.   Nếu teen mình dùng bút bi hoặc bút nước thì nên mua cả hộp để tiết kiệm. Cũng không nên mua cùng lúc quá nhiều đồ dùng học tập đề phòng có những thứ không cần thiết. Nên mua tập trung ở một nơi để được giảm giá. Tránh tình trạng mua vở một nơi, bút thước, cặp nơi khác. Vừa ít được giảm giá lại tốn thời gian và công sức đi lại.    Với những đồ dùng học tập trên thì teen Hà Nội có thể chọn mua ở phố Lương Văn Can, Hàng Chiếu, Chợ Đồng Xuân giá sẽ rẻ hơn các chỗ khác một chút. Các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có thể mua tại các cửa hàng chuyên bán dụng cụ học tập, văn phòng ở đường Lê Lợi hoặc đường Hải Thượng Lãn Ông…  

Tận dụng đồ dùng học tập cũ

  Nếu nhà bạn có anh hoặc chị học trước đó rồi thì tại sao lại không tận dụng lại nhỉ. Một bộ sách giáo khoa cũ nhưng vẫn còn mới, balo hơi sờn nhưng nếu dùng tạm thì cũng không vấn đề gì. Bộ bút chì, compa, thước kẻ còn lại đầy đủ thì hãy sử dụng chúng, như thế bạn sẽ tiết kiệm được cho bố mẹ kha khá đấy. Hoặc thiếu đồ nào hãy mua chứ đừng cái gì cũng mua trong khi có thể sử dụng lại đồ của người học trước.   Với những gợi ý như trên, hi vọng các bạn sẽ có một năm học mới với những món đồ siêu ý nghĩa mà cũng tiết kiệm được thật nhiều chi phí nhé. 3 bí kíp học thú vị dành cho teen

23:59:09 

20/06/2012

   2us - Theo Trí Thức Trẻ

Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

Bí kíp học 15 phút nhưng "vào đầu" cực nhiều

Những ”tuyệt chiêu" để ôn thi đại học

Gợi ý địa điểm học "tránh nắng" mùa hè

"Mối nguy" khi tự mua sách tham khảo ôn thi tốt nghiệp Nếu bạn đang đau đầu, loay hoay tìm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả, sao không thử áp dụng 3 bí kíp dưới đây. Bạn sẽ thấy lý thú, đơn giản nhưng lại hiệu quả không ngờ!

1. Học theo trình tự

  Một nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của chúng ta chỉ ra rằng:   - Khi bạn nghe, bạn chỉ nhớ có 5% lượng thông tin. - Khi bạn nhìn, não sẽ dễ bao quát hơn, nhưng kiến thức chỉ thu nạp được khoảng 20%. - Khi bạn thảo luận theo kiểu nói lại/ lặp lại những gì đã nghe/ nhìn, bạn sẽ ghi nhận được 50% khối lượng. - Khi bạn ôn tập lại những gì đã học, học đạt được 70% kiến thức. - Và khi bạn thực hành, bạn sẽ nhớ đến ngưỡng 95-98% một cách hoàn hảo.   Bộ não chúng ta không thể thu nhận kiến thức một lần mà theo quá trình và sắp xếp theo nhiều lớp. Do đó, thay vì tốn rất nhiều thời gian cho việc lầm rầm đọc thuộc lòng một bài học nào đó, chúng ta nên chia kiến thức thành khoảng 5 "layer" theo thứ tự:    1) Bạn nghe giảng một lần ở lớp. 2) Nhìn và ghi chép lại một lượt. 3) Trao đổi với giáo viên, bạn bè một lần. 4) Học lại một lần tổng quát. 5) Cuối cùng là ôn tập/ thực hành lại sau một thời gian ngắn sau đó. Kiến thức thu nhận sẽ dễ dàng và ổn định hơn.    

2. Tập trung theo tỉ lệ 80/20

  Theo nguyên lý Pareto, bạn chỉ cần đầu tư 20% thời gian so với bình thường mà đạt được đến 80% hiệu quả. Chúng ta có thể áp dụng nguyên lý trên, khi đối mặt với quá nhiều công việc trong khi lại bị hạn chế về thời gian.   Ví dụ như khi bạn cần đọc một quyển sách, thay vì cắm cúi đọc từ trang này sang trang khác và lãng phí rất nhiều thời gian của mình. Trong khi 80% những thông tin giá trị nằm trong 20% sách, bạn có thể đọc từ mục lục và phần giới thiệu đầu tiên, xem qua các biểu đồ hình vẽ, đọc kỹ phần kết luận từng chương, sau đó có thể xem chi tiết những phần bạn cần tìm hiểu.   Đôi khi bạn cần một thông tin tham khảo trong khi lại có quá nhiều nguồn, hãy thử áp dụng phương thức tìm kiếm 80/20 xem, tiết kiệm thời gian hiệu quả lắm đấy!  

3. Kiểm soát tâm trạng bản thân

  Bạn có thắc mắc tại sao khi chúng ta ngồi nghe giảng 1, 2 tiếng liên tục, thường cảm thấy rất mệt mỏi, không chịu đựng nổi và buồn ngủ. Trong khi vui chơi thì cả ngày bạn vẫn không chán? Bạn đã bao giờ nghe thấy rằng việc kiểm soát tốt tâm trạng của bản thân sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn chưa?   Thực tế là, tất cả mọi việc bạn thực hiện đều do tâm lý và tâm lý thì cứ khoảng 10 phút lại thay đổi lên xuống theo hình dạng biểu đồ hình sin. Và khi ngồi học yên ổn trong lớp, thì chúng ta gần như không thay đổi trạng thái, do đó tâm lý chúng ta cứ đi xuống dần.   Do đó, bạn có thể tìm cho mình một cách học khiến bản thân vừa thu nạp kiến thức vừa được giải trí. Ví dụ như kết hợp vừa nghe nhạc vừa luyện nghe tiếng Anh, giải Toán với một thách thức nhỏ trong khoảng thời gian cố định, hay làm các bài mô phỏng, biểu đồ hay tận dụng màu sắc, hình ảnh cho các môn học thuộc lòng.   Tất cả những điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn và hoàn toàn không cảm thấy việc học căng thẳng.   Cố gắng cho kỳ thi sắp tới teen nhé!   "Mối nguy" khi tự mua sách tham khảo ôn thi tốt nghiệp

11:07:00 

01/06/2012

   Bảo Nhi - Theo Trí Thức Trẻ

Đọc sách đúng là thế nào?

3 bí kíp học thú vị dành cho teen

Teen 12 cần mang những gì cho 6 môn thi tốt nghiệp?

7 lưu ý khi dự thi môn trắc nghiệm

3 nỗi ám ảnh "bủa vây" teen trong mùa thi Sách tham khảo đôi lúc cũng có rất nhiều công dụng, nhưng nếu bạn dùng nó vào việc ôn thi thì chưa chắc thành công đâu nha. Kì thi tốt nghiệp đã cận kề, nhiều teen 12 cảm thấy hoang mang khi bài vở 6 môn ngày càng chồng chất. Và họ quyết định sáng tạo ra những cách học mới lạ để mong ôn luyện có hiệu quả, chất lượng. Một trong những cách đó, chính là… mua sách tham khảo về tự học. Nhưng liệu phương pháp này có thật sự mang lại hiệu quả như họ mong đợi?  

Sách tham khảo là… thầy

  T.Thanh (lớp 12 trường THPT M) cho rằng, kì thi tốt nghiệp trước mắt không quá khó, thế nên việc tự học là một giải pháp giúp tiết kiệm tiền bạc, công sức và thời gian. 

“Thay vì mất 3 tiếng để đi đến trung tâm luyện thi, học rồi về nhà, thì mình có thể tự mua sách về làm rồi học được lượng kiến thức nhiều gấp đôi”

 – Thanh cho biết.   Chính vì quan điểm đó mà anh chàng đã dùng tiền học thêm để mua rất nhiều sách tham khảo, vừa để ôn thi tốt nghiệp, vừa dàng để luyện thi đại học về sau. Toàn những quyển dày cộm có những đề tốt nghiệp của năm trước, có câu hỏi và lời giải.

 “Biết là không thể giải hết nhưng mua về nhiều để… an tâm. Biết đâu thấy bạn bè chạy sô đi học thêm nhiều, mình lại cảm thấy sợ và tự học hăng hái hơn?” -

Thanh nói.   Phương pháp học của anh chàng đó là: Tự giải bài tập, sau đó so sánh với đáp án, sửa lại, ghi chép để rút kinh nghiệm. Nghe có vẻ rất đúng đắn và chuyên nghiệp, nhưng sự thật thì…  

Sẽ có nhiều mối "nguy hiểm" đằng sau việc tự ôn thi bằng sách tham khảo đấy! (Ảnh minh họa)

Tạo sự ỷ lại

  Những ngày đầu, Thanh còn hăng hái giải bài tập. Nhưng về sau, khi nhìn cuốn sách dày cộm, anh chàng bắt đầu… nãn và cảm thấy việc tự học không còn cần thiết nữa, khi sách luôn có đáp án, chỉ cần đọc vào là biết cách làm.

 “Mình không nghĩ rằng chỉ trong một tháng ngắn ngủi mà mình có thể giải hết đống bài tập này. Chỉ là thi tốt nghiệp thôi mà, đề chắc chắn dễ hơn những đề mình từng làm. Đợi thi đại học rồi ôn lại vậy”.

  M.Nga (lớp 12 trường THPT K) luôn có bài tập Toán, Hóa được giao về nhà. Nhưng thay vì ngồi tính toán để cho ra đáp án, cô nàng lại có thói quen… mở đáp án ra và chép lại. 

“Mình biết như vậy là sai và không tốt chút nào. Nhưng môn Hóa đâu cần trình bày? Chỉ là làm trắc nghiệm thôi, nên mình có thể xem cách họ giải bài tập để tự đúc kết lại mà”

 – đây là cách mà Nga cũng như những bạn dùng sách tham khảo khác, tự “bào chữa” cho chính mình.     Thực tế, mua sách tham khảo không thể giúp bạn khá hơn lên nếu như chính bạn không tự học, tự chủ động được thời gian. “Chiến thắng” sự lười biếng và ỷ lại đã là một điều rất khó, và điều này bạn phải làm được nếu như quyết định tự học theo cách này.  

Điều cần lưu ý

  Với những môn cần học bài như Sử, Địa và môn dựa vào năng khiếu như Văn, việc mua sách tham khảo là lãng phí. Bạn chỉ cần học kĩ bài với Sử, Địa và có kĩ năng diễn đạt tốt với môn Văn là đủ.   Bạn không thể nhớ được cách làm, không thể nhớ được kiến thức nêu như chỉ đọc đáp án và xem sơ qua cách làm. Thà bạn tự làm một bài rồi sửa những lỗi sai, còn hơn là xem đáp án của 10 bài mà không có hiệu quả gì cả.   Chỉ khi nào tự làm bài hoặc có sự giảng giải của thầy cô, bạn mới phát hiện ra rằng mình đã sai gì, cần sửa như thế nào. Thầy cô cũng sẽ ôn cho bạn những phần trọng tâm nhất, dễ ra thi nhất. Mua quá nhiều sách, bạn có chắc là làm được hết mọi bài tập, hay bạn đang lãng phí thời gian vì ôn không đúng những phần cơ bản?   Thi tốt nghiệp sẽ không quá khó, đề thi chỉ xoay quanh những phần cơ bản. Vì vậy, chỉ cần nắm vững khung sườn lí thuyết là đủ, không nên ôn lan man, dàn trải. Lý thuyết sẽ giúp bạn làm bài tập dễ dàng.   Đừng phụ thuộc vào sách tham khảo. Đúng như tên gọi của nó, đây là những quyển sách chỉ nên dùng để “tham khảo”. Nếu bạn quá tin vào nó và chỉ làm những bài tập trong đó, có thể chính bạn tự khiến mình đi vào lối mòn. Việc học không hiệu quả mà bạn còn hay nhầm lẫn những kiến thức căn bản. 3 nỗi ám ảnh "bủa vây" teen trong mùa thi

00:10:00 

27/05/2012

   Phan Hằng - Theo Trí Thức Trẻ

"Mối nguy" khi tự mua sách tham khảo ôn thi tốt nghiệp Kỳ thi tốt nghiệp càng đến gần thì nỗi sợ hãi của teen lại càng tăng lên. Áp lực về tâm lý, về thời gian… dường như càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Trong thời gian chạy nước rút như thế này thì chúng ta cùng tìm hiểu xem một teen 12 sẽ phải đối mặt với những nỗi ám ảnh nào.  

Thời gian

  Nhiều teen cứ hỏi: 

“Ơ thoắt một cái đã hết một ngày, thế mà mình chẳng làm gì cho ra hồn cả”

. Những teen ôn tập ngay từ giai đoạn đầu thì trong khoảng thời gian nước rút này, chỉ cần ôn tập, xem lại bài vở mà thôi. Song, những teen nào vẫn luôn nhởn nhơ, chơi bời thì bây giờ mới thấm thía, thời gian không còn nhiều để mà ôn tập hết được khối lượng kiến thức đồ sộ kia.   Q.Trang (teen 12 THPT TP) chia sẻ: 

“Tớ cứ nghĩ thời gian còn nhiều nên từ từ học cũng được, ai dè chỉ còn khoảng 2 tuần nữa "lên thớt" rồi mà tớ chẳng biết ôn từ chỗ nào. Thi học kỳ xong là tớ ăn chơi luôn, bây giờ không biết có ôn kịp nữa không đây.”

  Có thể nói rằng áp lực thời gian không còn nhiều khiến teen cảm thấy hoang mang, sợ hãi liệu mình đã ôn tập đủ để thi không, liệu mình có thiếu sót phần nào không, liệu mình, lỡ như mình học gấp rút thế này rồi rớt thì sao… vô vàn những câu hỏi mà teen lo lắng.  

Kiêng cử

  Mặc dù chúng ta không nên tin vào bói toán nhưng vẫn có rất nhiều teen kiêng cử trước kì thi. Teen bỏ thời gian lên chùa cầu khấn, phù hộ thi tốt. Đồng ý là cầu khấn như vậy một phần nào giúp teen giảm được bớt căng thẳng, thế nhưng ta không nên đặt cược may rủi vào những điều chưa biết chắc được.   Ngoài ra, việc ăn uống kiêng cử lúc này đối với nhiều teen rất quan trọng. Những món như các loại bí, trứng… thì teen loại ngay từ đầu. Nghe có vẻ mê tín nhưng nhiều teen cho rằng, thà kiêng một chút để mà đậu, chứ lỡ ăn vô rồi nó xui rủi, lúc đó có mà ân hận cũng chẳng còn kịp. Thay vào đó, những món ăn có liên quan tới đậu thì được teen tích cực hưởng ứng.  

Giấc ngủ

  Có thể thấy rằng, giấc ngủ với teen 12 được "cắt xén" rất nhiều. Chính vì lẽ đó mà teen 12 luôn rơi vào tình trạng ngáp ngắn, ngáp dài, lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi, bơ phờ. Thế nhưng đa số ý kiến cho rằng chịu khổ trong thời gian ngắn này rồi mình sẽ tự do.    Thực tế thì teen 12 ít khi nào ngủ trước 10h tối và dậy lúc 5h sáng mà thay vào đó là thức đến 1, 2 giờ sáng sau đó ngủ nướng đến tận 7, 8 giờ. Nếu ngày nào được nghỉ thì ngủ luôn tới 9, 10 giờ mới dậy. Hoặc những teen đi học buổi sáng thì lúc nào mặt mũi cũng ngái ngủ, còn học buổi chiều thì mặt cứ lờ đờ. Teen thấy đó, hậu quả của việc thức khuya sẽ khiến đầu óc không minh mẫn được, học hành không tập trung.   Bên cạnh đó, áp lực từ nhiều phía và nỗi ám ảnh sách vở khiến cho nhiều teen sợ ngủ. Chỉ cần chợp mắt một chút là những giấc mơ quái gở lại bủa vây xung quanh làm teen không thể nào chợp mắt nổi. Teen mơ thấy những điều xui xẻo sẽ xảy ra với mình trong kỳ thi tốt nghiệp như bị bắt tài liệu, quên viết tên vào bài làm, quên đem bút… Chính những căng thẳng ban ngày phải đối mặt lại trở thành nỗi sợ hãi của nhiều teen vào ban đêm.  

Tạm kết

  Thời gian gấp rút này nếu teen rơi vào stress thì nên dành một chút thời gian để chăm sóc bản thân như dành ra một buổi tối để đi vui chơi xem phim với bạn bè. Hoặc teen có thể ngồi hóng mát trên sân thượng, trò chuyện với ba mẹ. Kỳ thi gần tới rồi chúc teen 12 sẽ thi tốt, hy vọng là sẽ không gặp những nổi ám ảnh này nhiều nữa.    

Chẳng khó để không bị run khi làm bài thi

23:59:31 26/06/2013

 Yến Nguyễn - Theo Trí Thức Trẻ

 Kinh nghiệm làm bài thi khối A, V

 Môn Lý: Không nên “ngộ nhận” câu hỏi dễ

 Bí quyết giữ "phong độ" cho buổi thi chiều

 Bí quyết vượt qua bài trắc nghiệm suôn sẻ

 Thủ khoa môn Sử trường Báo chia sẻ bí quyết ôn thi

Trong khi làm bài thi, hiện tượng “run” thường xảy ra. Cùng trang bị những bí quyết sau để không còn run sợ nữa nhé.

Bạn là người luôn tự tin một điều rằng "tớ chắc chắn sẽ không run khi thi", "đi thi thì cũng giống như đi kiểm tra bình thường thôi, có gì phải lo", hay thậm chí bạn là người luôn biết trước rằng sẽ cảm thấy run và bất an mỗi khi đi thi. Dù là gì thì bạn cũng nên tìm cách phòng ngừa, vì mỗi lần như thế sẽ khiến bạn bị mất tập trung, và khó có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.

Đây sẽ là những cách để bạn có thể kiểm soát tâm lý lo sợ, áp lực cho mỗi lần bước vào phòng thi.

Hít thở sâu và thư giãn trước khi làm bài

Trong lúc chờ giám thị phát giấy thi, giấy nháp và phát đề thi, các bạn hãy thực hiện động tác hít thở thật sâu, căng cơ trong 5 giây rồi thả lỏng, thực hiện 3 lần. Đừng cố nhớ về bài học lúc này, bởi bạn sẽ cảm giác như mình chưa thuộc gì cả, điều nên làm là hãy để đầu óc mình có một khoảng trống nhất định, thư giãn để tạo một tâm thế thoải mái nhất khi làm bài.

Suy nghĩ tích cực

Khi cầm đề thi trong tay, có thể sẽ có những câu bạn không hiểu, chưa thuộc, hoặc thoạt nhìn có thể cảm thấy không làm được. Đừng nên suy nghĩ tiêu cực rằng mình không làm được, điều đó sẽ là nguyên nhân lớn nhất khiến bạn run sợ và mất niềm tin, hãy tự nhủ rằng: “câu trả lời chỉ có thể nằm trong những gì mình đã học”

Làm những câu dễ trước

Dễ làm trước, khó làm sau vẫn luôn là cẩm nang bỏ túi của bao thế hệ học sinh. Hãy làm những câu là thế mạnh của bạn trước, bạn sẽ cảm thấy lạc quan hơn, tự tin hơn, và tự khắc cảm giác “run” sẽ biến mất.

Đừng lo lắng về “tốc độ” của người bên cạnh

Những lúc run sợ, bạn thường không tập trung được vào bài làm của mình. Nhìn ngắm xung quanh và nhận ra mọi người quanh mình đang làm rất chăm chú, viết được nhiều mặt giấy trong khi mình vẫn chưa làm được gì... đó chính là thủ phạm khiến bạn “run” hơn. Đừng lo lắng, hãy tự mình làm chủ bài làm của mình.

Đọc lại đề khi lúng túng

Đề bài chính là phao cứu trợ quan trọng nhất của các bạn, khi lúng túng, bạn hãy đọc lại thật kĩ đề bài. Nó sẽ rất có ích cho việc tập trung của bạn.

Ghi lại những từ khoá, những ý tưởng nhỏ ra nháp

Trong khi làm bài thi, bất kể lúc nào bạn nghĩ ra từ khoá nào đó, hãy ghi ngay ra nháp. Khi run, nếu như chưa thể nhớ ra tất cả, bạn hãy viết ra những ý nhỏ, vụn vặt, sẽ hơi lộn xộn nhưng chúng sẽ có mắt xích với nhau, nên từ những điều nhỏ đó, bạn sẽ dần nhớ ra những ý quan trọng.

Tạm kết

“Run” là một trạng thái rất bình thường của các bạn trong kì thi. Hãy luôn tin tưởng rằng “mình làm được”, bạn sẽ vững vàng hơn rất nhiều, và run sợ không còn là vấn đề lo ngại nữa. 

Mẹo phá "bẫy" trong đề thi trắc nghiệm

10:42:53 20/06/2012

 Theo VNMedia

 Bí quyết vượt qua bài trắc nghiệm suôn sẻ

 Để vượt qua bài thi trắc nghiệm dễ dàng

 “Trị” môn Xã hội

Bài thi trắc nghiệm với thời gian làm bài ngắn và số lượng câu hỏi khá nhiều khiến thí sinh bước vào phòng thi với tâm lý căng thẳng. Vài mẹo nhỏ giúp bạn đối đầu với các môn thi trắc nghiệm đơn giản và nhẹ nhàng.

Kinh nghiệm mà các bạn thủ khoa của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) các năm trước vẫn truyền lại cho các thí sinh mới là bạn hãy tự tin vào kiến thức cũng như khả năng của bạn. Đặc biệt, các bạn cần tránh không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ mà hãy thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi. 

Bẫy trong đề thi trắc nghiệm

Trong xu thế những năm gần đây, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập. 

Một đề thi trắc nghiệm ĐH, CĐ không đơn giản như một đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thí sinh nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy.

Một kinh nghiệm không bao giờ cũ trong làm bài thi trắc nghiệm có thể vận dụng để tìm bẫy: Câu dễ làm trước, câu khó làm sau và nên tận dụng tối đa thời gian làm bài.

Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. 

Đối với các thí sinh thi khối A, B, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều. 

Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.

Quy tắc vàng: 1,5 phút cho một câu trả lời

Một đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao. 

Với điểm 10 tròn trịa môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011, Cù Gia Huy - thủ khoa Ttrường ĐH Quốc tế TP.HCM đưa ra lời khuyên, với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, trung bình bạn chỉ nên dành cho mỗi câu khoảng 1 phút rưỡi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một bài toán khó mà bỏ qua những câu dễ ăn điểm khác. 

Kinh nghiệm từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu thí sinh tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu hay chưa thể trả lời được, tự bạn đã gây mất thời gian và mất tinh thần do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.

Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến. 

Phỏng đoán, loại trừ

Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp: Loại bỏ những đáp án không thích hợp. 

Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó. Và cơ may cuối cùng dành cho bạn nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán.

Yếu tố này thoạt nghe có vẻ như bạn đang vận dụng công thức may - rủi nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.

Tô nhầm còn hơn bỏ sót

Đối với một bài thi trắc nghiệm, thí sinh không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm và không bị trừ điểm nếu thí sinh trả lời sai nên bạn cần nhớ: Bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.

Dành thời gian kiểm tra bài làm

Một kinh nghiệm cuối cùng mà thủ khoa Cù Gia Huy cung cấp cho thí sinh, nên dành một khoảng thời gian cuối cùng để kiểm tra lại bài, vì tính toán rất dễ có sai sót ngay cả những phần dễ nhất. Thời gian cuối cùng, thay vì tập trung để giải một bài khó không hy vọng tìm ra lời giải thì nên tập trung rà soát lỗi ở những câu đã làm. 

Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hai lần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi làm bài thi. Các bạn phải lưu ý rằng, trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính những câu hỏi sau đó.

Cuối cùng, để có được kết quả thi tốt cho chặng đường bước tới giảng đường ĐH, CĐ, các bạn thí sinh đừng có hành vi gian lận thi cử nhé. Việc gian lận trong thi cử sẽ không giúp gì được cho quá trình học tập lâu dài của bạn mà chỉ đem lại cho các bạn những điều phiền toái thôi.

7 lưu ý khi dự thi môn trắc nghiệm

10:01:00 30/05/2012

 Theo Mực Tím

 Bí quyết vượt qua bài trắc nghiệm suôn sẻ

 3 bí kíp học thú vị dành cho teen

 "Mối nguy" khi tự mua sách tham khảo ôn thi tốt nghiệp

Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được tô chì đen ở ô trả lời, không được bằng bút mực, bút bi.

Kỳ thi tốt nghiệp cận kề, thầy Hồ Phú Bạc - Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GDĐT TP.HCM, lưu ý lại những phạm quy dễ mắc phải trong bài thi trắc nghiệm, giúp thí sinh tránh những lỗi đáng tiếc.

Khi giám thị phát đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu trả lời trắc nghiệm, không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép. Khi tất cả thí sinh trong phòng thi đều đã nhận được đề thi, được sự cho phép của giám thị thí sinh bắt đầu đọc đề thi.

Thí sinh phải kiểm tra đề thi để đảm bảo đề thi có đủ số trang, số lượng câu trắc nghiệm; nội dung đề thi được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu phát hiện những chi tiết bất thường trong đề thi, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.

Thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào vị trí tương ứng trong đề thi, xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi; sau đó, dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín đáp án mình chọn vào ô có chữ số tương ứng với câu hỏi.

Ghi mã đề thi của mình vào 2 phiếu thu bài thi. Thí sinh tuyệt đối không ký tên vào phiếu thu bài khi chưa nộp bài.

Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được tô chì đen ở ô trả lời, không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi hoặc để lại ký hiệu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

Phiếu trả lời trắc nghiệm phải được giữ phẳng, không được gập và làm bẩn. Làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.

Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm.

Để thoát khỏi cảm giác bị "hành hạ" trong việc học

00:01:00 25/06/2013

 Duyên Lê - Theo Trí Thức Trẻ

 Ngôn ngữ “chat” vào đề văn lớp 10, học sinh lạc quan

 Giới trẻ rộ "mốt" săn phụ kiện học tập "đỉnh"

 Nhật Bản sẽ hủy bỏ kỳ thi Đại học trong 5 năm tới

 Nữ sinh đạt 5 điểm 10 tốt nghiệp: Học kết hợp với giải trí

Muốn thoát khỏi cảm giác bị “hành hạ” trong học tập, cách duy nhất là bản thân ta phải “hành động”.

Khi “hành” = “hành hạ”

Rất nhiều bạn luôn than thở về chuyện trường lớp của mình, luôn miệng kêu ca rằng: “Nền giáo dục nước ta” thế này thế kia, số khác thì âm thầm, bền bỉ chịu đựng. Nhưng điểm chung của họ đều là những học sinh chưa thật sự biết cách học. Họ học vì điểm số, vì sợ mình thua kém bạn bè, họ chạy liên tục từ lớp học thêm này sang lớp học thêm khác mỗi tối, trên tay họ luôn là một cuốn tập/đề cương chi chit chữ được highlight xanh đỏ để “tụng”.

Bích Trang (lớp 11, trường THPT CVA) là một trường hợp như  thế. Lịch trình mỗi ngày của cô nàng này còn căng thẳng hơn cả ca sĩ đi show. Trang học thêm cả Toán, Lý, Hóa, Anh và cả môn… Tin học ở ngoài trường (dù trong trường bạn đã được học rất đầy đủ) để “thi nghề được điểm cao hơn bạn bè”. Ngoài ra, môn Toán cô bạn  học song song ở hai “lò” khác nhau cho… “chắc ăn” – theo lời tâm sự của bạn ấy.

Không chỉ tự hành hạ về thể xác, cái sự “hành” về tinh thần cũng được nhiều bạn chọn cho mình. Bạn không “chạy show”, không “học ngày học đêm” nhưng thái độ với việc học của bạn rất có thể chính là một cách hành hạ tinh thần bản thân. Vì thế, bạn chán ghét mỗi khi nghĩ đến chuyện phải đến lớp hàng ngày, bạn luôn cho rằng “những kiến thức này mai mốt ra đời mình chẳng bao giờ dùng đến” và học chỉ để đối phó, để đủ điều kiện lên lớp.

Đến lúc phải “hành động”

Muốn thoát khỏi cảm giác bị “hành hạ” trong học tập, cách duy nhất là bản thân ta phải “hành động”. Bạn hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Mình muốn trở thành một người như thế nào?”; “Mình học để làm gì cho bản thân?”; “Mình sẽ học cái gì, như thế nào?”

Sau khi trả lời những câu hỏi mình đã đặt ra, việc đầu tiên là bạn hãy rà soát lại quá trình học tập của mình. Xem có phải mình đang quá ôm đồm/lơ là việc học hay không, mạnh dạn cắt bỏ những lớp học thêm dư thừa và không cần thiết. Trong quá trình học, cố gắng tập trung, liên hệ các kiến thức ra thực tế đời sống để nhớ lâu hơn như “Tại sao máy ATM không được bọc bằng nhựa để  khỏi bị rò điện gây chết người mà phải bọc bằng kim loại?” – kiến thức Vật lý lớp 11 sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi.

Không chỉ thay đổi về “nội lực”, yếu tố “ngoại lực” cũng cần phải được F5 để việc học hiệu quả nhất. Tìm cho mình một người bạn để học chung (nên nhắm chọn những tên mọt sách trong lớp), thay đổi không gian học tập: sắp xếp, bài trí lại chỗ học để tinh thần được thoải mái nhất. Đó chính là cuộc cách mạng dành cho bạn – thay đổi chính mình để đối diện với thế giới bên ngoài một cách tích cực nhất.

Tips thực hành ở một số môn cho bạn:

- Toán: Sau mỗi bài mới, lần lượt giải các dạng bài tập từ dễ đến khó cho nhuần nhuyễn. Hiểu tường tận các công thức cơ bản có trong đầu. Các công thức phức tạp khác không nhất thiết bạn phải nhớ vì có thể suy ra từ công thức cơ bản.

- Lý: Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Thấy hiện tượng gì là có thể giải thích được ngay chứ không phải ấm ức kiểu “Cái này có nghe qua nhưng quên mất là nó như thế nào rồi”.

- Hóa: Ghi nhớ bản chất của từng loại phản ứng sau đó có thể tự viết được các phương trình cùng dạng của các chất mới học. Vận dụng vào đọc thành phần của lon nước ngọt bạn đang uống và hiểu được tối thiểu 50%.

- Anh văn: Có khả năng đọc – hiểu các bài đọc cơ bản trong sách giáo khoa rồi đến các văn bản khó theo từng mức độ, nói chuyện gãy gọn, tự nhiên. Ngữ pháp cơ bản bạn cũng cần ghi nhớ đấy.

- Sinh, Địa, Sử: Học thuộc nhưng không phải kiểu có chữ nào nhét vào đầu chữ ấy, hãy học những ý chính và diễn đạt nó một cách ngắn gọn. Trong lúc học có liên tưởng các hình ảnh liên quan.

Nữ sinh đạt 5 điểm 10 tốt nghiệp: Học kết hợp với giải trí

16:15:57 17/06/2013

 Theo Infornet

 Chủ nhân của 59 điểm thi tốt nghiệp: Tớ muốn trở thành Phạm Tuân thứ 2

 Để thoát khỏi cảm giác bị "hành hạ" trong việc học

 Gặp cô học trò học giỏi có tên đặc biệt Trần Thị Ô Xin

 Điểm thi Tốt nghiệp THPT môn Địa thấp bất ngờ

 Hôm nay, TP.HCM công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT

Có điểm tốt nghiệp cao nhất nước (59 điểm) nhưng nữ sinh trường Quốc học Huế chia sẻ: "Em học hành cũng chưa được giỏi giang, còn phải cố gắng nhiều".

Với tổng 6 môn thi đạt 59 điểm, hiện đang là thủ khoa toàn quốc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Ngô Bảo Ngọc, học sinh trường THPT chuyên Quốc học Huế đã mang lại niềm vui nhân đôi về cho gia đình và quê hương.

Môn nào cũng thích học

Bảo Ngọc sinh ra và lớn lên tại cố đô Huế. Cô gái trẻ có tính cách điển hình của người Huế là điềm tĩnh và khiêm tốn.

Với 5 điểm 10 tuyệt đối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bảo Ngọc đã chứng tỏ khả năng học giỏi, đồng đều các môn tự nhiên và xã hội. Thế nhưng, trước kết quả thi tốt nghiệp xuất sắc, Bảo Ngọc bày tỏ: “Em học hành cũng chưa được giỏi giang, còn phải cố gắng nhiều. Học lớp chuyên Anh nhưng em thực sự chưa thấy môn Anh của mình tốt lắm”.

12 năm liền Bảo Ngọc đều đạt danh hiệu HSG, những năm học cấp 2 Ngọc đoạt giải nhì văn cấp tỉnh, lên cấp 3 đoạt giải khuyến khích tiếng Anh cấp tỉnh.

Nguyễn Ngô Bảo Ngọc (tay phải) chụp ảnh cùng bạn.

Chia sẻ về việc học tập, Bảo Ngọc cho biết: Thiên hướng của em là các môn xã hội. Thế nhưng em học đều, không yêu thích môn nào nhất. Ban đầu em thích học Văn, sau đó chuyển sang học tiếng Anh và nhiều khi em lại thích học Toán.

Phương pháp học tập của Ngọc được chia sẻ: "Ngay sau khi kết thúc môn học trên lớp em đã ôn lại để ghi nhớ luôn. Như vậy đến khi về nhà em chỉ cần làm bài tập và chuẩn bị bài cho ngày mai. Em cố gắng làm hết bài tập trong SGK và sách bài tập để nắm chắc kiến thức".

Vào mỗi buổi tối, Bảo Ngọc dành từ 2 đến 3 giờ đồng hồ để học nhóm cùng bạn bè bao gồm các thành viên thuộc các lớp chuyên khác nhau trong trường. Học nhóm rất thoải mái, không gây căng thẳng lại tăng vốn tích lũy cho các môn học khác.

Sinh ra trong một gia đình bố làm cán bộ quản lý khu công nghiệp, mẹ y sĩ nhưng Ngọc không theo con đường nghề nghiệp của gia đình. Trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới, Ngọc dự thi khối D vào khoa tiếng Anh, ĐH Ngoại ngữ Huế và khối A1 vào khoa Kinh tế, kỹ thuật và đầu tư của ĐH Kinh tế Sài Gòn.

Trong tương lai Ngọc định hướng học chuyên sâu về tiếng Anh và cố gắng đoạt học bổng đi du học.

Thích đan len, đọc truyện Hary Potter

Bảo Ngọc cho biết: "Bố mẹ em luôn thoải mái, tôn trọng sự lựa chọn trong việc học tập của con. Vì vậy, đối với tất cả các môn học, bí quyết chung duy nhất của em là: Học không đề cao thành tích, vừa học vừa chơi".

Theo Ngọc, nhìn chung các môn khối A nên tuân thủ quy tắc dễ trước, khó sau. Quy tắc này tưởng đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Còn đối với các môn xã hội cần tạo nên hứng thú trong khi học bằng cách vừa học vừa kết hợp với việc giải trí.

"Toán học là môn của hình và số, đòi hỏi tư duy logic, có định hướng làm bài đúng. Các dạng đề bài của môn Toán học đều được ôn tập rất kỹ càng trong trường phổ thông nên cần luyện qua quá trình tự học để ghi nhớ sâu. Để có thể làm bài thi một cách hoàn hảo thì cần có một sự trình bày tốt, không thừa không thiếu. Điều này chỉ có thể có được nhờ làm nhiều đề thi và học hỏi từ bạn bè", Ngọc chia sẻ.

Bảo Ngọc học đều các môn.

Bảo Ngọc bồi dưỡng tình yêu văn học bằng cách nhiều sách, truyện ngắn và tiểu thuyết vừa giải trí, vừa có thể học hỏi được văn phong của những tác giả nổi tiếng. Trong đó cô bạn thích nhất cuốn tiểu thuyết Harry Potter của nữ nhà văn nước Anh J. K. Rowling.

Đối với môn tiếng Anh, Ngọc cũng học theo phương pháp vừa học vừa chơi bằng cách xem phim song ngữ, hoặc nghe nhạc nước ngoài. Ngọc còn thường xuyên trao đổi từ mới hay cùng một người bạn, nhờ đó khả năng nghe, nói của Ngọc cũng dần hoàn thiện.

Ngoài việc học tập tốt, Bảo Ngọc còn rất khéo tay khi thích làm đồ handmade tặng bạn bè, người thân.

Kinh nghiệm "xương máu" của... người từng trượt đại học

00:15:47 27/05/2013

 Trương Hồng Anh - Theo Trí Thức Trẻ

 Ngày đầu vào đại học

 Luyện 11 "bí kíp" để học và thi khối C hiệu quả

 Giật mình những vụ tự tử vì thi trượt

 Học cách xả hơi mỗi khi vào "mùa" căng thẳng

 "Thần giữ của" và cách sống sót trong lớp học

Có thể bạn đã từng nghe bí quyết thành công của một thủ khoa. Vậy bây giờ bạn hãy lắng nghe kinh nghiệm “xương máu” của những người từng thi trượt đại học. Học tập từ thành công và thất bại là cách tốt nhất để bạn đạt mục đích.

Kinh nghiệm thứ nhất: Không đi học thêm nhiều - Minh Hiền (Đại học Mở TP.HCM)

Năm trước Hiền đã thi trượt đại học vì thấp điểm môn Hóa. Trước đây Hiền luôn bị môn học này làm khó dễ nên trước kỳ thi đã đăng ký học thêm đến 2 lớp với hy vọng bổ sung thêm kiến thức. Tuy nhiên chính vì việc học nhồi quá nhiều như thế khiến Hiền lờ đờ với các công thức, bối rối trong cách giải và bị stress trong ngày thi chính thức.

Thời gian bạn học trên lớp và những giờ học bổ sung là đủ với kì thi đại học. Thời gian còn lại bạn nên đọc lại để ghi nhớ và vận dụng. Việc thu nhận nhiều kiến thức nhưng không được ôn luyện kĩ càng chỉ làm tốn thời gian và công sức của bạn.

Nếu bạn học kém và không hiểu hết bài học trên lớp, hãy tìm ngay cho mình một người thầy hoặc một người bạn để hỏi. Thầy, cô giáo luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của bạn. 

Với một môn học, bạn không nên học nhiều thầy. Mỗi một giáo viên đều có kinh nghiệm và cách thức truyền đạt riêng, đôi lúc kiến thức của họ có thể đối lập nhau. Việc học quá nhiều thầy sẽ nhanh chóng đẩy bạn đến tình trạng loạn kiến thức.

Kinh nghiệm thứ hai: Học ở thời điểm hoàng kim - Thu Thủy (Hà Nội)

Thời điểm hoàng kim để học tập là từ 5h đến 10h vào buổi sáng. 14h đến 15h chiều và 20h đến 21h tối. Đó là thời điểm đầu óc bạn minh mẫn và dễ tiếp thu nhất. Bạn hãy sắp xếp thời gian biểu phù hợp để có thể học vào thời điểm hoàng kim.

Kinh nghiệm thứ ba: Nghe giảng là điều vô cùng quan trọng - Hữu Hoan (20 tuổi, Hà Nội)

Một lần bạn nghe giảng sẽ hiệu quả gấp đôi khi bạn tự ngồi đọc sách. Nghe giáo viên giảng bài là cách thức tương tác trực tiếp với kiến thức. Ích lợi của việc nghe giảng đó là bạn sẽ hiểu thông tin nhanh hơn, chính xác hơn và bạn có thể hỏi ngay những vấn đề không hiểu. Vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội nghe giảng trên lớp.

Kinh nghiệm thứ tư: Dành thời gian học ở nhà - Thế Thanh (20 tuổi, Hà Nội)

Kiến thức mà bạn tiếp thu cần có thời gian ôn luyện. Tại sao bạn không bao giờ quên tên gọi của bạn bè, đó là vì bạn nhắc đến chúng thường xuyên. Khi học về một dạng bài mới bạn cần thực hành nhiều lần thì mới nắm chắc và không quên. Bạn hãy chắc chắn rằng mình có đủ thời gian học ở nhà để ôn luyện kiến thức.

Kinh nghiệm thứ năm: Sách giáo khoa là quan trọng nhất - Ngọc Quý (Cao đẳng Tôn Đức Thắng, TPHCM)

Sách giáo khoa là kiến thức chuẩn và chứa đựng những kiến thức trọng điểm. Mọi cuốn sách tham khảo đều được xây dựng trên cơ sở của sách giáo khoa. Vì vậy, nếu bạn chưa hiểu những kiến thức trong sách giáo khoa thì tuyệt đối đừng đụng đến bất kì cuốn sách tham khảo nào. Bạn hãy làm tất cả những gì có thể để hiểu những kiến thức trong sách giáo khoa, sau đó thực hành nhiều lần các dạng bài tập trong sách.

Bạn không nên mua nhiều sách tham khảo. Hãy hỏi ý kiến của giáo viên và chọn cho mình một cuốn sách tham khảo tốt cho mỗi môn học. Nếu bộ sách đó có nhiều tập thì bạn cứ mua đầy đủ nhưng tuyệt đối không nên tha cả đống sách tham khảo về nhà. Điều này sẽ làm cho túi tiền của bạn vơi đi đáng kể mà không đem lại hiệu quả.

Kinh nghiệm thứ sáu: Học nhóm - Minh Châu (19 tuổi Hà Nội)

Việc học nhóm sẽ làm bạn tăng hứng thú học tập. Bạn hãy trao đổi kiến thức với các bạn trong nhóm. Chia sẻ những điều bạn biết và hỏi những điều bạn chưa rõ. Những thành viên trong nhóm sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề khi bạn gặp khó khăn. Hơn nữa sự cạnh tranh lành mạnh trong nhóm sẽ là động lực cho bạn phấn đấu. 

Để đạt được kết quả tốt, một nhóm học tập đòi hỏi các thành viên của nó phải có tính xây dựng và tinh thần giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra cần tuân thủ thời gian một cách nghiêm ngặt.

Kinh nghiệm thứ bảy: Không để nỗi lo lấn át - Tuyết Nhi (Cao đẳng Du lịch Sài Gòn)

Dù bạn từng trượt đại học hay sức học của bạn rất tệ thì cũng đừng để nỗi lo lấn át. Nếu bạn quá lo lắng bạn sẽ khó làm được bất cứ điều gì. Bạn sẽ không thể tập trung vào bài giảng, mất thời gian kể lể về nỗi lo lắng của mình với bạn bè,… Điều đó sẽ khiến bạn luôn chán nản, cáu bẳn, nói những điều vô lí và kết quả sẽ rất tồi tệ. Vì vậy, đừng để nỗi lo lấn át mà hãy tập trung vào việc ôn thi.

Kinh nghiệm thứ tám: Nghỉ ngơi trước kì thi - Hạnh Phúc (20 tuổi, TPHCM)

Hai tuần trước kì thi bạn không nên nạp thêm kiến thức mới. Bạn có thể đọc qua những kiến thức tổng hợp vào lúc rảnh rỗi nhưng đừng học nhiều. Bạn đã vất vả ôn luyện cả năm rồi nên hãy để cho đầu óc được thư giãn vào giai đoạn này. 

Trên đây là những kinh nghiệm của một người từng thất bại ở kì thi đại học. “Thất bại là mẹ thành công”. Học tập kinh nghiệm từ những lần thất bại sẽ làm bạn trưởng thành.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ưind