phan cung may vi tinh 2 & 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 2 - Case và Nguồn

1. Case : Hộp máy

Case : Hộp máy - Sản xuất năm 2006

Bên trong Case chỉ có bộ nguồn

và các giá đỡ Mainboard, ổ đĩa

Bộ nguồn ATX trong Case của máy Pentium 4

2. Case đồng bộ

Case đồng bộ là các máy tính bán sẵn ra thị trường trong đó đã có

đầy đủ linh kiện và thiết bị ngoại vi, ở Việt Nam Case đồng bộ

thường xuất hiện ở dạng các máy tính cũ nhập khẩu từ Mỹ .

Case đồng bộ IBM nhập khẩu từ Mỹ .

IBM và Compac là hai nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế

giới trong những năm 1981 đến 1997, hai công ty này đã cung cấp

phần lớn máy tính cá nhân PC cho thì trường thế giới trong thập niên

90 của thế kỷ trước, các công ty này đã sử dụng bộ xử lý của Intel và

thuê công ty Microsoft viết hệ điều hành.

3. Lựa chọn Case khi lắp Máy vi tính :

Khi lắp một bộ máy vi tính, bạn cần phải lựa chọn một Case ( thùng

máy) cho phù hợp, vì Case luôn đi kèm với bộ nguồn do đó bạn cần

lựa chọn theo các tiêu chuẩn sau :

􀁺 Hình dáng Case hợp với Model mới để không bị cho là lỗi thời

􀁺 Công suất của bộ nguồn : Nếu như bạn định sử dùng càng

nhiều ổ đĩa thì bạn cần phải sử dụng Case có nguồn cho công

suất càng lớn, nếu bạn sử dụng Case có nguồn yếu khi chạy sẽ

bị quá công suất và dễ gây hư hỏng nguồn và Mainboard

􀁺 Bộ nguồn phải có đủ rắc cắm cần thiết cho cấu hình máy của

bạn,

Thí dụ : nếu bạn lắp máy Pen 4 sử dụng socket 478 thì nguồn

phải có thêm rắc 4pin

Nếu bạn lắp máy có sử dụng ổ đĩa cứng theo chuẩn ATA thì

rắc nguồn nên có rắc hỗ trợ đầu nối nguồn chuẩn ATA

􀁺 Các quạt gió làm Mass : Máy càng được làm mát tốt thì chạy

càng ổn định và tuổi thọ càng cao .

Các loại Case mới nhất

4. Bộ nguồn máy vi tính

Bộ nguồn ATX dùng cho các máy từ Pentium2 đến Pentium4

Đầu dây nguồn cấp điện cho Mainboard

các mầu dây và điện áp, chức năng .

Ý nghĩa của các chân và mầu dây

􀁺 Dây mầu cam là chân cấp nguồn 3,3V

􀁺 Dây mầu đỏ là chân cấp nguồn 5V

􀁺 Dây mầu vàng là chân cấp nguồn 12V

􀁺 Dây mầu xanh da trời là chân cấp nguồn -12V

􀁺 Dây mầu trắng là chân cấp nguồn -5V

􀁺 Dây mầu tím là chân cấp nguồn 5VSB ( Đây là nguồn cấp

trước )

􀁺 Dây mầu đen là Mass

􀁺 Dây mầu xanh lá cây là chân lệnh mở nguồn chính PS_ON

( Power Swich On ), khi điện áp PS_ON = 0V là mở , PS_ON

> 0V là tắt

􀁺 Dây mầu xám là chân bảo vệ Mainboard, dây này báo cho

Mainbord biết tình trạng của nguồn đã tốt PWR_OK (Power

OK), khi dây này có điện áp >3V thì Mainboard mới hoạt

động .

Đầu cắm này chỉ có trên bộ nguồn

giành cho Mainboard Pentium 4

Đầu cắm dây nguồn trên Mainboard

5. Kiểm tra bộ nguồn

Để kiểm tra một bộ nguồn có hoạt động hay không ta làm như

sau

Kiểm tra bộ nguồn ATX

􀁺 Bước 1 : Cấp điện cho bộ nguồn

􀁺 Bước 2 : Đấu dây PS_ON ( mầu xanh lá cây ) vào Mass ( đấu

vào một dây mầu đen nào đó )

=> Quan sát quạt trên bộ nguồn , nếu quạt quay tít là nguồn đã

chạy

Nếu quạt không quay là nguồn bị hỏng .

􀁺 Trường hợp nguồn vẫn chạy thì hư hỏng thường do Mainboard

6. Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn ATX .

Sơ đồ mạch tổng quát của bộ nguồn ATX

􀁺 Bộ nguồn có 3 mạch chính là :

+ Mạch chỉnh lưu có nhiệm vụ đổi điện áp AC 220V đầu vào

thành DC 300V cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính .

+ Nguồn cấp trước có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5V STB cho

IC Chipset quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V

nuôi IC tạo dao động cho nguồn chính hoạt động ( Nguồn cấp

trước hoạt động liên tục khi ta cắm điện .)

+ Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các điện áp cho

Mainboard, các ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD Rom .. nguồn

chính chỉ hoạt động khí có lệnh PS_ON điều khiển từ

Mainboard .

Bạn đưa trỏ chuột vào để xem chú thích .

Ảnh chụp bên trong bộ nguồn ATX

1- Mạch chỉnh lưu

Nhiệm vụ của mạch chỉnh lưu là đổi điện áp AC thành điện áp DC

cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn xung hoạt động .

Sơ đồ mạch như sau :

Mạch chỉnh lưu trong bộ nguồn ATX

􀁺 Nguồn ATX sử dụng mạch chỉnh lưu có 2 tụ lọc mắc nối tiếp

để tạo ra điện áp cân bằng ở điển giữa.

+ Công tắc SW1 là công tắc chuyển điện 110V/220V bố trí ở

ngoài khi ta gạt sang nấc 110V là khi công tắc đóng => khi đó

điện áp DC sẽ được nhân 2, tức là ta vẫn thu được 300V DC

+ Trong trường hợp ta cắm 220V mà ta gạt sang nấc 110V thì

nguồn sẽ nhân 2 điện áp 220V AC và kết quả là ta thu được

600V DC => khi đó các tụ lọc nguồn sẽ bị nổ và chết các đèn

công suất.

2. Nguồn cấp trước

+ Nhiệm vụ của nguồn cấp trước là cung cấp điện áp 5V STB cho

IC quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V cho IC dao động

của nguồn chính .

+ Sơ đồ mạch như sau :

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ mạch nguồn cấp trước trong bộ nguồn ATX

􀁺 R1 là điện trở mồi để tạo dao động

􀁺 R2 và C3 là điện trở và tụ hồi tiếp để duy trì dao động

􀁺 D5, C4 và Dz là mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra

􀁺 Q1 là đèn công suất

3. Nguồn chính

+ Nhiệm vụ : Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các mức điện áp

cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động

+ Sơ đồ mạch của nguồn chính như sau :

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ mạch nguồn chính trong bộ nguồn ATX

􀁺 Q1 và Q2 là hai đèn công suất, hai đèn này đuợc mắc đẩy kéo,

trong một thời điểm chỉ có một đèn dẫn đèn kia tắt do sự điều

khiển của xung dao động .

􀁺 OSC là IC tạo dao động, nguồn Vcc cho IC này là 12V do

nguồn cấp trước cung cấp, IC này hoạt động khi có lệnh P.ON

= 0V , khi IC hoạt động sẽ tạo ra dao động dạng xung ở hai

chân 1, 2 và được khuếch đại qua hai đèn Q3 và Q4 sau đó

ghép qua biến áp đảo pha sang điều khiển hai đèn công suất

hoạt động .

􀁺 Biến áp chính : Cuộn sơ cấp được đấu từ điểm giữa hai đèn

công suất và điểm giữa hai tụ lọc nguồn chính

=> Điện áp thứ cấp được chỉnh lưu thành các mức điện áp

+12V, +5V, +3,3V, -12V, -5V => cung cấp cho Mainboard và

các ổ đĩa hoạt động .

􀁺 Chân PG là điện áp bảo vệ Mainboard , khi nguồn bình thường

thì điện áp PG > 3V, khi nguồn ra sai => điện áp PG có thể bị

mất, => Mainboard sẽ căn cứ vào điện áp PG để điều khiển cho

phép Mainboard hoạt động hay không, nếu điện áp PG < 3V thì

Mainboard sẽ không hoạt động mặc dù các điện áp khác vẫn có

đủ

Xem sơ đồ bộ nguồn ATX chi tiết

7. Các bệnh của nguồn

Bệnh 1 : Bộ nguồn không hoạt động, thử chập chân PS_ON xuống

Mass ( chập dây xanh lá vào dây đen ) nhưng quạt vẫn không quay .

Thử kiểm tra theo các bước trên thấy quạt nguồn

không quay => nguồn bị hỏng

Nguyên nhân hư hỏng trên có thể do :

􀁺 Chập một trong các đèn công suất => dẫn đến nổ cầu chì , mất

nguồn 300V đầu vào .

􀁺 Điện áp 300V đầu vào vẫn còn nhưng nguồn cấp trước không

hoạt động, không có điện áp 5V STB

􀁺 Điện áp 300V có, nguồn cấp trước vẫn hoạt động nhưng nguồn

chính không hoạt động .

Kiểm tra :

􀁺 Cấp điện cho bộ nguồn và kiểm tra điện áp 5V STB ( trên dây

mầu tím) xem có không ? ( đo giữ dây tím và dây đen )

=> Nếu có 5V STB ( trên dây mầu tím ) => thì sửa chữa như

Trường hợp 1 ở dưới

􀁺 Nếu đo dây tím không có điện áp 5V, bạn cần tháo vỉ nguồn ra

ngoài để kiểm tra .

􀁺 Đo các đèn công suất xem có bị chập không ? đo bằng thang

X1Ω

=> Nếu các đèn công suất không chập => thì sửa như Trường

hợp 2 ở dưới .

=> Nếu có một hoặc nhiều đèn công suất bị chập => thì sửa

như Trường hợp 3 ở dưới

Sửa chữa :

Trường hợp 1: Vẫn có điện áp 5V STB nhưng khi đấu dây

PS_ON xuống Mass quạt không quay .

􀁺 Phân tích : Có điện áp 5V STB nghĩa là có điện áp 300V DC

và thông thường các đèn công suất trên nguồn chính không

hỏng, vì vậy hư hỏng ở đây là do mất dao động của nguồn

chính, bạn cần kiểm tra như sau :

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ mạch nguồn chính trong bộ nguồn ATX

􀁺 Đo điện áp Vcc 12V cho IC dao động của nguồn chính

􀁺 Đo kiểm tra các đèn Q3 và Q4 khuếch đại đảo pha .

􀁺 Nếu vẫn có Vcc thì thay thử IC dao động

Bạn đưa trỏ chuột vào để xem chú thích .

Ảnh chụp bên trong bộ nguồn ATX

Trường hợp 2 : Cấp điện cho nguồn và đo không có điện áp 5V

STB trên dây mầu tím , kiểm tra bên sơ cấp các đèn công suất không

hỏng, cấp nguồn và đo vẫn có 300V đầu vào.

􀁺 Phân tích : Trường hợp này là do nguồn cấp trước không hoạt

động, mặc dù đã có nguồn 300V đầu vào, bạn cần kiểm tra kỹ

các linh kiện sau của nguồn cấp trước :

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ mạch nguồn cấp trước trong bộ nguồn ATX

􀁺 Kiểm tra điện trở mồi R1

􀁺 Kiểm tra R, C hồi tiếp : R2, C3

􀁺 Kiểm tra Dz

Trường hợp 3 : Không có điện áp 5V STB, khi tháo vỉ mạch ra

kiểm tra thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập .

􀁺 Phân tích : Nếu phát hiện thấy một hoặc nhiều đèn công suất

bị chập thì ta cần phải tìm hiểu và tự trả lời được câu hỏi : Vì

sao đèn công suất bị chập? bởi vì đèn công suất ít khi bị hỏng

mà không có lý do .

􀁺 Một trong các nguyên nhân làm đèn công suất bị chập là

1. Khách hàng gạt nhầm sang điện áp 110V

2. Khách hàng dùng quá nhiều ổ đĩa => gây quá tải cho bộ

nguồn

3. Một trong hai tụ lọc nguồn bị hỏng => làm cho điện áp điểm

giữa hai đèn công suất bị lệch .

􀁺 Bạn cần phải kiểm tra để làm rõ một trong các nguyên nhân

trên trước khi thay các đèn công suất .

􀁺 Khi sửa chữa thay thế, ta sửa nguồn cấp trước chạy trước =>

sau đó ta mới sửa nguồn chính .

􀁺 Cần chú ý các tụ lọc nguồn chính, nếu một trong hai tụ bị hỏng

sẽ làm cho nguồn chết công suất, nếu một tụ hỏng thì đo điện

áp trên hai tụ sẽ bị lệch ( bình thường sụt áp trên mỗi tụ là

150V )

􀁺 Cần chú ý công tắc 110V- 220V nếu gạt nhầm sang 110V thì

điện áp DC sẽ là 600V và các đèn công suất sẽ hỏng ngay lập

tức .

Bệnh 2 : Mỗi khi bật công tắc nguồn của máy tính thì quạt quay vài

vòng rồi thôi

Phân tích nguyên nhân :

􀁺 Khi bật công tắc nguồn => quạt đã quay được vài vòng chứng

tỏ

=> Nguồn cấp trước đã chạy

=> Nguồn chính đã chạy

=> Vậy thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là gì ???

Hiện tượng trên là do một trong các nguyên nhân sau :

􀁺 Khô một trong các tụ lọc đầu ra của nguồn chính => làm điện

áp ra bị sai => dẫn đến mạch bảo vệ cắt dao động sau khi chạy

được vài giây .

􀁺 Khô một hoặc cả hai tụ lọc nguồn chính lọc điện áp 300V đầu

vào => làm cho nguồn bị sụt áp khi có tải => mạch bảo vệ cắt

dao động

Kiểm tra và sửa chữa :

􀁺 Đo điện áp đầu vào sau cầu đi ốt nếu < 300V là bị khô các tụ

lọc nguồn.

􀁺 Đo điện áp trên 2 tụ lọc nguồn nếu lệch nhau là bị khô một

trong hai tụ lọc nguồn, hoặc đứt các điện trở đấu song song với

hai tụ .

􀁺 Các tụ đầu ra ( nằm cạnh bối dây ) ta hãy thay thử tụ khác, vì

các tụ này bị khô ta rất khó phát hiện bằng phương pháp đo

đạc .

Chức năng của mainboard

1. Chức năng của Mainboard

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

..

Mainboard máy vi tính .

Mainboard của máy tính có các chức năng sau đây :

􀁺 Là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi

thành một bộ máy vi tính thống nhất .

􀁺 Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị

trên .

􀁺 Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn chết hoặc cắm

rời trên Mainboard .

2. Sơ đồ khối của Mainboard .

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ khối Mainboard Pentium 4

3 . Nguyên lý hoạt động của Mainboard

􀁺 Mainboard có 2 IC quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu

nam, chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào

Mainboard như nối giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe

mở rộng PCI v v...

􀁺 Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất

khác nhau còn gọi là tốc độ Bus.

Thí dụ trên một Mainboard Pentium 4, tốc độ dữ liệu ra vào CPU

là 533MHz nhưng tốc độ ra vào bộ nhớ RAM chỉ có 266MHz và

tốc độ ra vào Card Sound gắn trên khe PCI lại chỉ có 66MHz .

􀁺 Giả sử ta nghe một bản nhạc MP3, đầu tiên dữ liệu của bản nhạc

được nạp từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM sau đó dữ liệu được xử lý

trên CPU rồi lại tạm thời đưa kết quả xuống bộ nhớ RAM trước

khi đua qua Card Sound ra ngoài, toàn bộ hành trình của dữ liệu

di chuyển như sau :

+ Dữ liệu đọc trên ổ cứng truyền qua cổng IDE với vận tốc

33MHz đi qua Chipset cầu nam đổi vận tốc thành 133MHz đi qua

Chipset cầu bắc vào bộ nhớ RAM với vận tốc 266MHz, dữ liệu từ

Ram được nạp lên CPU ban đầu đi vào Chipset bắc với tốc độ

266MHz sau đó đi từ Chipset bắc lên CPU với tốc độ 533MHz ,

kết qủa xử lý được nạp trở lại RAM theo hướng ngược lại , sau đó

dữ liệu được gửi tới Card Sound qua Bus 266MHz của RAM, qua

tiếp Bus 133MHz giữa hai Chipset và qua Bus 66MHz của khe

PCI

=> Như vậy ta thấy rằng 4 thiết bị có tốc độ truyền rất khác nhau

+ CPU có Bus (tốc độ truyền qua chân) là 533MHz

+ RAM có Bus là 266MHz

+ Card Sound có Bus là 66MHz

+ Ổ cứng có Bus là 33MHz

đã làm việc được với nhau thông qua hệ thống Chipset điều

khiển tốc độ Bus .

Xem chi tiết về Mainboard máy Pentium 4

CÁC THÀNH PHẦN TRÊN MAINBOARD

1. Chipset cầu bắc (North Bridge )

và Chipset cầu nam ( Sourth Bridge )

Nhiệm vụ của Chipset :

􀁺 Kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi lại

với nhau

􀁺 Điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị

􀁺 Thí dụ : CPU có tốc độ Bus là 400MHz nhưng Ram có tốc độ Bus

là 266MHz để hai thành phần này có thể giao tiếp với nhau thì

chúng phải thông qua Chipset để thay đổi tốc độ Bus

Chipset North Bridge

Khái niệm về tốc độ Bus :

􀁺 Đây là tốc độ tryền dữ liệu giữa thiết bị với các Chipset

Thí dụ : Tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU với Chipset cầu bắc

chính là tốc độ Bus của CPU, tốc độ truyền giữa Ram với Chipset

cầu bắc gọi là tốc độ Bus của Ram ( thường gọi tắt là Bus Ram )

và tốc độ truyền giữa khe AGP với Chipset là Bus của Card

Video AGP

􀁺 3 đường Bus là Bus của CPU, Bus của RAM và Bus của Card

AGP có vai trò đặc biệt quan trọng đối với một Mainboard vì nó

cho biết Mainboard thuộc thế hệ nào và hỗ trợ loại CPU, loại

RAM và loại Card Video nào ?

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ minh hoạ tốc độ Bus của các thiết bị

liên lạc với nhau qua Chipset hệ thống .

2. Đế cắm CPU

=> Ta có thể căn cứ vào các đế cắm CPU để phân biệt

chủng loại Mainboard

􀁺 Khe cắm CPU kiểu Slot - Cho các máy Pentium 2 :

Khe cắm này chỉ có ở các máu Pentium 2 , CPU không gắn trực

tiếp vào Mainboard mà gắn vào một vỉ mạch sau đó vỉ mạch đó

được gắn xuống Mainboard thông qua khe Slot như hình dưới

đây :

Mainboard của máy Pentium 2

􀁺 Đế cắm CPU kiểu Socket 370 - Cho các máy Pentium 3 :

Đây là đế cắm trong các máy Pentium 3 , đế cắm này có 370

chân .

Đế cắm CPU - Socket370 trong các máy Pentium 3

􀁺 Đế cắm CPU - Socket 423 - Cho các máy Pentium 4 :

Đây là kiểu đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời đầu giành

cho CPU có 423 chân .

Đế cắm CPU - Socket 423 trong

các máy Pentium 4 đời đầu

􀁺 Đế cắm CPU - Socket 478 - Cho các máy Pentium 4 :

Đây là đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời trung , chíp

loại này có 478 chân .

Đế cắm CPU - Socket 478 trong

các máy Pentium 4 đời trung

􀁺 Đế cắm CPU - Socket 775 - Cho các máy Pentium 4 :

Đây là đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời mới .

Đế cắm CPU - Socket 775 trong

các máy Pentium 4 đời mới

􀁺 Đế cắm CPU - Socket 939 :

Đây là đế cắm CPU trong các máy sử dụng chip AMD mới nhất

gần đây.

Đế cắm CPU - Socket 939 trong các máy

đời mới dùng chíp AMD

3. Khe cắm bộ nhớ RAM

􀁺 Khe cắm SDRam - Cho máy Pentium 2 và Pentium 3 :

SDRam (Synchronous Dynamic Ram) => Ram động có khả năng

đồng bộ, tức Ram này có khả năng theo kịp tốc độ của hệ thống .

SDRam có tốc độ Bus từ 66MHz đến 133MHz

Khe cắm SDRam trong máy Pentium 2 và Pentium 3

􀁺 Khe cắm DDRam - Cho máy Pentium 4 :

DDRam (Double Data Rate Synchronous Dynamic Ram) =>

Chính là SDRam có tốc độ dữ liệu nhân 2 .

DDRam có tốc độ Bus từ 200MHz đến 533MHz

Khe cắm DDRam trong máy Pentium 4

4. Khe cắm mở rộng

1. ISA

ISA ( Industry Standar Architecture => Kiến trúc tiêu chuẩn công

nghệ ) đây là khe cắm cho các Card mở rộng theo tiêu chuẩn cũ,

hiện nay khe cắm này chỉ còn tồn tại trên các máy Pentium 2 và

Pentium 3 , trên các máy Pentium 4 khe này không còn xuất hiện .

2. PCI

PCI ( Peripheral Component Interconnect => Liên kết thiết bị

ngoại vi ) Đây là khe cắm mở rộng thông dụng nhất có Bus là

33MHz, cho tới hiện nay các khe cắm này vẫn được sử dụng rộng

rãi trong các máy Pentium 4

3. AGP

AGP ( Accelerated Graphic Port ) Cổng tăng tốc đồ hoạ , đây là

cổng giành riêng cho Card Video có hỗ trợ đồ hoạ , tốc độ Bus

thấp nhất của khe này đạt 66MHz <=> 1X,

1X = 66 MHZ ( Cho máy Pentium 2 & Pentium 3 )

2X = 66 MHz x 2 = 133 MHz ( Cho máy Pentium 3 )

4X = 66 MHz x 4 = 266 MHz ( Cho máy Pentium 4 )

8X = 66 MHz x 8 = 533 MHz ( Cho máy Pentium 4 )

16X = 66 MHz x 16 = 1066 MHz ( Cho máy Pentium 4 )

5. Các thành phần khác

1. Bộ nhớ Cache :

Là bộ nhớ đệm nằm giữa bộ nhớ RAM và CPU nhằm rút ngắn

thời gian lấy dữ liệu trong lúc CPU xử lý, có hai loại Cache là

Cache L1 và Cache L2.

Với các máy Pentium 2 Cache L1 nằm trong CPU còn Cache

L2 nằm ngoài CPU

Từ các máy Pentium 3 và 4 Cache L1 và L2 đều được tích hợp

trong CPU

Không như bộ nhớ RAM, bộ nhớ Cache được làm từ RAM tĩnh

có tốc độ nhanh và giá thành đắt .

2. ROM BIOS

( Read Only Memory Basic Input/Output System => Bộ nhớ chỉ

đọc, lưu trữ các chương trình vào ra cơ sở )

=> Đây là bộ nhớ chỉ đọc được các nhà sản xuất Mainboard nạp

sẵn các chương trình phục vụ các công việc :

** Khởi động máy tính và kiểm tra bộ nhớ Ram, kiểm tra Card

Video, bộ điều khiển ổ đĩa , bàn phím ...

** Tìm hệ điều hành và nạp chương trình khởi động hệ điều

hành .

** Cung cấp chương trình cài đặt cấu hình máy ( CMOS Setup )

Khi bạn vào chương trình CMOS Setup, phiên bản Default của

cấu hình máy được khởi động từ BIOS, sau khi bạn thay đổi các

thông số và Save lại thì các thông số mới được lưu vào RAM

CMOS và được nuôi bằng nguồn Pin 3V, RAM CMOS là một bộ

nhớ nhỏ được tích hợp trong Sourth Bridge

3. Các cổng giao tiếp

Bạn đưa trỏ chuột vào xem chú thích

* Đầu cắm nguồn

4. Jumper và Switch

Trong các Mainboard Pentium 2 và Pentium 3 có rất nhiều

Jumper và Switch, đó là các công tắc giúp cho ta thiết lập các

thông số như :

+ Thiết lập tốc độ Bus cho CPU

+ Thiết lập số nhân tốc độ của CPU

+ Clear ( Xoá ) chương trình trong CMOS ...

Đặc điểmcác thế hệ Mainboard

Các Jumper ở trên Mainboard

Một bảng hướng dẫn thiết lập Jumper trên Mainboard

Lưu ý : Các Jumper chỉ còn xuất hiện trên các máy Pentium 2 và

Pentium 3 , trong các Mainboard Pentium 4 rất ít xuất hiện các

Jumper hay Switch là vì máy Pentium 4 các tiến trình này đã

được tự động hoá

1. Mainboard của máy Pentium 2

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mainboard máy Pentium 2

Đặc điểm :

􀁺 CPU gắn vào Mainboard theo kiểu khe Slot

􀁺 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 233MHz đến 450MHz

􀁺 Hỗ trợ Bus của CPU ( FSB ) là 66MHz và 100MHz

􀁺 Trên Mainboard có các Jumper để thiết lập tốc độ .

􀁺 Sử dụng SDRam có Bus 66MHz hoặc 100MHz

􀁺 Sử dụng Card Video AGP 1X

2. Mainboard máy Pentium 3

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mainboard máy Pentium 3 - Socket 370

Đặc điểm :

􀁺 CPU gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 370

􀁺 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 500MHz đến 1,4GHz

􀁺 Hỗ trợ Bus của CPU ( FSB ) là 100MHz và 133MHz

􀁺 Trên Mainboard có các Jumper để thiết lập tốc độ, các đời về

sau không có .

􀁺 Sử dụng SDRam có Bus 100MHz hoặc 133MHz

􀁺 Sử dụng Card Video AGP 2X

3. Mainboard máy Pentium 4 soket 423

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mainboard máy Pentium 4 ( Đời đầu ) - Socket 423

Đặc điểm :

􀁺 CPU gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 423

􀁺 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 1,5GHz đến 2,5GHz

􀁺 Sử dụng Card Video AGP 4X

􀁺 => Mainboard này có thời gian tồn tại ngắn và hiện nay không

thấy xuất hiện trên thì trường nữa .

4. Mainboard máy Pentium 4 soket 478

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mainboard máy Pentium 4 ( Đời trung ) - Socket 478

Đặc điểm :

􀁺 CPU gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 478

􀁺 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 1,5GHz đến trên 3GHz

􀁺 Tốc độ Bus của CPU ( FSB ) từ 400MHz trở lên

􀁺 Sử dụng Card Video AGP 4X, 8X

􀁺 Sử dụng bộ nhớ DDRam có tốc độ Bus Ram từ 266MHz trở lên

􀁺 => Mainboard này tồn tại trong thời gian dài và hiện nay

(2006) vẫn còn phổ biến trên thị trường .

5. Mainboard máy Pentium 4 socket 775

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mainboard máy Pentium 4 ( Đời mới ) - Socket 775

Đặc điểm :

􀁺 CPU gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 775

􀁺 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 2GHz đến trên 3,8GHz

􀁺 Tốc độ Bus của CPU ( FSB ) từ 533MHz trở lên

􀁺 Sử dụng Card Video AGP 16X hoặc Card Video PCI Express

16X

􀁺 Sử dụng bộ nhớ DDRam có tốc độ Bus từ 400MHz trở lên

􀁺 => Mainboard này hiện nay(2006) đang được ưa chuộng trên

thị trường .

6. Mainboard Socket 939 cho CPU hãng AMD

Mainboard Socket 939 dùng CPU hãng AMD

Đặc điểm :

􀁺 Sử dụng CPU của hãng AMD gắn vào Mainboard theo kiểu đế

cắm Socket 939

􀁺 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 2GHz đến trên 4GHz

􀁺 Tốc độ Bus của CPU ( FSB ) từ 533MHz trở lên

􀁺 Sử dụng bộ nhớ DDRam có tốc độ Bus từ 400MHz trở lên

7. Mainboard Socket 775 hỗ trợ Chip Intel Core™ 2 Duo

Processor! và hỗ trợ Dual DDR2 .

Mainboard với công nghệ mới nhất hỗ trợ

chip 2 nhân và Ram có tốc độ Bus nhân đôi

có 2 Card Video AGP và 2 ROM BIOS

􀁺 Mainboard hỗ trợ Dual DDR RAM

Đây là công nghệ cho phép nhân đôi tốc độ RAM khi ta lắp đặt

RAM theo một quy tắc nhất định .

- Các Mainboard hỗ trợ Dual DDR có hai cặp khe cắm như

hình dưới, mỗi cặp có 2 mầu khác nhau và hai cặp tương đương

với nhau

- Nếu bạn cắm 2 thanh DDR RAM trên hai khe cùng mầu ở hai

cặp khác nhau thì tốc độ Ram Bus sẽ được nhân đôi .

+ Ví dụ : Bạn cắm 2 thanh DDR có BUS 400MHz trên hai khe

mầu vàng hoặc hai khe mầu đỏ thì tốc độ BUS sẽ được nhân 2

tức là tương đương với BUS 800MHz ( Dung lượng MB vẫn

bằng tổng hai thanh cộng lại )

- Nếu bạn cắm 2 thanh trên hai khe có mầu khác nhau thì tốc

độ BUS của DDR RAM không thay đổi .

􀁺 Mainboard mới có 2 ROM BIOS

+ Khi BIOS bị lỗi phần mềm thì sẽ làm cho Mainboard tê liệt

không hoạt động được vì toàn bộ các lệnh cơ sở phục vụ cho

quá trình khởi động máy đều nằm trong IC này, để giảm thiểu

sự rủi do cho khách hàng và nâng cao chất lượng cũng như độ

bền, trong các Mainboard mới đây có thêm một ROM BIOS dự

trữ, khi ROM BIOS chính bị lỗi thì nó tự động chuyển quyền

Các mạch điện cơ bản trên Mại board

điều khiển cho BIOS dự phòng hoạt động .

Mainboard mới có hai ROM BIOS

􀁺 Hỗ trợ 2 khe AGP

Hai khe AGP ở hai bên và hai khe PCI ở giữa .

- Với công nghệ này có thể cho phép người sử dụng có thể chạy

2 ứng dụng đồng thời trên cùng một máy tính và đưa ra hai màn

hình khác nhau .

- Mỗi khe AGP sẽ gắn một Card Video AGP và chạy một ứng

dụng độc lập hai ứng dụng chạy trên cùng một hệ điều hành

1. Mạch điều khiển nguồn cho CPU máy Pentium 3

􀁺 Mạch điều khiển nguồn cấp cho CPU trên Mainboard là mạch

điện có tính logic chặt chẽ, gồm một IC tạo xung dao động để

mở các đèn Mosfet cấp nguồn cho CPU, do tính chất một

Mainboard phải thích ứng với nhiều loại điện áp khác nhau vì

vậy điện áp cung cấp cho CPU không cố định mà thay đổi cho

phù hợp với từng loại CPU gắn trên nó .

- Ví dụ : Khi gắn CPU có nguồn nuôi là 1,5V vào thì mạch tự

động đưa ra 1,5V cấp cho IC . Khi gắn CPU có nguồn nuôi là

1,75V thì mạch cũng tự động đưa ra đúng 1,75V cấp cho CPU

=> đó là tính chất của mạch ổn áp nguồn cho CPU trên các loại

Mainboard hiện nay .

􀁺 Ở sơ đồ trên là IC điều khiển nguồn điều khiển 4 điện áp cấp

cho CPU, card AGP, Chipset bắc, Chipset nam và cho bộ nhớ

Cache

- VOUT1 là điện áp cấp cho CPU , điện áp này có thể thay đổi

từ 1,3V đến 3,5V

- VOUT2 là điện áp cấp cho Card AGP, điện áp này có hai

nmức là 1,5 hoặc 3,3V

- VOUT3 ra 1,5V

- VOUT4 ra 1,8V cấp nguồn cho Chipset bắc, Chipset nam và

bộ nhớ Cache .

Xem chi tiết

Mạch điều khiển nguồn cho CPU

2. Mạch điều khiển nguồn cho CPU máy Pentium 4

􀁺 Mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU ở trên bao gồm :

IC dao động => tạo xung điều khiển các cặp Mosfet mở nguồn

cấp cho CPU

- ISL6565A là IC dao động tạo ra 3 đường xung , dao động ra

cho đi qua IC ISL6605 để tách làm hai và tạo điện áp hồi tiếp

đưa về IC dao động giúp cho IC này kiểm soát được điện áp ra .

- Dao động được đưa đến các cặp đèn Mosfet để mở nguồn cấp

cho CPU , Các cuộn dây L1, L2 và L3 kết hợp với tụ lọc để lọc

cho điện áp bằng phẳng .

3. IC tạo xung nhịp cho Mainboard ( tạo xung Clock cho

Main )

􀁺 Đay là IC rất quan trọng trên Mainboard, nếu IC này không

hoạt động thì Mainboard sẽ không hoạt động gì cả, IC này sẽ

quyết định tốc độ Bus của CPU, của RAM và các khe mở rộng

như AGP và PCI .

Đặc điểm nhận biết của IC này là bên cạnh luôn luôn có một thạch

anh tạo dao động có tần số từ 10MHz đến 30MHz

Các chân của IC

Các mạch Logic trong IC

􀁺 Chú thích các chân :

- CPU_F : Chân tạo xung Clock cho CPU

- PCI 2, PCI3 .. : Các chân tao xung Clock cho khe PCI

- 48MHz : chân điều khiển tần số cho các cổng USB

- 24MHz : Chân điều khiển tốc độ Bus cho IC giao tiếp với

các cổng vào ra

- SDRAM_F : Chân điều khiển Bus cho bộ nhớ RAM

- SCLK : Trao đổi xung Clock với CPU

- SDATA : Trao đổi dữ liệu với CPU

- X1 và X2 : là hai chân thạch anh

- VDDQ3 : Điện áp nuôi 3,3V

- VDDQ2 : Điện áp nuôi 2,5V

Bảng cho biết tốc độ Bus của CPU và Bus PCI

khi thiết lập các chân FS0 đến FS3

4. IC giao tiếp với cổng COM

.

Hình dáng và các chân IC giao tiếp cổng COM

Bên trong IC là các mạch Triger và các cổng Logic

Sơ đồ giao tiếp giữa IC và cổng COM

6. Thiết lập tốc độ cho CPU trên Mainboard Pentium 2 và

Pentium 3

( Mainboard Pentium 4 không cần thiết lập vì chúng đã tự động

hoá )

􀁺 Trong các máy Pentium 2 và Pentium 3 đời đầu thì ta phải thiết

lập tốc độ cho CPU thông qua các Jumper, nếu ta không thiết

lập thì máy có thể không chạy ( như hỏng Mainboard ) hoặc

chạy sai tốc độ của CPU .

Vậy thiết lập tốc độ cho CPU như thế nào ?

􀁺 Bạn hãy để ý trên Mainboard có một bảng hướng dẫn về thiết

lập tốc độ Bus cho CPU như dưới đây :

Bảng chỉ dẫn thiết lập tốc độ BUS cho CPU trên cho thấy

Mainboard này hỗ trợ CPU có BUS 66, 100 và 133MHz

􀁺 Bạn hãy tìm trên Mainboard vị trí Jumper 1

Jumper 1 trên Mainboard

để thiết lập tốc độ BUS cho CPU

􀁺 Và chú ý có một bảng hướng dẫn thiết lập số nhân cho CPU

Bảng chỉ dẫn thiết lập số nhân cho CPU

􀁺 Bạn hãy tìm trên Mainboard vị trí SW1

Jumper 1

BUS A B

66 1 - 2 1 - 2

100 2 - 3 1 - 2

133 1 - 2 2 - 3

SW 1

X 1 2 3

x 5,0 ON ON ON

x 5,5 ON ON OFF

x 6,0 ON OFF ON

x 6,5 ON OFF OFF

x 7,0 OFF ON ON

x 7,5 OFF ON OFF

x 8,0 OFF OFF ON

x 8,5 OFF OFF OFF

SW1 trên Mainboard dùng để thiết

lập số nhân tốc độ cho CPU

􀁺 Sau khi đã tìm thấy 2 bảng hướng dẫn và các Jumper1, SW1

trên ta làm như sau :

+ Thiết lập tốc độ BUS trên Jumper1 phải bằng tốc độ BUS

của CPU mà bạn định lắp, nếu bạn thiết lập sai tốc độ BUS =>

máy sẽ không hoạt động ( Như hỏng Mainboard )

+ Thiết lập số nhân cho CPU ( Số nhân bằng tốc độ CPU chia

cho tốc độ BUS của nó ) nếu thiết lập sai số nhân thì CPU vẫn

chạy nhưng bị sai tốc độ .

􀁺 Thí dụ :

Nếu bạn lắp CPU có tốc độ là 733 MHz và có BUS là 100MHz

thì bạn phải thiết lập như sau :

=> Thiết lập Jumper 1 sao cho có BUS là 100

=> Thiết lập SW1 sao cho có số nhân là 7,5

=> Khi đó tốc độ CPU sẽ là 100 x 7,5 = 750MHz ( Thực tế nó

sẽ chạy ở tốc độ 733MHz )

Nếu bạn thiết lập Jumper 1 có BUS là 66 hoặc 133 thì Máy

sẽ không chạy ( Như hỏng Mainboard )

Nếu bạn thiết lập đúng BUS nhưng thiết lập số nhân là 6,0

thì CPU của bạn chạy ở tốc độ = 100 x 6,0 = 600MHz bạn bị

thiệt về tốc độ .

Nếu bạn thiết lập ở số nhân là 8,5 thì CPU của bạn cũng chỉ

chạy ở tốc độ 733MHz nhưng CPU lại bị nóng do bạn ép tốc

độ .

Bài tập :

Có một Mainboard có các bảng hướng dẫn và các vị trí Jumper1,

SW1 đã được thiết lập sẵn như sau :

Jumper 1

BUS A B

66 1 - 2 1 - 2

100 2 - 3 1 - 2

Những biểu hiện hư hỏng Mainbard

---------------------------------------------------------------

Bạn hãy cho biết CPU đang lắp trên Mainboard trên có tốc

độ BUS là bao nhiêu ?, tốc độ hoạt động là bao nhiêu ?

Đáp án cho bài tập

133 1 - 2 2 - 3

SW 1

X 1 2 3

x 5,0 ON ON ON

x 5,5 ON ON OFF

x 6,0 ON OFF ON

x 6,5 ON OFF OFF

x 7,0 OFF ON ON

x 7,5 OFF ON OFF

x 8,0 OFF OFF ON

x 8,5 OFF OFF OFF

1. Những biểu hiện của Mainboard hỏng

Biểu hiện 1 :

Bật công tắc nguồn của Máy tính, máy không khởi động, quạt

nguồn

không quay

Biểu hiện 2 :

Bật công tắc nguồn, quạt nguồn quay nhưng máy không khởi

động,

không lên màn hình .

Biểu hiện 3 :

Máy có biểu hiện thất thường, khi khởi động vào đền Win thì

Reset lại

hoặc khi cài đặt Win XP ngang chừng thì báo lỗi làm bạn không

thể

cài đặt .

Lưu ý :

􀁺 Các biểu hiện khi hỏng Mainboard rất giống với biểu hiện khi

hỏng CPU hoặc khi nguồn bị lỗi , do vậy khi gặp các biểu hiện

trên bạn cần kiểm tra nguồn và CPU để loại trừ .

􀁺 Để loại trừ nguyên nhân do nguồn bạn hãy dùng một bộ nguồn

tốt để thử .

􀁺 Để thử CPU bạn có thể cắm thử sang một máy khác, nếu là

CPU của máy Pentium2 hoặc Pentium3 thì bạn cần thiết lập

cho đúng tốc độ BUS của CPU thì nó mới chạy ( Xem lại phần

thiết lập tốc độ cho CPU )

􀁺 Sau khi bạn đã thử và đã chắc chắn rằng : Nguồn và CPU vẫn

tốt nhưng máy vẫn bị các biểu hiện trên thì chứng tỏ =>

Mainboard của bạn có vấn đề !

2. Các biểu hiện sau thường không phải hỏng

Mainboard

Máy vi tính có nhiều bệnh khác nhau và bạn lưu ý các bệnh sau

thường

là không phải hỏng Mainboard .

a. Khi bật công tắc nguồn, máy không lên màn hình nhưng có

tiếng bíp dài .

( Trường hợp này thường do hỏng RAM hoặc Card màn hình )

b. Máy có báo phiên bản BIOS khi khởi động trên màn hình

nhưng không vào được màn hình Windows

( Trường hợp này thường do hỏng ổ đĩa )

c. Máy hay bị treo khi đang sử dụng .

( Trường hợp này thường do lỗi phần mềm hoặc ổ đĩa bị bad )

d. Máy tự động chạy một số chương trình không theo ý muốn của

người sử dụng .

( Trường hợp này thường do máy bị nhiễm Virut )

3. Phương pháp kiểm tra Mainboard

Bạn hãy thực hiện theo các bước như sau :

􀁺 Tháo tất cả các ổ đĩa cứng, ổ CD Rom , các Card mở rộng và

thanh RAM ra khỏi Mainboard, chỉ để lại CPU trên

Mainboard .

􀁺 Cấp nguồn, bật công tắc và quan sát các biểu hiện sau :

􀁺 Biểu hiện 1 : Quạt nguồn quay, quạt CPU quay, có các tiếng

bip dài ở loa

=> Điều này cho thấy Mainboard vẫn hoạt động, CPU vẫn hoạt

động, có tiếng bíp dài là biểu hiện Mainboard và CPU đã hoạt

động và đưa ra được thông báo lỗi của RAM ( Vì ta chưa cắm

RAM )

􀁺 Biểu hiện 2 : Quạt nguồn và quạt CPU không quay ( Đảm bảo

chắc chắn là công tắc CPU đã đấu đúng )

=> Điều này cho thấy Chipset điều khiển nguồn trên

Mainboard không hoạt động .

􀁺 Biểu hiện 3 : Quạt nguồn và quạt CPU có quay nhưng không có

tiếng kêu ở loa .

=> Điều này cho thấy CPU chưa hoạt động hoặc hỏng ROM

BIOS nếu bạn đã thay thử CPU tốt vào thì hư hỏng là do ROM

BIOS hoặc Chipset trên Mainboard

Ở trên là các bước giúp bạn xác định là hư hỏng do Mainboard

hay linh kiện khác của máy nhưng chưa xác định được là hỏng cái gì

trên Mainboard , để làm được điều này bạn hãy xem tiếp phần sau :

Phương pháp kiểm tra Mainboard bằng Card Test

Card Test Mainboard

4. Các bước kiểm tra Mainboard.

􀁺 Kiểm tra lại để xác định cho chính xác hư hỏng là thuộc về

Mainboard chứ không phải RAM, CPU hay các Card mở rộng .

Cách xác định này làm theo các bước ở phần kiểm tra

Mainboard

􀁺 Dùng Card Test Main để xác định xem cụ thể là hỏng cái gì

trên Mainboard .

􀁺 Các bước tiến hành sửa chữa Mainboard

Bước 1 : Kiểm tra để xác định hư hỏng thuộc về Mainboard :

􀁺 Chuẩn bị Mainboard nghi hỏng để kiểm tra ,Dùng một bộ

nguồn tốt để thử, Dùng CPU tốt để thử .

􀁺 Chưa cắm RAM và bất kỳ một thứ gì khác ( trừ CPU ) vào

Mainboard

􀁺 Cắm zắc công tắc nguồn của Case vào Mainboard

􀁺 Cấp điện nguồn và bật công tắc Power, quan sát các biểu hiện

sau :

􀁺 => Quạt nguồn và quạt CPU có quay, có tiếng bíp dài ở loa .

=> Điều này là biểu hiện Mainboard vẫn bình thường .

􀁺 => Quạt nguồn và quạt CPU không quay hoặc các quạt quay

nhưng không có tiếng bíp ở loa .

=> Biểu hiện này cho thấy hư hỏng thuộc về Mainboard, để xác

định rõ hơn bạn dùng Card Test Main để kiểm tra .

Bước 2 : Kiểm tra Mainboard bằng Card Test Main

1 - Giới thiệu Card Test Main

Card Test Main : Card Test Main này bạn có

thể mua từ các Công ty cung cấp thiết bị tin học

􀁺 Bạn có thể cắm Card Test Main vào khe PCI hoặc ISA ( Main

đời cũ mới có khe ISA ) để kiểm tra .

􀁺 Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị bởi các đèn Led hoặc đồng hồ

báo số theo kiểu số Hecxa ( hệ 16)

Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra

* Chú thích các đèn Led :

􀁺 + 5V : Báo có điện áp + 5V

Đèn này phát sáng khi bật công tắc nguồn, nếu đèn này không

sáng thì do chập đường nguồn +5V trên Mainboard .

􀁺 3,3V : Báo có điện áp 3,3V ( Tương tự đường 5V )

􀁺 - 12V : Báo có điện áp - 12V

Đèn này phát sáng khi bật công tắc nguồn, nếu đèn này không

sáng thì do chập đường nguồn - 12V trên Mainboard .

􀁺 + 12V : Báo có điện áp + 12V ( Tương tự đường - 12V )

􀁺 RST : Báo tín hiệu Reset : Đèn này chỉ chớp sáng rồi tắt khi ta

bấm nút Reset

􀁺 OSC : Báo tín hiệu dao động của CPU, nếu đèn này không

sáng nghĩa là CPU không hoạt động .

􀁺 BIOS : Đèn báo BIOS : đèn này không sáng nghĩa là CPU

không đọc dữ liệu trên BIOS hoặc BIOS hỏng .

􀁺 CLK : Đèn báo xung Clock của Mainboard, đèn này sáng

thường xuyên kể cả khi không có RAM và CPU, nếu đèn này

không sáng nghĩa là Chipset trên Mainboard không hoạt động .

2 - Các bước thực hiện kiểm tra Mainboard

􀁺 Tháo tất cả các thiết bị ra khỏi Mainboard kể cả RAM và CPU .

􀁺 Cắm Card Test Main vào khe PCI ( Vì khe này có 2 múi nên ta

không thể cắm ngược )

Gắn Card Test Main vào khe PCI

􀁺 Cấp điện nguồn cho Mainboard và bật công tắc Power ( Đấu

dây Power vào đúng vị trí - xem chỉ dẫn trên Main )

􀁺 Lúc này chỉ có dãy đèn Led sáng, dựa vào các đèn Led cho ta

biết tình trạng Mainboard như sau :

* Trạng thái bình thường

Các đèn nguồn báo sáng, đèn CLK báo sáng cho thấy các chế

độ điện áp của Mainboard đã có đủ và Chipset đã hoạt động

* Trạng thái chập nguồn hoặc Chipset không hoạt động .

Mainboard bị mất đường nguồn 5V, nếu là nguồn tốt

thì có thể do chập đường 5V trên Mainboard

Mainboard bị mất đường nguồn 3,3V

Mainboard bị mất đường nguồn 12V, có thể

do chập đường 12V tren Mainboard

Có đủ các điện áp nhưng chipset không

hoạt động, không có xung CLK

---------------------------------------------

* Nếu Mainboard kiểm tra ở trạng thái bình thường , ta lắp

CPU và RAM vào và bật nguồn kiểm tra lại .

Tất cả các đèn báo sáng, đồng hồ dừng lại ở

FF cho thấy Mainboard và các linh kiện

đã hoạt động bình thường

Đèn BIOS và OSC không sáng cho thấy CPU chưa

hoạt động, nếu đã thay CPU tốt thì hư hỏng do mạch

ổn áp nguồn cho CPU, hoặc thiết lập sai tốc độ BUS cho CPU

Các đèn báo sáng nhưng đồng hồ dừng lại ở C1

cho biết máy bị lỗi bộ nhớ, có thể lỗi bộ nhớ

RAM hoặc lỗi bộ nhớ Cache gắn trên Mainboard.

SỬA CHỮA MAINBOARD ( Ở Chương cuối )

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#garungtv6