phan cung may vi tinh 8 & 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bàn phím

Chương 8 - Thiết bị vào ra

1. Giới thiệu bàn phím

􀁺 Bàn phím là thiết bị nhập thông tin vào cho máy tính xử lý,

thông tin từ bàn phím là các ký tự, số và các lện điều khiển.

Bàn phím

2. Cấu tạo của bàn phím

Sơ đồ mạch điện của bàn phím

􀁺 Mỗi phím bấm trên bàn phím tương ứng với một công tắc đấu

chập giữa một chân hàng A và chân cột B , như vậy mỗi phím

có một địa chỉ hàng và cột duy nhất, người ta lập trình cho các

phím này để tạo ra các mã nhị phân 11 bít gửi về máy tính khi

phím được nhấn .

􀁺 Trong dữ liệu 11 bit gửi về có 8 bít mang thông tin nhị phân

(gọi là mã quét bàn phím ) và 3 bit mang thông tin điều khiển .

8 bít mang thông tin nhị phân đó được quy ước theo tiêu

chuẩn quốc tế để thống nhất cho các nhà sản xuất bàn phím .

Bảng sau là thí dụ khi ta nhấn một số phím, bàn phím sẽ gữi

mã quét ở dạng nhị phân về máy tính như sau :

􀁺 Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM sau đó

hệ điều hành sẽ dịch các mã nhị phân thành ký tự theo bảng mã

ASCII

Khi bấm phím A => bàn phím gửi mã nhị phân cho bộ nhớ

đệm sau đó hệ điều hành sẽ đối sang mã ASC II và hiểv

thị ký tự trên màn hình

3. Sửa chữa hư hỏng của bàn phím

Hư hỏng thường gặp của bàn phím là đứt dây tín hiệu và kẹt phím

1. Bàn phím bị đứt dây tín hiệu

Biểu hiện :

Máy không nhận bàn phím, hoăc có các thông báo lỗi bàn phím

Keyboard Erro trên màn hình khi khởi động

Kiểm tra :

Bạn hãy tháo các ốc phía sau bàn phím và mở lắp sau bàn

phím ra

Tháo lắp sau bàn phím để kiểm tra

+ Dùng đồng hồ vạn năng để thang x 1Ω đo các sợi dây trong

cáp tín hiệu từ mối hàn trên bàn phím đến các chân ở đầu nối ,

Tên phím Mã quét nhị phân Mã ASCII tương ứng

A 0001 1110 0100 0001

S 0001 1111 0101 0011

D 0010 0000 0100 0100

F 0010 0001 0100 0110

G 0010 0010 0100 0111

H 0010 0011 0100 1000

ta đo từ một mối hàn đế tất cả các chân phải có một chân thông

mạch .

+ Nếu phát hiện thấy cáp tín hiệu đứt thì bạn thay một cáp tín

hiệu khác .

2. Bàn phím bị chập phím

Biểu hiện :

Máy có tiếng bíp liên tục không dứt .

Kiểm tra :

+ Kiểm tra các phím xem có phím nào đó bị kẹt, bấm xuống

nhưng không tự nẩy lên được không ?

+ Bảo dưỡng bàn phím bằng cách dùng khí nén thổi mạnh vào

các khe của bàn phím để cho bụi bẩn bật ra

+ Trường hợp các phím hay bị kẹt do bụi bẩn ta có thể tháo bàn

phím ra, tách phần mạch điện ra khỏi các phím bấm, có thể

dùng nước xà phòng rửa sạch các phím bấm sau đó phơi kho

rồi lắp lại .

++ Chú ý : Tránh không để nước giây vào phần mạch điện .

3. Đã thay bàn phím mới nhưng máy vẫn không dùng được

bàn phím

Nguyên nhân :

Biểu hiện trên là do hỏng IC giao tiếp với bàn phím trên

Mainboard

Khắc phục :

+ Dùng đồng hồ vạn năng để dò từ chân cắm PS/2 của bàn

phím trên Mainboard xem thông mạch với IC nào gần đó =>

IC thông mạch với đầu cắm PS2 là IC giao tiếp bàn phím .

IC giao tiếp nằm gần khu vực các cổng giao tiếp

+ Sử dụng mỏ hàn khò để thay IC

MOUSE

􀁺 Chuột là thiết bị trỏ trên màn hình, chuột xuất hiện trong màn

hình Windows với giao diện đồ hoa, Các trình điều khiển chuột

thường được tích hợp trong các hệ điều hành, hiện nay thì

trường có 2 loại chuột phỏ biến là chuột bi và chuột quang .

CHUỘT BI

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chuột bi.

Cấu tạo bên trong của chuột bi

􀁺 Cấu tạo :

Bên trong chuột bi có một viên bi cao su tỳ vào hai trục bằng

nhựa được đặt vuông góc với nhau, khi ta di chuột thì viên bi

quay => làm cho hai trục xoay theo, hai trục nhựa được gắn với

bánh răng nhựa có đục lỗ, mỗi bánh răng được đặt lồng vào

trong một cảm biến bao gồm một Diode phát quang và một đèn

thu quang.

Bộ cảm biến trong chuột bi

􀁺 Diode phát quang phát ra ánh sáng hồng ngoại chiếu qua bánh

răng nhựa đục lỗ chiếu vào đèn thu quang, khi bánh răng xoay

thì ánh sáng chiếu vào đèn thu quang bị ngắt quãng , đèn thu

quang đổi ánh sáng này thành tín hiệu điện đưa về IC giải mã

=> tạo thành tín hiệu điều khiển cho con trỏ dịch chuyển trên

màn hình.

Bộ cảm biến đổi chuyển động cơ học

của viên bi thành tín hiệu điện

􀁺 Trong chuột bi có hai bộ cảm biến , một bộ điều khiển cho

chuột dịch chuyển theo phương ngang, một bộ điều khiển dịch

chuyển theo phương dọc màn hình .

Hai bộ cảm biến đưa tín hiệu về IC giải mã ,

giải mã thành tín hiệu nhị phân đưa về máy tính

􀁺 Bên cạnh các bộ cảm biến là các công tắc để nhấn phím chuột

trái hay phím chuột phải

Công tắc để nhấn trái chuội hai nhấn phải chuột

2. Hư hỏng thường gặp của chuột bi

1. Khi di chuyển chuột thấy con trỏ di chuyển giật cục và rất

khó khăn

Nguyên nhân :

Trường hợp trên thường do hai trục lăn áp vào viên bi bị bẩn

vì vậy chúng không xoay được

Khắc phục :

+ Tháo viên bi ra , vệ sinh sạch sẽ viên bi và hai trục lăn áp vào

viên bi , sau đó lắp lại .

2. Chuột chỉ di chuyển theo một hướng ngang hoặc dọc

Nguyên nhân :

+ Do một trục lăn không quay , có thể do bụi bẩn .

+ Do hỏng một bộ cảm biến

Khắc phục :

+ Vệ sinh các trục lăn bên trong

+ Tháo viên bi ra và dùng tay xoay thử hai trục, khi xoay trục

nào mà không thấy con trỏ dịch chuyển là hỏng cảm biến ăn

vào trục đó

=> Ta có thể sử dụng bộ cảm biến từ một con chuột khác lắp

sang thay thế .

3. Máy không nhận chuột, di chuột trên bàn con trỏ không

dịch chuyển

Nguyên nhân :

+ Trường hợp này thường do đứt cáp tín hiệu

+ Một số trường hợp là do hỏng IC giải mã bên trong chuột.

Khắc phục :

+ Kiểm tra sự thông mạch của cáp tín hiệu bằng đồng hồ vạn

năng để thang x1Ω , nếu có một sợi dây đứt thì cần thay dây

cáp .

+ Nếu không phải do cáp thì bạn hãy thay thử IC trong chuột.

4. Bấm công tắc chuột trái hoặc chuột phải mất tác dụng .

Nguyên nhân :

+ Nguyên nhân thường do công tắc không tiếp xúc, bạn tháo

chuột ra và kiểm tra sự tiếp xúc của công tắc khi bấm, nếu công

tắc không tiếp xúc thì thay công tắc

+ Nếu công tắc vẫn tiếp xúc tốt thì nguyên nhân là do hỏng IC,

bạn cần thay một IC mới .

CHUỘT QUANG

1. Cấu tạo của chuột quang

􀁺 Chuột quang hoạt động theo nguyên tắc quang học, chuột

không có bi mà thay vào đó là một lỗ để chiếu và phản chiếu

ánh sáng đỏ .

Chuột quang

􀁺 Cấu tạo bên trong chuột quang

+ Bộ phận quan trọng nhất của chuột quang là hệ thống phát

quang và cảm quang, Diode phát ra ánh sáng chiếu lên bề mặt

bàn, ảnh bề mặt sẽ được thấu kính hội tụ, hội tụ trên bộ phận

cảm quang .

+ Bên cạnh bộ phận quang học là bi xoay và các công tắc như

chuột thông thường .

Bạn đưa trỏ chuột vào ảnh để xem chú thích

Bên trong chuột quang

􀁺 Nguyên tắc hoạt động của chuột quang

Bộ phận quang học trong chuột quang

􀁺 Diode phát quang phát ra ánh sáng đỏ chiếu lên bề mặt của tấm

di chuột , ảnh của bề mặt tấm di chuột được thấu kính hội tụ

lên bề mặt của bộ phận cảm quang, bộ phận cảm quang sẽ phân

tích sự dịch chuyển của bức ảnh => tạo thành tín hiệu điện gửi

về máy tính.

+ Diode phát quang có hai chế độ sáng, chế độ sáng yếu Diode

được cung cấp khoảng 0,3V . Chế độ sáng mạnh Diode được

cung cấp khoảng 2,2V .

+ Khi ta không di chuyển chuột thì sau khoảng 3 giây Diode sẽ

tự chuyển sang chế độ tối để giảm cường độ phát xạ làm tăng

tuổi thọ của Diode .

2. Hư hỏng thường gặp của chuột quang

1. Máy không nhận chuột

Nguyên nhân

+ Trường hợp này thường do chuột bị đứt cáp tín hiệu

+ Một số trường hợp do hỏng IC giao tiếp trên chuột

Khắc phục

+ Dùng đồng hồ vạn năng để thang 1Ω đo sự thông mạch của

cáp tín hiệu, nếu thấy đứt một sợi thì bạn cần thay cáp tín hiệu

khác .

+ Nếu cáp tín hiệu bỉnh thường thì cần thay thử C giao tiếp ( là

IC ở cạnh gần bối dây cáp tín hiệu)

2. Chuột không phát ra ánh sáng đỏ , không hoạt động được .

Nguyên nhân

+ Đứt cáp tín hiệu làm mất Vcc cho chuột

+ Hỏng Diode phát quang

Khắc phục

+ Kiểm tra và thay cáp tín hiệu nếu đứt

+ Kiểm tra Diode phát quang ( đo như Diode thường) nếu đứt

thì thay một Diode khác

Chương 9 - Card mở rộng

1. Nhiệm vụ của Card Video

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

􀁺 Nhiệm vụ của Card Video là đổi dữ liệu số của máy tính thành

tín hiệu Analog cung cấp cho màn hình.

􀁺 Dữ liệu trong máy tính được tồn tại dưới dạng nhị phân 0,1 khi

ta mở một chương trình , dữ liệu của chương trình được nạp lên

bộ nhớ RAM để CPU có thể xử lý, đồn thời nội dung của nó

cũng được sao chép sang bộ nhớ RAM của Card Video để hiển

thị lên màn hình .

􀁺 IC - DAC trên Card Video sẽ đổi các bít nhị phân thành tín hiệu

về cường độ sáng của các điểm ảnh trên màn hình .

Quá trình đưa dữ liệu ra màn hình thông qua Card Video

􀁺 Bộ nhớ ROM trên Card Video lưu trình điều khiển để giúp cho

Card video có thể hoạt động được khi máy chưa nạp hệ điều

hành Window, trình điều khiển này được nạp khi máy khởi

động, đa số các trường hợp Card video bị lỗi là do chúng không

nạp được trình điều khiển từ ROM trên Card video .

Khi hệ điều hành Windows được khởi động , máy sẽ tìm và

nạp trình điều khiển cho Card Video trong hệ điều hành với

một phiên bản chi tiết và đầy đủ hơn .

2. Ý nghĩa của bộ nhớ RAM trên Card Video .

􀁺 Tín hiệu đưa ra màn hình phải là liên tục không được ngắt

quãng với một tốc độ lớn, vì lẽ đó IC đổi DAC không thể lấy

dữ liệu trực tiếp từ RAM của máy được (Vì tốc độ này chậm)

mà chúng phải lấy dữ liệu từ RAM đặt ngay trên Card Video.

􀁺 Mỗi điểm ảnh trên màn hình cần phải có một vị trí nhớ trên

RAM của Card Video, một điểm ảnh có từ 4 bít đến 32 bít để

lưu thông tin về mầu sắc .

􀁺 Thí dụ : Trong Window nếu ta chọn độ phân giải cho màn hình

1024 x 768 chất lượng mầu là 32 bit thì cần một bộ nhớ như

sau :

+ Màn hình có độ phân giải 1024 x 768 nghĩa là có

1024 x 768 = 786.432 điểm ảnh

+ Chất lượng mầu 32 bit nghĩa là mỗi điểm ảnh cần 32 bit nhị

phân (tương đương 4 byte) để lưu trữ mầu sắc .

+ Lượng thông tin cho cả màn hình sẽ là

786.432 x 4 byte = 3.145.728 byte ≈ 3 MB

=> 3 MB là dung lượng cần thiết để lưu trữ một màn hình có độ

phân giải 1024 x 768 và chất lượng mầu là 32bit .

+ Ghi chú : mầu 32 bit là biểu diễn được 232 = 4.294.967.296

mầu .

􀁺 Trong quá trình xử lý ảnh động, mỗi giây có khoảng 30 bức

ảnh được thay thế, nếu bộ nhớ RAM trên Card Video không

chứa đủ số bức ảnh cần thiết thì chúng sẽ phải đợi đường

truyền, vì vậy hình ảnh sẽ bị giật cục khi phát .

Card Video thiếu bộ nhớ RAM cho

hình ảnh động giật cục như trên

3. Tốc độ Card Video

􀁺 Tốc độ của Card Video có ảnh hưởng đến chất lượng của hình

ảnh đặc biệt là các bức ảnh có độ phân giải cao, tốc độ của

Card chính là tốc độ nạp dữ liệu từ RAM hệ thống lên RAM

trên Card Video thông qua Chipset, tốc độ này tính bằng số

xung nhịp / giây

􀁺 Card Video có tốc độ 66MHz trong 1 giây nó thực hiện được

64 triệu xung nhịp .

􀁺 Card Video hỗ trợ đồ hoạ AGP có tốc độ từ 66MHz đến

533MHz và tốc độ được tính theo bội số của tốc độ 66MHz

+ Card 1X có tốc độ 66 MHz

+ Card 2X có tốc độ 133 MHz

+ Card 4X có tốc độ 266 MHz

+ Card 8X có tốc độ 533 MHz

+ Card 16X có tốc độ 1066 MHz

4.Các loại Card Video

1. Card Video PCI

Card PCI là Card theo chuẩn cũ cắm trên khe mở rộng PCI

Tốc độ Card PCI chỉ đạt 33MHz

Card PCI được sử dụng trong các thế hệ máy cũ trước máy

Pentium 2

2. Card Video AGP 1X

Card Video AGP 1X

Tốc độ 1 x 66MHz = 66Mhz

Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 2

3. Card Video AGP 2X

Card Video AGP 2X

Tốc độ 2 x 66MHz = 133Mhz

Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 3

4. Card Video AGP 4X

Card Video AGP 4X

Tốc độ 4 x 66MHz = 266Mhz

Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 4

5. Card Video AGP 8X

Card Video AGP 8X

Tốc độ 8 x 64MHz = 533Mhz

Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 4

6. Card Video PCI Express 16X

Card Video PCI Express 16X

Tốc độ 16 x 66MHz = 1066 MHz

Sử dụng trong các máy Pentium 4 đời mới nhất .

7. Card Video on board

Là Card Video được tích hợp trên Mainboard, thông thường

các loại card onboard không có RAM mà sử dụng một phần

RAM của hệ thống do vậy bộ nhớ dành cho card on board

thường giới hạn ở khoảng 8MB đến 16MB

Card onboard là giải pháp nhằm giảm chi phí cho các máy ít

có nhu cầu xử lý đồ hoạ .

5. Hư hỏng Card Video

􀁺 Các máy có Card onboard thường ít bị lỗi Card

􀁺 Các máy có Card video rời có tỷ lệ hỏng cao hơn, khi hỏng

Card Video chúng thường có biểu hiện :

=> Khi bật nguồn, máy kêu một tiếng bíp dài và ba tiếng bíp

ngắn , không lên màn hình . ( Bíp......................Bíp.Bíp.Bíp. )

􀁺 Kiểm tra :

+ Bạn hãy thay thử một thanh RAM để loại trừ , vì hỏng RAM

cũng phát ra các tiếng kêu tương tự ở loa , tuy nhiên hỏng

RAM thường có 3 tiếng Bíp dài .

+ Tháo Card Video ra khỏi Mainboard, dùng xăng vệ sinh sạch

sẽ chân cắm, sau đó thử lại .

+ Nếu hiện tượng không đổi thì bạn cần thay một Card Video

khác

6 . Nguyên tắc ghi hình và phát hình trong máy tính như thế

nào ?

􀁺 Giả sử bức ảnh của bạn gái được chụp bằng máy ảnh số với độ

phân giải 200 x 300 Pixels

Chụp như vậy nghĩa là máy ảnh đã chia nhỏ bức hình trên

thành

200 x 300 = 60.000 điểm ảnh

􀁺 Trong mỗi điểm ảnh ( từ 60.000 điểm trên ) lại có ba cảm biến

rất nhỏ (Sensor) đo lại cường độ sáng của 3 mầu cơ bản là

- Mầu đỏ ( R )

- Mầu xanh lá cây ( G )

- Mầu xanh da trời ( B )

Cường độ sáng thu được có giá trị từ Min = 0 đến Max = 255

􀁺 Cường độ sáng thu được từ các Sensor được đưa vào mạch đổi

ADC ( Analog - Digital Conveter ) ở đây giá trị độ sáng của

các điểm mầu được đổi thành dãy nhị phân 0,1 ( gọi là tín hiệu

số của ảnh )

􀁺 Tín hiệu số của bức ảnh được ghi vào thẻ nhớ hoặc được truyền

về máy tính .

􀁺 Khi tôi cắm thẻ nhớ qua cổng USB để mở bức ảnh ra => dữ

liệu số của bức ảnh được nạp vào bộ nhớ RAM và hiển thị lên

màn hình mà tôi có thể cảm nhận được .

7. Cài trình điều khiển cho Card Video

Vì sao phải cài trình điều khiển ?

􀁺 Giả sử có hai người ở hai nước khác nhau, không hiểu tiếng của

nhau, khi nói chuyện họ cần có phiên dịch :

=> Tương tự như vậy thì trình điều khiển chính là phiên dịch cho

hai đối tượng :

+ Một là hệ điều hành

+ Hai là thiết bị phần cứng (cụ thể là Card Video lắp trên máy )

Nếu không có trình điều khiển thì thiết bị không hiểu và không

thực thi được các lệnh của hệ điều hành, do đó chúng không làm

việc được với nhau :

􀁺 Trên Card Video thường có một ROM được nạp sẵn trình điều

khiển giúp cho Card Video có thể hoạt động được trong môi

trường DOS

􀁺 Khi ta cài hệ điều hành Windows thì trình điều khiển trong ROM

trên Card không hỗ trợ, vì vậy ta phải cài trình điều khiển cho Card

sau khi cài đặt hệ điều hành Windows, trình điều khiển thường đi

kèm thiết bị bằng một đĩa CD Rom .

+ Một số loại Card có trình điều khiển được tích hợp ngay trong

hệ điều hành Window XP , vì vậy khi cài Window XP chúng tự

nhận được một số loại Card trên .

􀁺 Kiểm tra trình điều khiển cho các thiết bị

Để kiểm tra xem một thiết bị như Card Video hay Card Sound đã

được cài trình điều khiển hay chưa bạn làm như sau :

* Kích phải chuột vào My Computer / Chọn Properties / Chọn lớp

Hardware / kích vào Device Manager / Màn hình Device Manager

xuất hiện như sau :

Màn hình Device Manager ( quản lý thiết bị ), các thiết bị có trong

danh sách này tức là chúng đã được cài đặt trình điều khiển

􀁺 Ở trên ta thấy mục Display adapters có trong danh sách và có tên

trình điều khiển => như vậy là máy đã cài đặt Drive cho Card

Video

􀁺 Nếu như danh sách trên chưa có mục Display adapters thì trình

điều khiển của Card video chưa được cài đặt .

8 . Các bước cài đặt trình điều khiển cho Card Video

􀁺 Chuẩn bị một đĩa CD Rom có trình điều khiển của Card Video

đang lắp trong máy . ( tìm mua Drive cho Card theo nhãn in trên

Card hoặc theo số hiệu IC xử lý trên Card Video ), sau khi có đĩa ta

thực hiện cài đặt như sau :

􀁺 Vào Start / Settings / Control panel => ra màn hình

Kích đúp vào biểu tượng Add Hardware => ra màn hình

Kích Next và đợi một lát => ra màn hình

Chọn Yes, I have ... / Kích Next => ra màn hình

Kéo xuống dưới cùng và chọn dòng Add new hardware device /

Kích Next => ra màn hình sau với hai lựa chọn

=> Chọn dòng trên thì máy sẽ tự động tìm Drive và cài đặt cho

thiết bị , trường hợp không tìm thấy thì máy yêu cầu ta tìm thiết bị

từ danh sách ( Bạn hãy thực hiện lựa chọn này trước nếu không

được mới lựa chọn theo dòng dưới )

=> Chọn dòng dưới để chỉ định thiết bị cần cài từ danh sách .

Chọn dòng Display adapters / Kích Next => ra màn hình sau

Kích tiếp vào nút Have Disk => ra màn hình sau

Kích tiếp nút Browse => hộp thoại sau xuất hiện

Tìm trên ổ CD Rom nơi có thư mục chứa trình điều khiển của Card

Video đang cài ( tìm đúng tên thư mục ) rồi bấm Open

=> đường dẫn đến File cần tìm hiển thị trên thanh trạng thái ở

hình dưới .

Tiếp tục bấm OK => quá trình cài đặt sẽ diễn ra / Chọn tiếp Next

thông báo sau xuất hiện

Tiếp tục kích Next đợi vài giây => hộp thoai kết thúc xuất hiện.

Chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt

􀁺 Sau khi cài đặt xong, bạn cần khởi động lại máy, sau đó vào màn

hình Device Manager để kiểm tra lại

Nếu xuất hiện Card màn hình như trên

là quá trình cài đặt đã thành công

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#garungtv6