Những điều mơ hồ về phê bình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi không muốn rời bỏ phạm vi giấc mơ mà không nói đến những điểmnghi ngờ và mơ hồ chính trong những quan niệm mới vừa được trình bày.Những bạn nào chăm chú theo tôi từ đầu hẳn biết rõ những điểm này. 

1. Mặc dù chúng ta áp dụng đúng kỹ thuật như thế nào chăng nữa, nhữngkết quả thu lượm được cũng hãy còn mơ hồ đến nỗi người ta không thể đingược từ những ý tưởng tiềm tàng về giấc mơ rõ ràng. Có bạn cho rằngtrước hết, người ta không biết phải hiểu một yếu tố nào đó theo nghĩathông thường hay theo nghĩa tượng trưng vì những đồ dùng để tượngtrưng vẫn có giá trị thực của chúng. Vì không có một tiêu chuẩn nào cảnên sự giải thích phải để tuỳ thuộc người giải thích. Ngoài ra vì có nhữngđiểm trái ngược nhau lẫn lộn trong công việc xây dựng, thành ra người takhông được hiểu theo nghĩa âm hay nghĩa dương, theo nghĩa trực tiếp haynghĩa phản trái: đó cũng là một điểm tuỳ theo người giải thích. Điều thứba, vì trong giấc mơ có nhiều sự đảo ngược, người ta có thể coi bất cứđoạn nào trong giấc mơ như một sự lộn ngược. Sau cùng, rất ít khi cótrường hợp mà chỉ có một sự giải thích thôi: vì có nhiều lối giải thích chonên khó biết lối nào đúng. Kết luận là giới hạn của sự võ đoán của ngườigiải thích quá rộng không phù hợp với tính cách thiết thực của những kếtquả. Và các bạn có thể cho rằng những lầm lẫn không hẳn đã từ giấc mơmà ra nhưng có thể bắt nguồn ở chỗ lầm lẫn của chính những quan niệmcủa chúng ta.

Lý luận đó rất đúng nhưng tôi nghĩ là chúng phù hợp với những điều kếtluận của các bạn, theo đó thì trong sự giải thích có nhiều điểm ước đoánvà những điểm sai của phương pháp chúng ta đem dùng không thể làmcho chúng ta tin cậy được. Nhưng nếu thay vì nói đến những sự võ đoáncủa người giải thích, các bạn nói rằng sự giải thích tuỳ thuộc vào sự khéoléo, kinh nghiệm và sự thông minh của người giải thích thì tôi chịu ngay.Người ta không thể nào gạt bỏ yếu tố cá nhân ít nhất cũng trong trườnghợp đứng trước một sự giải thích khó khăn như thế này. Người này giảithích đúng hơn, hay hợp lý hơn người khác là một điều không thể tránhđược, cũng như trong mọi kỹ thuật khác. Trong sự giải thích giấc mơ điềugì có vẻ như võ đoán sẽ không còn là võ đoán nữa khi người ta có thểchọn trong những cách giải thích được đưa ra cách nào người ta coi làthoả đáng nhất, và vứt bỏ những cách giải thích khác, đưa vào những dây liên lạc giữa những ý tưởng trong giấc mơ, giữa giấc mơ và đời sốngngười nằm mơ và vào tình trạng tinh thần của giấc mơ. Sở dĩ trong vấn đềgiải thích giấc mơ có những điểm chưa được hoàn hảo chính là vì tínhchất của giấc mơ là một cái gì vô định và người ta có thể gắn cho giấc mơbất cứ ý nghĩa nào người ta muốn.

Tôi đã nói là công việc xây dựng trong giấc mơ làm cho những ý tưởngtiềm tàng phát biểu ra dưới một hình thức cổ lỗ giống như lối viết tượnghình. Vậy mọi sự biểu thị theo lối cổ lỗ đều bất định, thường có hai nghĩalàm cho ta không thể quyết đoán nên theo nghĩa nào. Sự gặp gỡ của cácđiểm trái nhau trong công việc xây dựng cũng giống như những nghĩaphản trái nhau trong các ngôn ngữ cổ xưa. Nhà ngôn ngữ học R. Abel(1884) thường nói rằng, khi ta gặp trong các ngôn ngữ cổ những chữ cónhiều nghĩa, ta đừng cho rằng trong câu chuyện những tiếng đó bao giờcũng có hai nghĩa. Giọng nói và cử chỉ của người nói chuyện đủ chỉ chota biết người đối thoại định dùng nghĩa nào trong các nghĩa đó. Trong chữviết không thể dùng được cử chỉ, người ta thường ghép thêm vào bêncạnh chữ hình vẽ, không đọc lên ví dụ như hình một người ngồi xổm haymột người đứng thẳng bên cạnh chữ "ken" tuỳ theo chữ đó có nghĩa làyếu hay khoẻ. Do đó người ta tránh được những sự hiểu lầm mặc dù córất nhiều nghĩa và dấu hiệu. 

Trong những ngôn ngữ cổ xưa có nhiều điểm bất định không thể có mặttrong những ngôn ngữ hiện nay của chúng ta. Trong một vài ngôn ngữ DoThái chẳng hạn, chúng chỉ có phụ âm mà không có nguyên âm. Ngườiđọc hay người nghe phải chiếu theo câu nói hay chữ viết mà đoán ranhững nguyên âm vắng mặt. Chữ viết cổ Ai Cập cũng thế vì chúng takhông biết tiếng cổ Ai Cập đọc ra sao. Chữ viết thiêng liêng của Ai Cậpcũng có những điều bất định như thế. Người đọc cứ tự do xếp những hìnhảnh từ phải sang trái hay từ trái sang phải tuỳ theo ý muốn. Muốn đọcphải tuỳ theo những hình ảnh của những con chim hay súc vật khác.Người viết cũng có thể viết từ trên xuống dưới tuỳ theo quan niệm vềnghệ thuật. Điều khó chịu nhất trong chữ cổ Ai Cập là không hề viết chữnày xa chữ nọ. Những dấu hiệu cứ xuất hiện theo một khoảng cách đềuđều khiến cho người ta không biết rõ một chữ thuộc chữ trên hay chữdưới. Trong chữ viết Ba Tư trái lại giữa hai chữ có một chữ nghiêngchứng tỏ hai chữ khác nhau.

Chữ viết và ngôn ngữ Trung Hoa rất cổ hiện nay hãy còn dùng cho 400triệu người. Các bạn đừng cho là tôi hiểu tiếng Trung Hoa. Tôi chỉ khảocứu với hy vọng tìm thấy những điểm giống nhau như những điều vừanói, và tôi đã không bị thất vọng. Ngôn ngữ Trung Hoa đầy rẫy những sựbất định như thế đủ làm chúng ta rùng mình. Ngôn ngữ đó gồm có nhiềuvần có thể đọc riêng biệt hay cùng với những vần khác. Một trong các thổngữ Trung Hoa có tới 400 vần. Ngữ vựng gồm có 4000 chữ thành ra cóchữ có tới 10 nghĩa, có chữ có ít hơn hay nhiều hơn. Vì toàn thể khônggiúp cho người nghe đoán được người nói định nói gì. Người ta đã đặt rakhông biết bao nhiêu là phương sách để tránh sự hiểu lầm. Trong nhữngphương sách đó có phương sách cần phải kể việc ghép hai vần thành mộttiếng và đọc tiếng đó theo bốn thanh âm khác nhau. Ngôn ngữ đó khôngcó văn phạm. Không phân biệt được trong một ngữ xem chữ đó là danh từhay tính từ hay động từ, giống đực hay giống cái, số nhiều hay số ít. Thờigian nào hay thể nào. Ngôn ngữ chỉ có những nguyên liệu cũng như tiếngnói trừu tượng của chúng ta phân chia ra thành những nguyên liệu bằngcách xoá bỏ những sự biểu thị các dây liên lạc giữa những tiếng. Trongtiếng Trung Hoa mỗi khi có điều gì bất định, người nghe phải dựa vàotoàn thể mà quyết định tuỳ theo trí thông minh của mình. Tôi ghi một câutục ngữ Trung Hoa nói từng tiếng một như sau: ít, nhìn, nhiều, điều kỳdiệu. 

Câu tục ngữ này không có gì khó hiểu: nó có thể có nghĩa là: càng trông ítbao nhiêu càng thấy nhiều điều kỳ diện bấy nhiêu, hay: đối với nhữngngười trồng càng ít, càng có nhiều điều kỳ diệu. Giữa hai bản dịch khácnhau chỉ khác nhau về văn phạm nay tất nhiên thực khó quyết định xemnên dùng bản nào. Vậy mà người ta thường nói rằng tiếng Trung Hoa làthứ tiếng tuyệt hảo trong công việc trao đổi tư tưởng. Vậy sự có nhiềunghĩa không hẳn đã đưa đến sự bất định trong ngôn ngữ.

Tuy nhiên đối với sự biểu thị trong giấc mơ, tình trạng không được chắcchắn như trường hợp của các ngôn ngữ thời cổ. Những ngôn ngữ nàyđược dùng làm phương tiện giao tiếp, phải được hiểu bằng cách này haycách khác. trong khi giấc mơ không cần ai hiểu cả. Cho nên chúng ta sẽkhông ngạc nhiên khi thấy giấc mơ có nhiều nghĩa, bất định, khiến chochúng ta không thể quyết định một cách chắc chắn. Kết quả độc nhất chắcchắn thu lượm được trong sự so sánh này là những sự bất định nói trênluôn có mặt trong mọi cách diễn tả trong thời cổ. 

Chỉ có kinh nghiệm làm đi làm lại nhiều lần mới giúp cho ta thực sự hiểurõ giấc mơ. Theo ý tôi, tính bất định này không đưa chúng ta đi xa đượcvà công trình khảo cứu của nhiều nhà khoa học khác đã chứng tỏ rằng tôinói đúng. Những người không chuyên môn thường tỏ vẻ coi thường, biquan trước những sự khó khăn và tính bất định của những công trình khoahọc. Thái độ đó thực bất công. Nhiều người trong các bạn chắc không lạgì khi thấy một tình trạng bi quan khinh khi như thế khi người ta gặp khókhăn trong việc đọc các tấm bia trong thành Babylone. Có một thờinhững người đọc các tấm bia này bị coi là những tay đại bịp và công trìnhcủa họ là cả một sự lường gạt. Nhưng đến năm 1857, Hội hoàng gia khảocứu về Á châu đã làm một cuộc thí nghiệm có tính chất quyết định. Hộinày yêu cầu bốn nhà chuyên môn nổi danh nhất thời đó gửi đến cho mìnhbốn bản dịch của một tấm bia. Mỗi bản đều đựng trong phong bì dán kín,rồi sau khi mở bốn phong bì đó ra Hội có thể tuyên bố rằng cả bốn đềuphù hợp với những điều đã tìm ra quả là công trình đọc bia của họ đã đạtđược những tiến bộ đáng kể. Những lời chế giễu của bọn người ưa bàibác nhờ đó mới dịu đi và công việc đọc bia mới càng ngày càng tiến triểuđược.

2. Có nhiều bạn cho rằng, những giải pháp mà chúng ta bắt buộc phảichấp nhận thường có tình cách gượng ép, giả tạo, không đúng chỗ vànhiều khi khôi hài. Tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện mới nhấtthuộc loại này. Tại Thụy Sĩ một ông Giám đốc một Đại chủng viện bịcách chức vì đã khảo cứu Phân tâm học. Tất nhiên ông ta phản đối dữ đội,một tờ báo ở Berne, kinh đô Thụy Sĩ đã đăng bản án của các nhà chứctránh học đường. Tôi trích một vài đoạn dính dáng đến môn Phân tâmhọc: "Có nhiều thí dụ lấy trong cuốn sách của bác sĩ Pfister đáng đượcchú ý đến vì tính cách giả tạo và cầu kỳ. Quả là một điều kỳ khôi khi thấymột ông Giám đốc Đại chủng viện chấp nhận những điều đó mà không cómột lời phê bình chỉ trích nào". Họ muốn chúng ta coi những lời phêphán này là những lời của một vị thẩm phán vô tư. Chúng ta hãy xét kỹlời phê phán này với hy vọng là thêm một chút suy nghĩ và một chút khảnăng nữa cũng chẳng hại gì. 

Quả thực là một điều thú vị khi thấy loài người chỉ cần dựa vào nhữngcảm nghĩ đầu tiên của mình thôi mà cũng dám đưa ra những lời phê phánrất nhanh chóng và quả quyết về một vấn đề gai góc như vấn đề tâm lý vôthức. Họ cho rằng lời giải thích của chúng ta có vẻ cầu kỳ, gượng ép, họkhông thích nên cho ngay rằng lời đó sai, chả có giá trị gì cả. Không mộtphút nào họ nghĩ rằng nếu những giải thích này có vẻ gượng ép và cầu kỳ,tất nhiên cũng phải có những lý do gì chắc chắn mà mọi người cần tìmhiểu.

Kết quả chính trong việc giải thích này là sự di chuyển và sự di chuyển làmột phương tiện mạnh nhất giúp cho sự kiểm duyệt hoạt động. Sự kiểmduyệt dùng phương tiện này để tạo ra những cái gì dùng thay thế sự việcmà chúng ta gọi là sự ám chỉ. Những sự ám chỉ này thường gắn liền vàomột thực chất bởi một số các sự liên tưởng, thực chất này là thể nàochúng ta cũng chưa biết được rõ ràng. Chỉ có điều rằng đó là tất cả nhữngđiều gì người ta cần giấu giếm. Khi có những điều cần giấu giếm chúng takhông thể chờ đợi tìm thấy chúng ở nơi chúng phải có mặt. Những uỷ bankiểm soát tại biên giới ngày nay lâu hơn những nhà chức trách học đườngThuỵ Sĩ nhiều. Muốn tìm các tài liệu và hình vẽ người ta không chỉ lụcsoát các túi và cặp da mà còn phải xét cả những nơi không chờ đợi nhấtnhư những gót giầy hai lớp. Nếu họ tìm ra được những đồ quốc cấm bằngnhững cách khám xét tỉ mỉ đó thì sự chịu khó của họ quả không phải là vôích.

Dù giữa yếu tố tiềm tàng và điều thay thế nó trong giấc mơ rõ ràng cónhững liên quan rất xa vời, kỳ lạ, khi thì khôi hài, khi thì khéo léo, chúngta cũng chẳng làm gì khác hơn là làm theo đúng những kinh nghiệm donhững giấc mơ cung cấp mà chúng ta đã không tự mình tìm ra đượcnhững lời giải đáp. Rất ít khi chúng ta tự mình tìm được cách giải thíchmột giấc mơ; không một ai có thể tự mình tìm ra được liên quan giữa mộtyếu tố tiềm tàng và điều thay thế cho yếu tố này trong giấc mơ rõ ràng.Có khi nhờ một ý kiến đột nhiên nảy ra trong đầu, người nằm mơ cho tabiết dễ dàng liên quan đó, có khi chúng ta được cung cấp đủ tài liệu đểgiải thích. Nếu người nằm mơ không chịu giúp thì chúng ta sẽ không làmsao hiểu được một vài yếu tố trong giấc mơ rõ ràng. Tôi kể cho các bạnnghe một câu chuyện mới xảy ra. Một thân chủ của tôi bị mất cha tronglúc đang điều trị. Bà ta tìm đủ mọi cách làm cho cha sống lại. Trong mộtgiấc mơ bà ta thấy cha hiện ra và bảo: "Bây giờ là mười một giờ mườilăm, mười một giờ rưỡi, mười hai giờ kém mười lăm". Bà ta giải thích sựkiện này bằng cách nói rằng thuở còn sinh thời người cha rất thích cáccon về đúng giờ ăn cơm. Giữa kỷ niệm này và yếu tố trong giấc mơ tấtnhiên phải có một liên quan gì dù chúng ta không thể dựa vào kỷ niệmnày để biết rõ yếu tố kia bắt nguồn từ đâu. Nhưng trong khi chữa chạy, tôinghi ngờ rằng có một thái độ phê bình chỉ trích nào đó đối với người chayêu quý có dính dáng đến sự phát sinh ra giấc mơ. Bà nằm mơ kể chochúng ta nghe, có một lần trong câu chuyện về vấn đề tâm lý, bà ta cónghe một người bà con nói: "Người cổ sơ (der Urmensh) sống lại trongmỗi chúng ta". Câu nói này giúp chúng ta hiểu được thái độ của bà khách.Đó là một cơ hội rất tốt cho bà ta làm cho cha sống lại. Bà ta biến cha thành một người của thời đại (home de I'heure, Urmensch), do đó ngườicha mới cứ mười lăm phút lại báo giờ một lần

Trong câu chuyện này có điều gì làm ta nghĩ đến một lối chơi chữ. Nhiềukhi người ta cho rằng người giải thích giấc mơ muốn chơi chữ trong khisự thực người chơi chữ chính là người nằm mơ. Trong nhiều thí dụ khácchúng ta không thể biết rõ đó là một lối chơi chữ hay một giấc mơ. Chúngta đã gặp trường hợp tương tự như thế trong một vài sự lỡ lời. Một ngườinằm mơ thấy mình ngồi cùng ông bác trong một chiếc xe hơi (xe tựđộng). Theo ông ta thì giấc mơ đó có ý nghĩa là ông ta đã tự mình thoảmãn tình dục của mình không cần sự giúp đỡ của người khác (do chữantoérotisme chơi chữ với autômbile có nghĩa là xe tự động hay xe hơi).Có phải ông này muốn nói đùa và nói rằng mình nằm mơ trong khi thựcsự chỉ muốn chơi chữ không? Tôi không tin như thế. Theo ý tôi ông taquả đã nằm mơ thực. Nhưng do đâu mà có sự giống nhau giữa việc tựthoả mãn về tình dục với chiếc xe hơi? Câu hỏi này đã làm tôi suy nghĩrất lâu và khảo cứu thực kỹ càng về sự chơi chữ. Sau cùng tôi đi đến kếtluận là đã có một loạt ý tưởng hữu thức len lỏi vào trong vô thức và táixuất hiện dưới hình thức một sự chơi chữ. Chịu ảnh hưởng của vô thức,những ý tưởng hữu thức này chịu tác dụng của sự di chuyển và cô đọngtrong công việc xây dựng giấc mơ và sự chơi chữ. Nhưng giấc mơ chơichữ không gây cho người ta cái khoái cảm như một trò chơi chữ thực sự.Tại sao lại như thế? "Giấc mơ hí từ" không làm cho ta cười, trái lại chỉlàm cho ta dửng dưng.

Về điểm này chúng ta tiến đến gần lối đoán mộng ngày xưa. Tôi kể chocác bạn nghe một câu chuyện đoán mộng này vì tính lịch sử của nó. Giấcmơ của Đại đế Alexandre được Plutarque và Artémodore ở Êphese kể lại.Trong lúc công phá thành Tyr, Đại đế Alexandre nằm mơ thấy một conquỷ nhảy nhót trước mặt mình. Thầy bói Aristadre đoán rằng thế nàothành Tyr cũng thất thủ vì phân tích chữ satyros (con quỷ) ra, người tathấy có nghĩa là: thành Tyr thế nào cũng thuộc về ông. Quả nhiên về sauthành Tyr bị hạ thực. Sự giải thích này có vẻ như giả tạo nhưng đúng từđầu đến cuối

3. Các bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng ngay cả những người chuyên khảocứu về phân tâm học và sự giải thích giấc mơ cũng nhằm phản đối quanniệm trên của chúng ta về giấc mơ. Sự lầm lẫn này đã đưa đến nhiều điềusai lầm rất gần quan niệm của y học về giấc mơ. Một trong các điều đócho rằng giấc mơ chỉ là một mưu toan thích ứng vào hiện tại và giải quyết các việc trong tương lai, nghĩa là giấc mơ có khuynh hướng khảo cứutương lai để tổ chức hiện tại (A.Macder). Chúng ta đã có dịp chứng tỏrằng quan niệm này lẫn lộn giấc mơ rõ ràng với những ý tưởng tiềm tàngnghĩa là chú trọng đến công việc xây dựng trong giấc mơ. Vì muốn biểuthị cho đời sống tinh thần vô thức có chứa đựng những ý tưởng tiềm tàngnên quan niệm này không mới mẻ mà cũng không đầy đủ, vì ngoài sự xâydựng tương lai ra, sự hoạt động tinh thần còn làm nhiều việc khác nữa. Vìmột sự lầm lẫn đáng tiếc hơn nữa, người ta đã cho rằng đằng sau giấc mơbao giờ cũng có ý tưởng chết chóc. Tôi không hiểu người ta định nói gìtrong công thức này nhưng chắc chắn là nó bắt nguồn ở chỗ người ta lẫnlộn giấc mơ và cá tính của người nằm mơ.

Tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện nữa để chứng tỏ rằng có ngườithường cho rằng giấc mơ có thể được giải thích bằng hai cách: một cáchcó tính chất phân tâm, một cách theo kinh thánh không biết gì đến sự cómặt của các sự ham muốn, chỉ nói đến những hoạt động tinh thần cao cấpthôi. Tất nhiên cũng có những giấc mơ loại này nhưng đó chỉ là nhữngtrường hợp đặc biệt không thể coi là có tính chất chung. Theo điều họ nói,chúng ta không thể nào quan niệm rằng giấc mơ lại có thể có tính chấttình dục và là sự gặp gỡ của giống đực và giống cái được (A. Adler). Tấtnhiên cũng có một vài giấc mơ như thế và sau này bạn sẽ biết chúng chỉlà những triệu chứng loạn thần kinh. Tôi kể ra những sự tìm tòi mới vềtính chất giấc mơ nói trên để các bạn biết mà đề phòng hay ít nhất cũngđể bạn biết rõ ý kiến tôi về vấn đề.

4. Người ta đã tìm cách làm giảm giá trị khách quan của những công trìnhnày bằng cách cho rằng những người bình thường thu xếp sao cho giấcmơ của mình hợp với ý kiến của các bác sĩ: người cho rằng mình cónhững giấc mơ về quyền lực, người cho rằng mình có những giấc mơsống lại sau khi dã chết thực, (W.Setkel). Nhưng lý luận này không cònmột chút giá trị gì khi mọi người thấy rằng trước khi khoa học phân tâmra đời, người đời đã nằm mơ rồi và ngay cả khi khoa học đó đã ra đời thìbao giờ người ta cũng nằm mơ rồi mới đến hỏi nhà phân tâm học về giấcmơ. Những sự kiện do quan niệm này đưa ra rất dễ hiểu và không làm hạigì cho thuyết về giấc mơ cả. Những "cái gì còn sót lại trong ngày" phátsinh ra giấc mơ thường bắt nguồn ở đời sống con người khi họ thức. Nếunhững lời nói về đề nghị của bác sĩ có một tầm quan trọng nào đối vớicon bệnh, những lời này cũng chẳng khác gì những cái gì còn sót lại tinhthần, chẳng khác gì những ham muốn chưa được thoả mãn, cũng có tácdụng chẳng khác gì những sự kích động cơ thể ảnh hưởng đến người nằm mơ trong lúc ngủ. Cũng như những yếu tố kích động giấc mơ khác,những ý tưởng do thầy thuốc gợi ra cũng có thể xuất hiện trong giấc mơrõ ràng hay trong những ý tưởng tiềm tàng. Chúng ta biết là chúng ta cóthể tạo ra giấc mơ và những vật liệu giúp cho giấc mơ phát hiện. Trongtrường hợp này người thầy thuốc cũng không làm gì khác hơn công việccủa thí nghiệm viên Maury Vold khi ông này đặt chân tay của người nằmngủ theo một chiều hướng nào đó để gây ra giấc mơ như ý muốn.

Chúng ta có thể gợi ra cho người nằm mơ đối tượng của giấc mơ chứkhông thể ảnh hưởng gì đến những điều người đó sắp mơ. Sự hoạt độngcủa công việc xây dựng và sự ham muốn vô thức không chịu ảnh hưởnggì từ bên ngoài vào. Khảo sát những sự kích động cơ thể giấc mơ thườngđược tỏ rõ trong phản ứng thể xác. Do đó lời bài bác nói trên về giá trịkhách quan của những công trình khảo cứu về giấc mơ bắt nguồn ở chỗđã lẫn lộn giấc mơ với những vật liệu xây dựng giấc mơ.

Đó là tất cả những điều tôi muốn trình bày cùng các bạn về giấc mơ. Chắccác bạn cũng đoán rằng tôi bỏ sót rất nhiều điều. Sở dĩ có sự thiếu sót đólà vì giấc mơ còn liên lạc chặt chẽ với những chứng bệnh thần kinh.Chúng ta khảo sát giấc mơ với mục đích sửa soạn cho việc khảo sát cácchứng bệnh thần kinh. Điều này hợp lý hơn là việc để chuẩn bị cho việckhảo sát giấc mơ. Giấc mơ có thể giúp hiểu được các chứng bệnh thầnkinh. Trái lại chúng ta chỉ hiểu giấc mơ một cách hoàn bị hơn, chi tiết hơnnếu chúng ta hiểu rõ về chứng bệnh thần kinh. 

Tôi không biết các bạn nghĩ gì về vấn đề đó nhưng phần tôi, tôi không hềhối tiếc khi dành thực nhiều thì giờ cho sự khảo sát giấc mơ và yêu cầucác bạn chú trọng đặc biệt về vấn đề giấc mơ. Không có môn học nào cóthể giúp cho chúng ta một ý niệm đúng hơn về môn phân tâm học. Muốnchứng tỏ rằng những triệu chứng của bệnh thần kinh có ý nghĩa, có ích lợicho ta trong việc tìm hiểu người bệnh, có thể giải thích được khi khảo sátđời sống người bệnh, cần phải làm việc trong nhiều tháng, có khi nhiềunăm. Trái lại chỉ cần làm việc một số giờ thôi cũng đủ hiểu được giấc mơ,những tiền đề của môn phân tâm học về tính cách vô thức của các hoạtđộng tinh thần. Xem chúng chịu những ảnh hưởng khuynh hướng nào vàchúng hoạt động ra sao. Và nếu chúng ta có thể thêm vào tính cách tươngđồng giữa giấc mơ và bệnh thần kinh, một sự biến đổi nhanh chóng khiếncho ngươi nằm mơ trở thành một người thức tỉnh, biết điều, thì chúng tacó thể chắc chắn rằng căn bệnh thần kinh cũng chỉ là sự suy sụp củanhững liên quan thông thường giữa những động lực khác nhau trong đờisống tinh thần.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tâmlý