Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Có nhiều dòng sông thành thơ thành nhạc nhưng ít có dòng sông nào mang chứa trong mạch nguồn của nó những lớp trầm tích văn hóa như sông Hương. Sông Hương không chỉ là một dòng sông mà còn là lịch sử văn hóa một vùng đất kinh đô cũ. Bằng ngòi bút tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên một dòng sông Hương tuyệt đẹp. Tuyệt đẹp ở thượng nguồn với vẻ phóng khoáng của cô gái Di-gan, với vẻ đẹp rừng già, với vẻ đẹp của bà mẹ phù sa. Và càng tuyệt đẹp hơn khi sông Hương vào đến Huế - thành phố tương lai của nó

Vào đến Huế, "sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc" để hòa với vẻ đẹp của chiếc cầu trắng "nhỏ nhắn như những vành trăng non. Cách liên tưởng của Hoàng Phủ Ngọc Tường thật gợi cảm khiến sông Hương xứ Huế thanh mảnh, dịu dàng, thơ mộng hơn bội phần. Rồi sông "uốn một cánh cung" rất nhẹ, mềm hẳn đi như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu - một hình ảnh so sánh lạ, tinh tế mà tài hoa; nhà văn dùng tiếng "vâng" vốn trừu tượng, e ấp ngập ngừng ý vị thiêng liêng trên bờ môi cô gái đang yêu để tả dáng mềm mại nơi cánh cung của dòng sông. Câu văn không chỉ nói về sông Hương mà còn nói về con người - những cô gái Huế dịu dàng thướt tha đa tình mà e lệ kín đáo

Sông Hương tạo nên những đường nét tinh tế làm nên vẻ đẹp riêng của đất cô đô, vẻ đẹp hình như ta đã gặp trong đường thi

"Trăng tà, tiếng quạ kêu sương

Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ"

Nhìn vào dòng chảy của sông Hương nhà văn đã so sánh dòng chảy của sông Hương với những dòng sông chảy xiết như sông Nê-va bởi những dòng sông chảy quá nhanh khi đi qua thành phố đã khiến cho một nhà triết học Hi Lạp Hê-ra-clit khóc suốt đời vì dòng chảy quá nhanh của dòng sông. Còn sông Hương, khi đi qua thành phố Huế đã đi chậm thực chậm. Sông Hương trôi thực chậm, chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh chảy chầm chậm êm đềm khiến tác giả mơ màng liên tưởng "đấy là điệu slow tình cảm dành cho Huế như niềm say mê như khát vọng được gắn bó lưu lại với mảnh đất nơi đây. Cuộc gặp gỡ của Huế và sông Hương được tác giả cảm nhận như cuộc hội ngộ của tình yêu. Sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá phát hiện từ góc độ tâm trạng, sông Hương gặp thành phố Huế như điểm hẹn của tình yêu sau một hành trình dài. Vậy nên sông mới trở nên vui tươi mềm mại.

Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn sông Hương qua vẻ đẹp trữ tình như thế, tưởng chừng vẻ đẹp của sông Hương cũng chỉ đến thế thôi. Thế nhưng không chỉ vậy, sông còn mang vẻ đẹp nên thơ gợi cảm trong quan hệ với nền văn hóa cố đô.

Tác giả ví sông Hương như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya là nơi sinh thành toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế: "Trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya" có thể nghe được tiếng động rất nhẹ của nhịp và những giọt nước rơi. Những người nghệ nhân xưa nhìn mặt nước sông Hương in bóng trăng thành đã cảm hứng soạn ra những bản nhạc cổ điển và cả những điệu hò để gửi lòng mình với quê hương xứ sở từ "dòng sông mềm như tấm lụa" với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi, những điệu hò vút lên khiến nhà văn liên tưởng đến tiếng đàn của bậc tài nữ Thúy Kiều.

Hơn 200 năm về trước, đại thi hào dân tộc từng lênh đênh trên dòng sông Hương với một phiến trăng sầu treo lơ lửng giữa bầu trời trên sông nước êm đềm, giữa dập dềnh trăng nước. Thi nhân đã lắng nghe âm thanh của dòng sông gửi hồn vào những điệu nhạc dìu dắt từ khoang thuyền để rồi âm hưởng của dòng nhạc cổ điển như điệu hò dân gian cũng ít nhiều để lại dấu vết trong truyện Kiều. Phải chăng những câu thơ tả tiếng đàn Kiều ra đời từ đó và trở thành bất tử? Hoàng Phủ Ngọc Tường hóa thân vào người nghệ nhân già nghe những câu thơ tả tiếng đàn Kiều chợt nhận ra âm hưởng nhạc cung đình và bật thốt lên đó chính là "tứ đại cảnh"/ Đây là một sự chứng minh về sự gặp gỡ giữa những người cổ kim trên sông Hương.

Sông Hương tạm biệt Huế ra đi xuôi về đảo Cồn Hến "quanh năm mơ màng trong sương khói" với màu xanh biếc của những khu vườn Vĩ Dạ. Sông Hương mang vẻ đẹp mơ màng huyền ảo khiến ta không khỏi liên tưởng đến dòng sông Trăng và sương khói trong thơ Hàn Mặc Tử. Và thật bất ngờ trước khi rời khỏi kinh thành Huế, sông Hương đột ngột rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối như vương vấn một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Giống nàng Kiều sau đêm tự tình ra về rồi muốn quay lại để "nói lời thề trước khi ra biển cả"

Vậy là sông Hương hoài thai trong dòng tâm tưởng khúc hát tình yêu thủy chung với người dân xứ Huế. ở đoạn văn này, tâm hồn và tài năng của Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự thăng hoa. Tác giả không chỉ chú ý miêu tả dáng sông, khắc họa vẻ đẹp của dòng sông âm nhạc bằng đôi mắt quan sát, đôi tai lắng nghe tinh tường mà còn bằng vốn tri thức văn học sâu rộng và sự rung động của trái tim nghệ sĩ đa tình thật trẻ trung lãng mạn. Đọc qua văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường,  ai là người không muốn đến sông Hương một lần?


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro