phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề bài: phân tích cảnh đoàn tàu đến trong đêm trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

Tác phẩm "Hai đứa trẻ" là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn năm 1938. Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, hai đứa trẻ có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình khiến cho người đọc cảm nhận được sự thiếu thốn, cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo. Cũng chính vì sự tăm tối đó đã làm nổi bật nên hình ảnh ánh đèn tàu đến xé tan màn đêm u ám, đem lại cho họ tia hi vọng vào ngày mai.

Hai đứa trẻ mà tác giả muốn nhắc tới là chị em Liên sống trong một phố huyện nghèo trước tháng 8/1945 với cuộc sống khó khăn phải trông hàng hộ mẹ để tăng thu nhập nhưng cũng chẳng ăn thua gì dù là ngày phiên. Chiều tới, chợ họp tan chỉ còn lại rác rưởi, mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom đi đi lại lại để tìm một vài thứ gì đó có thể dùng được của người bán hàng để lại, chị em Liên cũng dọn hàng để ra ngoài kia ngắm nhìn phong cảnh ngoài phố! Hai chị em lần lượt gặp những người cùng huyện với mình Chị Tí, Cụ Thi, Bác Siêu, gia đình bác xẩm. Đêm đến, tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường trở về nhà, các ngõ vào làng lại cũng sẫm đen hơn. An và Liên ngồi trên chõng, đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng cả hai đều vẫn cố gắng gượng để thức thêm chút nữa là do mẹ đã dặn phải thức để bán hàng hay còn do một lí do đặc biệt nào khác. An gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống vẫn cố dặn chị đánh thức mình dậy khi tàu đến, lúc đó bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng "Đèn ghi đã ra kia rồi.". Phía xa là ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, rồi tiếng tàu vang lại, Liên đánh thức em! An nhỏm dậy, lấy hai tay dụi mắt cho tỉnh, hai chị em nhìn đoàn xa vut qua, các tao đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường, thoáng thấy những toa tàu sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng bóng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, hai chị em cố nhìn theo các chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cũng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Liên và An lại bảo nhau đi ngủ, suy nghĩ về những điều xa xôi rồi ngập vào giấc ngủ yên tĩnh.

Thạch Lam đã vẽ lên bức tranh sinh động, sắc nét cảnh phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua nhờ vào việc sự dụng nhiều từ tượng hình và từ tượng thanh. Thật tội nghiệp hai đứa trẻ trong truyện đã cố thức mặc dù buồn ngủ díu cả mắt nhưng không phải vì sợ mẹ mà là đợi được nhìn đoàn tàu hoạt động cuối cùng trong ngày. Con tàu đêm đem theo một thế giới khác đi qua, khác hẳn với thế giới mà Liên đang sống, Con tàu gợi lại kỉ niệm về Hà Nội, tưng bừng, sang trọng, và nhiều ánh sáng. Đó là lý do rất đơn giản, nhỏ bé và xúc động. Khi tàu đến, Liên quan sát nhiều hơn An, cô quan sát từ xa đến gần, ánh sáng và âm thanh của tàu vô cùng rực rỡ. Ánh sáng, đèn ghi là ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, các toa đèn sáng trưng, các cửa kính sáng, đồng và kền lấp lánh. Ánh sáng tưng bừng, sang trọng, rực rỡ, lan tỏa...Đối lập với hẳn với thứ ánh sáng nhỏ bé , yếu ớt, leo lét ở nơi phố huyện. Âm thanh, tưng bừng, náo nhiệt, ồn ào, sôi động khác hẳn với sụ yên tĩnh, vắng vẻ nơi phố huyện. Con người tren tàu là những con người huyên náo, sang trọng. Con tàu đem theo một thế giới khác lạ, tưng bừng, náo nhiệt, đó là thế giới trong mơ của chị em Liên và những con người nơi đây. Liên ao ước và khát khao một cuộc sống mới. Chị em Liên háo hức, tò mò, muốn nhìn trực tiếp chuyến tàu đêm đi qua và hạnh phúc vì chuyến tàu đã đáp ứng được mong đợi. Khi tàu đi, hai chị em nhìn theo chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre, Liên và An cảm thấy nuối tiêc, hụt hẫng khi đoàn tàu đi qua. Liên lặng lẽ theo nó mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, sáng rực, vui vẻ và huyên náo.Con tàu đã như đem theo một chút thế giới khác đi qua, khác hẳn với ngọn đèn chị Tí, ánh lửa của Bác Siêu. Đó chính là mơ ước, khát khao của Liên về thế giới khác. Chuyến tàu đi qua rất ngắn ngủi, khẩn trương, vội vã và chỉ đem lại niềm vui trong chốc lát và để lại một phố huyện với đem tối bao bọc. Sự buồn tẻ, yên tĩnh để lại một nỗi buồn sâu sắc trong tâm hồn cô bé Liên. Thạch Lam trân trọng, nâng niu khát vọng vươn xa ánh sáng, vượt thoát khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cuộc sống tầm thường đang vây quanh môi trường của hai đứa trẻ. Nhận thấy bức thông điệp:"Đừng bao giờ để cuộc sống con người nằm trong cái ao đồi bằng phẳng, con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khát khao và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa". Những con người đang Phải sống một cuộc sống tối tăm, mù tịt, tù túng cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một ánh sáng tươi sáng hơn, đó là giá trị nhân văn, nhân bản đáng quý của tác phẩm này. Dùng nghệ thuật tương quan dày đặc, giữa ánh sáng và bóng tối. Dùng ánh sáng tô đậm bóng tối gây ra ấn tượng cho người đọc từ kiếp người chìm khuất le lói, nguồn sáng quanh quẩn nơi phố huyện biểu tượng khát vọng chờ đợi nhỏ bé của con người. Tác giả đã miêu tả nhân vật một cách chân thực, tái hiện cảnh đời buồn tẻ và vô vọng của con người nghèo khổ. Mang ý nghĩa khái quát về trí tuệ kìm hãm xã hội Việt Nam thời pháp thuộc và lãng mạn qua dòng miêu tả nội tâm nhân vật

Kết bài (nêu lại vấn đề được nhắc tới, đề hỏi gì thì trả lời cái đó, kết bài là cơ hội gây ấn tượng với người chấm nên cứ viết thỏa thích cảm nghĩ của mình để lưu lại dấu ấn riêng cho mình trong bài làm, mỗi người phải có kết bài riêng thay cho chữ ký)



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro