Phân tích bài thơ Tây Tiến

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quang Dũng là một con người đa tài với tài năng như làm thơ, viết văn, vẽ tranh...Các tác phẩm của ông bộc lộ rõ sự tài hoa, phóng khoáng, lãng mạn. Tuy nhiên, thơ của ông chỉ thực sự được biết đến qua bài thơ Tây Tiến được viết năm 1948. Bài thơ không chỉ là một bức tranh hiện thực đa sắc màu mà còn là một bản hùng ca đầy bi tráng của người chiến sĩ trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Đoàn binh Tây Tiến được thành lập vào năm 1947. Nhiệm vụ của đoàn binh là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến là miền núi rừng rộng lớn và hiểm trở gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Sầm Nứa (Lào). Phần đông đoàn binh là học sinh, sinh viên từ Hà Nội rời ghế nhà trường để lên đường chiến đấu nên họ mang một vẻ hào hoa, lãng mạn. Họ chiến đấu trong một hoàn cảnh hết sức gian khổ và thiếu thốn và vật chất, bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội, song các anh vẫn lạc quan, yêu đời. Năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến. Năm 1948, Quang Dũng được chiển sang đơn vị khác sau một thời gian tại Phù Lưu Chanh. Tại đây ông nhớ đơn vị cũ và đã làm bài thơ "Nhớ Tây Tiến", đến năm 1957 đổi tên thành "Tây Tiến", in trong tập "Mây đầu ô (1986)". Bài thơ là sự kết hợp của hai cảm hứng: cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng. Tác phẩm tô đậm cái tôi tràn đầy cảm xúc, đề cao sự phi thường, thi vị hóa đời thức. Nhưng cùng với đó là sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn tạo nên một chất bi tráng dặc biệt cho sự hi sinh, mất mát, một màu sắc của âm hưởng hào hùng.

Hai câu thơ đầu bao trùm cảm xúc của toàn bài: 

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Câu thơ đầu tiên được chia làm hai vế ngắt theo nhịp bốn ba tạo âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng. Sông Mã là dòng sông chảy dọc theo biên giới Việt - Lào, là nơi gắn với biết bao kỉ niệm và chứng kiến biết bao nhiêu những sự kiện anh hùng. Trong mắt nhà thơ Quang Dũng dường như sông Mã là một trong những nhân chứng tiêu biểu nhất của cuộc kháng chiến, là người bạn không thể tách rời trong suốt thời gian gắn bó với đoàn quân Tây Tiến. Tiếng lòng ấy được thốt lên ở câu gọi "Tây Tiến ơi !" như muốn nhắc nhở lòng mình, nhắc nhở những người anh em mình rằng nỗi nhớ dòng sông và những người đồng đội rằng nhà thơ vẫn đang trào dâng nỗi nhớ với những kỉ niệm đã qua. Tiếng gọi không chỉ dừng ở một câu mà như ngân nga, tiếp nối trong vần điệu của nỗi nhớ "chơi vơi". Phép điệp vần tinh tế làm tiếng gọi như âm vang, đập vào vách đá và dội lại vào lòng người đầy mạnh mẽ, da biết mà bâng khuâng.

Câu thơ thứ hai càng tiếp tục tô đậm thêm nỗi nhớ. Phép điệp từ "nhớ" hai lần một cách tinh tế đã khẳng định rất rõ điều ấy. Từ "nhớ" thứ nhất xác định điểm nhớ của nhà thơ đó là rừng núi, là những địa danh Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu mà sẽ được nói đến ở sau, là những thiên nhiên sông nước tươi đẹp của vùng đất miền Tây. Từ "nhớ" chỉ trạng thái của nỗi nhớ thông qua từ láy "chơi vơi". Phép điệp vần chính là một cách để nối dài nỗi nhớ và gợi độ cao phiêu du. Nó thật hợp để miêu tả nối nhớ về miền Tây bồng bềnh sương khói. Ngoài ra nó còn gợi cảm giác về nỗi nhớ vô hình vô lượng, nghe xa vắng và da diết.

Tiếp sau hai câu thơ đầu, mười hai câu thơ tiếp theo là những kỉ niệm sâu sắc về thiên nhiên và con người Tây Tiến. Nỗi nhớ về thiên nhiên trước hết đó là sự bí ẩn, hiểm trở và đầy khắc nghiệt:

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

Trong kí ức thân thương của Quang Dũng, Tây Bắc hiện lên với màn sương rừng mờ ảo. Bước chân của người lính bước đi trong màn sương ấy lại được tác giả nói bằng từ "đoàn quân mỏi". Có thể thấy thông qua câu thơ với nhịp điệu khắc khoải khiến người đọc dường như không khỏi thấy mỏi mệt. Nhà thơ đã để cho làn sương dường như nhấn chìm người lính. Nhưng làn sương ấy đã được nhà thơ đặt dưới góc nhìn lãng mạn ở câu thơ thứ hai. "Đêm sương" biến thành "đêm hơi". Trong đêm sương ấy những ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho các anh bước tiếp trên con được của mình với những đóa hoa lung linh huyền ảo. Câu thơ sử dụng nhiều thanh bằng khiến sự khắc nhiệt của thiên nhiên được thể hiện một cách nhẹ nhàng bằng . Đó chính là sự thể hiện của một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro