phan tich canh ngay xuan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh rợn chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân."

Đây có lẽ là bức tranh phong cảnh đẹp đẽ và vui vẻ nhất trong toàn bộ "Truyện Kiều". Không đượm buồn mà tràn đầy thanh sắc của trời xuân. Hơn thế, đoạn thơ còn cho thấy tài năng của tác giả trong nghệ thuật miêu tả.

Phần này, mình sẽ không nói tới những từ khó bới trong chú thích sgk đã có.

1. Hai câu thơ đầu:

Hai câu thơ đầu là giới hạn thời gian cho khung cảnh được miêu tả. Đó là cảnh cuối xuân.

"Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" nghĩa là mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã được hưon sáu mươi ngày rồi.

2. Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai câu thơ này là sự tiếp biến của hai câu thơ cổ sau đây của Trung Hoa:

"Phương thảo liên thiên bích,

Lê chi sổ điểm hoa."

(Sắc cỏ lẫn với trời xanh/ Càn lê điểm một vài bông hoa)

Nét đặc sắc trong hai câu thơ của Nguyễn Du thể hiện ở chỗ:

- Tác giả dùng từ "xanh rợn" chứ không phải các từ khác như: xanh biếc, xanh um,...Nó cho người đọc cảm nhận về độ lớn của không gian mà mà xanh bao phủ và cả sắc độ của màu xanh .

(Bạn có thể nghĩ tới từ "rợn ngợp" mà chúng ta vẫn hay sử dụng).

- Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ hai: Cành lê trắng điểm/ một vài bông hoa. (2/2/2/2) nhưng theo mình thì nên ngắt nhịp theo cách 3/5: Cành lê trắng/ điểm một vài bông hoa. Hiểu như vậy thì điểm trùng của câu thơ sẽ rơi vào từ "trắng". Nhờ đó mà cái hay của câu thơ mới được bộc lộ rõ ràng.

Trong câu thơ cổ của TQ không có từ "trắng" miêu tả sắc hoa lê. Sắc trắng tạo ra cảm nhận về một mùa xuân thanh khiết. Và nên nhớ rằng ở đây, Nguyễn Du sử dụng bút pháp vẽ mây nảy trăng. Chỉ cần viết về một chút màu xanh, chỉ cần viêt một chữ trắng nhưng nhà thơ vẽ được một bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, thanh khiết và tràn đấy sức sống.

3.Bốn câu thơ cuối miêu tả hoạt động của con người trong ngày hội thanh minh. Rộn ràng và vui vẻ.

Ở bốn câu này có ít điều phải bàn nên mình không nói quá nhiều về nó.

Như vậy, tám câu thơ là bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, tràn đầy sức sống, không chỉ có cảnh tĩnh, mà còn có hoạt động sinh động của con người. Nó đẹp hơn khi trở thành phông nền cho cuộc gặp gỡ đầu tiên của Thúy Kiều và Kim Trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ceh#lek