Phân tích

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc nhưng ông đã sống một cuộc đời đầy bi kịch.Ông sống trong giai đoạn chính trị đầy biến động,đồng tiền làm tha hóa con người,chứng kiến rất nhiều cảnh đời bất công cũng như sự thối nát của xã hội lúc bấy giờ.Nhờ những trải nghiệm trong cuộc sống ấy mà Nguyễn Du đã tạo nên kiệt tác " đoạn trường tân thanh" là tiếng khóc xé ruột cho nhân phẩm và số phận con nguời bị chà đạp.Đoạn trích "chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí của người anh hùng Từ Hải, một người anh hùng có lí tưởng và phẩm chất đẹp phi thường.

Khi cuộc đời Kiều tưởng chừng như rơi vào bế tắc sau hai lần vào lầu xanh thì Từ Hải đã xuất hiện và đưa nàng ra khỏi chốn thanh lâu để nàng có những ngày hạnh phúc.
​​
Trai anh hùng gái thuyền quyên
​Phỉ nguyền sách phượng đẹp duyên vợ chồng.

Song Từ Hải là người anh hùng"đầu đội trời,chân đạp đất",nên nhất định phải có sự nghiệp và hoài bão cao cả,đã đến lúc chàng phải lên đường để lập nên sự nghiệp lớn cho riêng mình. Đoạn trích "chí khí anh hùng" khắc họa khung cảnh chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải.Đây không chỉ là cuộc chia tay giữa hai vợ chồng mà còn là khúc chia ly giữa hai người bạn tâm giao,hai con người thấu hiểu tình cảm và nguyện vọng của nhau.

Để thể hiện hoàn hảo vẻ đẹp hùng tâm trạng chí của nhân vật Từ Hải, đại thi hào Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt.

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên dường thẳng cong

Đó là không gian bao la của biển rộng trời cao,bốn phương lồng lộng,bốn bể tung hoành thỏa chí tam bồng,vùng vẫy của một con người "chọc trời khuấy nước".Không gian đó chẳng những nâng tầm vóc của con người,sánh ngang với vũ trụ mà còn là đôi cánh cho những khát vọng lớn lao,phi thường của người anh hùng.

Mặt dầu trong nửa năm tình yêu của họ luôn nồng nàn,cháy bỏng nhưng với chí lớn và khát vọng công danh sự nghiệp .Từ Hải đã động lòng bốn phương "lòng bốn phương"là hình ảnh tượng trưng,ước lệ cho ý chí khát vọng làm nên công danh sự nghiệp được đo bằng bốn phương nam bắc đông tây.Từ "trượng phu"chỉ xuất hiện một lần trong Truyện Kiều tựa như dành riêng cho Từ Hải.Bốn chữ "động lòng bốn phương" đã nói lên được Từ Hải "không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương"(Hoài Thanh)

Rõ ràng, thứ tình cảm giản đơn đâu thể nào níu giữ bước chân người anh hùng thêm nữa. Tiếng gọi của lí trí thúc giục chàng theo đuổi và thực hiện hoài bão của cuộc đời.Ánh mắt "trông vời trời bể mênh mang"là ánh nhìn hướng đến một khoảng không gian xa hơn,rộng hơn nơi mà bậc hào kiệt thỏa chí vẫy vùng với những đam mê lí tưởng.Hình ảnh "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng cong",không chỉ tái hiện hình tượng con người  mạnh mẽ,hào hùng đặt trên nền kì vĩ của không gian mà còn mở ra tâm thế nhân vật không một chút do dự,luôn hành động dứt khoát,quả quyết.Và ra đi với Tù Hải lúc này là vận hội chim bằng tung cánh chín vạn dặm trên biển khơi.

Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Câu thơ đầu với ba thanh sắc gần nhau tạo nhịp thơ nhanh,mạnh mẽ,diễn tả hành động ra di dứt khoát,không bịn rịn,không lưu luyến,không níu kéo của Từ Hải.Cùng với những hình ảnh gió mây,cánh chim bằng,dặm khơi,đã vẽ nên một bức tranh rộng lớn,hào hùng.Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ tượng trưng một cách miêu tả thường gặp trong văn học trung đại để thể hiện ý chí lớn lao của người anh hùng Từ Hải. Câu thơ cho người đọc hình dung về hình ảnh chim bằng bay cao vút lên bầu trời cưỡi gió,cưỡi mây,vượt ngàn dặm khơi,tượng trưng cho khí phách và khát vọng của nguời anh hùng muốn lập nên nghiệp lớn.Cũng như trong bài thơ "hỏi gió",Tản Đà đã mượn cánh chim bằng để nói về khát vọng tự do:

Gió hỡi gió phong trần ta đã chán
Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong

Ngoài những hình ảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt,Nguyễn Du còn dùng những từ ngữ chỉ hành động để thể hiện lí tưởng,khát vọng về buối lên đường của Từ Hải.Đó là những hành động nhanh chóng,hiên ngang,tự tin ,mạnh mẽ ,quyết đoán,không mảy may chút phân vân,so tính hay níu kéo kể cả là lúc "hương lửa đương nồng".Từ Hải"thoắt" cái là sự giục dã của "động lòng bốn phương" và ngay lập tức con người đã ở tư thế lên đường "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".Một thanh gươm,một yên ngựa và một khí phách phi thường.Từ Hải đã bắt đầu sự nghiệp lớn của mình. Ở đây "thẳng rong"là đi liền một mạch ,chỉ có một hướng,không bị chi phối bởi bất cứ điều gì "quyết lời dứt áo ra đi " không vướng bận thê nhi.Thậm chí Từ Hải nghĩ rằng không cần phải có một cuộc chia tay với Kiều.Vậy nên, khi Từ Hải đã ở tư thế lên đường ,Thúy Kiều mới biết và ngã lời xin theo.
Bên cạnh đó lí tưởng và khát vọng của người anh hùng Từ Hải còn được thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều:

Từ rằng: "Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì"

Đáp lại lời Kiều là một câu trách, Từ Hải trách Kiều sao đã hiểu rõ lòng dạ nhau, đã biết với Từ Hải tiếng gọi của sự nghiệp lafvoo cùng lớn lao vậy thì Thúy Kiều nên để Từ Hải ra đi mưu đồ việc lớn mà không bị chi phối bởi bất kì điều gì. Đằng sau lời trách ấy còn bao hàm cả sự động viên của Từ Hải, chàng động viên Kiều hãy thoát khỏi thói "nữ nhi thường tình" để xứng đáng là vợ của một đấng anh hùng.

Ngay sau đó Từ Hải đã nói một lời ước hẹn chắc chắn với nàng Kiều:

Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Ngày chàng hoàn thành nghiệp lớn cũng chính là ngày chàng trở về đón Kiều với tư cách là một chủ tướng chỉ huy "mười vạn tinh binh",với "tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường". Những câu thơ này đã vẽ ra trước mắt người đọc khí thế của ngày trở về hào hùng cùng sức mạnh long trời lở đất. Ngay từ lúc ra đi, Từ Hải chắc chắn mình sẽ có sẽ có sự nghiệp, chắc chắn rằng lí tưởng cùng hoài bão của mình sẽ thành hiện thực. Đó là sự tự tin của một đấng anh hùng ý thức được bản lĩnh cùng tài năng xuất chúng hơn người của mình.

Tiếng gọi của sự nghiệp, hoài bão là sự sống của người anh hùng Từ Hải. Chính vì vậy, Từ Hải đã hẹn ngày trở về trong vinh quang để giúp Kiều tác cạn bể oan khi đầy khi với trong quá khứ. Từ Hải đã đem đến cho cuộc đòi Kiều khát vọng về công bằng, chính nghĩa nên sự ngóng trông của Thúy Kiều đối với Từ Hải không chỉ là tình cảm thông thường của người vợ chờ chồng mà còn là sự dõi theo, hi vọng vào một sự nghiệp lớn. Thấp thoáng đâu đó trong lời nói mà Từ Hải nói với Thúy Kiều còn chứa đựng cảm giác cô đơn của người anh hùng trong buổi đầu lập nghiệp

Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu

Từ Hải biết trong những ngày đầu đi tìm sự nghiệp sẽ gặp muôn vàn khó khăn gian khổ.Với Từ Hải có thể thời gian đầu bốn bể sẽ là nhà, chàng không muốn Thúy Kiều đi theo có lễ cũng vì không muốn nàng chịu cực khổ.

Cuối cùng là một lời hẹn ước rõ ràng, kiên định:
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì

Từ ý nghĩ đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải đều thể hiện chàng là người rất tự tin trong cuộc sống.Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm,chàng sẽ trở về với cả một cơ đồ lớn.

Trong quan niệm chính thống của giai cấp phong kiến thì Từ Hải là giặc, kẻ dám dấy binh khởi nghĩa chông lại triều đình. Còn trong tác phẩm "Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải có nét của một tên tướng cướp, từng đi thi trượt, từng đi buôn, một Từ Hải thật tầm thường. Nhưng trong kiệt tác "Đoạn trường tân thanh" của đại thi hào Nguyễn Du, Từ Hải là một người anh hùng. Nguyễn Du gọi nhân vật của mình là "trượng phu", là "lòng bốn phương", là "mặt phi thường", là " gió mây bằng". Nguyễn Du đã dùng thái độ vô cùng trân trọng, ca ngợi, kết hợp nhịp nhàng cùng những hình ảnh và từ ngữ thể hiện ý chí quyết tâm, khát vọng và hoài bão lập nên nghiệp lớn của trang anh hùng Từ Hải. Từ Hải là giấc mơ lớn của Nguyễn Du về tự do và công lí trong xã hội thối nát lúc bấy giờ.

Trong đoạn trích  Nguyễn Du đã sử dụng những từ Hán Việt kết hợp với ngôn ngữ bình dân cùng các hình ảnh ước lệ để tạo nên nhân vật Từ Hải theo khuynhh hướng lí tưởng hóa,khẳng định cốt lõi của người anh hùng không để tình cảm riêng ràng buộc chí lớn ,luôn luôn hành động để hướng tới sự nghiệp cao cả,vĩ đại. Chỉ với vài nét miêu tả hành động và một đoạn đối thoại  với Kiều mà Nguyễn Du đã làm nổi bật lên được hình ảnh của người anh hùng Từ Hải với vẻ đẹp phi thường của ý chí và hoài bão của một đấng anh hùng.

Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hóa để nâng cao tầm vóc của Từ Hải,một đấng anh hùng đầy phóng khoáng,dứt khoát ,oai nghiêm,có lí tưởng lớn,có sự tự tin vào bản lĩnh  và tài năng của bản thân ,phân định rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm .Từ Hải là giấc mơ lớn của Nguyễn Du về tự do và công lí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro