phân tích chí khí anh hùng của ng du

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du , giấc mơ anh hùng , giấc mơ tự do và giấc mơ công lý. Cho nên Từ Hải là một người chí khí , một người siêu phàm. Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại. Hiện diện trong "Truyện Kiều" như một nhân cách sử thi, đã làm nên những trang sôi động nhất, hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của " Đoạn Trường Tân Thanh" . Đoạn trích "Chí Khí Anh Hùng" là đoạn tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.
Sau khi bị mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai , Thúy Kiều như tuyệt vọng , đau buồn khôn siết . Giữa lúc ấy Từ Hải như một vị cứu tinh đã đưa Kiều ra khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp ấy. Nhưng tình yêu giữa Thúy Kiều và Từ Hải cũng không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở con người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm được nửa năm thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng gây dựng sự nghiệp của mình.
" Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong"
Mặc dù trong nửa năm tình yêu của họ vẫn nồng nàn , mặn mà nhưng với chí lớn và khát khao lập công sự nghiệp thì Từ Hải thoắt đã "động lòng bốn phương" . "Lòng bốn phương" - đây là hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho chí nguyện lập công danh sự nghiệp của Từ Hải. Hình ảnh " trời bể mênh mang cũng tượng tự như vậy. Chúng như một sự ước lệ tạo nên tầm vóc lớn lao , phi thường cho Từ hải. Có thể nói tình yêu hay bất cứ thứ gì khác cũng không đủ sức để có thể ngăn được bước chân của chàng. Trong suốt 3254 câu thơ , Nguyễn Du dành riêng một từ duy nhất là " trượng phu " cho Từ Hải như thể khẳng định một chí khí lớn ở chàng không gì có thể lung lay. Hình ảnh " thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" diễn tả một phong thái ung dung của người " trượng phu" trên con đường gây dựng sự nghiệp ấy. Bốn câu thơ đầu là hình ảnh Từ Hải xuất hiện với tư thế đẹp đẽ ,hiên ngang của người anh hùng sẵn sàng lên đường thực hiện chí lớn. Điều đó chứng tỏ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là người anh hùng với những khát vọng phi thường với ý chí lập công danh, hình ảnh của chàng còn đẹp hơn nữa khi đặt trong không gian bao la , mênh mông của vũ trụ .
Đối với Thúy Kiều , Từ Hải không chỉ là chồng mà còn là ân nhân cứu Kiều ra khỏi chốn lầu xanh ô nhục . Vì vậy Thúy Kiều đã xin đi theo Từ Hải để chăm sóc , nâng khăn sửa túi cho chàng.
" Nàng rằng : phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"
Theo Thúy Kiều phận gái khi lấy chồng rồi thì phải theo quan niệm " xuất giá tòng phu", nàng phải theo chồng , cùng chồng gánh vác mọi chuyện. Thúy Kiều thật sự là người phụ nữ sâu sắc , hiểu biết, có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của mình .
Vậy nhưng, trước lời xin đi theo của Kiều , Từ hải như khiển trách
" Từ rằng : tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình"
Từ Hải nói " sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình" vừa là lời khiển trách vừa là lời khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm tri âm tri kỉ của người anh hùng. Đã là " tâm phúc tương tri" thì Kiều phải thấu hiểu , đờng viên, chia se , là chỗ dựa vững trắc cho Từ Hải , phải vượt qua sự bịn rịn của nữ nhi thường tình để Hải có thể yên tâm lên đường mà thực hiện nghiệp lớn. Để rồi một ngày nào đó Từ Hải trong sự nghiệp vẻ vang sẽ trở về đón Kiều
"Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đuong
Lam cho ro mat phi thg
Bay gio ta sẽ rc nag nghi gia."
Với một quyết tâm, chí khí lớn lao, Từ Hải nói như hứa hẹn sẽ gay dựng dc 1 cơ đồ to lơn, nắm trog tay " mười vạn tinh binh" và chàng sẽ trở về để đón kiều trong " tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường". Lúc thành công quay lại cung là lúc mà chàng sẽ rước nag" nghi gia" đem lại địa vị và danh phân cho người con gái mà chàng yêu thương , trân trọng. Những lời nói của Từ hai vào lúc tiễn biệt này càng làm rõ "chí khi anh hùbg cua chabg" thay vì lời những cử chỉ lời nói lưu luyến , đau buồn khi chia tay thì lại là những ước mơ , hoài bão lớn lao của một của con người đầu đội trời chân đạp đất .
Từ hải còn thể hiện chí khí của mình ở việc cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ "càng thêm bân", nhưng sâu thẳm bên trong là sự lo lắng cho Thúy Kiều đi theo sẽ phải chịu khổ, nay đây mai đó "bốn bể không nhà"
"Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu"
Từ Hải còn dám khẳng định chắc rằng một năm sau chàng sẽ quay về , Từ Hải khuyên Kiều hãy ở nhà đợi chàng trở về trong chiến thắng vẻ vang , hiến hách.
"Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì"
Lời hứa hẹn của Từ hải trong khônh gian nhanh chóng đã khẳng định ý chí , bản lĩnh, sự tự tin của hải . Lời hẹn dứt khoát , ngắn gọn, cho thấy Từ hải ko chỉ là ng ah có chí lớn mà còn
là người tự tin vào tài năng và bản lĩnh của mình.
Cách chia tay của Từ hải rất khác biêt ở chỗ những lời chia tay được thay bằng những lời hứa về một chiến thắng ko xa , sự quyến luyến dc thay bằng một quyết tâm vào tương lai
" Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi"
Chàng đã dứt khoát ra đi với một quyết tâm sắt đá như cánh chim bằng khi đã cất cánh tung bay thì phải bay thật xa mới nghỉ cũng như Từ hải khi phải chiến thắng , thành công thì mới trở về.
" Đoạn trích " Chí khí anh hùng" đã dc Nguyễn Du xây dựng một hình tượng người anh hùng Từ Hải hoàn toàn mới. Người anh hùng xuất hiện với diện mạo và phẩm chất phi thường Chàng chính là hiện thân của công lý để cứu giúp những con người yếu thế bị trà đạp trong xã hội. Chàng quả là 1 sáng tạo nghệ thuật đẹp của Nguyễn Du

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro