Bài Làm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong vườn thơ mới trăm hương nghìn sắc hương lộng lẫy ngạt ngào, người ta từng phong Hàn Mặc Tử làm thống soái của một trường thơ : Thơ Điên. Những tưởng bước vào đó chỉ có "hồn" và "trăng" cuồng điên và bệnh hoạn nhưng những vần thơ trong trẻo như ĐTVD buộc mỗi độc giả phải nhìn khác nghĩ khác về nhà thơ tài hoa mà bạc mệnh này. "ĐTVD" khiến lòng người nghiêng nghiêng về một miền yêu thương trong trẻo đến vô bờ với bức tranh thiên nhiên như thực như ảo thấp thoáng đâu đây có hình ảnh con người xứ Huế và tâm trạng của HMT.

Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ như một cách sáng tạo để đặt vấn đề cho bài thơ, từ đó gợi ra bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp đẽ , thuần khiết vô ngần :

                                         Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

                                        ..................................................

                                         Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

HMT đặt cấu trúc câu nghi vấn ở đầu khổ thơ đã chủ động mơ hồ hóa ý thơ khiến người đọc có thể hiểu câu thơ theo nhiều sắc thái. Đó vừa là lời thăm hỏi vừa là lời trách móc dỗi hờn của một 'cố nhân'. Tác giả sử dụng từ "không về" thay vì từ "chưa về" bở lẽ "chưa về" nghĩa là sẽ về, còn "không về" nghĩa là sẽ chẳng thể có cơ hội quay lại nơi đó nữa. Sở dĩ dùng từ như vậy vì lúc này HMT đang ở trại phong - nơi mà khiến ông cách mặt cách lòng với thế giới bên ngoài. Ông họa lên bức tranh thôn Vĩ như tìm kiếm sự giao cảm với cuộc đời này. Câu thơ đầu tiên có tới 6/7 thanh bằng tạo cảm giác tiếc nuối tràn ngập cả tứ thơ. 

+ Hình ảnh "hàng cau" được xuất hiện đầu tiên trong cảnh vườn thôn Vĩ. Đó là vì cau là loại cây cao nhất trong cườn, được đón nhận những tia nắng đầu tiên nên nắng hàng cau là nắng tinh khôi, tinh khiết.

+ "Nắng hàng cau, nắng mới lên" là ánh nắng ban mai, tinh khiết, trong sáng càng trở nên long lanh tinh khiết. Điệp ngữ "nắng" càng nhấn mạnh ánh sáng  tinh khôi ấy đang tràn khắp miệt vườn tạo nên bức tranh đầy sinh khí, tốt tươi.

+ Đại từ phiếm chỉ "ai" ý nói vườn thôn Vĩ hay là vườn lòng HMT 

+ "Mướt" gợi ra sự mượt mà, non tơ, óng chuốt kết hợp với chữ "quá" không chỉ làm đậm thêm nét nghĩa cho "mướt" còn gợi lên vẻ thanh sạch của cây lá đầy cảm thán.

+ "xanh như ngọc" là một liên tưởng lạ nhưng rất đúng với cảnh vườn Vĩ Dạ trong nắng ban mai. Đó là một cách nói ước lệ nhằm lí tưởng hóa đối tượng thẩm mĩ gợi ra màu xanh nõn nà, trong trẻo quý giá của cây là khi lóng lánh sương đêm lại được soi chiếu trong nắng sớm.

+ 'mặt chữ điền" : khuôn mặt phúc hậu chất phác lại được "lá trúc che ngang" càng  gợi vẻ đẹp e lệ, kín đáo - một vẻ đep duyên dáng rất riêng của người xứ Huế.

=> Bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống trần thế xen lẫn hình ảnh con người cũng đẹp không kém nơi thiên nhiên hài hòa. Đó là thế giới cõi thực, lại được hiện lên trong kí ức nhà thơ với tràn đầy ánh sáng và tình yêu thiên nhiên, yêu con người  tha thiết,

 Khổ thơ tiếp theo là những dòng hoài niệm về sông Hương, tâm trạng người thi sĩ cùng với bức tranh tâm cảnh trở nên nuối tiếc, sầu muộn :

                      (trích thơ)
Hai câu đầu là bức tranh phong cảnh với đủ cả gió, mây, sông nước. Thế nhưng sự vận động của nó dường như có sự đi ngược trái với tự nhiên :

+ "gió theo lối gió, mây đường mây" : gió và mây vốn là sự vật luôn gắn bó với nhau, gió thổi mây bay. Vậy mà ở đây gió và mây đi ngược chiều, ngược hướng như ở hai thế song song chẳng bao giờ cắt nhau gợi cho ta cảm giác chia lìa xa cách - gió một đường mây một nẻo. 

+ Nhịp ngắt 4/3 với những hình ảnh "gió" "mây" riêng rẽ ở từng vế tạo ra sự chia li càng trở nên quyết liệt hơn

+ Điệp ngữ 'gió' và'mây' càng nhấn mạnh sự tương phản não nề ấy

=> Từ sự phi lí của tự nhiên đó, HMT đã thành công sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để từ đó thể hiện tâm trạng bên trong lòng mình, đó là nỗi sầu của một con người tha thiết gắn bó với đời lại vĩnh viễn phải xa cách cuộc đời, xa cách nhân thế.

+ Dòng nước buồn thiu : nhân hóa : Làm hiện lên một dòng sông phẳng lặng như ngưng trệ, không trôi chảy, vừa gợi tả nỗi buồn như đọng từ vạn cổ. 

+ Bên bờ là hình ảnh "hoa bắp" với sự vận động vô cùng nhẹ nhàng "lay" . 'gió' không đủ sức, 'hoa' không đủ sắc để làm nên vẻ tươi tắn, vui vẻ cho bài thơ, cũng không đủ sức để khiến tâm tình HMT thoát khỏi u buồn bủa vây.

+ Bút pháp lấy động tả tĩnh, lấy động từ "lay" như một sự vận động yếu ớt như có như không để làm nổi bật vẻ tĩnh lặng, hiu hắt nơi sông Hương Giang.

Sông Hương vốn đẹp nhất là trong những đêm trăng, vì vậy HMT đã ghi lại hình ảnh đẹp đó trong bài thơ của mình. Câu thơ ngập tràn hình ảnh của trăng "thuyền trăng" 'sông trăng' bên trăng' cảnh vừa thực vừa huyền ảo.

+'thuyền' 'trăng' vốn là hai hình ảnh mà các thi nhân xưa luôn đề cập tới ý chỉ tình yêu của nam và nữ. HMT đã dùng nó để chỉ sự chia phôi xót xa. 

+ Đại từ phiếm chỉ 'ai' càng gợi sự mơ hồ xa xăm vừa ảo não, sầu muộn

+ hình ảnh ẩn dụ "sông trăng" có 2 cách cảm nhận : hoặc là ánh trăng đầy dòng sông hoặc là ánh trăng tuôn chảy đầu dòng sông. Hiểu theo cách nào thì dòng sông cũng từ cõi thực trở vào cõi mộng để con người sống ở thế giới mộng ảo, 1 thế giới mơ.Tuy nhiên cách hiểu 'sông trăng" còn biểu hiện cho hạnh phúc lứa đôi.

+ Câu hỏi tư từ với động từ "kịp" cho thấy sự gấp gáp bồn chồn trong niềm khát khao trở về, gặp gỡ, giao cảm...vừa chua xót vừa bất lực vì biết rằng hỏi chỉ để hỏi, để tiếc, để tự mình dày vò mình hơn khi phải xa cách đời.

cụm từ 'tối nay' càng làm tăng ý nghĩa và mạch cảm xúc . 'Tối' là khoảng thời gian cuối cùng cuta một ngày, 'tối nay' lại mang ý nghĩa xác định khuến quỹ thời gian của HMT càng trở nên ngắn ngủi hơn, chỉ có tối nay nữa mà thôi. Trăng không về kịp và ta vĩnh viễn chìm sâu trong bóng tối.

=> Tâm trạng buồn khổ tuyệt vọng của HMT. Niềm xót xa khi sắp phải chia lìa xa cách với cuộc đời với sự tha thiết khát khao được trở về với cuộc đời mà nhà thơ luôn hướng tới. Tình yêu và nỗi đau đớn được HMT thể hiên da diết, thấm thiết qua từng ngôn từ.

Khổ cuối cùng là một cõi xa xăm, mờ nhòa sương khói và thế giới hư vô rợn ngợp - nơi thi nhân đang chới với trong hiện tại sắp chìm rơi trong tương lai :

Mơ khách đường xa, khách đường xa

..................................................

Chữ "mơ" thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của thi nhân muốn được cảm nhận, gẫn gũi với hình bóng, hơi ấm của con người và trần thế

+ Điệp ngữ "khách đường xa" hiện lên hình ảnh con người nơi trần thế đang xa dần, khuất dần trong ánh nhìn tiếc nuối, vô vọng của thi nhân

+ Hình ảnh "trắng quá" tạo ra một thế giới mơ hồ với thứ ánh sáng được hiện ra qua hình ảnh chiếc áo của một 'cố nhân' khiến tứ thơ tràn ngập sắc trắng huyễn hoặc, hư ảo

+ Áo em trắng quá' có mối quan hệ nhân quả với vế sau "nhìn không ra" gợi nên trong màn sương khói mơ hồ, trong sự nối tiếp cảm giác chơ vơ hẫng hụt khi "khách đường xa" cứ xa dần mờ dần thì hình ảnh "em" cũng là hình ảnh mà HMT  yêu nhớ đang bị nhòa đi bởi sắc trắng của chiếc áo, cụm từ "nhìn không ra" làm rõ hơn nỗi bất lực của nhà thơ khi thấy cuộc đời mỗi lúc cứ xa dần, mờ dần thậm chí còn ko cảm nhận được nữa.

+ 'Ở đây" chỉ một không gian xác định, là không gian nghiệt ngã và tăm tối đang bủa vây xung quanh Hàn. Đó gần như không gian của lãnh cung, nơi không có "niềm trăng và ý nhạc" .không gian ấy chìm trong sương khói đã mờ nhòa nhân ảnh, HMT tuyệt đối bị vùi lấp trong cô đơn, xa vời với cuộc đời mà ông yêu.

+ Câu hỏi tu từ "ai biết tình...." vang lên như một nỗi oán trách, giận hờn và tuyệt vọng của một con người tha thiết mê đắm với cuộc đời, khát khao tìm kiếm sự đồng cảm đồng điệu nay phải xa đời, mãi mãi bị chìm trong hố sâu đen kịt.

+ Đại từ phiếm chỉ "ai" được lặp lại 2 lần tạo cảm giác bơ vơ, cô độc tăng lên bởi ai đó thuộc về cõi thực ngoài kia, cõi HMT không nguôi mong nhớ. 

"Tình ai" là tình đời , nhà thơ yêu đời bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn thiết tha dành trọn một tình yêu đậm đà, ông gửi hết vào đời những tâm tình, những bài thơ  mà ông luôn cất giữ trong tim mình.

=> Khổ cuối bài thơ cho thấy sự cô đơn, buồn bã như trào dâng đến đỉnh điểm mà khát khao yêu đời như còn cháy mãi trong lòng thi nhân gợi cho người đọc nỗi buồn rạo rực, khó tả giống như cảm xúc lúc bấy giờ trong lòng HMT .

   Bài thơ kết thúc nhưng dư âm thì còn mãi đâu đây. Người đọc dường như bị cuốn vào trong cõi mộng với ánh sáng mộng mị, huyễn hoặc cùng HMT ấy. giống như HMT đã từng viết  "tôi làm thơ nghĩa là tôi muốn nhấn một đường tơ, tôi bấm một cung đàn, tôi làm rung rinh lên ánh sáng" quả thực bài thơ ĐTVD  đã mang được những nét riêng đặc sắc ấy, cả 'tơ' cả 'đàn' cả 'ánh sáng' đều tràn ngập khắp tứ thơ, đi vào lòng người buồn não nề như cảm giác trong lòng có một mối tơ vò khó tháo gỡ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vh#đtvd