Chương 2 : đoạn 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Đại cáo bình Ngô" là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc. Bài cáo được nhà thơ công bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi ( đầu năm 1428) về việc dẹp yên giặc Ngô. Tác phẩm không chỉ khẳng định sự độc lập , chủ quyền của đại Việt mà còn là bản án đanh thép lên án tội ác không thể tha thứ của bè lũ bán nước và cướp nước . Cùng phân tích đoạn 2 để thấy rõ hơn về điều đó.

Ở đoạn thơ đầu, Tác giả đã khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc, văn hóa,phong tục , tập quán của các triều đại Bắc Nam.Hơn thế là , nhân tài đời nào cũng có. , Cớ sao phải xâm chiếm cướp bóc lẫn nhau? Nhờ lối dẫn dắt ấy mà sang đến đoạn 2, Nguyễn Trãi đã cho ta thấy được lý do dẫn đến cuộc binh đao giữa đại Việt và nhà Minh.

"Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà bán nước cầu vinh"

Chỉ bằng vài câu thơ ngắn ngủi nhưng chúng đã cho ta thấy được việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên cớ để giặt Minh thừa cơ gây họa, "mượn gió bẻ măng" và âm mưu cướp nước ta. Nhưng cơ hội đó , bọn gian tà đã bán nước nhầm cầu vinh lợi về phía mình.

Vì lý do đó mà nước Đại Việt ta lâm nguy. Bọn bán nước, cướp nước ra sức hành hạ nhân dân ta và gây ra bao nhiêu tội lỗi. Sau khi chiếm được nước ta, giặc Minh đô hộ Đại Việt trong suốt 20 năm bằng những chủ trương cai trị phản nhân đạo:

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải 20 năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập , thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng , khốn nỗi rừng sâu nước độc
Vét sản vật , bắt chim trả , chốn chốn dưới chăng
Nhiễu nhân dân , bẫy hưu đen , nơi nơi cạm đặt
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng
Thằng há miệng , đứa nhe răng , máu mỡ bấy no nê chưa chán
Nay xây nhà mai đắp đất chân tay nào phục dịch cho vừa
Nặng nề những nỗi phu phen
Tan nát cả nghề canh cửi."

Chứng kiến khung cảnh xót xa , đau khổ của nhân dân ,?một nhà thơ có trái tim nhân ái như Nguyễn Trãi đã khẳng định tội ác của quân giặc là "bại nhân nghĩa nát cả đất trời" . Những câu thơ ấy như thể hiện nỗi đau thấu tim gan của tác giả vì thương dân vừa đây nghiến quân giặc những việc làm của bọn chúng không phải do con người gây ra nữa.Chúng tàn sát nhân dân vô tội bằng cách thẳng tay tàn sát dân đen - Những con người vô tội thiện lương. Chúng dối trời , lừa dân , hay bóc lột nhân dân ta bằng cách bắt nhân dân ta phải đóng sưu thuế , xuống biển lên núi chỉ để tìm những sản vật quý cho chúng. Chúng còn hủy hoại cả môi trường , tàn phá nhận giống côn trùng cây cỏ. Đọc những câu thơ ấy , người đọc càng thêm căm hơn bọn cướp nước  . Xúc cảm ấy cũng chính là xúc cảm của nhân dân Đại Việt lúc bấy giờ, chỉ muốn vùng lên đấu tranh chống lại kẻ thù.

Càng đi phân tích sâu vào đoạn 2, ta càng thấy được sự khéo léo trong cách sử dụng biệp pháp nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Trãi. Ông đã sử dụng phép nhân hoá đặc tả để vạch mặt tội ác thâm độc của quân cướp nước. Có lẽ, chỉ khi sống trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy được quân giặc không khác gì thú vật mà xem mạng người như cỏ rác.

"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
   Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
   Lẽ nào trời đất dung tha
   Ai bảo thần dân chịu được"

Ở những câu thơ cuối, tác giả đã sử dụng những hình ảnh "trúc Nam Sơn, nước Đông Hải" để nói về tội ác của giặc Minh không thể nào kể hết được. Với lối dùng vế đối cân xứng "trúc Nam Sơn - nước Đông Hải" , "lòng người - trời đất" , "độc ác - dơ bẩn",... tác giả như càng nhấn mạnh thêm sự sai trái của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Ông mang cả vật vô tri vô giác là thiên nhiên vào để khẳng định việc chà đạp lên mạng sống của người khác là việc không thể tha thứ.

Phân tích đoạn 2 "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, ta càng thấy rõ sự tàn bạo, thâm hiểm, độc ác của quân giặc xâm lược, tất cả đều được khắc hoạ chi tiết nhờ nghệ thuật chính luận tài tình của tác giả. Có thể nói, khi phân tích đoạn 2 của tác phẩm, người đọc như đang xem một bộ phim thấm đẫm máu và nước mắt. Ở đó có những đau thương, mất mát không gì bù đắp được. Thế mới nói, "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi xứng đáng được mệnh danh là áng văn yêu nước lớn của thời đại - áng văn bất hủ của muôn đời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thơ-ca