Phần 1: Bốn câu đầu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


          Số phân người phụ nữ trong xã hội phong kiến là đề tài xuyên suốt thời đại. Thi sĩ cất cao lời thơ, viết nên những vần điệu hay nhất về người phụ nữ, về só phận của họ, số phận bị chà đạp bất công. Một trong số những tác giả vĩ đại nhất ta từng biết đến đó là Nguyên Du. Là một con người có tấm lòng nhân đạo co cả, là người nghệ sĩ có tình yêu tha thiết với cái đẹp; tình cảm của ông tập trung ở những bài thơ về thân phận "tài hoa bạc mệnh". Đó là nàng Kiều, là người ca nữ đất Long Thành, là nàng Tiểu Thanh...

Độc Tiểu Thanh Kí là bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện sự đồng cảm sấu sắc của tác giả đối với tấn bi kịch số phận của nàng Tiểu Thanh- người con gái tài sắc vẹn toàn mà yểu mệnh. Tiểu Thanh là có tài có sắc sống vào đầu thời Minh ở Trung Quốc. Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người cũng tên là Phùng. VỢ cả ghen tuông hành hạ, bắt nàng sống cô độc ở Tây Hồ. Nàng buồn khổ đến chết khi mới 18 tuổi. Thơ van của nàng bị vợ cả đốt hết, chỉ còn lại vài bài. Trước tập thơ còn sót lại và câu chuyện kể về số phận bi thảm của Tiểu Thanh, Nguyên Du nêu lên một tư tưởng nhân đạo sâu sắc: Con người hãy biết yêu thương dồng loại, trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống, đừng vô tình với nỗi đau của mọi người.

Độc TIểu Thanh Kí của Nguyên Du là một bài thơ trữ tình khong đề cập đến bất cứ một khía cạnh cụ thể nào về thời đại sống của ông như Truyện Kiều hay Văn tế thập loại chúng sinh. Nó chỉ day dứt một vấn đề vừa có tầm khái quát hơn – xuyên suots thời đại, thời gian- vừa thu nhỏ hơn- nghịch lý về cái đẹp ở đời. Nghịch lý ấy giống như một dòng chảy cứ cuốn đi bao nhiêu số phận tài hoa. Sự vùi dập oan ức, nhỡn tiền ấy là vì đâu, và làm cách nào để bênh vực nó? "Những điều trông thấy" đó va đập vào trái tim ông mà bật lên thổn thức.

Đọc Độc Tiểu Thanh Kí ta có cảm giá như sống trong một không gian 3 chiều của tiếng khóc. Tiếng khóc trong chiều dài thời gian vọng từ quá khứ tới mai hậu, trong chiều rộng nhân gian, từ một người mà mênh mang tới muốn kiếp, trong chiều cao không gian từ mặt đất ngùn ngụt đến bầu trời. Lớn lao thay và cũng sâu sắc thay tiếng khóc của Tố Như

Mở đầu bài thơ là tiếng thở dài bi thiết

Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang

Xưa: cảnh đẹp, nay: gò hoang. Sự biến thiên dâu bể thật kinh hoàng. "Có" biến thành "không", rực rỡ là vậy nay hoang phế, điêu tàn, cuộc đời thật là vô nghĩa! Sự đối lập của hai trạng thái tồn tại và phi tồn tại diễn ra như một thứ vòng quay vô thức mà nghiệt ngã không cùng. Góc độ tiếp cận hiện thực bài thơ nổi cộm lên nhằm riêng vào một đối tượng: cái đẹp; vì trong qui luật biến "có" thành "không", cái đẹp bị tàn phá, bị tiến công dữ dội nhất. Sự biến dạng triệt để này được diễn đat xót xa qua một từ: "Tẫn"

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành thư

Tẫn: biến đối hết, không còn sót lại một dấu vết gì. Hiện trạng xảy ra ở một địa điểm: Hồ Tây, nhưng ý nghia về mặt không gian không tự đóng khung, thu hẹp. Nó diễn ra ở tất cả, ở mọi nơi. Và ở tất cả mọi nơi ấy, không gian hay đặc biệt là cái đẹp không trụ nổi trước thời gian. Không gian chỉ là khoảnh khắc, chỉ như giấc mộng; còn thời gian mới là không cùng. Nguyễn Du đã khai đề bài Độc Tiểu Thanh Kí bằng một câu thơ xót xa, thương cảm. Niềm thương nhan lên gấp bội vì nơi gò hoang lạnh lẽo ấy đặt trong nghịch cảnh trớ trêu. Từ cái đẹp bị tàn phá, Nguyễn Du đưa ra một nhân chứng

Gạt đi tất cả mọi thứ tro bụi, mọi thứ phong trần, từ cái nền đổ nát trên kia, nhà thơ nâng cầm trên tay một "mảnh vụn cuộc đời": "Nhất chỉ thư". Tập sách ấy có tên bởi vì nó ể về một số phận, mộ người con gái nhan sắc và tài hoa. Tập sách ấy hoàn chỉnh, vẹn nguyên, nhưng nhân vậy được kể trong truyện đã phải sống cuộc đời dang dở. Đó là chứng tích của một thời đầy biến thiên và một đời những "má hồng phận bạc"

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

(Một mình viếng thương nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ)

Cuộc tri ngộ giữa Thúy Kiều và Đạm TIên có sự chứng kiến của chị em Kiều, còn cuộc viếng thăm Tiểu Thanh chỉ có Nguyễn Du và một tập sách bị đốt dở. Chữ "độc" và chữ "nhất" trong câu thơ chữ Hán cũng là để nói một lòng đau tìm gặp một hồn đau.

Chữ "tẫn" và chữ "độc" cùng "nhất" tạo thành ba trụ đầu, bên trên bắc những nhịp thời gian đuổi theo nhau bất tận. Tốc độ xô đẩy của thời gian thật khủng khiếp nặng nề, còn sức chống đỡ của con người thật mảnh mai, vô nghĩa Từ "mảnh giấy tàn" – phần dư cảo trong tập thơ của Tiểu THanh bị vợ cả đót còn sót lại, Nguyễn Du nghĩ đến cuộc đời nàng. "Mảnh giấy tàn" ấy chính là mảnh đời Tiểu THanh vụn tan vương lại

Về một phương diện nào đó, dường như số phận của hai con người không quen biết ấy vô tình đến với nhau, từ sự tri ngộ này đã hình thành trận tuyến đối mặt với mọi sự dâu bẻ, biến thiên. Nhưng lực lượng liên minh này thật yếu ớt cô dơn, vì đều đại diện cho thời đại mình, họ là nhân chứng của sự tàn phai, lạc điệu. Cuons sách kia là dấu tích của thời cách Nguyễn đến ba trăm năm, còn chính nhà thơ Nguyễn ấy, đại diện cho một thời đang sống nhưng cũng chỉ có một mình. "Thư" không phải chỉ là sách mà còn đại diện cho con người, và cả hai đang âm thầm lắng nghe nhu trong "đàm tâm" trò chuyện. Khóc cho cái đẹp là một tài hoa, vậy mà cái sự nhỏ nước mắt ấy không chỉ cho người mà còn cho chính mình.

Như thế, hai câu đề đã mở ra một thứ ngoại cảnh và tâm cảnh. Đó là cái khoảnh khắc nghĩ suy, cảm nhận khi gặp gỡ môt con người xa nhưng không lạ; nàng Tiểu Thanh xấu số. Nhưng chứng tích của một thời và một đời là "nhất chỉ thư" kia có ý nghĩa, tong điếp như thé nào với hôm nay và mai hậu? Thì đó chính là nhiệm vụ của hai câu thực

Son phấn có thần chon vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương

Nội dung, hàm nghĩa của hai câu thực này mang nhiều cách hiểu. Có thể hiểu như: Son phấn có thần chắc phải xót xa những việc sau khi người chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở dang. Hai vật thể vô tri, vô giác được nhân cách hóa để có thần, có hồn. Chính nước mắt và máu của Tiểu THanh đã làm nên cái "thần", cái "mệnh" của son phấn và văn chương, hay niềm thông cảm lạ lung của Đại thi hào dân tộc đã tạo thần, tạo hồn cho nó, để nỗi "hận" vương đến muốn đời? Cũng có thể hiểu; Son phấn như có thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc. Văn chương còn có số mệnh gì mà làm cho người bận tâm đến những bài thơ vương lại? Câu thơ của Nguyễn Du đã hòa đồng tâm trong chủ thể và khách thể dẫn đến hợp lý của cả hai cách hiểu. Bên cahj đó, "sợi chỉ đỏ" xâu chuỗi hai cách hiểu đó chính là cảm hứng khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp vài tài năng.

Thiên hạ vô tình, tạo hóa vô tình, một lần nữa hiện ra quy luật: Sự chà đạp không thương tiếc đối với tài hoa. Nhưng lạ thay dù có vị giày xéo, bị chà đạp, thậm chí bức tử, sự oan ức của cái đẹp , của tài hoa không dễ bị hủy diệt. Tiếng thơ của người đàn bà nhan sắc tài hoa một thời làm sao mà mất được dù một triều đại vàng son nào đó không còn. Cái thần của son phấn, mệnh của văn chương kì diệu và khác thường phải chăng là ở đây? Và cũng chính vì thế mà "tài mệnh tương đố". Những số phận ấy không tránh khỏi được sự ghen ghét của tạo hóa đã mắc vào một thứ "phong vận kì oan"!

Anh hoa phát tiết ra ngoài

Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa

"Anh hoa" và "tài hoa" là hai từ đồng nghia. "Anh hoa" vốn nghĩa là vẻ đẹp cỏ cây, nghĩa rộng là tinh anh, tốt đẹp của người nhìn thấy ở bên ngoài. Như vậy "son phấn" trong" Son phấn có thần chôn vẫn hận" không chỉ hiểu là vẻ đẹp trời ban về nhan sắc thông thường mà còn ẩn chưa một sự thông tuệ, một tài năng cùng đức hạnh, tâm hồn, một thành tâm, thiện ý.

Bốn câu đầu nói về sự hủy hoại, sự tàn phá từ một nhân chứng là "mảnh giấy tàn" bên song cửa. Còn "son phấn có thần..." là cảm nghĩ của Nguyễn Du trước nấm mồ của sắc, tài bạc phận.





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro