PHan TIch IRTM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần lớn IRTMs trước hết tác động tới lối vào (cửa vào) nền kinh tế, nhằm thu hút (hấp dẫn) các dòng FDI hướng vào thị trường nội địa, nơi các sản phẩm nhập khẩu có nhiều bất lợi thế

Trong một số trường hợp, IRTMs cũng nhằm tác động giữ lại (lưu giữ) các dòng vốn đầu tư bằng cách làm nản lòng các ý định chuyển vốn đầu tư sang các nền kinh tế có lợi thế cạnh tranh lớn hơn, hoặc có thể thu hút FDI vào các lĩnh vực định hướng XK hay phục vụ thị trường nước chủ nhà 

Hiệu lực của các chính sách khuyến khích xuất khẩu của các nước đang phát triển cũng có thể tác động tới các IRTMs nhắm tới việc tác động tới lối tiếp cận (cửa vào) thị trường nội địa của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư

Các IRTMs khác lại tiếp cận việc thu hút FDI thông qua khuyến khích hoặc hỗ trợ xuất khẩu, hoặc ngược lại, bằng cách hạn chế xuất khẩu vì các lý do có liên quan tới kiểm soát an ninh quốc gia

IRTMs – những phân tích cụ thể hơn

A-Hạn chế lối tiếp cận thị trường

1-Thuế quan và hạn nghạch nhập khẩu

Thuế quan và hạn ngạch bảo vệ các sản phẩm nội địa trước sức cạnh tranh của các sản phẩm từ nước ngoài

Các sản phẩm nội địa được bảo hộ có thể do các DN trong nước sản xuất, hoặc của các doanh nghiệp FDI

Các giải pháp này thúc đẩy FDI xâm nhập thị trường được bảo hộ thương mại bằng thuế quan và hạn ngạch

GATT cùng với lộ trình cắt giảm thuế và dỡ bỏ hạn ngạch đã phần nào làm giảm ý nghĩa của các biện pháp này, nhưng tác động của chúng tới các doanh nghiệp trong nước vẫn rất có ý nghĩa

2-Các hiệp ước kiểm soát thương mại theo khu vực (lĩnh vực)

Trong nhiều trường hợp, đây được coi là giải pháp thay thế cho rào cản thuế quan và hạn ngạch thường mâu thuẫn với nhiều quy định quốc tế

Các IRTMs thuộc nhóm này có thể tạo ra 3 tác động:

Lưu giữ FDI tại các quốc gia có lợi thế

Chuyển dịch FDI tới các quốc gia có lợi thế

Ngăn chặn có hiệu quả tác động từ các nước nằm ngoài hiệp ước tới các giao dịch nội khối (khu vực)

Hiệp định WTO về hàng dệt may (ATC) là một minh chứng về tác động của các biện pháp TM tới FDI

Nhiều nhà đầu tư rời bỏ quốc gia có  có lợi thế về những nhân tố sản xuất vì hạn ngạch xuất khẩu không còn (…)

Các nhà sản xuất có thể tìm cách khai thác hệ thống hạn ngạch thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm thay cho việc thiết lập các cơ sở FDI, tuy nhiên quốc gia nhập khẩu cuối cùng luôn quan tâm tới việc khuyến khích cao nhất các SP có giá trị gia tăng trong phạm vi lãnh thổ

3-Hiệp định khu vực mậu dịch tự do

Là biện pháp có ý nghĩa lớn trong các IRTMs

Mặc dù RFTA được cấu trúc thỏa mãn tiến trình cắt giảm các rào cản thương mại nhưng bản thân RFTA vẫn có tác động kép:

Tác động tích cực tới sức cạnh tranh của các sản phẩm được sản xuất nội khối

Thu hút FDI ngay từ các hãng bị mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường nội khối do sự tồn tại của RFTA

4-Các điều luật về xuất xứ

Các điều luật về xuất xứ góp phần gia tăng tỷ lệ giá trị gia tăng được tạo ra trong một RFTA

Ở góc độ khác, các điều luật về xuất xứ được sử dụng để xác định nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm NK, đây là yếu tố cần thiết để áp đặt các hạn chế thương mại nhằm giành ưu thế (ưu tiên) thương mại cho một số quốc gia được lựa chọn (thường thuộc RFTA)

Như vậy, cũng có thể coi các điều luật về xuất xứ là một dạng hạn chế lối tiếp cận thị trường

Các điều luật của NAFTA về xuất xứ đã có tác động lên cả các dự án FDI hiện có lẫn các quyết định đầu tư FDI hướng về Châu Á. Công ty Canon đã đầu tư thêm hơn 100 triệu USD cho các dự án FDI vào Hoa Kỳ, thay vì đầu tư vào những quốc gia có chi phí thấp như Trung Quốc hay Malaysia bởi lẽ điều luật về xuất xứ đối với máy photocopy của NAFTA yêu cầu một tỷ lệ tương đương 80% giá trị gia tăng được tạo ra trong nội khối, để được hưởng các lợi ích của RFTA này  

Ngay cả khi các dự án FDI đã được thiết lập tại các nước bên ngoài một RFTA, các nhà đầu tư vẫn có thể bị tác động bởi các quy định về xuất xứ

Hiệu quả thực tế của IRTMs này tất nhiên tùy thuộc vào sự xác định cụ thể đặc trưng và các ứng dụng kèm theo

Một chính sách ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm có xuất xứ từ các nước đang phát triển sẽ có tác động khuyến khích FDI nhưng chỉ vào các nước có khả năng đáp ứng được yêu cầu (tiêu chuẩn)

Ngược lại, nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn, một nước đang phát triển có thể bị đẩy xa khỏi cơ hội hưởng lợi từ các điều luật ưu đãi liên quan đến xuất xứ

5-Quy định về chống bán phá giá

Các quy định về chống bán phá giả được thiết lập nhằm ngăn cản các nhà NK định giá theo hướng loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trong nước ra khỏi thị trường để chiếm thế độc quyền trong tương lai

Về mặt lịch sử, các hành động chống bán phá giá được thiết lập dựa trên các phán xử quốc tế về kiểm tra định giá. Nếu các nhà NK bán SP dưới mức giá phí sản xuất của các công ty nước chủ nhà thì bị coi là bán phá giá

Gần đây, chống bán phá giá được coi là một cách thức tạo bất lợi thế cho các SP giá rẻ được NK từ nước ngoài

Dường như quy định về chống bán phá giá đang ngày càng được ưa thích

Trong 1 báo cáo của WTO, từ 1985 đến 1994, có gần 16.000 vụ điều tra về chống bán phá giá được tiến hành, trong đó Úc và Mỹ chiếm ¼, phần lớn các vụ còn lại được tiến hành bởi EU, Canada và các nước khác với nhau.

Sau đó, tỷ lệ các nước đang phát triển trở thành đối tượng điều tra chống bán phá giá cũng ngày càng tăng

6-Các tiêu chuẩn quốc gia

Các tiêu chuẩn quốc gia có thể được áp đặt cho các sản phẩm nhập khẩu như là một giải pháp tạo rào cản (TBT) phi thuế quan (…)

Bằng cách làm hẹp lối tiếp cận thị trường, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có thể tác động khuyến khích các dự án FDI ngay tại thị trường được bảo vệ để có thể dễ dàng hơn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn (có thể thấp hơn sơ với sản phẩm NK)

Các tiêu chuẩn quốc gia thường được đề cập:

Môi trường (…)

Sức khỏe (…)

An toàn (…)

Văn hóa (…)

Xã hội (…)

7-Các thỏa ước thương mại phi tiền tệ

Các thỏa thuận thương mại phi tiền tệ cũng có thể được sử dụng như một IRTMs, VD như sau cuộc khủng hoảng tín dụng những năm 1980, nhiều quốc gia thiếu ngoại tệ mạnh để tài trợ cho các dòng nhập khẩu thông thường

Thay cho việc nhập khẩu một sản phẩm hoàn chỉnh, hợp tác sản xuất hướng tới việc sản xuất tại chỗ một phần quan trọng của sản phẩm nhằm giảm thời gian, chi phí vận chuyển, kết quả là chuyển dịch dòng giá trị gia tăng từ nước XK sang nước NK (thông qua tăng FDI)

Một dạng khác của các thỏa ước TM phi tiền tệ là các thỏa thuận mua lại (Buy-back arrangements) cũng có thể tác động tới các dòng FDI khi các nhà sản xuất nước ngoài thiết lập các dự án FDI để tận dụng khả năng XK SP ngược trở lại thị trường của nước đầu tư (…)

Khi được sử dụng như một IRTMs, các thỏa thuận thương mại phi tiền tệ có thể được sử dụng như một rào cản ngăn trở nhập khẩu và khuyến khích tạo ra phần giá trị gia tăng cao hơn trong thị trường được bảo vệ.

Các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường thường giới hạn hoặc tạo ra các bất lợi thế cho các sản phẩm nhập khẩu, bằng cách đó tăng cường sự hấp dẫn của thị trường nội địa đối với các dòng FDI

Một số biện pháp có tác động tương hỗ lẫn nhau, VD như quy định về xuất xứ và các thỏa thuận thương mại khu vực (…) 

B-Ưu đãi phát triển tiếp cận thị trường

C-Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

Các công cụ thúc đẩy xuất khẩu:

1-Khu chế xuất

Khu chế xuất được coi là một IRTMs điển hình bởi lẽ những ưu đãi thương mại dành cho các doanh nghiệp tham gia khu chế xuất có tác động thu hút FDI

Các nước đang phát triển thường sử dụng EPZs để khai thác các nguồn FDI vốn không sẵn sàng cho mọi khu vực nội địa, thu hút FDI vào một khu vực có lợi thế về nhân công, kỹ thuật và xuất khẩu.

EPZs, khu thương mại quốc tế, đặc khu kinh tế hay khu kinh tế mở thường có những cơ chế mở riêng (…)

Các vùng được lựa chọn cho EPZ thường cho phép miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện, máy móc thiết bị,… phục vụ cho việc chế tạo SP XK

EPZs khuyến khích FDI thông qua cơ chế mở nhanh chóng cho NK miễn thuế, lợi thế chi phí thấp (vận chuyển, lưu kho,…), và thậm chí cả các ưu đãi thuế quan đầu ra. Thêm vào đó, các sản phẩm từ EPZ được sử dụng nội vùng cũng có thể không phải nộp VAT, và nhiều ưu đãi khác (…)

EPZs không chỉ khuyến khích FDO trong các hoạt động chế xuất mà cả trong các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng (…), bưu chính viễn thông (…), và dịch vụ tài chính (…)

VD như Sumitomo Corporation đã phát triển 14 EPZs tại các nước Châu Á nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm của tập đoàn.

Các tập đoàn sau đó lại có thể liên hệ với các công ty trong cùng EPZs để khai thác lợi thế XK

Trong NAFTA hay EU, các EPZs gia tăng hiệu quả thu hút đầu tư cùng với các hiệp ước khu vực thương mại, kết hợp cùng các hàng hóa miễn thuế với các ưu đãi tiếp cận thị trường khu vực theo các thỏa thuận trong các hiệp định khu vực thương mại tự do

2-Tài trợ xuất khẩu

§  Các chương trình tài trợ cho sức cạnh tranh xuất khẩu có thể hoạt động như một IRTMs trong việc thu hút FDI vào các ngành định hướng xuất khẩu

§  Về mặt lịch sử, các chính phủ thường sử dụng các chương trình hỗ trợ tín dụng ưu đãi (LS, kỳ hạn hoàn vốn,…) và/hoặc các khoản hỗ trợ (theo gói) nhằm cải thiện sức mua đối với sản phấm xuất khẩu của họ

§  Các chính sách tài trợ XK có thể tác động tới các quyết định FDI vào các ngành XK được hưởng lợi (…)

§  Tác động làm biến dạng thị trường do các chính sách tài trợ đã dẫn tới việc hầu hết các thành viên của OECD đã thông qua Thỏa ước hướng dẫn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chính thức (Arrangement on Guidelines for Officially Supported Export Credits) vào năm 1978 với mục đích ngăn ngừa những cuộc đua tài trợ xuất khẩu

§  Thoả thuận này bao gồm các vấn đề về lãi suất, thời kỳ hoàn vốn, mức độ tài trợ độc quyền,…

3-Các biện pháp thuế quan

Các biện pháp thuế quan có thể tác động tới các quyết định FDI một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Các công ty khi thực hiện các dự án FDI vào các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu có thể phải cân nhắc tới các biện pháp thuế quan như là một trong những yếu tô có liên quan tới các quyết định đầu tư của họ

Các sắc thuế trực tiếp (VD thuế thu nhập) và các sắc thuế gián tiếp (VD: VAT) có thể có chiều tác động khác nhau tới các quyết định FDI

D-Hạn chế xuất khẩu

Trong một số trường hợp (đôi khi hiếm gặp), các quyết định hạn chế xuất khẩu có thể tác động tới quyết định FDI của các hãng muốn né tránh các biện pháp hạn chế

Các quy định hạn chế xuất khẩu thường được sử dụng do lý do an ninh hay mục đích quân sự, ngoại giao

Trong một số trường hợp, khi các thỏa ước thương mại không đạt được, khi các nỗ lực ngoại giao không hiệu quả hay khi trả giá về chính trị là quá lớn, lối thoát cho công việc kinh doanh có thể là một quyết định FDI (…)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro