Phân Tích Kỹ Thuật - Lý Thuyết Nhập Môn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân Tích Kỹ Thuật - Lý Thuyết Nhập Môn

Nhà bác học Isaac Newton, người đã khám phá ra trọng lực của trái đất và... từng tán gia bại sản vì chứng khoán đã đau đớn chấp nhận: "Có thể đo đạc sự chuyển động của những hành tinh chứ không thể đo đạc được mức điên rồ của con người".

Phân tích kỹ thuật; cách khai thác biểu đồ giá cả để mua bán chứng khoán dựa vào tâm lý con người trên thị trường chứng khoán không thể chính xác. Ai muốn dùng AT (Analysis Technical) để tìm một cách phân tích cho họ thắng mỗi phi vụ mua bán sẽ mãi là những người đi tìm "lá Diêu Bông" trong thị trường chứng khoán. Họ sẽ mất thời gian và thất vọng.

Những tín đồ AT phải có một chiến lược quản lý tài chánh lỗ một mà lời ba, bốn thì mới sống còn trên thị trường được. (Xin tham khảo bài viết về quản lý tài chánh - money management của cùng tác giả.)

Những người bài xích bạo miệng hơn, còn nói rằng AT (Analysis Technical) chỉ có thể giải thích được quá khứ mà không thể giải thích được đường đi giá cả trong tương lai.

Họ nói đúng. Nhưng họ chỉ đúng được một phần. Vì càng biết rõ quá khứ một cổ phần chứng nào thì người ta dễ ước đoán đường đi của cổ phần đó chừng đó. Cũng như cuộc sống hàng ngày, càng biết rõ tính nết của một người thì chúng ta lại càng đoán được phản ứng của người đó.

Lý Thuyết Căn Bản.

Dân "ngoại đạo" xem biểu đồ chứng khoán vẫn thấy rằng giá cả không bao giờ đi một đường thẳng mà là lên xuống vô trật tự như răng cưa. Để giải thích hiện tượng này, ông Charles Dow, người được coi như là tổ sư của nghành AT đưa ra giả thuyết rằng có ba hạng người mua bán trên theo chu kỳ trong ba giai đoạn khác nhau: Hạng nắm biết được tin tức, hạng "ăn theo" và hạng đầu tư cá nhân.

Những người đầu tư có được thông tin từ trong nội bộ hay có những cách phán đoán được những công ty có triển vọng, mua cổ phiếu khi nó còn thấp để tích lũy.

Khi giới đầu tư mua cổ phần vào, cổ phần không thể rớt xuống thêm mà sẽ đi lên. Giới mua bán "ăn theo" nhận định được sự đi lên này mà cũng mua theo, cổ phiếu càng được nâng lên thêm nữa.

Khi tin tức được loan báo rộng rãi trên những phương tiện truyền tin, cổ phần được nhắc nhở đến vì đã tăng tưởng mạnh mẽ, những nhà đầu tư cá nhân mới chú ý và mua vào. Trớ trêu thay, đây cũng là lúc những người đầu tư hiểu biết lại bán ra cổ phần của họ.

Sau ba giai đoạn tích lũy, theo xu hướng và bị phân phối này, cổ phiếu bị rớt xuống, kẻ bán sau cùng sẽ là người bị thiệt thòi nhất.

Charles Dow viết những giả thuyết của ông năm 1900, lúc thị trường chứng khoán còn đơn giản. Thời nay khi có nhiều thành phần phức tạp và tinh vi hơn tham gia chứng khoán, cộng thêm nhiều yếu tố như toàn cầu hoá, khả năng bán khống (short sale), sự hỗ trợ của internet...như hiện nay thì giả thuyết này của Dow hết còn đầy đủ nữa mà phải giải thích bằng cách khác. Nhưng nó vẫn được sử dụng để làm nền tảng của nhiều cách phân tích kỹ thuật.

Đường support và resistance.

Khi bạn nhìn một biểu đồ giá cả, thì bạn phải xem nó như là xem một bức tranh thủy mặc; nhìn cái tổng thể trước, chi tiết sau. Điều đầu tiên cần biết khi xem một biểu đồ giá cả là xu hướng của nó. Một trong những cách tìm xu hướng là tìm ra đường support và resistance. Mời bạn xem biểu đồ (Hình 1 và hình 2).

Biểu đồ này xây dựng quanh hai trục giá (price) và thời gian (time).

Đường răng cưa là giá cả cổ phiếu.

Đường thẳng resistance ở trên là một đường tưởng tượng nối liền hai hoặc những mức giá cao nhất (resistance line)

Đường thẳng ở dưới nối liền những ít nhất mức giá thấp nhất (support line).

Dow cho rằng khi đỉnh và đáy "răng cưa" giá cả sau cùng cao hơn đỉnh và đáy "răng cưa" trước thì xu hướng cổ phần đi lên. Khi "răng cưa" giá cả sau cùng thấp hơn răng cưa trước thì xu hướng cổ phần đi xuống. Vậy xu hướng của biểu đồ cổ phần trên đây đang đi lên (up trend), bạn nên mua cổ phần khi giá cả chạm gần đường support.

Theo các chuyên gia AT, có thể xem như thị trường có ''trí nhớ'', mỗi khi khối lượng mua bán biến động mạnh thì giá mới vượt khỏi hai đường này.

Sau đây là một biểu đồ cổ phần đi xuống (down trend), bạn nên bán khi giá cả gần chạm đường resistance.

Nhưng ít khi nào xu hướng cổ phần đi lên hay đi xuống hoài, mà nó cũng ít khi giao động theo hai đường song song như vậy, khi nó xuống một thời gian thì nó lên và ngược lại. Cũng có thể bạn chỉ nhận định được đường support hay là đường resistance mà thôi. Bạn cũng nhờ đó mà ước đoán xu hướng dù nó không rõ rệt như có cả hai.

Sau đây là những biểu đồ của cổ phần đang có thể đổi xu hướng, đặc điểm của những biểu đồ sau là đường support và resistance hết còn song song mà đang chéo nhau trở thành những hình tam giác.

Hình Tam Giác Lên (Ascending Triangle còn gọi là Resistance Triangle):

Khi giá cả lên và cứ chạm mãi một mức giá cả rồi bị kéo xuống (resistance). Nhưng mỗi lần giá xuống thì được mua nhiều, đẩy cổ phần lên lại mau hơn, đường support không còn đi song song mà lại đi chéo lên. Hiện tượng này cho ta thấy rằng phe mua dần dần thắng thế, khi giá cả đến gần góc cuối hình tam giác thì có khả năng bị đẩy lên rất là nhiều.

Bạn có thể mua cổ phần ngay khi hình tam giác này mới hình thành và khi mà hình tam giác càng rõ ràng thì bạn có thể mua thêm khi đến cuối hình tam giác. Điều kiện mà giá sẽ vượt lên khỏi mức resistance là khối lượng mua bán đột nhiên dồi dào hơn phiên giao dịch bình thường.

Tam Giác Hạ (Descending Triangle, còn gọi là Support Triangle):

Trong trường hợp này thì phe bán lại nhiều hơn phe mua, giá cả cứ rớt xuống, chạm mức giá support rồi trồi lên. Nhưng mức giá lên của nó lại ít hơn và nó rớt trở lại đường support cũng lẹ hơn. Đến cuối góc tam giác, khi phe mua bị yếu thế hẳn thì khả năng giá cổ phần rớt rất là lớn.

Khi bạn gặp loại hình tam giác này, thì tốt hơn bạn cũng nên bán ra phân nữa cổ phần mà bạn đang giữ rồi bán tiếp phần còn lại khi mà khi giá cả rớt qua đường support vì khả năng hạ giá của nó rất mạnh và rất lâu.

Theo lý thuyết AT, hai biểu đồ trên đây (symetrical triangle và expanding triangle) thể hiện những nhà đầu tư trong trạng thái chờ đợi, hai bên mua bán đang trong trạng thái ''bên tám lạng người nửa cân'' chưa biết ai thắng ai thua. Bạn đừng nên mua bán mà nên chờ đợi như mọi người, khi giá cả vượt qua đường resistance hay support rồi mới tính sau.

AT được dùng để "giải mã " quá khứ của cổ phần, cho phép người ta mua bán ngắn hạn, điều mà những cách phân tích khác không thể làm được. Nhưng họ vẫn phải ước đoán với tài năng của và kinh nghiệm bản thân vì AT không phải là một loại phân tích chính xác. Cũng có lẽ vậy mà chưa có chương trình tin học nào tự mua bán và đem tiền về cho người sử dụng được trong một thời gian dài và trong mọi trường hợp.

Người mới vào thị trường đừng nên mua bán kiểu rất ngắn hạn, day trading, swing trading mà ít nhất cũng phải từ thời gian trung bình, từ 3 tháng trở lên.

(Còn tiếp)

Viết bởi Đoàn Thanh Tùng - Tạ Phong Tần (Trích hình ảnh từ www.pinnacle-exchange.com)

--------------------

Đúng sai qua cách nghĩ; Thành bại qua cách làm.

Guest_orion_* Apr 9 2007, 11:24 PM

Bài viết #2

Guests

Những cơ sở căn bản của Phân tích kỹ thuật - Phần 1

Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ. Cùng với mong muốn góp sức để nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, xin giới thiệu những trang bị căn bản nhất về phân tích kỹ thuật.

1- Biểu đồ phân tích kỹ thuật.

Kỹ thuật dùng biểu đồ phân tích kỹ thuật đã rất phổ biến từ cuối thế kỷ 19, do Charles H. Dow khởi xướng. Sau đó, quan điểm của ông đã trở thành "Lý thuyết Dow" ("Dow Theory"), cho rằng những biến động thị trường với mọi xu hướng đều có thể được dự đoán trước trên cơ sở biến động giá cổ phiếu trên các biểu đồ.

Cơ sở của việc phân tích là tìm cách xác định giá của cổ phiếu trong tương lai bằng việc nhận diện và đo lường giá trị cổ phần. Các lý thuyết về phân tích kỹ thuật cho rằng, các hành vi thị trường trong quá khứ tự nó sẽ xác định giá tương lai.

Biểu đồ phân tích kỹ thuật gồm hai trục biểu thị giá và thời gian. Mỗi một cổ phần, thị trường và chỉ số niêm yết trên bảng giao dịch đều được biểu thị bằng một biểu đồ minh hoạ sự biến động giá chứng khoán qua các thời kỳ; mỗi một đồ thị (đường) là tập hợp các điểm chỉ giá đóng cửa (closing price) ngày giao dịch. Đồng thời, có một sự liên hệ giữa giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất / thấp nhất.

Phân tích biểu đồ có thể được áp dụng cho từng chứng khoán riêng lẻ cũng như một danh mục đầu tư. Các nhà phân tích sử dụng kỹ năng nghiên cứu kỹ thuật các biểu đồ chỉ số để nhận định thị trường đang ở trạng thái "thị trường bò" hay "thị trường gấu". Với các biểu đồ, các nhà đầu tư có thể đưa ra đánh giá tương tự về công ty mà mình lựa chọn.

2- Xu hướng.

Sử dụng biểu đồ để nhận diện xu hướng hiện tại: xu hướng phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu qua thời gian. Các xu hướng tồn tại trong mọi trạng thái thời gian và mọi thị trường. Các nhà đầu tư hàng ngày có thể xây dựng được xu hướng của cổ phiếu mà họ mua (bán) trong vòng vài phút. Về dài hạn, các nhà đầu tư quan sát các xu hướng tồn tại trong nhiều năm.

Các xu hướng được phân loại: tăng, giảm, hoặc không đổi.

Theo xu hướng tăng, một cổ phiếu hồi phục thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và những biến động giảm. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng tăng giá cổ phiếu là có thể.

Theo xu hướng giảm, một cổ phiếu suy yếu thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và biến động tăng. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng giảm giá cổ phiếu là có thể.

Xu hướng không đổi biểu thị bằng sự dao động lên xuống trong một thời gian dài giữa các giới hạn tăng giảm trực quan. Sự biến động giá trên biểu đồ là không rõ ràng và giá cổ phiếu sẽ không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể).

Xu hướng có khả năng ổn định theo thời gian. Một cổ phiếu với xu hướng tăng (giảm) (về giá) sẽ tiếp tục tăng (giảm) cho đến khi có biến động về giá trị hoặc các trạng thái xảy ra. Người "đọc" biểu đồ phải định vị được các đỉnh và đáy - những điểm biểu thị sự chấm dứt khả năng hồi phục hay suy yếu. Lựa chọn tại một điểm gần đỉnh hoặc đáy có thể rất có lợi.

Một châm ngôn nói rằng, "xu hướng là bạn của anh". Với các nhà kinh doanh và các nhà đầu tư, tuyên ngôn này có ý nghĩa là, bạn sẽ đạt thành công hơn nếu lựa chọn vị thế cổ phiếu theo xu hướng phổ biến, hơn là đi ngược lại với nó...(còn nữa).

Guest_orion_* Apr 9 2007, 11:25 PM

Bài viết #3

Guests

Những cơ sở căn bản của Phân tích kỹ thuật (phần 2)

Khối lượng.

Khối lượng cổ phiếu giao dịch đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư.

Các biểu đồ cổ phiếu cho thấy khối lượng thông qua đồ thị hình cột dưới các ô giá. Thông thường trong các biểu đồ này, các đường màu xanh chỉ các ngày giá lên và những đường màu đỏ là những ngày giá xuống. Các nhà đầu tư và kinh doanh có thể đánh giá được lãi mua và bán bằng việc theo dõi số lần giá lên xuống trong một đường và mức độ biến động của chúng so với những ngày giá biến động theo chiều hướng ngược lại thì như thế nào.

Cổ phiếu mua vào với lãi cao hơn khi bán ra được gọi là đang trong trạng thái "tích luỹ", và ngược lại, trường hợp lãi khi bán ra cao hơn khi mua vào được gọi là đang trong quá trình "phân phối". "Tích luỹ" và "phân phối" thường dẫn tới sự biến động của giá cả. Hay nói cách khác, các cổ phiếu đang trong trạng thái tích luỹ thường sẽ tăng giá chỉ một thời gian ngắn sau khi hành vi mua bắt đầu. Và ngược lại, những cổ phiếu đang được lưu thông thường rớt giá một thời gian sau khi bán ra.

Một cổ phiếu có thể hồi phục được hay không đòi hỏi sự tham gia "nhiệt tình" của các nhà đầu tư. Khi sự hồi phục của một cổ phiếu không hấp dẫn được các nhà đầu tư mới thì nó sẽ rất dễ rớt giá. Các nhà đầu tư và kinh doanh sử dụng các tiêu chí như trạng thái cân bằng khối lượng để đánh giá số lượng người tham gia đang chậm lại hay tiến triển nhanh hơn các động thái của giá cả.

Các cổ phiếu giao dịch thường ngày với một khối lượng trung bình. Khối lượng này có thể xác định được tính lỏng của các cổ phiếu đó. Nhà kinh doanh có thể rất dễ dàng mua và bán các cổ phiếu có tính lỏng cao. Những cổ phiếu không có tính lỏng cao đòi hỏi chi phí giao dịch rất lớn và thường không thể nhanh chóng loại bỏ ra khỏi một danh mục đầu tư. Những phép phân tích biểu đồ cổ phiếu không thể áp dụng cho cổ phiếu không có tính lỏng cao.

Việc giá cổ phiếu gia tăng đột biến kéo theo một khối lượng giao dịch cao hơn rất nhiều so với mức trung bình là có lợi cho sự tiếp tục biến động của giá cổ phiếu theo chiều hướng đó. Nhưng sau một thời gian dài tăng giảm, các cổ phiếu thường có một ngày có khối lượng giao dịch rất lớn, đạt mức đỉnh điểm. Trong những ngày này, người mua, hoặc người bán cuối cùng sẽ là những người được lợi nhất. Sau đó, giá trị của cổ phiếu đó sẽ thay dổi theo chiều hướng ngược lại vì sẽ không còn có đủ lượng người tham gia giao dịch để làm cho giá biến chuyển theo chiều hướng đó

Mô hình và chỉ số

Làm thế nào bạn có thể biến những đường vô tận biểu thị các dữ liệu trên biểu đồ thành một dạng logic mà không cần sự can thiệp của các thao tác kỹ thuật ? Các biểu đồ cho phép các nhà đầu tư và kinh doanh nhận biết hành vi giá cả thị trường cả trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở hợp lý cho việc dự báo cũng như đưa ra các quyết định khôn ngoan. Nó gần giống như công cụ trực giác, trái ngược với quan điểm của các nhà phân tích giá trị.

Biểu đồ cổ phiếu có khả năng tác động tới các chức năng của cả hai bán cầu não về tư duy logic và tính sáng tạo. Quan điểm này đã gây tranh cãi trong giới phân tích đầu tư trong suốt thế kỷ qua.

Dạng "nguyên thuỷ" của việc đọc các biểu đồ là phân tích mô hình. Phương thức này khá phổ biến qua các lý thuyết của Charles Dow và cuốn Technical Analysis of Stock Trends (viết ngay sau Chiến tranh thế giới II). Dạng hiện đại hơn là phân tích chỉ số, một phương pháp khảo sát sử dụng các công cụ toán học trong đó các yếu tố cơ bản của giá và số lượng được xem xét thông qua một loạt các phép tính nhằm dự đoán mức tăng giảm tiếp theo của giá cả.

Phép phân tích mô hình có độ chính xác cao do các đồ thị có xu hướng lặp đi lặp lại sự hình thành các đường. Những mô hình này từ lâu đã được phân loại thành khuynh hướng đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Có một số mô hình được nhiều người biết đến như Đầu và Vai (HEAD and SHOULDERS), Tam giác (TRIANGLES), Hình chữ nhật (RECTANGLES), Hai đỉnh (DOUBLE TOPS), Hai đáy (DOUBLE BOTTOMS), và Hình cờ (FLAGS). Hơn nữa, các chi tiết của đồ thị như các khe hở giá (GAPS) và đường chỉ xu hướng (TRENDLINES) được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình diễn biến tiếp theo của giá.

Phép phân tích chỉ số sử dụng các phép tính toán học để đánh giá mối quan hệ giữa tình hình diễn biến giá ở thời điểm hiện tại với quá khứ. Hầu hết các chỉ số có thể được phân chia thành các nhóm theo khuynh hướng và giao động. Các chỉ số theo khuynh hướng phổ biến là các chỉ số trung bình biến đổi (MOVING AVERAGES), khối lượng cân bằng (ON BALANCE VOLUME) và MACD. Chỉ số giao động thông thường bao gồm STOCHASTICS, RSI và tỷ lệ thay đổi (RATE OF CHANGE). Chỉ số theo xu hướng thường phản ứng chậm hơn so với chỉ số giao động. Các chỉ số này đi sâu vào phân tích quá khứ để dự đoán tương lai. Chỉ số giao động nhạy cảm hơn với các thay đổi giá cả trong ngắn hạn, giao động qua lại giữa mức OVERBOUGHT và OVERSOLD.

Cả hai phương pháp mô hình và chỉ số đều có thể đánh giá được tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư và giao dịch trên thị trường hằng ngày có xu hướng hành động theo tâm lý chung khi giá cả biến động. Họ có khuynh hướng bộc lộ các đặc tính cố hữu mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc giải thích rõ biểu đồ có sử dụng hai công cụ phân tích quan trọng này đã cho thấy những chấn động tâm lý trong giới đầu tư mà rốt cục thì cũng có thể hiểu được là do sự biến động của giá cả.

Theo Tradersedgeindia.

Guest_orion_* Apr 9 2007, 11:32 PM

Bài viết #4

Guests

Phân tích kỹ thuật: Hướng dẫn sử dụng đường trung bình trượt (Moving Average - MA)

1. Ý nghĩa chỉ số

Trung bình trượt là chỉ số giá trung bình của một loại chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.

Trung bình trượt là một chỉ số tổng quát nêu lên cách thức làm trơn dữ liệu và sử dụng để xác nhận xu hướng giá. Khoảng thời gian lựa chọn cho mỗi số trung bình trượt phụ thuộc vào đối tượng phân tích, khoảng thời gian phổ biến nhất thường được sử dụng là 9/10, 18/20, 40/50, 100 và 200 đơn vị thời gian. Các thị trường tương lai thường sử dụng các số trung bình trượt ngắn hạn, ví dụ như 9 và 18 đơn vị thời gian; trong khi đó đối với các khoản đầu tư dài hạn thì các thời kỳ có 100/200/500 đơn vị thời gian được sử dụng rất phổ biến để tính trung bình trượt. Số trung bình trượt sẽ có ý nghĩa hơn nếu kết hợp với việc phân tích chu kỳ giao dịch của đối tượng phân tích.

Nhân tố cốt yếu trong việc tính toán Trung bình trượt đó là việc xác định khoảng thời gian để tính toán. Giá trị Trung bình trượt phổ biến nhất là Trung bình trượt của 39 tuần (hay 200 ngày). Giá trị Trung bình trượt này khá hữu hiệu trong việc xác định các chu kỳ của thị trường. Độ dài khoảng thời gian tính Trung bình trượt phải phù hợp với chu kỳ thị trường mà bạn muốn theo đuổi. Ví dụ nếu bạn cho rằng một loại chứng khoán nào đó cứ 40 ngày lại đạt được giá cao nhẩt trong chu kỳ đó thì khoảng thời gian lý tưởng để tính Trung bình trượt là 21 ngày. Việc tính toán này sử dụng công thức sau:

Ideal Moving Average Lenght = Cycle Length/2 +1.

Trung bình trượt có nhiều loại khác nhau trong đó phổ biến nhất là Trung bình trượt giản đơn (Simple Moving Average - SMA) và Trung bình trượt số mũ (Exponential Moving Average - EMA). Tất cả các số trung bình trượt đều được sử dụng để phát hiện xu hướng giá và xác định các dấu hiệu mua bán.

2. Công thức tính

Trung bình trượt giản đơn - SMA của một loại chứng khoán được tính bằng cách cộng giá đóng cửa của nó trong khoảng thời gian nhất định ( khoảng thời gian này có thể tính bằng ngày, tuần, tháng) rồi chia tổng tìm được cho tổng các đơn vị tính trong khoảng thời gian thời gian trên. Trong những ngày tiếp theo giá cách xa thời điểm hiện tại nhất (giá cũ nhất) sẽ bị loại ra và giá hiện tại sẽ thay thế giá cũ đó để tính trung bình trượt, chính vì thế mà số trung bình sẽ ' trượt" hàng ngày. SMA được tính theo công thức sau:

Trung bình trượt giản đơn=P1 + P2 + P3 +............+ Pn(SMA)N

Trong đó: P là giá đóng cửa của loại chứng khoán

n là số đơn vị thời gian trong thời kỳ tính SMA

Trung bình trượt số mũ - EMA

cũng có cách tính tương tự như cách tính Trung bình trượt giản đơn. Tuy nhiên EMA đặt số lớn nhất vào giá hiện tại và nhẹ nhất vào giá cũ. EMA của một loại chứng khoán được tính bằng cách cộng một phần giá ngày hôm nay với giá trị SMA ngày hôm qua của chính loại chứng khoán đó. SMA coi giá của tất cả các đơn vị trong khoảng thời gian cần tính có vai trò như nhau, trong khi đó EMA coi những mức giá gần nhất với hiện tại có vai trò lớn hơn so với các mức giá trước đó.

Ví dụ để tính một EMA 9% của cổ phiếu SAV, ta lấy giá ngày hôm nay nhân với 9%; lấy SMA của ngày hôm qua nhân với 91%, sau đó cộng hai kết quả tìm được với nhau.

(Giá đóng cửa ngày i * 0.09) + (MA ngày i-1 * 0.91)

(Today's Close*0,09) + (Yesterday's Moving Average*0,91)

Phần lớn các nhà đầu tư cảm thấy quen thuộc với khoảng thời gian xác định hơn là giá trị phần trăm, vì vậy giá trị phần trăm có thể chuyển đổi sang một khoảng thời gian tương đương. Công thức chuyển đổi như sau:

Time Periods = (2/Percentage) - 1.

3. Ứng dụng thực tế

a. Xu hướng thị trường

Việc sử dụng Trung bình trượt chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong mối quan hệ với giá thực của loại chứng khoán. Điều này có nghĩa là Trung bình trượt và giá thực của chứng khoán phải được vẽ trên cùng một biểu đồ với cùng độ phân chia trên trục Ox. Vị trí của đường Trung bình trượt có thể được sử dụng để chỉ ra xu hướng của thị trường.

•Nếu đường giá ở phía trên đường trung bình trượt và đường trung bình trượt chuyển động đi lên thì thị trường ở trạng thái giá lên;

•Nếu đường giá ở phía dưới đường trung bình trượt và đường trung bình trượt chuyển động đi xuống thì thị trường ở trạng thái giá xuống.

b. Dấu hiệu mua/bán

Như trên đã trình bày, dấu hiệu mua vào được xác định khi đường trung bình trượt chuyển động đi lên với đường giá ở phía trên. Tuy nhiên chỉ chú trọng mỗi dấu hiệu này trong giao dịch có thể dẫn đến sự thua lỗ nghiêm trọng khi giá thị trường dao động mạnh. Ŀể hạn chế rủi ro này các nhà phân tích sử dụng phương pháp sự đảo chiều của hai đường trung bình trượt để chỉ ra dấu hiệu mua bán. Cặp đường trung bình trượt đặc trưng là đường ngắn hạn 5/10 và đường dài hạn 15/35. Ngoài ra hai đường trung bình trượt 9/10 và 10/20 đặc biệt phổ biến với các nhà phân tích.

Dấu hiệu mua bán được xác định như sau:

•Dấu hiệu mua vào: đường trung bình trượt ngắn hạn chuyển động từ dưới lên và cắt trên đường trung bình trượt dài hạn, và nếu giá đang ở phía trên điểm giao nhau của hai đường trung bình trượt thì đó là dấu hiệu mua vào;

•Dấu hiệu bán ra: đường trung bình trượt ngắn hạn chuyển động từ trên xuống và cắt dưới đường trung bình trượt dài hạn, và nếu giá ở phía dưới điểm giao nhau của hai đường trung bình trượt thì đó là dấu hiệu bán ra.

Ŀiểm giao nhau này đặc biệt có ý nghĩa hơn khi hai đường trung bình chuyển động cùng hướng. Nếu cả hai đường trung bình cùng chuyển động lên trên thì điểm giao nhau được gọi là điểm Vàng. Nếu cả hai đường trung bình cung chuyển động xuống thì điểm giao nhau được gọi là điểm Chết.

Việc xây dựng đường Trung bình trượt không có ý định giúp bạn có thể mua chính xác vào lúc thấp nhất hay bán chính xác vào lúc cao nhất mà nó chỉ giúp bạn theo cùng xu hướng với giá thị trường của loại chứng khoán đấy bằng cách mua ngay sau khi giá xuống thấp nhất và bán ngay sau khi giá đạt tới mức cao nhất.

Guest_orion_* Apr 9 2007, 11:47 PM

Bài viết #5

Guests

Phân tích kỹ thuật: Hướng dẫn sử dụng MACD

CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT

I. Ý nghĩa: - MACD là chỉ số kỹ thuật theo dõi sự biến động của xu hướng và chỉ ra hướng biến động xu hướng của giá chứng khoán. Khởi đầu, chỉ số này được thiết kế để quan sát chu kỳ biến động đối với 26 hoặc 13 tuần.

- Sự giao động quanh đường 0 của 2 đương trung bình trượt mũ MACD nhanh và MACD chậm thể hiện dấu hiệu mua quá mức và bán quá mức để nhà đầu tư quyết định mua và bán chứng khoán

II. Cách xác định:

1. Đường MACD nhanh: Là chênh lệch giữa trung bình trượt mũ ngắn hạn và trung bình trượt mũ dài hạn của giá với hệ số làm trơn tương ứng với các chu kỳ 12/13 và 26 phiên của EMA thông thường.

MACD nhanh = EMA (26) - EMA (13)

*/ Hệ số làm trơn ( Smoothing factor) = 2/n+1

Trong đó: n là số phiên .

Ví dụ: Hệ số làm trơn với chu kỳ 9 phiên là 0,02.

*/ EMA= [ Giá đóng cửa ngày i x Hệ số làm trơn] + [Trung bình trượt ngày i- 1 x ( 1- Hệ số làm trơn )]

2. Đường MACD chậm: Là chuyển động trung bình trượt mũ của đưỿng MACD nhanh với hệ số làm trơn tương ứng với chu kỳ 9 phiên.

MACD chậm = EMA (làm trơn 9)

III. ứng dụng:

1. Dấu hiệu bán ra - mua vào:

1.1. Dấu hiệu bán ra: Khi đường MACD nhanh chuyển động từ trên xuống dưới và cắt đường MACD chậm và cả hai đều có giá trị dương. Giao điểm này trên đường 0 và càng cách xa điểm 0 thì dấu hiệu bán ra càng được khẳng định. Không xác định dấu hiệu nếu giao điểm có giá trị âm. 1.2. Dấu hiệu mua vào: Khi đường MACD nhanh chuyển động từ dưới lên trên, cắt đường MACD chậm và cả hai đều có giá trị âm. Giao điểm này dưới đường 0 và càng cách xa điểm 0 thì dấu hiệu mua vào càng được khẳng định. Không xác định dấu hiệu nếu giao điểm có giá trị dương.

2. Xác định xu thế thị trường:

Trên cơ sở chênh lệch giữa 2 đường MACD nhanh và MACD chậm, xác định được đường "forest line". Ŀây là một công cụ kỹ thuật quan trọng để dự đoán xu thế thị trường. Các giá liên tiếp cao nhất (hoặc thấp nhất ) của thị trường tương ứng với các điểm cao nhất ( hoặc thấp nhất ) của MACD.

Sự khác biệt giữa MACD và giá cả thị trường được coi là dấu hiệu cho sự biến động đảo chiều của chứng khoán.

Guest_orion_* Apr 10 2007, 12:34 PM

Bài viết #6

Guests

Phân tích kỹ thuật: Hướng dẫn sử dụng đường RSI

CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI

I - Ý nghĩa:

RSI dùng để đo tỉ lệ của các biến động đi lên và các biến động đi xuống của giá chứng khoán và phổ thông hoá các tính toán nhằm làm cho chỉ số thể hiện trong phạm vi khoảng điểm từ 0 - 100.

RSI là công cụ dùng để so sánh một cách tương đối với chính các giá quá khứ của nó. Nó không dùng để so sánh với các công cụ khác.

II - Công thức:

RSI = 100- [100/(1+RS)]

1. Thuật toán cơ bản:

Trong đó:

RS = Tổng của giá đóng cửa lên trong n ngày

Tổng của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó

Số phiên thông thường được sử dụng rộng rãi là n = 14, số phiên khác thường được sử dụng là 9 và 21 ngày

2. Sử dụng trung bình trượt:

RS = Trung bình của giá đóng cửa lên trong n ngày

Trung bình của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó

[/size]

III. Cách sử dụng trên thực tế:

[size="2"]Với việc biến động của chỉ số từ 0 - 100 sẽ tạo ra một đồ thị mô phỏng các biến động giá của cổ phiếu trên thị trường. Để sử dụng vào việc phân tích chỉ số này, người ta sử dụng 2 đường thẳng gọi là đường chặn trên và đường chặn dưới phản ánh mức độ mua bán quá mức của cổ phiếu. Tuỳ từng xu hướng thị trường đang lên hay đang xuống và tuỳ thuộc vào kinh nghiệm phân tích của từng thị trường, người phân tích có thể lựa chọn 2 đường chặn này ở mức 80 và 40 hoặc 60 và 20.

Overbought/oversold condition: Điểm mua quá mức và điểm bán quá mức.

Nếu RSI đạt đến mức 70/80 ta nói chứng khoán này đã đạt đến mức mua quá mức. Tại mức này, nhà đầu tư cần thận trọng khi đặt lệnh mua. Nếu RSI rơi xuống dưới mức 30/20 thì chứng khoán được coi là ở mức bán quá mức. Tại thời điểm này nhà đầu tư cần có những quyết định thận trọng khi đặt lệnh bán.

Top/Bottom: Đỉnh/ Ŀáy

RSI ở mức 80/70 được coi là đỉnh điểm và giá của chứng khoán sẽ giảm sau khi đạt được mức đỉnh này. Ngược lại, 20/30 được coi là điểm đáy RSI. Sau điểm này thì giá chứng khoán sẽ hồi phục trở lại. Cần lưu ý rằng, việc phân tích chỉ số RSI chỉ là một trong những dấu hiệu chứng tỏ mức đỉnh hoặc mức đáy, cần kết hợp việc phân tích các chỉ số khác.

Pattern: Các dấu hiệu nhận biết xu hướng điển hình như đầu-vai, đỉnh-đáy, pennants được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ RSI hơn là biểu đồ giá.

Divergence: Sự khác biệt giữa RSI và biến động giá chứng khoán thường được xem như một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ sắp có một sự biến động đảo chiều của chứng khoán.

tranquangphu

Apr 17 2007, 12:05 PM

Bài viết #7

Quý Khách

Nhóm: Trial Moderator

Bài viết: 50

Gia nhập vào: 15-April 07

Thành viên thứ.: 288

TKS các bác em khoái món này lắm

taurinedx

Apr 18 2007, 09:13 PM

Bài viết #8

Aí Hữu

Nhóm: Vip member

Bài viết: 122

Gia nhập vào: 10-February 07

Từ: Hanoi

Thành viên thứ.: 23

Mình cũng cám ơn mọi người về những kiến thức trên, nhưng m"nh mới đọc một bài trên Thời báo kinh tế Sài gòn liên quan đến việc áp dụng phân tích kỹ thuật tại TTCK Việt nam, post lên để các bạn tham khảo thôi, chứ không có mục đích gì khác

Bài viết này đã được sửa chữa bởi taurinedx: Apr 18 2007, 09:15 PM

--------------------

Tôi không mua thấp để bán cao

Mà tôi mua cao để bán được cao hơn nữa

taurinedx

Apr 18 2007, 09:14 PM

Bài viết #9

Aí Hữu

Nhóm: Vip member

Bài viết: 122

Gia nhập vào: 10-February 07

Từ: Hanoi

Thành viên thứ.: 23

Phân tích kỹ thuật chưa thực sự hiệu quả tại Việt Nam

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tìm hiểu về phân tích kỹ thuật (technical analysis) đã cho rằng công cụ này không hiệu quả tại Việt Nam lúc này vì thị trường còn quá mới, ít ai áp dụng.

Các tín hiệu do công cụ phân tích kỹ thuật đưa ra sẽ không được tận dụng, vì vậy sẽ không tạo ra hiệu ứng giá "chạy" theo tín hiệu, kết quả là không tạo ra các xu hướng (trend) giá, vốn là một điều căn bản để nhà đầu tư dựa vào phân tích kỹ thuật giao dịch kiếm lời.

Thật ra, việc còn ít người vận dụng phân tích kỹ thuật sẽ là một điều thuận lợi cho những người hiểu biết sâu về công cụ này kiếm lợi nhuận vượt trội so với người không biết. Điều này liên quan đến nguyên nhân: các xu hướng giá vẫn tồn tại, và sẽ được phản ánh tốt bởi phân tích kỹ thuật cho dù không có nhiều người áp dụng.

Thị trường luôn tồn tại những trạng thái tâm lý gọi là "neo", "bảo thủ", và "mẫu hình chuẩn". Các trạng thái tâm lý "neo" và "bảo thủ", nói đơn giản là nhà đầu tư ít có xu hướng thay đổi quan điểm của mình về thị trường, về từng loại cổ phiếu, về các mức giá mà họ cho là "hợp lý" một cách nhanh chóng.

Như vậy, bất chấp nhà đầu tư có biết gì về phân tích kỹ thuật hay không, dù họ có biết thế nào là "đường xu hướng", "mức chống đỡ", "mức kháng cự" hay không, thì những xu hướng và mức giá quan trọng đó vẫn đã tồn tại trong quyết định đầu tư của họ, và phân tích kỹ thuật phản ánh được những điều đó. Điều này giúp nhà phân tích kỹ thuật có lợi thế hơn.

Còn trạng thái tâm lý "mẫu hình chuẩn" là trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư luôn giữ trong mình những "quy tắc kinh điển trong đầu tư", nghĩa là khi ở trong tình huống đặc biệt A, thì nên hành động kiểu B là tốt nhất. Như vậy, dù nhà đầu tư không tin rằng phân tích kỹ thuật là đúng, trong rất nhiều trường hợp họ vẫn sẽ lặp lại hành vi "chuẩn" của mình trong quá khứ.

Tâm lý mẫu hình chuẩn này thường được hỗ trợ bởi tâm lý "tự tin thái quá", tức những gì mình làm trong quá khứ là hợp lý thì bây giờ cũng vậy, vì mình là nhà đầu tư "trên trung bình" (một nghiên cứu tài chính hành vi chứng minh rằng đa số nhà đầu tư đều thích nghĩ mình là "nhà đầu tư trên trung bình", hơn là nghĩ mình là "nhà đầu tư kém cỏi").

Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là phương pháp phân tích dựa vào các mẫu hình đồ thị và các chỉ số kỹ thuật trong quá khứ để xác định xu hướng giá, những điểm giá đảo chiều, và những "mốc giá tâm lý" quan trọng của thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp. Đây là phương pháp phân tích rất được ưa thích trên các thị trường tài chính thế giới, và trong vài năm trở lại đây đã trở thành một mối quan tâm của giới đầu tư tài chính ở Việt Nam.

--------------------

Tôi không mua thấp để bán cao

Mà tôi mua cao để bán được cao hơn nữa

Phân tích kỹ thuật

Trong những trường phái dùng cách phân tích để biết cổ phần lên hay xuống đang thịnh hành hiện nay thì trường phái phân tích kỹ thuật đang áp đảo những trường phái khác.

Nhờ công nghệ thông tin và Internet, cách phân tích kỹ thuật ''đăng quang'' vì nó cho phép những người sử dụng rành rẽ phương pháp này mua bán mau lẹ với một số vốn tương đối nhỏ trong một thời gian ngắn.

Muốn trở thành tín đồ của trường phái phân tích kỹ thuật thì phải chấp nhận ''giáo điều'' này:

- Giá cả cổ phần là kết quả của tất cả những yếu tố kinh tế như xu hướng thị trường, tâm lý khách hàng, môi trường chính trị, tin tức lẫn tin đồn, khả năng phát triển, lời lỗ của công ty....

Vì vậy các 'cao thủ' trong trường phái phân tích kỹ thuật chỉ chú trọng về biểu đồ, đến sự giao động giá cả và số lượng cổ phiếu được mua bán mà phán đoán sự lên xuống của nó, ít khi nào họ tốn thời gian để chú tâm vào công ty cổ phần này hoạt động về lãnh vực gì và cũng không cần biết bản báo cáo tài chính nó ra sao.

Người càng muốn mua bán ngắn hạn chừng nào thì bản biểu đồ của họ phải càng có nhiều thông tin về giá cả chừng đó.

Biểu đồ

Sau đây là loại biểu đồ đơn giản nhất. Nó chỉ niêm yết giá cả cổ phần và số lượng mua bán mà bạn đọc ở báo chí ghi lại giá cuối ngày.

[/font]

Đây là biểu đồ giá cả một năm của công ty chứng khoán hàng đầu của Âu Châu, Euronext tại thị trường Paris.

Chỉ cần 2-3 giây thôi là bạn có thể nhận thấy là xu hướng giá cả công ty này đang lên so với đường vẽ màu xanh MM50 (đường chỉ giá trung bình của cổ phiếu).

Biểu đồ năm thường được dùng để xác định hướng đi chính của một chứng khoán.

Một chứng khoán có thể có xu hướng đi lên nhưng vẫn có thể giảm giá ở những thời điểm nhất định nhưng thông thường giá không giảm qúa mạnh và cụ thể là không vượt qua mức giá thấp nhất mà cổ phiếu từng có trong thời gian gần đây nhất.

Muốn có một nhận định chính xác hơn, bạn phải xem một loại biểu đồ khác như biểu đồ bar-chart.

Biểu đồ dưới đây ghi lại hai tháng giao dịch cuối cùng của Euronext.

Biểu đồ này còn cho bạn biết thêm những giao động giá cả khác.

Xu hướng ngắn hạn của nó vẫn đang lên.

Thay vì một sợi dây giá cả liên tục, thì người ta phân chia ra làm những hình tượng thẳng đứng để cung cấp cho bạn nhiều tin tức hơn.

Mỗi đường thẳng đứng trượng trưng cho một giai đoạn thời gian, gạch ngang bên trái trượng tưng cho lúc đầu tiên, bên phải cho lúc cuối cùng.

Trong đó :

« Opening price » : giá mở màn của giai đoạn, giây phút đầu tiên, gạch ở bên trái.

« Closing Price »: Giá lúc giai đoạn kết thúc, giây phút cuối cùng, gạch ở bên phải.

"High" for the périod : Giá cao nhất trong giai đoạn này.

"Low" for the périod: Giá thấp nhất trong giai đoạn.

Candlestick

Nhờ bản đồ bar-chart trên bạn có thể có một khái niệm rõ ràng hơn về giá cả.

Nhưng mà nó không cho bạn nhiều thông tin rõ ràng như là biểu đồ candlestick japanese (chandelier japonnaise).

Tương truyền rằng biểu đồ candlestick được một thương gia Nhật tên Homma phát minh và sử dụng từ thế kỷ 18, ông sử dụng để phục vụ cho việc kinh doanh lúa gạo.

Ưu điểm của biểu đồ này là nó là rõ ràng, hình tượng hơn bar-chart, cho phép những tay day trader (buôn bán trong ngày) hay swing trader (buôn bán dao động giá) xâm nhập và nhảy ra ngoài thị trường hết sức mau chóng.

Hầu hết mọi day trader đều dùng biểu đồ Candlestick.

Ngày 19/03/2004, ở Paris trước 300 khán giả, chuyên gia chứng khoán Phillippe Erb đã dùng kinh nghiệm đọc biểu đồ candlestick và thắng dễ dàng đối phương, robot Trade System, một chương trình vi tính được chế tạo để mua bán chứng khoán.

Ông đã trả thù được máy tính Big Blue cho Kasparov, kỳ tài về cờ vua.

Biểu đồ trên ghi lại giá cả 3 ngày của Euronext.

Đây là cấu trúc của một candlestick, bạn có thể so sánh vì nó cũng như bar-chart nhưng nó hình tượng hơn.

Thương gia Homma gọi hình chữ nhật là thân (body) và đường thẳng ở đầu trên hay đầu dưới của thân là bóng (shadow).

Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu và kết thúc của cổ phiếu trong ngày trong khi phần bóng ở bên trên hoặc bên dưới phần thân thể hiện phần giá cả giao dịch nằm ngoài phạm vi giá mở cửa và đóng cửa.

Chẳng hạn một cổ phiếu có thể mở đầu phiên giao dịch với giá $10 và đóng cửa ở mức $11. Phần biểu đồ candlestick thể hiện mức giá từ 10-11 gọi là thân.

Nhưng trong ngày cổ phiếu này luôn có thể sụt xuống dưới mức giá mở cửa, chẳng hạn xuống thấp nhất là $9 và trước khi kết thúc ở mức $11, những người mua có thể đẩy giá lên mức $12 trong thời gian giao dịch.

Khoảng từ 9-10 và từ 11-12 chính là bóng với phần thân kẹp ở giữa.

Khi giá cổ phần tăng trong ngày người ta dùng hình trắng hoặc xanh lá cây để mô tả phần thân.

Trái lại khi cổ phần xuống thì người ta dùng màu đỏ hay màu đen.

Khai thác candlestick

Biểu đồ candlestick đã lưu truyền và càng ngày càng thịnh hành trong giới đầu cơ vì nó đã hình tượng hóa một sự thật kinh tế rất đơn giản:

Giá cả cổ phần lên xuống do sự thương lượng giữa những người muốn bán và người những muốn mua.

Khi số lượng cần mua nhiều hơn số lượng cung cấp thì giá cổ phiếu sẽ lên.

Khi cung nhiều hơn cầu thì giá sẽ xuống.

Tùy theo hình tượng màu trắng hay đen, bóng và thân dài ngắn ra sao mà người ta đặt tên cho từng candlestick.

Ưu điểm tuyệt đối của candlestick là chỉ nhìn sơ sơ qua những hình tượng là bạn có khái niệm rõ ràng về sự mạnh yếu giữa hai phe mua và bán, do đó bạn có thể đoán trước sự lên xuống cổ phần chính xác hơn nhiều loại biểu đồ khác, ít nhất là 5- 10 phút tiếp theo.

Đối với những người day trader, chỉ cần đoán trước khoảng chừng thời gian đó thôi thì cũng đủ kiếm tiền từ túi người khác trong thị trường chứng khoán.

(Còn tiếp

Sau đây tôi xin dẫn chứng một vài hình tượng:

Hình tượng Marubozu chỉ có thân mà không có bóng (body without shadow).

Marubuzo

Marubozu màu trắng có nghĩa là bên bán bị phe kia mua mạnh hơn nuốt trửng, có bao nhiêu cổ phần tung ra thị trường được mua bấy nhiêu.

Điều này đẩy giá cổ phần lên rất nhanh.

Ngược lại nếu hình Marubozu đen thì số lượng cổ phần bán ra quá nhiều và người mua chiếm thế chủ động và thường được giá hời.

Marubozu màu đen cho thấy cổ phần sụt giá trầm trọng.

Hình tượng doji (ngôi sao) hay spinning stop (bông vụ).

Thân nhỏ mà bóng dài cho ta biết là cuộc thương lượng của hai phe mua bán chưa phân thắng bại, giá cả đang còn lưng khừng.

Khi bạn định mua hay bán một cổ phần mà gặp hình tượng này thì bạn nên chuẩn bị nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi bên bán hoặc bên mua thắng thế.

Bạn cần tới một trong bốn hình tượng sau đây xác nhận sự thay đổi xu hướng:

Hình hammer (búa tạ), inverted hammer (búa tạ ngược), hangging man (tội nhân treo cổ) và shooting star (sao băng).

Là bốn hình tượng có đặc điểm chung là thân ngắn mà một bóng dài, ít nhất phải bằng hai lần thân, một bên không có hoặc có bóng rất nhỏ.

Đây là những hình tượng cho ta biết cổ phần đang đổi ngược xu hướng (reversal), cần phải mua hay bán ngay trước khi trễ.

(Xin xem hai biểu đồ chứng minh ở bài cuối).

Cụ thể là hình búa tạ và búa tạ ngược đi theo Doji báo hiệu sự thắng thế của người mua và giá cả từ đây có thể sẽ đổi hướng từ giảm sang tăng, ít nhất là trong ngắn hạn.

Trong khi đó hai hình tượng tội nhân treo cổ và sao băng cảnh báo trước người mua có thể đã thắng thế người bán và giá cả có nhiều khả năng sẽ đi xuống.

Đây chỉ là những hình tượng tiêu biểu của candlestick, vì bài viết có hạn, tôi không thể trình bài hết những cái lắt léo của cách đọc phương pháp candlestick này.

Quý vị nào muốn nắm vững nó cần phải học hỏi nhiều hơn.

Cách dễ nhất là vào google.com tìm website có chữ "candlestick" hoặc là mua cuốn sách nói về candlestick do S. Nison và G.L. Morris viết.

Bạn cần phải thành thạo những hình tượng mới nên lao vào thị trường chứng khoán.

Khuyết điểm của mọi hệ thống phân tích kỹ thuật (candlestick cũng không ngoại lệ) là nó có thể cho chúng ta những dấu hiệu sai lầm làm chúng ta mua và bán không đúng thời điểm.

Bạn có thể dùng nó để buôn bán cổ phần, chỉ số (index)... một khi bạn đã thành thạo.

Bạn mua bán càng ngắn hạn chừng nào thì biểu đồ candlestick càng cho bạn đoán trước chính xác chừng ấy.

Để khai thác hết ưu điểm của nó, người đầu tư phải được công ty trung gian cung cấp dịch vụ cho phép họ đọc được bảng biểu đồ candlestick và ban lệnh mua bán lập tức.

Nếu công ty của bạn không có những dịch vụ này, thì bạn khó có thể thành day trader hay swing trader bắt buộc bạn mua bán với giai đoạn thời gian lâu hơn.

Và Vì BBC yêu cầu diễn tả chứng khoán mang tính cách thời sự, tôi xin kể lại cách mua và bán cổ phần Euronext dựa vào biểu đồ candlestick vào cuối tuần vừa qua.

Tôi dùng hai chiến lược khác nhau, swing và day trading.

Swing trading với cách chơi cổ phần Euronext ngắn ngày, mua vào ngày 30/03/2006 với giá 66,24€/cổ phiếu và đặt stop loss ở mức 64,45€ và đặt lệnh bán với giá định sẵn (sell limit) ở mức 69,72€.

Euronext lên được 3,34 %, giá 68,05€.

Tôi dùng lệnh trailing stop lên mức 67,24€/cổ phiếu để nếu cổ phiếu xuống tới mức này cổ phiếu sẽ được tự động bán đi.

Dù thứ hai này, Euronext có hạ giá, thì tôi vẫn giữ được tiền vốn sau khi trừ đi các chi phí giao dịch.

Day trading với hai phi vụ mua bán trong ngày thứ sáu 31/03/2006, lần thứ nhất mua vào Euronext lúc 9h43 với giá 66,95€/cổ phiếu, bán ra lúc 10h28 với giá 67,90€/cổ phiếu.

Phi vụ thứ hai lúc 15h59 giá 67,50€/cổ phiếu và bán ra với giá 67,85€ lúc 16h43.

Ba trong bốn quyết định mua vào, bán ra trong ngày thành công là do tôi nhìn thấy hai tượng hình hammer và inverted hammer.

Khái niệm về phân tích kỹ thuật và cách khai thác biểu đồ candlestick.

Trong những trường phái dùng cách phân tích để biết cổ phần lên hay xuống đang thịnh hành hiện nay thì trường phái phân tích kỹ thuật đang áp đảo những trường phái khác.

Nhờ công nghiệp thông tin và Internet, cách phân tích kỹ thuật «đăng quang» cho phép những người sử dụng rành rẽ phương pháp này mua bán mau lẹ với một số vốn tương đối nhỏ trong một thời gian ngắn.

Muốn trở thành tín đồ của trường phái phân tích kỹ thuật thì phải chấp nhận «giáo điều» không thể chứng minh như sau:

* Giá cả cổ phần là kết quả của tất cả những yếu tố kinh tế như xu hướng thị trường, tâm lý khách hàng, môi trường chính trị, tin tức lẫn tin đồn, khả năng phát triển, lời lỗ của công ty....

Vì vậy các cao thủ trong trường phái phân tích kỹ thuật chỉ chú trọng về biểu đồ, đến sự giao động giá cả và số lượng cổ phiếu được mua bán mà phán đoán sự lên xuống của nó, ít khi nào họ tốn thời gian để chú tâm vào công ty cổ phần này hoạt động về lãnh vực gì và cũng không cần biết bản báo cáo tài chính nó ra sao.

Người càng muốn mua bán ngắn hạn chừng nào thì bản biểu đồ của họ phải càng có nhiều thông tin về giá cả chừng đó.

Sau đây là loại biểu đồ đơn giản nhất. Nó chỉ niêm yết giá cả cổ phần và số lượng mua bán mà bạn đọc ở báo chí ghi lại giá cuối ngày.

Đây là biểu đồ giá cả một năm của công ty chứng khoán hàng đầu của Âu Châu, Euronext lên sàn tại thị trường Paris. Chỉ cần 2-3 giây thôi là bạn có thể nhận thấy là xu hướng giá cả công ty này đang lên so với đường vẽ MM50 (đường trung bình) màu xanh.

Muốn có một nhận định chính xác hơn, bạn phải xem một loại biểu đồ khác như biểu đồ bar-chart.

Trong biểu đồ này ghi lại 3 tháng giao dịch cuối cùng của Euronext. Biểu đồ này còn cho bạn biết thêm những giao động giá cả khác. Xu hướng ngắn hạn của nó vẫn đang lên.

Thay vì một sợi dây giá cả liên tục, thì người ta phân chia ra làm những hình tượng thẳng đứng để cung cấp cho bạn nhiều tin tức hơn.

Mỗi đường thẳng đứng trượng trưng cho một giai đoạn thời gian, gạch ngang bên trái trượng tưng cho lúc đầu tiên, bên phải cho lúc cuối cùng.

Trong đó :

« Opening price » : Giá mở màn của giai đoạn, giây phút đầu tiên, gạch ở bên trái.

« Closing Price »: Giá lúc giai đoạn kết thúc, giây phút cuối cùng, gạch ở bên phải.

"High" for the period : Giá cao nhất trong giai đoạn này.

"Low" for the period: Giá thấp nhất trong giai đoạn.

Nhờ bản đồ bar-chart này thì bạn có thể có một khái niệm rõ ràng hơn về giá cả. Nhưng mà nó không cho bạn nhiều tin tức rõ ràng như là biểu đồ candlestick japanese (chandelier japonais).

Trương truyền rằng biểu đồ candlestick được một thương gia Nhật tên Homma phát minh và sử dụng từ thế kỷ 18, ông sử dụng để phục vụ cho việc kinh doanh lúa gạo.

Ưu điểm của biểu đồ này là nó là rõ ràng, hình tượng hơn bar-chart, cho phép những tay day trader hay swing trader xâm nhập và nhảy ra ngoài thị trường hết sức mau chóng.

Hầu hết mọi day trader đều dùng biểu đồ candlestick.

Ngày 19/03/2004, ở Paris trước 300 khán giả, Phillippe Erb đã dùng kinh nghiệm đọc biểu đồ candlestick và thắng dễ dàng đối phương, robot Trade System, một chương trình điện toán được chế tạo để mua bán chứng khoán. Ông đã trả thù được máy tính Big Blue cho Kasparov, kỳ tài về cờ Vua.

Trong biểu đồ này ghi lại giá cả 3 ngày của Euronext***

Đây là cấu trúc của một candlestick, bạn có thể so sánh vì nó cũng như bar-chart nhưng nó dễ hình tượng hơn.

Thương gia Homma gọi hình chữ nhật là thân (body) và đường thẳng ở đầu trên hay đầu dưới của thân là bóng (shadow).

Trong một giai đoạn thời gian mua bán, giá cả bắt đầu từ một chiều ngang thân này và kết thúc chiều ngang thân kia, nếu giá cả có giao động quá mức mở đầu và mức kết thúc thì nó trở thành bóng.

Khi giá cổ phần lên thì người ta dùng hình trắng hoặc xanh lá cây, giá bắt đầu từ chiều ngang dưới thân và giá kết thúc ở chiều ngang đầu thân,

Trái lại khi cổ phần xuống thì người ta dùng màu đỏ hay màu đen, giá bắt đầu ở đầu chiều ngang trên thân và giá kết thúc chiều ngang ở dưới.

(còn nữa)

--------------------

Đúng sai qua cách nghĩ; Thành bại qua cách làm.

HSC Club

Feb 21 2007, 10:32 PM

Bài viết #2

Ban Quản Trị diễn đàn

Nhóm: Administrators

Bài viết: 506

Gia nhập vào: 13-February 07

Từ: Hanoi

Thành viên thứ.: 29

Cách khai thác candlestick.

Biểu đồ candlestick đã lưu truyền và càng ngày càng thịnh hành trong giới đầu cơ vì nó đã hình tượng hóa một sự thật kinh tế rất đơn giản:

Giá cả cổ phần lên xuống do sự thương lượng giữa những người muốn bán và người những muốn mua. Khi số lượng cần mua nhiều hơn số lượng cung cấp thì giá cổ phiếu sẽ lên. Khi cung nhiều hơn cầu thì giá sẽ xuống.

Tùy theo hình tượng màu trắng hay đen, bóng và thân dài ngắn ra sao mà người ta đặt tên cho từng candlestick Ưu điểm tuyệt đối của candlestick là chỉ nhìn sơ sơ qua những hình tượng là bạn có khái niệm rõ ràng về sự mạnh yếu giữa hai phe mua và bán, do đó bạn có thể đoán trước sự lên xuống cổ phần chính xác hơn nhiều loại biểu đồ khác, ít nhất là 5- 10 phút tiếp theo. Đối với những người day trader, chỉ cần đoán trước khoảng chừng thời gian đó thôi thì cũng đủ nhởn nhơ lăn lộn trong thị trường chứng khoán.

Sau đây tôi xin dẫn chứng một vài hình tượng:

Hình tượng marubuzo

Hình tượng marubozu, thân không có bóng, (body without shadow) màu trắng là bên bán bị phe kia mua mạnh hơn nuốt trửng, có bao nhiêu cổ phần tung ra thị trường được mua bấy nhiêu đẩy mức giá cổ phần đang lên rất nhanh.

Ngược lại nếu hình marubozu đen thì số lượng cổ phần bán ra quá nhiều, người mua ra giá bao nhiêu cũng được, cổ phần này đang sụt giá trầm trọng.

Hình tượng doji (ngôi sao) hay spinning stop (bông vụ).

Thân nhỏ mà bóng dài cho ta biết là cuộc thương lượng của hai phe mua bán chưa phân thắng bại, giá cả đang còn lưng khừng. Khi bạn định mua hay bán một cổ phần mà gặp hình tượng này thì ban nên chuẩn bị nhập lệnh, chỉ cần có một trong 4 hình tượng sau đây xác nhận sự thay đổi xu hướng là bấm chuột cho mệnh lệnh ra thị trường.

Hình hammer (búa tạ), inverted hammer (búa tạ ngược), hangging man (tội nhân treo cổ) và shooting star (sao băng).

Là bốn hình tượng có đặc điểm chung là thân ngắn mà một bóng dài, ít nhất phải bằng hai lần thân, một bên không có hoặc có bóng rất nhỏ. Đây là những hình tượng cho ta biết cổ phần đang đổi ngược xu hướng (reversal), cần phải mua hay bán ngay trước khi trễ.

Sau đây là 2 biểu đồ chứng minh.

Đây chỉ là những hình tượng tiêu biểu của candlestick, vì bài viết có hạn, tôi không thể trình bài hết những cái lắt léo của cách đọc phương pháp candlestick này, quý vị nào muốn nắm vững nó cần phải học hỏi nhiều hơn. Cách dễ nhất là vào google.com tìm website có chữ "candlestick" hoặc là mua cuốn sách nói về candlestick do S. Nison và G.L. Morris viết. Bạn cần phải thành thạo những hình tượng trước khi lao vào thị trường chứng khoán.

Khuyết điểm của mọi hệ thống phân tích kỹ thuật (candlestick cũng không ngoại lệ) là nó có thể cho chúng ta những dấu hiệu sai lầm làm chúng ta mua và bán không đúng thời điểm. Bạn có thể dùng nó để buôn bán cổ phần, chứng chỉ (index)... một khi bạn đã thành thạo.

Bạn mua bán càng ngắn hạn chừng nào thì biểu đồ candlestick càng cho bạn đoán trước chính xác chừng ấy.

Để khai thác hết ưu điểm của nó, người đầu tư phải được công ty trung gian cung cấp dịch vụ cho phép họ đọc được bảng biểu đồ candlestick trực tuyến và lệnh mua bán được chuyễn vào thị trường ngay lập tức .

Nếu công ty của bạn không có những dịch vụ này, thì bạn khó có thể thành day trader hay swing trader bắt buộc bạn mua bán với giai đoạn thời gian lâu hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro