Phân tích lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của J.M.Keynes

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4. Phân tích lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của J.M.Keynes (chủ yếu mô hình số nhân và vai trò của Nhà nước?

Nội dung của lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của J.M.Keynes bao gồm nhiều lý thuyết:

* Lý thuyết "khuynh hướng tiêu dùng cận biên": Trong lý thuyết của mình, Keynes chia thu nhập làm 2 phần: phần co tiêu dùng và phần tiết kiệm. Từ đó, sẽ có hao khuynh hướng xảy ra đối với việc sử dụng thu nhập: Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết iệm. khuynh hứơng tiêu dùng là mối quan hệ giữa thu nhập và phần chi tiêu cho tiêu dùng còn khuynh hướng tiết kiệm là mối quan hệ giữa thu nhập và phần tiết kiệm.

Tiêu dùng và tiết kiệm phụ thuộc vào các nhân tố: Thu nhập; những nhân tố khách quan ttác động đến thu nhập: tiền công danh nghĩa, lãi suất, thuế khóa.....; những nhân tố chủ quan, những khuynh hứơng tâm lý.

Những khuynh hướng kích thích tiêu dùng: xa hoa, hào phóng, thiển cận, phô trương....Trong đó có những khuynh hướng tâm lý tác động đến sự tiết kiệm: thận trọng, nhìn xa, tính toán, hà tiện.....Ngoài ra còn có các động lực ảnh hướng đến tiết kiệm xã hội: Động lực kinh doanh, tiền mặt, cải tiến, thận trọng về tài chính.

Khuynh hướng tiêu dùng cận biên(MPC) là mối quan hệ giữa sự gia tăng tiêu dùng với sự gai tăng thu nhập. MPC=

Khuynh hướng tiết kiệm cận biên là mối quan hệ giữa gia tăng tiết kiệm so với sự gia tăng thu nhập (MPS). VD: với một đồng thu nhập tăng thêm dành 0.8 đồng cho tiêu dùng thêm và 0.2 đồng cho tiết kiệm thêm thì ta có MPC = 0.8 còn MPS = 0.2.

Theo Keynes, quy luật tâm lý cơ bản của con người là cùng với sự gia tăng của thu nhập, khuynh hướng tiết kiệm cận biên sẽ ngày càng tăng, đồng thời khuynh hướng tiêu dùng cận biên sẽ giảm tương đối so với sự gia tăng của khuynh hướng tiết kiệm cận biên. Đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.

* Lý thuyết "số nhân đầu tư"

Gắn liền với lý thuyết khuynh hướng tiê dùng cận biên là lý thuyết số nhân đầu tư.

Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập. Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng thu nhập lên bao nhiêu. "Nó cho chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư"

Ta có: k=

Từ đó ta có thay đổi về thu nhập = số nhân x thay đổi đầu tư

Xác định trị số k như sau: theo Keynes thu nhập được chia thành tiêu dùng và tiết kiệm, đồng thời thu nhập cũng có thể chia thành tiêu dùng và đầu tư

. Như vậy:

Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm

Y= C + S

Thu nhập = tiêu dùng + Đầu tư

Y= C + I

Từ đó: Tiết kiệm = đầu tư

S = I

Nếu xét dưới phương diện cận biên thì :

Suy ra:

Nên: k= = =

Như vậy trị số k sẽ là: k= hay =

Qua sự phân tích trên ta thấy khuynh hướng tiêu dùng cận biên có vai trò quan trọng trong số nhân và đến lượt mình số nhân làm khuyếch đại thu nhập khi có sự gia tăng đầu tư. Khuynh hướng tiêu dùng cận biên càng tăng thì số nhân đầu tư càng lớn, do đó độ khuyếch đại của gia tăng đầu tư đối với thu nhập, sản lượng và công ăn việc làm ngày càng lớn và ngược lại, khuynh hướng tiết kiệm cận biên càng tăng thì sự rò rĩ trong chi tiêu càng lớn nên số nhân càng nhỏ, do đó, độ khuyếch đại thu nhập, sản lượng công ăn việc làm của gia tăng đầu tư càng nhỏ.

Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo cầu bổ sung về công nhân và tư liệu sản xuất, có nghĩa là việc làm gia tăng, thu nhập gia tăng. Thu nhập tăng sẽ là tiền đề cho tăng đầu tư mới. Như vậy, số nhân có tác động dây chuyền, nó khuyếch đại thu nhập lên.

Ở đây cần chú ý là Keynes sử dụng khái niệm số nhân để chứng minh những hậu quả tích cực của một chính sách đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm. Ví dụ nếu nhà nước đầu tư 2 tỷ xây dựng một cảng biển. Giả sử khuynh hướng tiêu dùng cận biên trong xã hội là 0,75 thì số nhân là k=1/1-0.75=4. Lúc này thu nhập trong xã hội sẽ khuyếch đại lên 8 tỷ( tỷ).

* Lý thuyết lãi suất

Lãi suất có ý nghĩa rất lớn đối với đầu tư, do đó tác động đến công ăn việc làm và thu nhập trong xã hội.

Về bản chất, Keynes cho rằng lãi suất là số tiền trả cho vi6ẹc không sử dụng tiền mặt trong 1 khoảng thời gian nhất định. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

+ Thứ nhất, khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông. Nếu khối lựơng tiền tệ đưa vào lưu thông càng tăng thì lãi suất càng giảm và ngược lại. Đây là một công cụ quan trọng để đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước. Để kích thích đầu tư cần hạ lãi suất, muốn ạh lãi suất thì phải tăng số lượng tiền trong lưu thông. Thực ra, Keynes phân tích thị trường tiền tệ ở đó lãi suất là giá cả. Khi cung tiền tệ gặp cầu tiền tệ thì hình thành nên lãi suất thị trường. Cung tiền tệ phụ thuộc vào chính sách cung tiền của ngân hàng Trung ương. Nếu lượng cung tiền tăng mà cầu tiền không thay đổi hoặc tăng theo không kịp tốc độ tăng của cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ giảm xuống

+ Thứ hai, sự ưa thích tiền mặt. Đây chính là mức cầu tiền tệ. Theo Keynes người ta có thể giữ tài sản với nhiều hình thức như giữ dưới dạng tiền, dưới dạng ácc lọai chứng khóan có giá dưới dạng hiện vật. Trong đó, Keynes cho rằng của cải ở dưới dạng tiền là thuận lợi nhất. Do vậy con người có khuynh hứơng gắn liền với nó mà lãi suất là phần thưởng cho sự xa rời đối với tiền mặt. Lãi suất là chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt. Lãi suất cao, tức chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt cao nên người ta giảm việc giữ tiền mặt và ngược lại. Vì vậy, ưa thích tiền mặt là một khuynh hướng ấn định khối lượng tiền mặt mà người ta muốn giữ lại theo lãi suất nhất định.

Với những phân tích trên Keynes cho rằng cần phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư. Vịec gảim lãi suất được thực hiện bằng chính sách tiền tệ mở rộng, tạo ra lạm phát và từ đó kích thích người ta giữ tiền mặt để tiêu dùng, để đầu tư kinh doanh, nhất là mở rộng thị trường chứng khoán cho họat động đầu tư gián tiếp phát triển. Qua đó sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

* Lý thuyết về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư sản:

Trong logic phân tích cảu mình, Keynes cho rằng để thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp cần có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế để tăng tổng cầu, gia tăng việc làm và thu nhập. Sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ sau:

+ Thứ nhất, chương trình đầu tư nhà nước: để duy trì tổng cầu, nhà nước phải ssử dụng ngân sách để kích thích đầu tư của tư nhân và nhà nước thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước.

+ Thứ hai, chính sách tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ: Keynes chủ trương sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để kích thích lóng tin, sự lạc quan và tích cực đầu tư của nhà đầu tư. Ông chủ trương bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách in tiền để duy trì đầu tư nhà nước và bảo đảm chi tiêu cho chính phủ. Điều tiết thu nhập thông qua thuế.

+ Thứ ba, mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư thậm chí cả vào các ngành thuộc lĩnh vực quân sự.

+ Thứ tư, khuyến khích tiêu dùng cá nhân.

Theo Keynes, sự tham gia của nhà nước vào kinh tế giữ một vai trò quan trọng trong việc làm nền kinh tế tăng trưởng. Nó kích thích làm tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng nhà nước. Nhờ vậy, nó làm tăng việc làm, thu nhập và đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp.

Tóm lại, các lý thuyết kinh tế của Keynes đón vai trò không kém phần quan trọng trong lịch sử các học thuyết kinh tế. Đây được xem là một cuộc cách mạng trong lý luận kinh tế tư sản lcú bấy giờ, nó góp phần làm thay đổi những quan điểm vế hoạt động kinh tế, nhất là quan điểm coi trọng vài trò nhà nước trong điều tiết kinh tế. Nhà nước thông qua công cụ lãi suất, có thể tác động để duy trì sự phồn vinh, tạo ra công ăn việc làm, vượt qua được tình trạng khủng hoảng kinh tế mà các nước tư sản gặp phải trong những năm 30 của thế kỷ XX. Nó được nhiều nhà lý luận kinh tế tư sản tiếp thu, truyền bá và phát triển thành các trường phái Keynes: trường phái Keynes cánh hữu, ủng hộ độc quyền, chạy đau vũ trang và quân sự hóa nền kinh tế; những ngưởi theo trường phái Keynes tự do, ủng hộ độc quyền nhưng chống chạy đua vũ trang; những người theo trường phái Keynes cánh tả, ủng hộ lợi ích của tư bản vừa và nhỏ, chống độc quyền.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hai