Phân tích lý thuyết tiền lương của W.Petty và quan điểm trả lương của A.Smith và Ricardo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân tích lý thuyết tiền lương của W.Petty và quan điểm trả lương của A.Smith và Ricardo

• Lý thuyết tiền lương của W.Petty

- Dựa trên lý luận giá trị - lao động W.Petty phân tích lý luận tiền lương. Ông coi tiền lương là một hiện tượng hợp quy luật, bởi vì đây là một hiện tượng kinh tế mới xuất hiện trong thời kỳ này, mà trong thời đại phong kiến không hề có.

- Về bản chất của tiền lương, ông đã nắm đuợc mối quan hệ giữa công của người với giá trị những tiêu dùng của họ. Tiền lương là khoản sinh họat tối thiểu cần thiết cho công nhân và không vượt quá mức này. Ông phản đối việc trả lương cao, nếu lương cao người công nhân không muốn làm việc mà chỉ thích uống rượu. Điều này là hợp lý trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, năng suất lao động còn thấp, chỉ có hạ thấp tiền lương của công nhân xuống mức tối thiểu cần thiết mới đảm bảo lợi nhuận cho nhà tư bản. Như vậy, Petty là người đầu tiên đề cập đến "quy luật sắt và tiền lương" .

- Petty thấy đuợc mối quan hệ giữa tiền lương và lợi nhuận. Đây là một quan hệ nghịch, một khi tiền lương tăng thì lợi nhuận giảm. Như vậy, ông đã thấy đuợc tính mâu thuẫn và đối lập giữa lợi ích của người công nhân và nhà tư bản. Theo ông, việc tăng lương trực tiếp gây thiệt hại cho xã hội, tức là thiệt hại cho các nhà tư bản. Thực sự thì tiền lương là một phần của giá trị thặng dư do chủ sở hữu chiếm lấy.

Nhìn chung, lý luận tiền lương của W.Petty còn rời rạc nhưng dù sao ông cũng đã đưa ra đuợc một số nguyên lý đúng đắn về tiền lương.

• Quan điểm trả lương của A.Smith và Ricardo

A.Smith cho rằng, tiền lương là thu nhập của bất kỳ người lao động nào. Nó là sự bồi hoàn nhờ công lao động. Trong xã hội tư bản tiền lương là thu nhập của giai cấp công nhân làm thuê. Như vậy, tiền lương là thu nhập có lao động, nó gắn liền với lao động. Theo ông, trong sản xuất hàng hóa giản đơn cũng có tiền lương, nó bằng toàn bộ sản phẩm của lao động. Còn trong chủ nghĩa tư bản, tiền lương cần phải đủ để đảm bảo người công nhân mua phương tiện sống, tồn tại và phải cao hơn mức đó. Ông cho rằng tiền lương không thể thấp hơn chi phí tối thiểu cho cuộc sống của công nhân. Nếu quá thấp họ sẽ không làm việc và bỏ ra nước ngoài. Tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế bởi vì nó làm tăng năng suất lao động. Ông thấy được các nhân tố tác động tiền lương. Đó là điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, thói quen tiêu dùng; quan hệ cung cầu trên thị trường lao động; tương quan lực lượng giữa nhà tư bản và công nhân trong cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương.Ông nói rằng công nhân ít được đảm bảo, họ gặp khó khăn trong việc duy trì thời gian bãi công, còn các nhà tư bản lại dễ dàng cấu kết với nhau, luật pháp của nhà nhà nước thì lại dễ dàng cấu kết với nhau, luật pháp của nhà nước thì lại bênh vực cho nhà tư bản. A.Smith còn tuyên bố rằng lương cao là điều hay, ông không đồng ý với một số nhà kinh tế cho rằng lương cao là sự kích thích đối với người lao động. Ông nói rằng bao giờ người ta cũng thấy thợ thuyền đuợc trả công cao, lanh lẹ hơn là công xá thấp.

- Để xác định đuợc mức tiền lươngA.Smith đã tính đến những đặc điểm cụ thể về lao động của con người. Theo ông chỉ trong những ngành khó khăn thì cần phải trả lương cao, A.Smith còn nói tới mối quan hệ giữa tăng tiền lương và tăng cung về lao động, tăng sự cạnh tranh giữa công nhân.

- A.Smith phân biệt 3 loại quốc gia: loại quốc gia thứ nhất, tiền lương tăng lên cùng với việc tăng thêm tư bản - đó là loại quốc gia tiến bộ; lọai quốc gia thứ hai tiền lương không thay đổi vì số tư bản không đổi; lọai quốc gia thứ ba tiền lương sụt xuống thấp hơn mức tối thiểu. Như vậy là mức tiền lương phụ thuộc vào mức tăng của cải đất nước, nhà tư bản càng tích lũy thì công nhân càng có lợi. A.Smith cho rằng qui mô của tư bản giữ vai trò quyết định trong việc quy định tiền lương. Đó là những kết luận tương đối khách quan trong thời kỳ công trường thủ công. Vì lúc đó tích lũy tăng thì nhu cầu về lao động sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, Smith không hiểu được bản chất của tiền lương. Ông chỉ thấy đuợc sự khác nhau về số lượng giữa tiền lương trong sản xuất hàng hóa giản đơn và trong chủ động bởi vì ông không hiểu phạm trù sức lao động. Đây là một hạn chế lớn của Smith khi phân tích tiền lương.

• Quan điểm trả lương của Ricardo

Ông coi lao động cũng như các hàng hóa khác có giá cả thị trường và giá cả tự nhiên. Giá cả thị trường của lao động là tiền lương, nó lên xuống chung quanh giá cả tự nhiên của lao động. Giá cả tự nhiên của lao động bằng với giá trị tư liệu sinh họat cần thiết cho cuộc sống của người công nhân và gia đình anh ta. Nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, trình độ phát triển, thuyền thống và hình thức tiêu dùng của mỗi dân tộc.

Ricardo ủng hộ "quy luật sắt về tiền lương", tiền lương phải ở mức tối thiểu và không được cao hơn mức đó. Ông cho rằng, người công nhân không nên than phiền về tiền lương thấp vì đây là quy luật tự nhiên. Ông giải thích sự xung đột của tiền lương là phụ thuộc vào độ màu mỡ của tự nhiên và sự tăng dân số. Ông chống lại sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động và không nên giúp đỡ người nghèo, vì vậy sẽ vi phạm quy luật tự nhiên.

Như vậy, lý luận tiền lương của Ricardo có những tiến bộ nhất định tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất. Ricardo coi lao động là hàng hóa nên chưa hiểu đuợc bản chất của tiền lương tư bản chủ nghĩa; thứ hai, khi nói về giá cả những tư liệu sinh họat tối thiểu ông chỉ đề cập đến nhu cầu tối thiểu về mặt sinh lý. Do đó, ông không thể giải thích được sự giảm sút của tiền lương một cách có hệ thống; thứ ba, vì cho rằng sự tăng dân số tự nhiên là nhân tố điều tiết tiền lương, nên ông không hiểu được tiền lương phụ thuộc vào số công nhân có việc làm và số công nhân bị thất nghiệp.

body here>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hai