phan tich nganh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 9: Phân tích ngành – p481

1. Khái niệm, quy trình, nội dung phân tích ngành

A . Khái niệm

Phân tích cơ bản gồm 3 bước: phân tích thị trường; phân tích ngành và phân tích công ty. 

 Phân tích ngành là 1 nội dung cơ quan trọng của quy  trình phân tích cơ bản giúp cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn chứng khoán và hoạch định chính sách quản lý danh mục đầu tư

B. Ý nghĩa

Trong cùng một thời kì các ngành khác nhau có rủi ro và lợi nhuận khác nhau. Hơn nữa tỷ suất lợi nhuận của mỗi ngành lại biến động theo thời gian do vậy không thể do vậy không thể dự báo được lợi nhuận của ngành trong tương lại dựa vào lợi nhuận quá khứ.Tuy nhiên những đánh giá về ổn định của ngành lại khá ổn định vì vậy những đánh giá của ngành trong quá khứ sẽ có giá trị cho việc dự báo rúi ro của ngành trong tương lai, Việc phân tích ngành giúp các nhà đầu tư lựa chon nhưng ngành tốt  tránh được nhưng thua lỗ trong hoạt động đầu tư

Phân tích ngành là cơ sở cho phân this công ty. Để xác định giá của cổ phiếu của một doanh nghiệp trong ngành ngoài việc dựa vào giá quá khứ của công ty còn xác định thu nhập và rủi ro của công ty mà thu nhập và rủi ro của công ty lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngành

C. Quy trình phân tích ngành

Phân tích ngành được thực hiện qua 2 nội dung:

+phân tích vĩ mô hay phân tích định tính nhằm đánh giá những ảnh hưởng của kinh tế như chu kì kinh doanh, cấu trúc kinh tế, chu kì sống và mức độ cạnh tranh tới thu nhập và rủi ro của các doanh nghiệp,

+phân tích vi mô hay phân tích định lượng nhàm xác định thu nhập và rủi ro, từ đó xác định giá trị cổ phiếu của ngành

 

2. Chu kỳ kinh tế và các ngành

Sự  chuyển hướng từ nhóm ngành này sang nhóm ngành khác dựa và chu kì kinh doanh được biết đến với cái tên chiến lược xoay vòng. Khi sự cố gắng xác  định ngành sẽ đem lại lợi  ích lớn hơn ở giai đoạn sau của chu kì kinh doanh, các nhà  đầu tư cần phải xác  định và kiểm soát các biến cơ  bản liên quan đến xu hướng thị  trường và đặc  điểm của ngành

Các ngành kinh tế  khác nhau sẽ có sự  vận động khác nhau theo chu kì  kinh tế. Có thể chia các ngành thành 2 nhóm chính: Nhóm ngành có chu kì  kinh tế và nhóm ngành có  chu kỳ vận động phù  hợp với chu kì và nhóm ngành có  sự vận động ngược chiều với với chu kì  kinh tế.Nhóm ngành có chu kì  phù hợp bao gồm: ngành ngân hàng tài chính ; ngành kinh doanh bất động sản; ngành xây dựng, ngành hàng tiêu dùng đắt tiền ( ô tô, máy tính, điện lạnh, mỹ phẩm ); ngành chế  tạo má và những ngành có  đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt  động cao.

Chẳng hạn ngành ngân hàng tài chính, tăng trưởng kinh tế  làm mọi người giàu có  hơn, các ngân hàng có thể  dễ dàng hơn trong việc huy động vốn có chi phí  rẻ đồng thời nhu cầu vay mượn của doanh nghiệp và cá nhân tăng lên.Việc tăng dư  nợ và doanh số  làm cho lợi nhuận của ngân hàng ra tăng, giá  cổ phiếu của ngân hàng tăng.Ngược lại khi kinh tế  suy giảm các con nợ của ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Chất lượng nợ  giảm , nợ xấu ra tăng, chi phí  quản lý và qthu hồi nợ  ra tăng.Mặt khác các ngân hàng phải thực hiện thắt nợ  để tránh để tránh rủi ro và giảm sức ép từ những quy định hạn chế của chính phủ. Dư nợ giảm thu lãi giảm chi phí tăng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Tương tự  như vậy với các ngành kinh doanh bất  động sản ngành xây dựng ngành hàng tiêu dùng đắt tiền ngành chế tạo máy móc sẽ  tăng do bán được nhiều hàng hơn với giá  cao hơn trong thời kì tăng trưởng kinh tế. khi suy giảm kinh tế nhu cầu tiêu thụ  của những mặt hàng này giảm các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất làm gia tăng chi phí  cố định … lợi nhuận của các doanh nghiệp này sẽ giảm khi suy thoái kinh tế

Các ngành sử  dụng đòn bẩy tài chính cao luôn sử  dụng nhiều nợ do vậy khi tăng trưởng kinh tế  các ngành này dễ dàng khuyếch chương quy mô  tận dụng tốt nhất các cơ  hội bán hàng tăng lên từ  các chính sác tài trợ thông qua nợ  . tuy nhiên khi kinh tế suy thoái các doanh nghiệp này sẽ lâm vào tình trạng kho khăn do gănhs nặng chi phí  lãi vay. Tương tự như  vậy các ngành có đòn bẩy hoạt  động cao cũng có chu kì  kinh doanh phù hợp với chu kì  kinh tế

Các ngành có  chu kì kinh doanh trùng với chu kì  kinh tế sẽ hấp dẫn các nhà  đầu tư trong giai đoạn  đầu của sự phực hồi bời vì  mức độ đòn bẩy hoạt  động cao.Điều đó có  nghĩa là lợi ích thu về  càng lớn khi doanh thu bán hàng càng tăng. Những  ngành có đòn bấy tài chính cao tương tự  cũng được lợi hơn khi doanh thu tăng . Thông thường về phía đỉnh của chu kì kinh doanh tỷ lệ lạm phát tăng do cầu bắt đầu lớn hơn cung. Các ngành nguyên liệu cơ bản như dầu khí , thép và gỗ … sẽ dược ưa thich hơn bới vì lạm phát có ảnh hưởng nhỏ đến chi phí trong việc chế tạo các sản phẩm này và có thể tăng giá bán sản phẩm do đó ngành này sẽ có lợi nhuận biên cao hơn

Với nhóm ngành có  chu kì kinh doanh ngược với chu kì  kinh tế, kinh tế tăng trưởng doanh thu và  lợi nhuận của ngành lại càng giảm và  ngược lại.Tiêu biểu cho các ngành có  chu kì kinh doanh ngược với chu kì  kinh tế là các ngành thực phẩm  đồ uống , ngành dược phẩm, ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Trong thời kì khủng hoảng các ngành này lại hoạt động toots hơn các ngành khác.Mặc dù  toàn bộn tiêu dùng có thể  giảm sút mọi người vẫn phải tiêu dùng những hàng hóa thiết yếu. Tương tự như  vậy nếu nếu nền kinh tế  nội địa yếu kém làm cho đồng nội tệ mất giá  những ngành với thành phần xuất khuẩ  chiếm tỷ trọng lớn góp phần vào sụ  tăng trường của nền kinh tế  có lợi thế bới vì  hàng hóa của họ trở  lên canh tranh hơn trên nước ngoài.

Thông thường nhà  đầu tư sẽ không chỉ  dựa vào môi tường kinh tế  hiện tại vì trong thị  trường hiệu quả giá  chứng khoán đã phản  ánh đã phản ánh đẩy đủ các thông tin trong quá  khứ. Đúng hơn là cần dự đoán sự thay đổi của các yếu kinh tế quan trọng tối thiểu từ 3 đến 6 tháng trong tương lai phù hợp với mục đích đầu tư

a.     Lạm phát

Lạm phát cao thông thường là tín hiệu không tôt với thị  trường chứng khoán, bởi vì  sẽ dẫn đến tỷ  lệ lãi suát thị trường cao và  tạo ra sự không chắc chắn về  giá thành sản phẩm và  chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai.Mặc dù ảnh hưởng bất lợi là  hiển nhiên đối với phần lớn các ngành nhưng cũng có một số ngành hưởng lợi từ lạm phát . Các ngành có sản phẩm đầu vào có nguồn gốc tự nhiên có lợi khi chi phí sản xuất không tăng bởi vì đầu ra của họ sẽ được bán với giá cao hơn khi lạm phát. Các ngành có đòn bẩy hoạt động cao sẽ là có lợi bởi vì nhiều khoản chi phí là không đổi trên danh nghĩa nhưng thu nhập lại tăng do lạm phát.Những ngành có đòn bẩy tài chính cũng được hưởng lợi vì những khoản nợ của họ dược hoàn lại với giá trị thấp hơn

          b. Lãi suất

Thông thường các ngân hàng được hưởng lợi từ  những thay đổi lãi suất bởi vì  tỷ lệ lãi suất  ổn định sẽ dân  đến sức cạnh tranh lớn làm xiết chặt tỷ  lệ lãi xuất biên của họ. tỷ  lệ lãi xuất cao có  hại cho ngành xây dựng nhưng lại có  lợi cho ngành cung cấp đầu vào cho họ  là ngành vật liệu xây dựng

          c. Kinh tế quốc tế

Những sự  kiện trong nước và quốc tế  có thể làm cho đồng nội tệ  dao động.đồng nội tệ  yếu giúp các ngành hàng xuất khẩu trở  lên rẻ hơn so với thị  trưởng nước ngoài trong khi hàng hóa nước ngoài lại trở  lên dắt hơn so với ở  trong nước. Đồng nội tệ  mạnh hơn có ảnh hưởng ngược lại

          d. Hành vi người tiêu dùng

Sự  thay đổi hành vi tiêu dùng sẽ  ảnh hưởng đến ngành tiêu dùng chiếm  đến khoảng 2/3 GDP. Các khoản chi tiêu có  tác động lớn tới nền kinh tế  .Những người tiêu dùng lạc quan sãn sàng sử  dụng vay mượn để tiêu dùng những hàng hóa  đắt tiền như nhà cửa quần  áo mới đồ đạc…  tâm lý này sẽ mạnh lên khi nền kinh tế  tăng trưởng và người dân trở  nên lạc quan hơn về tương lại. Ngược lại trong suy thoái kinh tế nhu cầu dự  trữ và dự phòng sẽ  tăng lên cùng với sự giảm sút của thu nhập người dân sẽ không giám vay để tiêu dùng do vậy chu kì  của ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý  của người tiêu dùng bởi sự  sẵn sàng cũng như khả  năng vay mượnsử dụng  tiền 

3. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới ngành

Sự thay đổi các yếu tố vĩ mô: Dân số, lối sống, công nghệ, chính trị và pháp luật  chính là sự thay đổi trong cấu trúc kinh tế tới các ngành vì nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ dòng tiền và rủi ro tiềm năng của các ngành. Nhưng sự thay đổi này ảnh hưởng tới các ngành với 1 mức độ khác nhau. Đó  là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, là những yếu tố khách quan và các doanh nghiệp sẽ dựa trên các tác động của những yếu tố này để đưa ra những chính sách, hoạt  động kinh doanh cho phù hợp .

a) Yếu tố dân số

Sự thay đổi trong yếu tố dân số bao gồm sự tăng trưởng dân số, cấu trúc phân bổ dân số về độ tuổi, về mặt địa lý, sự phân bổ về thu nhập, sự thay đổi về dân tộc, văn hóa

- Hiện tượng dân số già đi ở các nước phát triển khi tỷ lệ tăng trưởng dân số sụt giảm làm ảnh hưởng đến chi phí lao động( trở lên đắt hơn) và thói quen tiêu dùng của những người già sẽ chiếm đa số, từ đó ảnh hưởng tới ngành. Ngược lại, ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, dân số tăng nhanh làm lao động trở lên dồi dào, chi phí lao động giảm là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành cần nhiều lao động

- Sự thay đổi trong phân bổ dân số như sự di dân về thành phố làm cho mật độ dân số tăng lên tại các vùng đô thị, làm giảm chi phí phát triển các kênh phân phối đối với một số ngành

- Thay đổi về thu nhập cũng tạo ra khoảng cách giữa những người có thu nhập thấp và những người giàu có làm cho các ngành hàng tiêu dùng đắt tiền phát triển mạnh

b)  Yếu tố phong cách sống: Phong cách sống ảnh hưởng tới khuynh hướng tiêu dùng hàng hóa của con người từ đó ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa của mỗi nước

- Ở các nước phát triển, thói quen đi du lịch khiến các ngành dịch vụ về du lich phát triển mạnh

- Dịch vụ bảo hiểm ngày càng phát triển do lối sống ưa thích sự an toàn của con người 

- Tâm lý ưa chuộng hàng ngoại thúc đẩy các ngành nhập khẩu phát triển và hạn chế sự phát triển của các ngành trong nước

c) Yếu tố công nghệ

Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng            loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ.

- Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng giảm đi trong xu thế của toàn cầu hóa. Chính vì thế mà chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm doanh nghiệp

- Chi phí quảng cáo, phát triển kênh phân phối cũng ngày càng tăng

- Để tạo sản phẩm mới, chi phí đầu tư mới trở nên tốn kém hơn đối với doanh nghiệp

d) Yếu tố chính trị và pháp luật

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.

+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...

+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...

4. Phân tích nội bộ ngành: Mô hình 5 nhân tố của Michel Porter

Sau khi đã tìm hiểu về nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đối với 1 ngành ta sẽ tìm hiểu sâu hơn vào mỗi ngành.

Để dự báo đc doanh số và xu hướng tăng thu nhập của mỗi ngành ta cần nhịn tới chu kì sống của chính ngành đó. Chu kì sống của một ngành chính là giai đoạn kể từ khi hình thành, phát triển rồi tàn lụi của nó.

Theo các chuyên gia thì chu kỳ sống của 1 ngành đươc chia thành 5 giai đoạn:

a.       Giai đoạn bắt đầu phát triển: giai đoạn khởi nghiệp cho 1 sản phẩm mới.

Đặc điểm: sản phẩm chưa được thị trường chấp nhận, doanh số bán thấp, chi phí cố định trên 1 đơn vị sp cao. Chi phí cho quảng cáo và quảng bá, quản lý cao. Vốn sử dụng phần lớn do các sáng lập viên góp.

b.       Giai đoạn tăng trưởng nhanh:

Đặc điểm: Sản phảm đã đc thị trường chấp nhận, tăng nhanh về doanh số bán. Số doanh nghiệp trong ngành chưa nhiều dẫn đến tính độc quyền cao do đó tỷ suất lợi nhuận biên cao. Dựa vào lợi thế này các doanh nghiệp tăng cường đầu tư,  quảng cáo, khuếch trương. Lợi nhuận để tái đầu tư lớn nên khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp là cao.

c.       Giai đoạn tăng trưởng chín muồi:

Sự thành công trong GĐ 2 đã làm thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của ngành nhưng ngay sau đó thị trường chưa bão hòa. Mức tăng trưởng về doanh số vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nó sẽ cuốn hút nhiều doanh nghiệp từ các parts trên thị trường, do đó tủ suất lợi nhuận biên của ngành sẽ có xu hướng giảm dần. Nhu cầu tài trợ bằng vốn chủ giảm dần và thay thế bằng việc sử dụng nợ. GĐ 2 và 3 là giai đoạn của hoạt động đầu cơ.

d.       Giai đoạn ổn định và tăng trưởng chín muồn:

Đây là GĐ duy trì dài nhất, tỷ lệ tăng trưởng của ngành giảm xuống so với toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn này các nhà đầu tư có thể ước lượng được mức tăng trưởng một cách chính xác vì doanh số bán có mối quan hệ tương quan với số liệu nền kinh tế. Mặc dù doanh số bán tăng tuyến tính với nền kinh tế, mức tăng trưởng lợi nhuận là khác nhau giữa các ngành bởi cấu trúc cạnh tranh thay đổi bởi nganhfvaf từng công ty với ngành vì khả năng kiểm soát chi phí là khác nhau giữa các công ty. Ở GĐ 2 và 3 các doanh nghiệp coos đạt tăng lợi nhuận bằng cách khuếch trương về quy mô song ở GĐ 4 các doanh nghiệp thường ko tăng quy mô mà tận dụng những thứ đang có bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng  lao động, TS, áp dụng biện pháp tiết kiệm chi phí. Gđ này giá cổ phiếu biến động tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá.

e.       Giai đoạn tăng trưởng giảm:

Trong gđ này, mức tăng trưởng doanh số bán giảm bởi sự dịch chuyển cầu hoặc sự tăng trưởng sản phẩm thay thế. Lợi ích biên tiếp tục bị sức ép và một số công ty phải đối mặt với lợi nhuận thấp hoặc thậm chí không có. Các Cty còn lại có thể có mức lợi nhuận trên vốn thấp. Cuối cùng, các nhà đầu tư bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi cách sử dụng vốn bằng cách di chuyển vốn đầu tư sang các ngành khác. Việc di chuyển lĩnh vực đầu tư làm tăng chi phí của doanh nghiệp kéo theo sự sụt giảm của chứng khoán. Đây là thời kỳ của các nhà kinh doanh giảm giá.

Đây chỉ là sự mô phỏng đơn giản về sự thay đổi chu kỳ sống của các ngành. Chúng sẽ giúp các nhà đầu tư nhận ra những giai đoạn trong ngành, từ đó giúp xác định mức tăng doanh số bán tiềm năng. Đối chiếu doanh số bán và tăng thu nhập của một ngành với sự tăng trưởng trong nền kinh tế giúp các nhà đầu tư xác định các giai đoạn của ngành trong chu kỳ sống của nó.

Phân tích môi trường cạnh tranh

Những lực lượng cạnh tranh cơ bản: Porter tin tưởng rằng môi trường cạnh tranh của một ngành (cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành đó) xác định khả năng của các doanh nghiệp để duy trì mức tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân. Hình 1 diễn tả điều này. Porter cho rằng, 5 lực lượng cạnh tranh lớn định ra mức đội mạnh yếu của sự cạnh tranh và ảnh hưởng của mỗi nhân tố trong 5 nhân tố có thể thay đổi trong các ngành.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:

Đối với việc phân tích ngành, cần phải phán đoán sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các mức độ cạnh tranh có thể là rất mạnh và đang tăng; yếu hay đang suy giảm; hoặc ổn định. Khi thiết lập sản lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong ngành, cần phải tính tới sản lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bởi thị trường mang tính toàn cầu. Hơn thế, mức độ tăng trưởng chậm làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để có được thị phần. Chi phí cố định cao làm cho các doanh nghiệp muốn bán được càng nhiều hàng càng tốt, điều đó có thể dẫn đến sự cắt giảm giá và một sự cạnh tranh lớn hơn. Cuối cùng, những rào cản hiện tại, như những điều kiện đặc biệt hoặc những thỏa thuận lao động, sự kiểm soát của Chính phủ và yếu tố hiệp hội có thể giữ cho các doanh nghiệp ở lại trong ngành mặc dù tỷ lệ lợi nhuận dưới mức trung bình hoặc âm.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành cành lớn, rủi ro càng cao và tỷ suất lợi nhuận biên của ngành càng giảm.

Áp lực từ phía các doanh nghiệp mới tham gia

Mặc dù một ngành có thể có ít những đối thủ cạnh tranh, song vẫn phải xác định những doanh nghiệp có khả năng tham gia vào ngành và tạo ra sự cạnh tranh mới. Mức rào cản càng cao như: Giá hiện hành thấp (liên quan đến chi phí thấp); sự kiểm soát, chính sách ưu đãi hay hạn chế, chính sách thuế của Chính phủ và những hoạt động của Hiệp hội; quy mô vốn đầu tư lớn; áp lực từ việc thiết lập kênh phân phối, quảng cáo, khuyeech trương; áp lực về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; phát triển hệ thống chi nhánh…. Khiến cho áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh càng thấp. Nếu không có các rào cản thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Áp lực từ phía các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế làm cho lợi nhuận tiềm năng của ngành bị giới hạn bởi vì chúng giới hạn mức giá cả các sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành, do vậy, doanh thu tăng lên không chắc bù đắp nổi chi phí phát sinh thêm. Mặc dù hầu hết mọi thứ đều có ít nhất 1 sản phẩm thay thế, song cần phải xem giá cả cũng như tính năng của những loại hàng hóa thay thế đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận ngành như thế nào.

Sức mạnh mặc cả từ phía người mua

Yếu tố n ày xuất phát từ thị trường đầu ra của ngành. Người mua có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của một ngành vì họ có thể mặc cả giá hoặc yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao hơn. Người mua có tác động lớn khi họ mua với khối lượng lớn.  Ví dụ tiêu biểu của trường hợp này là doanh nghiệp cung cấp đầu vào của các ngành như ô tô, máy tính…Các doanh nghiệp này luôn bị KH ép giá.

Sức mạnh mặc cả từ phía nhà cung cấp

Lợi nhuận của ngành cũng bị ảnh hưởng bới quyết định của nhà cung cấp, vì các nhà cung cấp có thể thay đổi giá cũng như dịch vụ cung cấp cho ngành.

Khi phân tích về vấn đề này cho mỗi ngành, cần cân nhắc kỹ yếu tố đầu vào là lực lượng lao động. Ngành CK, ngân hàng VN đang chịu sức ép lướn từ thị trường lao động do cung về việc làm đang lớn hơn cầu.

Một nhà đầu tư cần thiết phải phân tích sức mạnh cạnh tranh để từ đó biết được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng của ngành. Bên cạnh đó phải thường xuyên cập nhật các phân tích về ngành cũng như cấu trúc cạnh tranh của ngành.

 

5. Phân tích dựa vào các mô hình

5.2. Mô hình DDM

I. Mô hình tăng trưởng Gordon 1 giai đoạn

 

•         Công thức    

Trong đó 

•         Po: Giá cổ phiếu 

•         DPS (expected dividends per share): cổ tức kỳ vọng trên 1 cổ phiếu 

•         Ke: chi phí vốn chủ sở hữu hay tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư với cổ phiếu 

•         DPS1: cổ tức kỳ tới = DPSo(1+g) 

•         g: tỷ lệ tăng trưởng cổ tức 

II. Mô hình tăng trưởng 2 giai đoạn

 

•         Công thức:   

•         Trong đó: DPS t: cổ tức thời kỳ t 

•         K e: chi phí vốn chủ sở hữu (hg: thời kỳ tăng trưởng cao, st: thời kỳ tăng trưởng ổn định)

•         g hg: tỷ lệ tăng trưởng thời kỳ tăng trưởng cao

•         g st: tỷ lệ tăng trưởng thời kỳ tăng trưởng ổn định

Tỷ lệ lợi tức yêu cầu

•         K e có thể tính theo công thức ( mô hình định giá tài sản vốn CAPM)

•         b: hệ số beta của cổ phiếu

•         kf: tỷ lệ phi rủi ro( thường dựa trên lãi suất TP CP)

•         km: phần bù rủi ro thị trường

Tốc độ tăng trưởng cổ tức

•         Trong đó

•         b: tỷ lệ trả cổ tức

•         ROE: suất sinh lời vốn chủ sở hữu

IV. Mô hình Fuller – Hsia

•         Giả định tỷ lệ tăng trưởng thay đổi từ ga đến gn (không giống như mô hình Gordon tỷ lệ tăng trưởng đều) trong n=2H năm.

•         Gn là tỷ lệ tăng trưởng cuối năm n

•         Công thức:

V. Mô hình 3 giai đoạn

•         Công thức tính

•         Tính ke,t: ke,t tăng đều tuyến tính từ ke,hg đến ke,st trong thời kỳ n1 đến n2

          5.1. Mô hình FCFE

a)     Công thức tính FCFE

FCFE          = thu nhập ròng

                             – (chi phí TSCĐ – khấu hao)

                             – thay đổi vốn lưu động (không tiền mặt)

                   + (nợ mới phát hành – nợ được trả).

          FCFE          = thu nhập ròng

                   – (chi phí TSCĐ – khấu hao)*(1 – tỷ lệ nợ)

                   – thay đổi vốn lưu động*(1 – tỷ lệ nợ).

Công thức đơn giản:

          FCFE          = thu nhập ròng + Khấu hao

                             +/- thay đổi vốn đầu tư

                             +/- thay đổi tài sản lưu động

Ứng dụng định giá cổ phiếu:

Bước 1: Xác định VCSH

                  

Bước 2: xác định giá trị 1CP

Giá trị 1 CP = PVe / Số lượng CP đang lưu hành

b)    Ước lượng các yếu tố đầu vào

·        Ước lượng tốc độ tăng trưởng g của FCFE:

          - Như ta đã biết g = (1- ) * ROE

          - Do DIV = 0, ta sử dụng tỷ lệ tái đầu tư của cổ phần (Equity Reinvestment Rate - ERR):

ERR= 1 – (chi phí TSCĐ ròng + thay đổi vốn lưu động – nợ ròng) / thu nhập ròng.

ROEnon–cash = (thu nhập ròng – thu nhập sau thuế từ tiền và CK thanh khoản cao) / (giá trị sổ sách của cổ phần – tiền và CK thanh khoản cao).

à gFCFE= ERR * ROEnon–cash.

c)     Công thức tổng quát:

                       

                             P0: giá trị của cổ phiếu.

                             FCFE0: FCFE của năm đầu tiên.                  

                             ke: chi phí vốn cổ phần.

                             g: tốc độ tăng trưởng của FCFE.

d)    Mô hình FCFE 1 giai đoạn

·        Được áp dụng khi công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định.

·        Công ty không trả cổ tức hoặc trả với tỷ lệ rất thấp.

·        Đòn bẩy tài chính của công ty ổn định

FCFE1  : FCFE dự tính trong năm kế tiếp

          gn : tỷ lệ tăng trưởng của FCFE (mãi mãi)

FCFE1 = FCFE0*(1+g)

e)     Mô hình FCFE 2 giai đoạn

-        Giai đoạn 1: công ty tăng trưởng cao, mức tăng trưởng biến đổi (áp dụng n năm)

-        Giai đoạn 2: công ty tăng trưởng thấp hơn nhưng ổn định (n+1 năm sau)

Po = PVFCFE + PVgđ ổn định

          gn : tỷ lệ tăng trưởng ở giai đoạn cuối (ổn định)

          rgh,rst : giá trị cổ phần trong gđ tăng trưởng cao và gđ ổn định

f)      Mô hình FCFE 3 giai đoạn

Ta áp dụng mô hình 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: tăng trưởng cao, biến động (trong n1 năm)

- Giai đoạn 2: tăng trưởng thấp dần (bắt đầu n1+1 đến n2)

- Giai đoạn 3: tăng trưởng ổn định (từ n2+1 trở đi)

g)     Ưu – nhược điểm của mô hình FCFE

·        Ưu điểm:

          - Khắc phục được nhược điểm của mô hình DDM.

          - Kết quả khá chính xác

·        Nhược điểm: vẫn chưa đề cập hết các dòng tiền trong công ty như các khoản nợ.

h)     Ví dụ:

Cty Singapo Airline đang trong gđ tăng trưởng ổn định

Cho số liệu của năm 2000 như sau: (đv tính:1,000 SGD)

                    Thu nhập ròng = 1,164

                   Thay đổi vốn lưu động ròng = 500

                   Tỷ lệ nợ = 6%

                   rf =6%, rm =12%, β = 0.8

                   àke= 6+0.8*(12 - 6) =10.8%

                   Chi phí TSCĐ = 1,520

                   Khấu hao = 1,220

                    Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng của FCFE (gn) = 6.46%

                   Số lượng CF lưu hành = 100

 Giải

-         Xác định FCFE:

FCFE = 1,164 -  (1,520 – 1,220)*(1 – 0.06) - 500*(1 – 0.06)

= 412

g = 6.46%

Áp dụng công thức:

P0     = 412(1+0.0646)/(0.108 – 0.0646)

                             = 10,105.341

à   Giá trị cổ phiếu      = P0/số cổ phiếu

                                      = 101.05 SGD

 

6. Một số tỷ số áp dụng vào phân tích ngành

a. Mô hình số nhân thu nhập

-         Ước tính EPS

Dự báo doanh thu trên mỗi cổ phiếu dựa vào phân tích chuỗi dữ liệu thời gian trong quá khứ, phân tích các yếu tố đầu ra và đầu vào và phân tích mối liên hệ giữa ngành và thị trường. Để thực hiện điều này cần phải chọn lựa những cổ phiếu tiêu biểu cho ngành ước tính chi tiết EPS cho mỗi cổ phiếu rồi từ đó ước tính EPS chung cho ngành.

Phân tích chuỗi dữ liệu thời gian: lựa chọn chuỗi thời gian trong quá khứ đối với thời kỳ tăng trưởng và suy thoái đồng thời hệ thống các sự kiện lớn sẽ giúp ta có cái nhìn sâu hơn về ngành. Đồng thời ngoại suy chuỗi thời gian sẽ có được ước lượng về doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ngành qua các năm.

Phân tích đầu vào  -  đầu ra là một cách khác để đạt được những hiểu biết về một ngành bằng cách tách các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào và ngành sử dụng sản phẩm đầu ra từ ngành này. Nói cách khác là cần phải xác định các nhà cung cấp và khách hàng của một ngành. Điều này sẽ giúp chúng ta xác định nhu cầu trong tương lai của khách hàng đối với sản phầm của ngành sản xuất ra cũng như khả năng của nhà cung cấp để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho ngành.

Mối liên hệ giữa ngành và thị trường: ngành và thị trường có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Các câu hỏi đặt ra là những biến kinh tế nào ảnh hưởng đến nhu cầu cho các ngành, các yếu tố nào tác động đến ngành, tác động như thế nào và tương tác ra sao? Từ đó để ước lượng các yếu tố định lượng.

-         Dự báo lợi nhuận biên của ngành

+ Khấu hao của ngành

B1:  Tính toán PPE hàng năm của ngành

B2:  Dựa vào tỷ số doanh thu trên PPE ước tính từ các năm trong quá khứ để dự tính PPE cho năm sau.

B3: Tính toán chi phí khấu hao (% của PPE) của ngành

B4: Dự tính chi phí khấu hao dựa vào công thức sau:

 

+ Chi phí lãi vay

Ước tính chi phí lãi vay qua các bước:

B1: Tính toán vòng quay tài sản (TAT) hàng năm

B2: Dựa vào doanh số bán hàng và TAT ước tính trong quá khứ để ước tính TAT trong năm sau.

B3: Tính tỷ lệ nợ dài hạn (theo % của TAT) cho ngành

B4: Sử dụng TAT ước tính bước 2 và tỷ lệ nợ dài hạn ở bước 3 để ước tính tỷ lệ nợ dài hạn cho năm sau

B5: Tính toán mức lãi suất hàng năm và phân tích các xu hướng của mức lợi tức trên thị trường

B6: Dự tính mức lãi suất cho năm sau dựa vào những phân tích ở bước 5

B7: Ước tính chi phí trả lãi dựa vào công thức:

          Lãi suất dự tính của nợ x Nợ dài hạn dự tính

+ Thuế

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến doanh nghiệp, ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế. Việc thay đổi mức thuế suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định tài chính của các doanh nghiệp. Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ ngành.

-         Ước tính số nhân thu nhập của ngành

Để ước tính số nhân thu nhập của ngành ta sẽ sử dụng 2 phương pháp:

         +  Phương pháp vĩ mô xem xét mối quan hệ  giữa số nhân thu nhập của ngành với thị trường. Cụ thể là mối quan hệ giữa P/E của ngành và toàn thị trường dựa trên các nhân tố tác động tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của các khoản thu nhập, cổ tức và tỷ lệ thanh toán cổ tức. Những thay đổi trong một ngành sẽ kéo theo những thay đổi lây lan đối với các ngành khác và sẽ tác động lên toàn thị trường và thị trường sẽ tác động ngược trở lại đối với ngành.

         +  Phương pháp vi mô:  ước tính số nhân thu nhập ngành bằng cách kiểm tra các biến ảnh hưởng trực tiếp đến nó gồm tỷ lệ thanh toán cổ tức, tỷ lệ thu nhập yêu cầu của ngành, tốc độ tăng trưởng dự kiến của các khoản thu nhập và cổ tức của ngành.

b. Tỷ số giá / dòng tiền (P/CF)

          Tỷ lệ P/CF tăng lên đối với cả thị trường và nghành. Mặt khác, số lượng các nghành cũng tăng theo thời gian. Lý do của sự khác biệt trong các tỷ lệ P/CF cũng tương tự như đối với tỷ lệ P/E: đó là sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng của CF đối với mỗi cổ phiếu, và sự rủi ro của chuỗi CF trong những khoảng thời  gian nhất định. Hơn nữa tỷ lệ tăng trưởng của nghành  CF đã cao hơn đáng kể so với thị trường CF, đồng thời, chuỗi nghành công nghiệp CF đã tăng trưởng vững chắc hơn.  

c. Tỷ số giá / giá trị sổ sách (P/PV)

Tỷ lệ giá trên tỷ lệ giá trị sổ sách trên toàn thị trường chứng khoán và các nghành có mức tăng toàn diện theo thời gian . Thêm vào đó, mối quan hệ giữa nghành và thị trường đã có sự thay đổi, Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong mối quan hệ này bắt nguồn từ sự thay đổi ROE của thị trường và nghành công nghiệp.Bởi vì tỷ lệ P/BV phản ánhkhả năng thu về các khoản đầu tư đã vượt quá giá trị của thị trường ,hay của một nghành công nghiệp hoặc một công ty. Ngược lại, việc thu lại được vốn đầu tư này cho người nắm giữ cổ phiếu chính là ROE.Chúng ta đều biết rằng: tỷ lệ ROE trên thị trường đang tăng lên, trong khi đó, tỷ lệ ROE của nghành đã giảm đi rõ rệt do sự sụt giảm trong lợi nhuận.

d. Tỷ số giá / doanh thu (P/S)

Tỷ lệ giá / doanh thu  của toàn bộ thị trường đã có sự tăng lên mạnh mẽ theo thời gian. Trong khi đó,tỷ lệ của  giá / doanh thu đối với các ngành công nghiệp tăng lên không đáng kể. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ P/S:

- Tốc độ tăng trưởng của doanh thu

- Rủi ro trong tăng trưởng của doanh thu

- Phần lợi nhuận ròng  bởi vì những ngành công nghiệp có kinh nghiệm cho phần lợi nhuận ròng cao hơn

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro