Phân tích quan niệm của HCM về đạo đức và rút ra ý nghĩa tư tưởng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Phân tích quan niệm của HCM về đạo đức và rút ra ý nghĩa tư tưởng

I/.Khái niệm tư tưởng HCM:

- ĐH toán quốc lần thứ 9 khẳng định , TT HCM là hệ thống quan điểm toàn diện về 1 vấn đề cơ bản của CMVN , là kết quả của sự vận dụng và ptriển của CN MAc - LêNin vào điều kiện cụ thể ở nước ta . Đó là tư tưởng về GP dân tộc , GP giai cấp , GP con ng gắn với độc lập tự do của d/tộc với CNXH, kệt hợp sức mạnh dtộc với sức mạnh thời đại

- Từ khẳng định trên của Đảng , các nhà KH , các nhà nghiên cứu lý luận đã bước đầu đưa ra định nghĩa về TT HCM là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vẫn đề cơ bản của dân tộc Vn từ CM dân tộc dân chủ nhân dân đến CM XHCN, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và ptriển CN Mac - Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta , là sự kết tinh những tinh hoa dtộc và trí tuệ thời đại nhằm GP dân tộc, GP GC và GP con HCM.

II/.Khái niệm đạo đức

-Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa HCM với HCM, cá nhân và xã hội.

-HCM là lãnh tụ bàn nhiều nhất về đạo đức, nhưng HCM thực hành về đạo đức nhiều hơn những điều HCM đã nói và viết về đạo đức. Vì thế muốn nghiên cứu đạo đức HCM thì không thể chỉ dừng lại ở những bài viết, bài nói mà phải thâm nhập vào toàn bộ cuộc đời hoạt động của HCM và những tiếng nói tâm huyết của các học trò và bạn bè quốc tế về HCM.

III.Nội dung TT HCM về đạo đức

1/Sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị

-Đạo đức HCM là đạo đức mới, là đạo đức Vô sản, là đạo đức cách mạng nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con HCM phục vụ tổ quốc, nhân dân, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Các quan điểm đạo đức của HCM luôn thấm nhuần những tư tưởng chính trị và ngược lại, nhiều quan điểm vừa là chính trị vừa là đạo đức (trung với nước hiếu với dân).

2/Thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, lý luận và thực tiễn

-HCM nói, viết, GD đạo đức luôn gắn với hành động thiết thực, thể hiện bằng kết quả công việc, lý luận đạo đức luôn gắn với đời sống. Mỗi hành vi của HCM đều chứa đựng tư tưởng đạo đức cao thượng, đẹp đẽ.

-HCM thường nhắc nhở: Nói thì phải làm, nói ít làm nhiều, lấy hiệu quả công việc để đo đạo đức, quyết tâm không phải ở hội trường, ở lời nói mà phải thể hiện trong hành động, nói trung với nước hiếu với dân thì nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

3/Thống nhất giữa đức và tài

-Đức và tài gắn chặt nhau, vì có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì vô dụng, thậm chí còn có hại.

-Giữa đức và tài thì đức là gốc, trong đức có tài và trong tài có đức, tài càng cao thì đức càng lớn, con HCM phải có tài và đức thì mới làm tròn nhiệm vụ.

4/Thống nhất giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, giữa việc nhỏ và việc lớn

-HCM cách mạng phải rèn luyện đạo đức cách mạng và đạo đức đời thuờng, trong đó phải đặt đạo đức cách mạng trên hết, hi sinh phấn đấu vì tổ quốc, vì nhân dân, không quên rèn luyện đạo đức trong những việc nhỏ.

-Rèn luyện đạo đức trong mọi môi trường, mọi phạm vi từ gia đình đến môi truờng đến xã hội, nơi sinh hoạt, công tác và cần phải có sự phối hợp giữa các môi trường để GD đạo đức toàn diện cho con HCM, rèn luyện đạo đức trong mọi mốiquan hệ

5/Đạo đức cần cho mọi HCM nhất là cho những HCM cách mạng, cho cán bộ, đảng viên

Bác không để lại 1 tác phẩm chuyên về đạo đức, nhưng đạo đức HCM đề cập liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, lứa tuổi, ngành nghề.

• Quân đội: Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

• Công an: Đối với tự mình cần kiệm liêm chính, đối với chính phủ phải tuyệt đối trung thành, đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép, đối với công việc phải tận tụy, đối với kẻ địch phải kiên quyết và khôn khéo, đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ.

• Thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, có chí ắt làm nên.

• Phụ nữ: Trung hậu, đảm đang.

• Thiếu niên: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt, giữ gìn vệ sinh thật tốt, khiêm tốn thật thà dũng cảm.

-HCM luôn nhấn mạnh phải rèn luyện đạo đức trong điều kiện Đảng cầm quyền .

-HCM cầm quyền có sức mạnh để bảo vệ thành quả của cách mạng. Nhưng nếu tha hóa đạo đức, HCM cầm quyền trở thành sâu mọt, tham quyền cố vị, đe dọa sự sống còn của Đảng.

6/Tư tưởng đạo đức HCM có vai trò to lớn đối với dân tộc và nhân loại

-Những đức tính như khiêm tốn, độ lượng, giản dị, thật thà, tự nhiên, tình yêu nhân loại, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng dân tộc Vn mà cả với nhân loại tiến bộ trên thế giới hôm nay và mai sau.

7/Đạo đức cách mạng là nền tảng của HCM cách mạng, giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của HCM gánh nặng lúc đường xa.

-Đạo đức cách mạng là gốc, là nền, là cái tạo ra những cái khác, cái mà những cái khác dựa vào đó để tồn tại và ptriển. Đạo đức cách mạng vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng để đưa cách mạng tới thắng lợi.

-HCM viết: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội là việc to lớn, nặng nề nhưng rất vẻ vang, mỗi HCM mà không có đạo đức, tự mình đã không có căn bản, đã hư hóa xấu xa thì làm nổi việc gì?

-Đảng viên, cán bộ phải là HCM có đạo đức cách mạng, phải tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của cả dân tộc, của thời đại. Không thể viết lên trán 2 chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến, quần chúng chỉ quý mến những HCM có tư cách đạo đức.

-Đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con HCM. Mỗi HCM có một nhiệm vụ, một công việc, HCM làm việc to, HCM làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì đều là HCM cao thượng.

8/Đạo đức cách mạng góp phần xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

-Theo quy luật, đạo đức văn minh sẽ chiến thắng bạo tàn, con HCM, ý chí con HCM sẽ chiến thắng vũ khí súng đạn của kẻ thù.

-Nếu có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, lùi bước, gặp thành công, thuận lợi cũng không tự kiêu mà vẫn giữ được tinh thần chất phát, khiêm tốn, lo trước thiên hạ vui sau thiên hạ, không công thần, kèn cựa, quan liêu hủ hóa.

IV/.Ý nghĩa tư tưởng về đạo đức

- Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Biết giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự.

IV/Kết luận

Câu 4: Phân tích TT HCM về đại đoàn kết. Ý nghĩa của TT trong giai đoạn hiện nay.

I/.Khái niệm tư tưởng HCM:

- ĐH toán quốc lần thứ 9 khẳng định , TT HCM là hệ thống quan điểm toàn diện về 1 vấn đề cơ bản của CMVN , là kết quả của sự vận dụng và ptriển của CN MAc - LêNin vào điều kiện cụ thể ở nước ta . Đó là tư tưởng về GP dân tộc , GP giai cấp , GP con ng gắn với độc lập tự do của d/tộc với CNXH, kệt hợp sức mạnh dtộc với sức mạnh thời đại

- Từ khẳng định trên của Đảng , các nhà KH , các nhà nghiên cứu lý luận đã bước đầu đưa ra định nghĩa về TT HCM là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vẫn đề cơ bản của dân tộc Vn từ CM dân tộc dân chủ nhân dân đến CM XHCN, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và ptriển CN Mac - Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta , là sự kết tinh những tinh hoa dtộc và trí tuệ thời đại nhằm GP dân tộc, GP GC và GP con HCM.

II/.Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

1/ Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam

Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước".

-Dân tộc ta hình thành, tồn tại và ptriển suốt bốn ngàn năm lịch sử, gắn liền với yếu tố cố kết cộng đồng dựng nước và giữ nước.

-Để tồn tại và ptriển, dân ta phải chống thiên tai, thường xuyên và liên tục, trị thủy các con sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng của những HCM cùng sống trên một dải đất, có chung một kiểu sinh hoạt kinh tế, cùng một tâm lý. Nghĩa là cố kết thành dân tộc.

-Mặt khác, dân ta phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang hung bạo. Để chiến thắng dân ta phải xiết chặt muôn HCM như một, chống xâm lược tạo nên truyền thống đoàn kết quý báo của dân tộc.

-Yêu nước, nhân nghĩa, trọng đạo lý làm HCM, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với XH, lấy dân làm gốc, coi trọng lòng khoan dung độ lượng, hòa hiếu, không gây thù oán, cố kết cộng đồng đã trở thành tình cảm tự nhiên của mỗi con HCM Vn.

-Khái quát tình cảm tự nhiên, ca dao viết: " Nhiễu điều phủ lấy giá gương. . . . Bầu ơi thương lấy bí cùng. . ."Truyền thống đó được nhân lên thành triết lý nhân sinh: " Một cây làm chẳng lên non. . . Thuận vợ thuận chồng. . . Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. . ."

-Chủ nghĩa yêu nước cố kết cộng đồng và triết lý nhân sinh, được khái quát thành tư duy chính trị, phép ứng xử của con HCM trong tình làng nghĩa nước: " Nước mất thì nhà tan, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh."

-Từ tư duy chính trị nâng thành phép trị nước: Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ giữ nước ( Trần Hưng Đạo). Tướng sĩ một lòng phụ tử. . ( Nguyễn Trãi) Vn xuất hiện khái niệm "đồng bào".

-Bác tổng kết: "Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. . ."

2/HCM kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân loại

-Bác gạn đục khơi trong, tiếp thu tư tưởng đại đồng, nhân ái, thương HCM như thương mình, nhân, nghĩa, trong học thuyết Nho giáo. Tiếp thu tư tưởng lục hòa, cư xử hòa hợp giữa HCM với HCM, cá nhân với cộng đồng, con HCM với môi trường tự nhiên của phật giáo ( năm điều cấm: nói dối, sát sinh, tà dâm, uống rượu, trộm cướp).

-Tiếp thu tư tưởng đoàn kết của Tôn Trung Sơn, nhất là Chủ nghĩa Tam dân, chủ trương đoàn kết 400 dòng học HCM TQ, không phân biệt giàu nghèo, chống thực dân Anh, chủ trương liên Nga, dung Cộng, ủng hộ công nông.

3/HCM trăn trở về vấn đề đoàn kết lực lượng chống Pháp và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới

-HCM thấy các phong trào chống Pháp của dân ta tuy rầm rộ nhưng đều thất bại, do không quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc. . . HCM thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối. (Phan Bôi Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học. . . đều yêu nước thương dân, nhưng về tập hợp lực lượng thì các bậc tiền bối này đều có vấn đề, cho nên tập hợp không được rộng rãi, không đầy đủ, cho nên không thể chiến thắng kẽ thù). Ví dụ như cụ Phan Bội Châu chủ trương tập hợp 10 hạng HCM chống pháp: Phú Hào, Quý Tộc, Nhi nữ, Anh sĩ, Du đồ, Hôi đảng, Thông ngôn, Kí lục, Bồi bếp, Tín đồ thiên chúa giáo nhưng thiếu Công nhân, Nông dân.

-Đi khắp các thuộc địa và CNĐQ, nhưng chưa thấy dân tộc nào làm CM giải phóng thành công, do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết tổ chức đoàn kết lực lượng.

Nghiên cứu CM tháng 10, HCM thấy nổi bật bài học về đoàn kết tập hợp lực lượng công nông để làm CM giành chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đánh tan sự tấn công của 14 nước đế quốc và bọn Bạch Vệ, xây dựng đất nước theo con đường XHCN.

4/Tiếp thu quan điểm CN Mác-Lê Nin về đoàn kết lực lượng trong CM XHCN

-CN Mác - LêNin phát hiện ra quy luật XH là sản xuất vật chất, nhờ đó phát hiện ra vai trò quyết định sự ptriển xã hội của quần chúng nhân dân.

-Sự vận động của XH luôn gắn với một giai cấp nhất định mà giai cấp đó đứng ở một trung tâm của thời đại. Thời đại ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp đứng ở trung tâm thời đại mới, có lợi ích phù hợp với lợi ích của nông dân và các giai tầng lao động khác, vì thế giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, tổ chức đoàn kết mọi giai tầng XH, đoàn kết cả dân tộc, cả quốc tế, các dân tộc bị áp bức để thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH, CNCS.

-Để đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng, trước hết phải thiết lập liên minh công nông, lấy đó làm nòng cốt, sau đó sẽ đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng bên trong và bên ngoài.

-Bác viết: Lênin là hiện thân của tình anh em bốn bể, là tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng trên thế giới vào cuộc đấu tranh chống CNĐQ.

5/Yếu tố chủ quan của HCM

-Là HCM có lòng yêu nước thương dân vô bờ bến, trọng dân, tin dân, kính dân, hiểu dân, trên cơ sở nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý. HCM luôn chủ trương thực hiện dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Vì vậy HCM được dân yêu, dân tin, dân kính phục.

-Đó chính là cơ sở của mọi tư tưởng sáng tạo của HCM, trong đó có tư tưởng ĐĐK của HCM.

III.Nội dung tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng.

-Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Người cho rằng: "muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản.

-Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng ,có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhân thức là vấn đề sống còn của cách mạng.

-Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.

-Đoàn kết quyết định thành công cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất.Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô, mức độ của thành công.

-Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.

Ví dụ:

Tại sao Pháp - một đất nước có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại phải thua một Vn nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì đồng bào Vn đã đoàn kết như chủ tịch HCM nói:

"Toàn dân Vn chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ

Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước

Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc

Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại".

Để thấy rõ hơn vị trí của sức mạnh lực lượng toàn dân đoàn kết trong thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám, chủ tịch HCM còn chỉ ra:

" Vì sao có cuộc thắng lợi đó?

Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Vn để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc.

Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó"

Từ thực tiễn đó, HCM đã rút ra kết luận:

"Sử dạy cho ta bài học này:

Lúc nào dân ta đoàn kết muôn HCM như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn".

Và HCM khuyên dân ta rằng:

"Dân ta xin nhớ chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh"

Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.

2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu cách mạng

-Hồ Chí Minh cho rằng " đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc". Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.

3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

- Trong tư tưởng HCM, khái niệm dân dùng để chỉ "mọi con dân nước Việt", mỗi một HCM "con rồng cháu tiên", không phân biệt "già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện". Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi HCM dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung.

- Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, HCM đã đưa ra những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:

+ Phải kế thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc, phải có tầm lòng khoan dung, độ lượng với con HCM. Hồ ChíMinh cho rằng ngay cả đối với những HCM lầm đường, lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ.

+ Phải xác định mẫu số chung để quy tụ mọi HCM vào khối đại đoàn kết toàn dân. Đó là nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

+ Phải xác định nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là liên minh công nông và lao động trí óc. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng.

4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lại thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu không có tổ chức, quần chúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu HCM cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh.

- Để xây dựng trên thực tế tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc, HCM chủ trương đưa quần chúng nhân dân vào các tổ chức yêu nước phù hợp với từng đối tượng quần chúng và từng bước ptriển của cách mạng, đồng thời HCM chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp tất cả các tổ chức và cá nhân yêu nước phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng chung.

IV/.Nguyên tắc đại đoàn kết của HCM

-Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con HCM:

-Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân

-Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lau dài, bền vững:

-Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bình vì sự thống nhất bền vững:

-Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân:

V/. Ý nghĩa của TT trong giai đoạn hiện nay

a. Thực trạng chung:

Hiện nay:

-Tình hình thế giới:

+Liên Xô - Đông Âu sụp đổ;

+CM khoa học công nghệ tác động, tạo lên xu thế, làn sóng mới.

-Vn:

+Thực trạng đất nước: Đang tiến hành CN hóa, hiện đại hóa với thành tựu 20 năm đổi mới. Trước mắt phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản làm cho việt nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

KT: của đất nước tiếp tục ptriển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực;

XH: có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện;

CT: Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

b.Yêu cầu nhiệm vụ:

Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Cụ thể:

+một là, đảng ta phải luôn xác định cách mạng việt nam là một bộ phận ko thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới.

+hai là, giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, tự chủ tự cường, chủ trương phát huy sức mạnh dân tộc... trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình ủng hộ từ lực lượng bên ngoài, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu mỗi thời kỳ.

c.Những chú ý khi vận dụng tư tưởng hồ chí minh:

Lý luận gắn liền với thực tiễn:

Một là, phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh

Hai là, lấy mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, cùng hướng tới tương lai.

Ba là, bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội

Bốn là, đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc

d.Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của hồ chí minh:

-Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc với CM nước ta.

Tư tưởng này có nhiều giá trị, biểu hiện tập trung ở những điểm chính sau:

+Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Biết đoàn kết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại.

+Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một chiều, đoàn kết hình thức, nhất thời.

+Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá nhân và đoàn kết tổ chức không tách rời nhau.

+Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Đoàn kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân.

+Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai.

+Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của đảng, là biện pháp phát huy sức mạnh của đảng, của toàn dân tộc.

+Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong đảng.

+Thực hiện đồng bộ đoàn kết trong đảng - đoàn kết toàn dân - đoàn kết quốc tế.

+Đoàn kết trong mọi chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng lợi ích của mọi thành viên cộng đồng quốc gia, dân tộc, quốc tế.

d.Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong công cuộc đổi mới hiện nay

-Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;

-Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc;

-Những bước làm cụ thể hơn:

+xác đinh hướng đi;

+xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;

+dựa vào sức mạnh của toàn dân, lấy dân làm gốc;

+phát triển con người;

-Để ngọn lửa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro