Hai đứa trẻ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn, là cây bút viết truyện ngắn đầy tài hoa, rực rỡ. Ông viết truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật, cùng với những cảm xúc mong manh đời thường. Đọc tác phẩm của Thạch Lam, ta sẽ còn thấy được văn Thạch Lam rất trong sáng và giản dị. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Nắng trong vườn", " Gió lạnh đầu mùa". "Hai đứa trẻ" được sáng tác 1938, trích trong tác phẩm "Nắng trong vườn" với chủ đề thông qua những cảm xúc và cảm nhận của nhân vật Liên đối với bức tranh phố huyện, tác giả đã bày tỏ lòng thương cảm đối với những kiếp người sống mòn mỏi, chìm khuất trong xã hội cũ.
    Tác phẩm "Hai đứa trẻ" phần được làm nổi bật chính là bức tranh về một phố huyện nghèo với cảnh thiên nhiên khi trời chiều tà đến. Bức tranh thiên nhiên về buổi chiều tà với phố huyện được thể hiện cụ thể qua những màu sắc và hình ảnh được miêu tả trong tác phẩm "Phương tây đỏ rực như lửa cháy", "những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn" hay "dãy tre trước mặt đen lại". Cùng với những màu sắc và hinh ảnh thể hiện bức tranh thiên nhiên đó trong màn đêm của buổi chiều tà, đâu đó vang lên những âm thanh rất khó cưỡng lại, nghe rất rõ trong màn đêm yên ắng "tiếng muỗi vo ve", không chỉ có tiếng muỗi, còn có thể nghe rõ cả những "tiếng trống thu không", ruộng đồng "tiếng ếch nhái kêu". Dĩ nhiên, để có một bức tranh làm nổi bật lên tác phẩm thì không thể nào thiếu những đường nét cùng nghệ thuật kết hợp với nhau " Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt rõ rệt trên nền trời". Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh với những câu văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh nhịp điệu có hồn đã thể hiện xuất sắc một khung cảnh thiên nhiên của buổi chiều tà, đầy thơ mộng, mang đậm đà sắc của làng quê Việt Nam. Bên cạnh bức tranh thiên nhiên kể về buổi chiều tà nơi phố huyện thì ta còn thấy thêm được một bức tranh thiên nhiên tả cảnh "chợ tàn" nơi phố huyện.
    Một cảnh "chợ tàn" đầy tiêu diều được thể hiện qua các hình ảnh cụ thể "người về hết", "tiếng ồn ào cũng tắt", "chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía" cùng "mùi âm ẩm bốc lên", tất cả đều là nét đặc trưng của một phố huyện nghèo. Là cảnh vật và con người như gợi lên sự tàn, sự quẩn quanh, sự khô khan của cuộc sống những người nơi phố huyện nghèo khi màn đêm dần buông xuống.
    Tác phẩm "Hai đứa trẻ" còn cho ta thấy được sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng mà Thạch Lam đã vô tình tạo ra để tạo một sự so sánh hoàn mĩ về cảnh nghèo nơi phố huyện.
    Trong khi "bóng tối" tượng trưng cho sự bế tắc, tăm tối, chìm khuất của những kiếp người sống lay lất trong tâm tối "con đường và các con ngõ chứa đầy bóng tối", "con đường thâm thẩm ra sông", "con đường từ chợ về nhà và cả các con ngõ trong làng ngày càng sẫm lại". Thì "ánh sáng" lại tượng trưng cho niềm hi vọng, sự tự do, cuộc sống hạnh phúc, hay khát khao tốt đẹp và ước vọng. Tuy nhiên, trong tác phẩm này ánh sáng trong tác phẩm này ánh sáng trong mạnh mẽ như vậy mà nó lại là một thứ ánh sáng yếu ớt, thứ ánh sáng ấy tuy yếu ớt nhưng lại mang đến một chút hi vọng về một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ và vui vẻ.
    "Hai đứa trẻ" không chỉ nét về cảnh phố huyện về đêm mà còn nói về cuộc sống của những con người nơi phố huyện chỉ còn Liên - do hoàn cảnh nhà cửa sa sút, bố bị mất việc nên cả nhà Liên cả nhà Liên phải về quê ở. Mẹ giao cho hai chị em Liên một cửa hàng nhỏ để buôn bán, ở đó chẳng kiếm được bao nhiêu. Về đêm, những đứa trẻ nghèo lại bắt đầu lang thang tìm kiếm sự sống. Liên rất thương cảm nhưng chị không có tiền, không có gì để giúp cả. Mẹ con chị Tý thì sang mò cua bắt tép, dọn hàng với ngọn dầu cũng chẳng kiếm được bao nhiêu. Bà cụ Thi ngày nào cũng đến mua rượu, gượng cười khanh khách đầy ghê sợ cùng bóng hình dần vùi vào trong bóng tối. Gợi ta thấy được một số phần bi thảm, bế tắc không có lối thoát của người dân trong xã hội cũ. Vợ chồng bác Sẩm thì kế hoạch ngồi trên manh chiếu rách, góp vui với tiếng đàn bầu bật trong yên ắng. Chiếc xe phở của bác Siêu với chấm lửa nhỏ cùng với những tô phở thơm ngon lại là một món quà xa xỉ mà chị em Liên cùng người dân trong phố huyện nghèo này không thể nào xót tới.
    Qua những chi tiết cùng hình ảnh trên ta thất được nhịp sống của cuộc sống ở nơi đây như một thước phim lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt, mệt mỏi, buồn chán. Lời thoại của ta không thể làm cho cuộc sống thêm sinh động, sôi động mà lại khắc sâu vào một nhịp sống buồn. Dù vậy nhưng tâm hồn họ vẫn ánh lên những khát khao, tình yêu quê hương, khao khát được thoát khỏi sự tăm tối, để đón nhận một cuộc sống hạnh phúc tươi đẹp hơn.
    Nào "buổi tối", Liên buồn ngồi ngắm trăng, trong lòng buồn man mác, Liên thương cảm cho số phận của những đứa trẻ nghèo, cảm thông và chia sẻ với chị Tý, và vợ chồng bác Sẩm. Từ đó, ta thấy Liên là một con người có lòng thương người, nhạy cảm với hoàn cảnh xung quanh và với nỗi đau của người khác.
    "Đêm đến" Liên ngước nhìn dòng người lầm lũi đi trong bóng đêm về nhà, sau đó ngước nhìn các vì sao và cố thức chờ đợi một chuyến tàu đêm như chờ đợi một thứ gì đó, mang lại hi vọng mới, thoả được khát khao thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, buồn tẻ. Ta cũng thấy được Liên là một con người biết suy nghĩ, và cảm thông cho người khá, có tình yêu quê hương sâu đậm. Cô biết mình và mọi người đang chìm trong bóng tối, vì thế cô luôn khao khát được thoát khỏi nó và mong ước cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, đầy đủ hơn.
    Chuyến tàu đến, chuyến tàu cuối cùng với những báo hiệu đầu tiên "đèn ghi đã ra rồi kìa". Chuyến tàu đến mang theo những tiếng "hành khách ồn ào", "còi rít lên", cùng những "toa tàu sáng trưng". Cả đoàn tàu như mang một thế giới khác vào một nơi nghèo nàn như phố huyện.
    Chuyến tàu đêm này có ý nghĩa rất lớn với phố huyện cùng chị em Liên. Đối với phố huyện, nó đem một thứ ánh sáng xa lạ của thành thị giàu có. Điều đó đã giúp xua tan đi cái không khí tối tăm, yên ắng nơi phố huyện nghèo. "Tiếng còi kêu, tiếng kêu cót két của đoàn tàu, tiếng bánh xe rít lên trên đường ray" cùng những "tiếng ồn ào của hành khách" đã làm thay đổi đi nhịp điệu đều đều buồn tẻ của phố huyện. Đối với chị em Liên thì lại khơi gợi về những kí ức đầy hạnh phúc, vui vẻ ở Hà Nội. Là biểu tượng cho một cuộc sống đầy ánh sáng, giàu tương phản với cuộc sống mòn mỏi.
    Thông qua tác phẩm trên, tác giả còn muốn gửi gắm một thông điệp đến tất cả mọi người là "Con người đừng bao giờ để mình chìm vào "ao đời phẳng lặng". Và không ngừng khát khao, xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa và tuơi đẹp hơn. Hãy vươn ra ánh sáng để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn", đó là giá trị nhân văn của tác phẩm.
    Với nghệ thuật lời văn nhẹ nhàng, nhịp điệu đơn giản, cảm xúc tinh tế đã thể hiện nhẹ nhàng những cảm xúc đầy sâu lắng của tác giả.
     Thạch Lam đã tạo ra một tác phẩm rất nghệ thuật và đầy nhân văn. Tất cả những tinh tuý, tình yêu, tình thương cảm của tác giả đã thể hiện và bộc lộ một cách nhẹ nhàng về nỗi xót thương đối với những kiếp người sống mòn mỏi, chìm khuất, lây lất, đầy khó khăn trước Cách mạng. Tác giả rất trân trọng và nâng niu những khát khao của con người muốn vươn ra ánh sáng để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn, thoát khỏi bóng tối và nơi tù động của xã hội cũ trước Cách mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro