Sang thu (1977)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

Trong khổ thơ đầu, tác giả miêu tả sự vật trong thời điểm đầu thu, khác với ở những nơi khác thì cách nhận biết mùa thu đến ở quê hương tác giả rất đặc biệt đó là hương ổi. Tính từ "bỗng" giống như một phát hiện vô cùng thú vị của tác giả, trong đó có xen lẫn cả cảm xúc dường như tác giả cảm thấy vô cùng háo hức khi mùa thu về. Trong những ngày đầu thu, không còn những cái nóng gay gắt của mùa hè mà ngược lại còn có những cơn gió se se lạnh, đây chính là những báo hiệu đầu tiên của mùa. Mùa thu của tác giả, không chỉ được cảm nhận bằng khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se) mà còn được cảm nhận bằng thị giác. Hình ảnh sương được nhân hóa "chùng chình qua ngõ" giống như một con người với dáng đi chậm chậm lại có chút lười biếng. Dường như tác giả vẫn chưa dám chắc chắn về sự thay đổi này, vì vậy tác giả chỉ thốt lên một lời chưa chắc chắn "hình như thu đã về".

"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"

Hình ảnh "sông", "chim" và "mây" đều được tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa làm cho bức tranh thiên nhiên về mùa thu trở nên sinh động đến lạ thường. Mùa hạ qua đi, mùa thu đã bắt đầu tới, những cơn mưa nặng hạt đã chẳng còn, dòng sông lúc này chẳng cuồn chảy cuồn cuộn, chảy siết nữa mà lại thật thanh thản nhàn hạ. Dường như dòng sông ấy cũng là một ẩn dụ về con người đang chậm rãi, suy ngẫm về những trải nghiệm trong cuộc đời. Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông, thì những chú chim lại vô cùng vội vã, hối hả, thu đến mang theo cũng làn gió se se lạnh. Có lẽ những chú chim đã cảm nhận được, biết trước sau mùa thu này thì cái rét đậm của mùa đông sẽ thực sự tới, vì vậy chúng bắt đầu hối hả vội vã từng đàn từng đàn bay về phương Nam tránh rét. Hai câu thơ đối nhau tạo nên sự nhịp nhàng, hình ảnh đối lập nhau giữa sông dưới đất và chim trên trời, sự khác biệt giữa vạn vật dưới đất và trên trời trong khoảng khắc giao mùa. Hình ảnh "đám mây mùa hạ" tạo nên một cảm giác vô cùng thích thú và ngộ nghĩnh cho người đọc, dường như đám mây ấy vẫn còn có những sự lưu luyến về một mùa hạ đã qua mà vẫn muốn được đắm chìm trong nó, nhưng dù có mong muốn thì đám mây ấy vẫn không thể thay đổi được quy luật của thiên nhiên. Hình ảnh đám mây cũng cho chúng ta suy nghĩ về chính con người, mỗi con người chúng ta theo quy luật của thời gian đều sẽ dần lớn lên và già đi, nhưng chúng ta vẫn luôn mãi nhớ và lưu luyến về một điều gì đó tốt đẹp đã qua trong quá khứ và để rồi một lần nữa lại muốn đắm chìm vào trong nó. Cũng giống như tác giả viết truyện Cửu Bả Đao đã từng viết: "Thanh xuân giống như một cơn mưa rào, dù từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, ta vẫn muốn đắm chìm trong nó một lần nữa".

"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"

Những tia nắng vẫn còn ở lại mặc dù mùa hạ đã đi qua, tuy nhiên những tia nắng lại lại thật dịu dàng, ấm áp không phải là cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hạ. Những cơn mưa thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những chẳng còn ào ạt như lúc trước nữa. Hai câu thơ cuối không chỉ mang nghĩa tả thực mà còn mang theo nghĩa ẩn dụ nói về chính con người. "Sấm" là ẩn dụ về những khó khăn, gian khổ, những bất thường của cuộc đời. Còn "hàng cây đứng tuổi" là hình ảnh ẩn dụ chỉ con người từng trải. Ý nghĩa của hai câu thơ trên là khi con con người ta đã trỉa qua nhưng khó khăn, bất thường trong cuộc sống thì họ sẽ trở nên biết mình, biết ta, hiểu biết hơn về cuộc đời. Họ sẽ vững vàng hơn và có đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, gian khổ ấy mà không một chút ngần ngại, nhụt chí. Đất nước ta cũng đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đó chính là kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ và giờ đây đất nước ta đã đủ vững mạnh để chiến đấu với tất cả những đất nước đang nhòm ngó tới mảnh đất Việt Nam yêu quý của chúng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro