Viếng lăng bác (1976)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


"Con ở miền Nam ra thăm lăng bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng"

Năm 1976, sau khi đất nước giải phóng, hai miền Nam Bắc về chung một nhà đúng lúc này lăng Hồ Chủ tịch cũng vừa được Khánh Thành. Viễn Phương có dịp được ra miền Bắc viếng lăng Bác, trong câu thơ đầu tiên tác giả tự xưng là "con" tạo cảm giác thân mật, lúc này tác giả giống như một người con từ xa về nhà thăm cha - người cha già dân tộc. Cây tre, tự bao giờ đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam, nhắc đến cây tre là nhắc đến những trang lịch sử oai hùng của nước nhà. Hình ảnh cây tre trong khổ thơ này là hình ảnh ẩn dụ, chỉ con người Việt Nam, đất nước ta đã trải qua hơn 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước, trong khoảng thời gian ấy đất nước ta đã chịu ác đô hộ một nghìn năm của Trung Quốc, trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc là kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mĩ. Dẫu vậy, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn không lúc nào nguôi ngoai ý chí chiến đấu kiên cường cũng giống như hàng tre xanh xanh dù có bão táp mưa xa vẫn đứng thẳng hàng không hề lung lay.

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân"

Hai câu thơ đầu, có sự xuất hiện của hai mặt trời. Mặt trời thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, còn mặt trời thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cha già vĩ đại của dân tộc. Hai từ "rất đỏ" đã cho người đọc cảm nhận được sắc đỏ thẫm của mặt trời, đây cũng giống như là ý chí của Bác kiên cường, rực lửa hy vọng đất nước hòa bình vẫn chưa lúc nào nguôi ngoai. Chỉ với hai câu thơ đầu tác giả đã có thể miêu tả được sự vĩ đại, tư tưởng cách mạng và lòng nồng nàn yêu nước của người cha già. Ngày ngày trôi qua, vẫn không ai có thể quên được hình bóng của Bác, người anh hùng vĩ đại đã dành cả tuổi thanh xuân của mình để tìm ra đường lối giúp đất nước đi đến thống nhất, dòng người đông đúc rực rỡ tựa như kết thành một tràng hoa dâng lên Người. Ở đây "tràng hoa" chính là tấm lòng biết ơn, sự thành kính với Bác. Tác giả không nói là 79 tuổi, mà nói là 79 chín mùa xuân tức muốn nói cuộc đời của Bác đẹp tựa như mùa xuân

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Dường như đối với tác giả, Bác chưa hề ra đi mà Bác chỉ đơn giản là đang nằm ngủ, trong một giấc ngủ bình yên. Vầng trăng từ rất lâu đã trở thành người bạn tri âm tri kỉ của bác và Viễn Phương đã sử dụng vầng trăng một cách rất khéo léo để cho "hai người bạn" cùng ở bên nhau. Dù "ngủ say" nhưng trên khuôn mặt bác vẫn tỏa ra nét dịu hiền thể hiện cho những gì thanh cao nhất của cuộc đời. Cũng giống như hình ảnh mặt trời thì hình ảnh "trời xanh" cũng như vậy, nó đại diện cho những gì vĩnh cửu gợi nên suy nghĩ về sự cao cả, vĩ đại của Bác, Bác dù đã ra đi, nhưng trong lòng của nhân dân Việt Nam thì Bác mãi mãi còn tồn tại trong tim mỗi người. Nhưng dù biết là Bác vẫn còn mãi sống trong tim người dân Việt Nam, thì Viễn Phương vẫn cảm thấy thật vô cùng đau xót bởi vì sống trong tim thì cũng chỉ là sự tưởng nhớ làm sao có thể sánh bằng việc người cha già ấy mãi mãi sống trên cuộc đời cùng với người dân, cùng với đất nước.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn là con chim hót quanh lăng Bác
Muốn là đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn là cây tre trung hiếu chốn này"

Trong lời thơ của tác giả có mang sự tiếc nuối, bởi vì ngày mai ông sẽ phải trở về Miền Nam, chẳng còn được ở bên cạnh người cha già vĩ đại của dân tộc nữa. Giọng thơ mang sự tiếc nuối, xót xa, một tiếng "thương" khiến cho người đọc cũng không khỏi đau lòng, hình ảnh "trào nước mắt" cũng đã hết thảy diễn tả được tấm lòng và tình yêu thương tác giả dành cho Người. Trong ba câu thơ cuối, điệp từ "muốn làm..." được nhắc lại ba lần, thể hiện mong muốn tột độ của tác giả. Viễn Phương muốn trở thành con chim ngày ngày bay lượn, hót những "bài ca" hay nhất bên lăng Bác, muốn làm đóa hoa thơm ngát tỏa hương thơm tạo thơm vẻ đẹp sắc hương cho nơi Bác an nghỉ và đặc biệt ông muốn trở thành cây tre trung hiếu biểu tượng cho sự vững vàng của dân tộc Việt Nam, Viễn Phương muốn làm cây tre để ngày ngày đứng bên lăng Bác canh giữ giấc ngủ bình yên của Bác. Những tâm tư, tình cảm, lòng thành kính của tác giả cũng chính là những gì mà nhân dân Việt Nam đối với người cha già của dân tộc.


(Phân tích chưa sâu)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro