THƯƠNG VỢ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

          Trần Tế Xương( thường đc gọi là Tú Xương ) là 1 nhà thơ giỏi của VN. Nói đến thơ trào phúng không ai có thể quên ông, một giọng thơ đả kích, phê phán sắc sảo, cay độc, mạnh mẽ hiếm có.Ngoài những bài thơ trào phúng sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng."Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.

                     "Quanh năm buôn bán ở mom sông,

                       Nuôi đủ năm con với một chồng.

                       Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,

                        Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

                         Một duyên hai nợ âu đành phận,

                         Năm nắng mười mưa dám quản công.

                         Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

                         Có chồng hờ hững cũng như không!"

          Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia đình là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. 


                       Quanh năm buôn bán ở mom sông,

                       Nuôi đủ năm con với một chồng"

    "Quanh năm buôn bán" là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác , không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú "buôn bán ở mom sông", nơi mỏm đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ "mom sông" gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, mới "nuôi đủ năm con với một chồng". Một gánh gia đình thật lớn đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc,... chứ ai lại "đếm" chồng.Công việc thì nhọc nhằn, thu nhập thì ít ỏi, nhưng bà Tú lại phải lo lắng cho cả một gia đình sáu miệng ăn. Hơn nữa, không phải là sáu mà là "năm con với một chồng", "Năm con" là số nhiều, nhưng dù sao cũng chịu được, lo cho chúng chỉ cần bát cơm, manh áo. Nhưng ông chồng, là "một", nhưng là chi phí bằng cả năm đứa con kia. Có khi còn hơn thế nữa! Mỗi khi ông lều chõng đi thi, tiền lưng gạo bị lại đổ lên đầu vợ, chưa nói đến khi đồng chè đồng rượu,...  Qua cách tính đếm cho thấy ông Tú đã tự hạ mình như "1 ng con đặc biệt" , đã ko làm đc gì mà còn phải ăn bám vk con, làm cho gánh nặng gia đình đè lên vai bà Tú càng nặng hơn.Nhiều khoản chi như thế nhưng lúc nào bà cũng lo "đủ". Thật là đảm đang tháo vát biết chừng nào, chiều chồng biết chừng nào!Qua đó, Tú Xương còn thể hiện đc lòng thấu hiểu, biết ơn, quí trọng và iu thương vk.

Được cái tiếng thơm ấy, thật không dễ dàng gì, bà Tú phải đổi bằng biết bao công sức:

               Lặn lội thân cò khi quãng vắng

              Eo sèo mặt nước buổi đò đông

   Vs nghệ thuật đảo ngữ, đưa 2 từ láy "lặn lội" và "eo sèo" lên đầu câu đã làm ngôn ngữ thơ tăng cấp, tô đậm thêm nỗi cơ cực, vất vả, lam lũ của bà Tú trong công việc. Nỗi cực nhọc kiếm sống ở "mom sông" tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh "con cò" trong ca dao cổ: "Con cò lặn lội bờ sông...", "Con cò đi đón cơn mưa..." được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh "thân cò" lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ  của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. "Eo sèo" là từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai đẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi "mặt nước" lúc "đò đông". Một cuộc đời "lặn lội", một cảnh sống làm ăn "eo sèo". Nghệ thuật đối đặc sắc " khi quãng vắng " và " buổi đò đông" đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực gian truân của bà Tú: đã vất vả,mệt nhọc lại đơn chiếc 1 thân 1 mình bươn chải làm ăn quanh năm suốt tháng mà ko ai đỡ đần chia sẻ. Mặc dù khó khăn nhưng bà Tú chưa bao giờ kêu ca 1 lời mà luôn có một thái độ chịu đựng vốn thường có của người phụ nữ phương Đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

         "Duyên" là duyên số, duyên phận, là cái "nợ" đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng ."Nắng", "mưa" tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực.Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: "một...hai...năm..mười..."làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. bà Tú chấp nhận tất cả, hi sinh tất cả chỉ vì 1 chữ "tình", chỉ vì cái thứ tình cảm mà người đời gọi là tình yêu mà bà chấp nhận từ 1 ng tiểu thư lá ngọc cành vàng biến thành 1 ng phụ nữ làm lụng suốt năm suốt tháng cho ck cho con mà không lời oán than.Thật là kiên cường nhưng sao mà tội nghiệp! Phần lớn phụ nữ nhờ chồng mà được hưởng niềm sung sướng, còn với bà Tú chỉ là thêm một món nợ cả đời. Nhập thân vào nhân vật, Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời. Kết thúc hai câu thơ cũng là sau những khó khăn được đưa ra là lời khẳng định:" âu đành phận.... dám quản công". Một thái độ dứt khoát, một sự chấp nhận không cần bàn cãi, một cách ứng xử hiển nhiên. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi "giang sơn nhà chồng" là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo oán than.Như vậy, chỉ vs 6 câu thơ t.giả đã khắc họa hình ảnh bà Tú- 1 hình ảnh ng mẹ, ng vk VN vs bao phẩm chất: đức hi sinh, chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, thương yêu ck con,..

     Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi "mom sông" lúc "buổi đò đông" đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình:

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không!"

     Lời thơ như là tiếng chửi. Mà là chửi thật: "Cha mẹ thói đời...", không phải là người vợ chịu nhiều vất vả thiệt thòi nên chửi mà người chồng tự chửi mình đấy thôi.Trách mình "ăn lương vợ", mà "ăn ở bạc". Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn "hờ hững" với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế! Bà Tú lấy phải một ông chồng bạc bẽo, chẳng giúp gì cho gia đình, cho vợ, chẳng làm được trụ cột lại còn để vợ phải nuôi. Thật là có chồng mà như không có, thậm chí còn khổ hơn không chồng. Không những vậy, ông còn chửi thói đời bất công  vì đó là nguyên nhân sâu xa đã khiến bà Tú chịu khổ vs nhiều luật lệ khắc khe, cổ hủ, chính nh xh đó đã sản sinh ra nh ông chồng vô dụng, bất tài như ông đây. Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi!

              Bài thơ "Thương vợ" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời thường ,các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể ( bà Tú với "năm con, một chồng") vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. "Thương vợ'" là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.







Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro