Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Đình Thi đã từng nhận định rằng: "Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của con người khi đụng chạm vào cuộc sống" Bao giờ cũng thế, người nghệ sĩ dường như đã được phú cho cái thiêng lương cao đẹp là niềm rung cảm mãnh liệt trước những biến thái của cuộc đời để rồi từ đó, chuyển được nhịp đàn muôn điệu ấy vào thi ca. Hòa cùng âm hưởng ấy, người thi nhân Huy Cận đã chấp bút nên tiếng thơ "Tràng giang" âm vang mãi nơi cõi lòng biết bao thế hệ độc giả. Thông qua hai khổ thơ đầu, ta lại có dịp cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của tác phẩm

Huy Cận nổi tiếng rất sớm từ độ hoa niên với tiếng thơ u sầu cố hữu khắc sâu trên nền không gian rợn ngợp, cổ điển mang âm hưởng Đường thi. Bài thơ "Tràng giang" được sáng tác vào một chiều thu khi nhà thơ đứng bên bến Chèm sông Hồng ngắm cảnh. Tác phẩm không chỉ là bức tranh nội cảm đại biểu cho phong cách Huy Cận mà còn là tuyệt tác có trị ví quan trọng trên thi đàn Thơ mới.

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song"

Có thể nói rằng, ngòi bút chỉ có thể cất lên một cách đẹp đẽ nhất, lộng lẫy nhất khi anh đem cái tâm tư phổ vào cảnh vật, phổ vào sự sống. Không nằm ngoài quy luật đấy, ngay từ hai câu thơ đầu tiên, Huy Cận đã gợi ra những nét dạo đầu về nỗi sầu thường trực đặt để giữa chiều kích không gian rộng lớn mang cảm hứng vũ trụ. "Sóng gợn" trước tiên là hình ảnh đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra miên man tận nơi nào. Chuyển động ấy tuy khẽ khàng mà đặt giữa không gian rộng lớn và cụm từ "buồn điệp điệp" bỗng hằn sâu lên nỗi sầu tưởng như triền miên và cái tĩnh mịch đến rợn ngợp, đặc trưng cho thi pháp lấy động tả tĩnh đậm chất Đường thi. Tương tự như thế, thi liệu "con thuyền" quen thuộc vốn đã gắn liền với sự nổi nênh nay cũng bởi cụm từ "xuôi mái" mà tạo nên ý thơ muộn phiền vô ngần. Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" không chỉ vừa mở ra bề rộng, vươn thêm bề dài mà còn tạo thế đối xứng, khiến người đọc không khỏi ngẫm tới những dòng thơ Đăng cao của Đỗ Phủ:

"Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ

Bất tận trường giang cổn cổn lai."

Cũng là đối xứng, nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi, còn Huy Cận – có cải biên, dùng theo lối tương xứng. Nhờ thế, câu thơ tạo được dư ba khiến lời đã ngừng mà ý hướng còn âm vang mãi.

"Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả"

Khác các nhà Thơ mới ưa thể hiện cái tôi, cây đại thụ của làng văn học hiện đại Việt Nam thường chọn một lối đi kín kẽ hơn, cổ điển hơn: Ẩn sau cái mênh mông của sóng nước và để cái tôi nội cảm chia phối góc nhìn thực tế đời sống. Đứng trước những dòng sông lớn, ta có cảm tưởng như đang đối diện với sự trường tồn, trường cửu, một Tràng giang điềm nhiên dửng dưng không thèm biết đến sự có mặt của con người. Đứng bên dòng sông lớn, lắng nghe nhịp triều mênh mang, nhịp của vĩnh hằng, nhịp của vũ trụ. Và, hình như Huy Cận đã nghe thấy và đã chuyển được nhịp chảy trôi miên viễn ấy vào trong âm hưởng của bài thơ bằng thứ âm vang lạ lùng của chữ nghĩa mà ở đây là yếu tố trùng điệp. Một lần nữa hình ảnh thuyền và nước được lặp lại. Tuy tồn tại cùng nhau nhưng bị xen giữa từ "về" và "lại" miêu tả sự vận động ngược hướng tan tác, chia lìa, hai chữ "trăm ngả" cùng nhịp thơ 4/3 lại như tô đậm thêm bầu tâm sự bủa vây trong không gian. Không chỉ thế, nốt trầm của tâm tư lại lần nữa giáng một nhịp ở câu tiếp theo:

"Củi một cành khô lạc mấy dòng"

Bàn về câu thơ, Lã Nhâm Thìn từng nhận định rằng: "1 dòng thơ có 7 tiếng vỡ ra thành 6 mảnh chia lìa". Song hành cùng cách ngắt nhịp độc đáo, thi nhân đã khéo léo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc đặc tả nỗi cô quạnh đến cùng cực. "Củi", vốn chỉ là mẩu gỗ rơi vãi lại còn khô héo, thiếu nhựa sống, nay được đưa vào làm khách thể trung tâm. Hình ảnh thơ tưởng chừng "sống sít" thế nhưng đặt cùng cụm từ "một cành" gợi sự ít ỏi đối lập với "mấy dòng" đã làm bật lên một cách giản dị nỗi lạc lõng, vô định khắc khoải mãi theo dòng nước chảy trôi. Soi bóng câu thơ trên trục thời gian, người đọc giật nhìn nhận ra "củi một cành khô" phải chăng là ẩn dụ cho lớp tri thức trẻ "bơ vơ tìm người thi nhân của mình như con tìm mẹ", lớp trí thức trẻ loay hoay giữa dòng đời tìm kiếm lý tưởng sống rồi ôm mối sầu thời thế bạc bẽo. Nỗi bất an trong đời sống thực tại ngày hôm nay ngày càng lớn. Nó đến do những đổ vỡ niềm tin của con người mà thành. Một thực tại ngày càng bát nháo, vô đạo, vô pháp đang phá hủy tất cả, dựng lên trong lòng người những lo âu. Từ đây, màu sắc hiện đại ở câu thơ thứ tư mới bật lên thật rõ ràng.

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều"

"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"

Nhiều chữ đi ra từ kho ngôn ngữ dân gian, cơ hồ như bị bỏ quên, được người thi nhân phù phép làm cho mới lại, trao cho một sinh mệnh mới, một đời sống mới. Ngay từ thời thập cổ chí kim, ánh nắng và bầu trời vốn gắn liền với niềm tin, hi vọng. Còn nhớ Hàn Mặc Tử nơi "Mùa xuân chín" từng viết:

"Trong làn nắng ửng, khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng."

Nhưng ở Huy Cận, ông chọn đặt góc nhìn theo một cách "ngược ngạo" vô cùng:"nắng xuống, trời lên". Sự vận động trái hướng ấy thổi vào bức tranh những chuyển động rõ rệt, khiến không gian bát ngát ấy như giãn nở đến vô ngần. Bên cạnh đó, bút pháp "Vô thắng hữu" cũng được áp dụng nơi hai câu thơ, các vế câu vừa cắt rời, vừa kết nối liên tiếp như một chuỗi dài cũng đã góp phần tạo ra nhịp chảy trôi, rong ruổi, miên man. Ánh nắng cũng từ đây bỗng trĩu nặng tâm tư và bầu trời, lạ làm sao, được hoàn tất bởi cụm từ "sâu chót vót". Có cái gì như phi lí! Đây không phải là sự lạ hoá ngôn từ. Nếu có, thì trước hết là sự lạ hoá trong cách nhìn, trong cảm giác. Ánh mắt tác giả không dừng lại ở đỉnh trời một cách thường tình để nhận biết về chiều cao, mà như xuyên vào đáy vũ trụ để cảm nhận về chiều sâu trên nền sắc thái chưa hoàn tất. Tựa như ánh nhìn nhà thơ vươn đến đâu thì trời sâu đến đó, qua đó tô đậm cách cái nhìn nội cảm một lần nữa chia phối chiều kích Tràng giang.

Suốt dọc bài thơ, Huy Cận còn dày công khắc hoạ vẻ mênh mông vô biên bằng biết bao chi tiết giàu tính nghệ thuật nữa. Vừa dùng cái lớn lao để gợi sự mênh mông, vừa dùng cái hữu hạn để gợi sự vô cùng. ấy là hàng trăm ngả sông, bao cồn đất, bao bờ xanh, bãi vàng, lớp lớp mây cao đùn núi bạc, ấy là một cành củi khô, một bóng chim nhỏ... Nhưng có lẽ bức tranh vô biên của Tràng giang đạt đến tận cùng là ở hai câu này:

"Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng bến cô liêu."

Câu trên là sự vô biên được mở về chiều cao. Câu dưới là sự vô biên về cả bề rộng và chiều dài. Có một khoảng không gian đang giãn nở ra trong cụm từ: "Nắng xuống, trời lên". Hai động từ ngược hướng lên và xuống đem lại một cảm giác chuyển động rất rõ rệt. Nắng xuống đến đâu, trời lên đến đó. Và nó được hoàn tất bởi cụm từ "sâu chót vót". Có cái gì như phi lí! Có lẽ không chịu được vẻ phi lí mà có nhiều người đã cố tình in và viết thành "sầu chót vót" để dễ hình dung hơn. Tiếc rằng, chính "sâu" mới là sự xuất thần của hồn thơ. Đây không phải là sự lạ hoá ngôn từ. Nếu có, thì trước hết là sự lạ hoá trong cách nhìn, trong cảm giác. ánh mắt tác giả không dùng lại ở đỉnh trời một cách thường tình để nhận biết về chiều cao, mà nó như xuyên vào đáy vũ trụ để cảm nhận về chiều sâu. Song, dầu sao, đây vẫn là chiều sâu của một cái nhìn ngước lên. Cho nên, mới là "sâu chót vót". Chót vót vốn là một từ láy độc quyền của chiều cao, bỗng phát huy một hiệu quả không ngờ. Nó còn gợi sắc thái chưa hoàn tất. Dường như cái nhìn của thi sĩ vươn tới đâu thì trời sẽ sâu tới đó, mỗi lúc một chót vót hơn. Vừa tương xứng vừa hô ứng với câu trên, câu thứ hai mở ra bát ngát, tít tắp. Câu thơ được viết giản dị, không chữ nào lạ, ngỡ như chỉ là sự sắp xếp các chiều kích của tràng giang, thế thôi! Vậy mà thấy động. Các trạng thái tĩnh, các tình từ dường như "cựa quậy" đòi động từ hoá. Trong áp lực của cái nhìn xa hút, có cảm giác "sông dài" (ra) trời rộng (thêm) bến cô liêu (đi) vậy!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#văn11