Phân tích "Trao Duyên"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, ông là một nhà nhân đạo lỗi lạc với " con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" . Ông có tác phẩm nổi tiếng là Truyện Kiều đã thể hiện giá trị nội dung sâu sắc, giá trị nghệ thuật đạt tới trình độ điêu luyện qua việc miêu tả tâm lý nhân vật. "Trao Duyên"- một trong những đoạn trích hay nhất Truyện Kiều đã chạm đến trái tim người đọc khi tái hiện nỗi đau buồn đến cùng cực của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em.
Duyên là thứ mà để con người ta gặp gỡ , để yêu nhau , nếu có phận thì sẽ ở bên nhau trọn đời . Mà đặc biệt cái duyên cái nợ là do ông tơ bà nguyệt se duyên kết tóc thành đôi. Thế nhưng ở đây Thúy Kiều như đoạt lấy cái quyền ấy để mà nối duyên của mình cho em. Nàng có duyên với Kim Trọng nhưng lại không có phận với chàng thế nên nàng muốn nối duyên cho em vì trong thâm tâm nàng , chỉ có thể trao duyên cho em thì mới coi như có thể đền đáp được tấm chân tình mà chàng Kim đã dành cho nàng. Trao duyên đi mà lòng nàng không khỏi đau xót vì tình yêu duy nhất và cũng là tình yêu đâu tiên của nàng đã không thành . Phải chăng người ta hay nói tình đầu là dang dở .
Ngay hai câu thơ đầu tiên ta thấy hành động của Thúy Kiều thật khác thường , nàng như đang hạ thấp mình để cầu xin em , trao duyên nhưng cũng là cầu xin em giúp nàng và chấp nhận.
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Nàng đã không sử dụng "nhờ " mà là từ "cậy" cũng có nghĩa là nhờ nhưng thể hiện được sự tin tưởng tuyệt đối của Thúy Kiều đối với Thúy Vân , "cậy" còn có nghĩa là sự khó nói , day dứt của Thúy Kiều . Nàng s sử dụng "nhận" mà lại dùng "chịu" hàm ý "chịu" ở đây là bắt buộc Vân phải chấp nhận lời thỉnh cầu của mình . Một loạt hành động "lạy" , "thưa" là để chỉ sự kính trọng của người dưới đối với người trên nhưng ở đây lại bị xáo trộn . Thúy Kiều là chị nhưng lại phải lậy em , cậy nhờ em. Thúy Kiều hành động bất ngờ có phần phi lý nhưng lại hợp lý , vì đây là thái độ của người chịu ơn đối với người đã giúp đỡ mình. Với hai câu thơ đầu , Thúy Kiều đã khéo léo sử dụng những hành động , từ ngữ để đưa Thúy Vân vào sự ràng buộc , không thể từ chối sự nhờ vả của Kiều được.
Nàng cậy nhờ rồi nàng nói những tâm tư tình cảm của mình , những lời nói chân thật từ sâu trong lòng nàng.
" Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"
" Giữa đường đứt gánh tương tư - Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" , hai câu thơ này là lời tâm sự của Thúy Kiều với Vân về tình yêu lỡ dở của mình và nhờ em "chắp mối tơ thừa " đó. Rồi Thúy Kiều lại hồi tưởng đến những kỉ niệm giữa mình và chàng Kim : gặp nhau lần đầu ở buổi thanh minh , rồi là nhưng ngày cùng nhau thề nguyện , hẹn ước nhưng ông trời thật trớ trêu ,sóng gió từ đâu ập đến khiến Kiều phải rời bỏ cái tình yêu đẹp đẽ ấy để chọn chữ "hiếu" . "Hiếu " và " tình" là hai giá trị tinh thần mà không thể đặt lên bàn cân được. Cái xã hội mà bắt người ta phải chọn cái không thể chọn thì có đáng ghét hay không , có đáng nguyền rủa không. Chính vì vậy , Thúy Kiều chỉ mong sao em có thể giúp mình trả nghĩa cho Kim Trọng , mang đến hạnh phúc cho người mà Kiều hết lòng yêu thương.
Thúy Kiều không chỉ thuyết phục em bằng những lời lẽ chân thật mà nàng còn thuyết phục em bằng quan hệ máu mủ ruột rà , khiến cho Thúy vân không thể nào mà từ chối được.
" Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"
Hai chị em cùng đang " xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê " , mà Kiều lại nói "ngày xuân em hãy còn dài" trong khi mình thì nào có khác đâu , hai chị em cùng đang đến tuổi thanh xuân tươi đẹp , tràn đầy sức sống , tuổi mà bắt đầu yêu mến một ai đó , phải chăng Kiều nói như vậy là như đã xác định được con đường mình đi sau này không còn bình yên như trước đây mà sóng gió có thể mang nàng đi bất cứ lúc nào . Nàng chỉ mong sao Thúy Vân " xót tình máu mủ" mà chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng, thay nàng làm trọn hẹn ước giữa nàng và chàng Kim. Nếu được như vậy ,dù cho nàng "thịt nát xương mòn " , bị những sóng gió kia chôn vùi , cất lấp thì nàng vẫn cảm thấy thơm lây cái đức hy sinh của em dành cho mình. Thúy kiều đã thuyết phục em bằng những lí lẽ , tình cảm vô cùng sâu sắc , ràng buộc đưa em đến mặc nhiên chấp nhận , qua đó cho thấy Nguyễn Du đã khéo khi thấu hiểu tâm trạng của Thúy Kiều.
"Chiễc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên"
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa"
Chiếc vành , bức tờ mây, phím đàn , mảnh hương nguyền là những kỉ vật tình yêu giữa hai người, họ đã cùng nhau thề nguyện sống chết, có những ngày tháng tràn ngập niềm vui bên nhau nhưng cái xã hội kia lại bắt kiều phải chọn chữ hiếu hi sinh chữ tình. Những kỉ vật tình yêu của nàng và chàng Kim chỉ mong tham lam muốn giữ làm của chung giữa ba người, dẫu đã trao cho Thúy Vân nhưng nàng vẫn luyến tiếc mong nó là của chung. Kiều mong sao khi sau này em và chàng Kim nên duyên vợ chồng rồi thì hãy nhớ đến , hãy xót thương cho " kẻ mệnh bạc "này. Nàng trao kỉ vật cho em mà lòng đau như cắt , mỗi lời của nàng nặng như chì ,thật sự thì nàng muốn dữ lắm nhưng phải trao cho em thì mới có thể đền đáp được ân tình của chàng Kim. Cái xã hội mà bắt con người ta phải chung cái không thể thể chung thì là một xã hội tàn bạo , đây chính là lời tố cáo vọng đến thấu trời của Nguyễn Du về cái xã hội đã chà đạp lên quyền sống , quyền hạnh phúc của con người .
Kiều trao duyên, trao kỉ vật cho em mà đau đớn như cái chết, nàng coi như mình đã khuất, có lẽ nàng đã tưởng tưởng ra cảnh Thúy Vân và chàng Kim sống hạnh phúc mà nàng phải chứng kiến cảnh yêu thương của họ thì sống không bằng chết . Hay từ khi kiều đã xác định bán thân mình nàng đã quyết định chọn cái chết để kết thúc cuộc đời này.
"Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan"
Sự bất công của xã hội và mất đi tình yêu khiến cho Kiều khổ đau , oan khuất cứ vương vấn trên cõi đời không thể siêu thoát. Mai sau nếu thấy "hiu hiu gió" thì là Kiều đang về, cơn gió thể hiện sự vương vấn của nàng trên cõi trần này. Lời thề với chàng Kim thì dù cho Kiều nát thân liễu yếu cũng không thể đền đáp cho chàng Kim được. Khi ấy mong Vân và Kim rót một chén rượu cho " người thác oan " là Kiều. Thúy Kiều hết nhận mình là kẻ phận bạc , người thác oan , linh hồn cô độc bất hạnh nhưng vẫn mang nặng lời thề với Kim Trọng.
Lúc này đây dường như Kiều đã ý thức rõ hơn về bi kịch của bản thân , nàng dự cảm về tương lai bị chết oan , chết hận , linh hồn phiêu du trong gió không siêu thoát , vẫn mang nặng lời thề tình yêu, dự cảm về tương lai mờ mịt , đau đớn tột cùng trước sự đổ vỡ tình yêu, Kiều quên đi là mình đang nói với em mà than khóc với Kim Trọng.
" Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng"
Nhắc lại tình yêu tan vỡ qua hình ảnh " trâm gãy gương tan"- đây là hình ảnh ước lệ chỉ sự tan vỡ trong tình yêu và số phận con người. Nếu ở đầu Thúy Kiều đã lậy em để tỏ sự kính trọng với em thì đến đây Kiều lại " lạy tình quân"- nàng lạy Kim Trọng , nàng nghĩ rằng chính mình là người có lỗi , chính mình đã phụ Kim Trọng . Chính tâm lý mặc cảm cao thượng đó khiến nàng chết ngất trong tiếng kêu thương ngất trời
" Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây"
Thúy Kiều hai lần gọi tên Kim Trọng trong sự đau đớn , nghẹn ngào xpót xa. Kiều quên đi nỗi đau của mình chỉ nghĩ đến Kim Trọng, nghĩ mình có lỗi với chàng , nàng còn đau khổ hơn chàng Kim mà vẫn nghĩ cho chàng qua đó cho ta thấy đức hi sinh của kiều là vô cùng cao quý. Tám câu thơ cuối Kiều độc thoại nội tâm với hàng loạt những câu cảm thán, gợi tình yêu mãnh liêt, nhưng cũng là sự chia ly vĩnh biệt, bi kịch của Kiều lại càng lên cao , càng đau đớn tuyệt vọng từ " người mệnh bạc" giờ lại nhận mình là " kẻ phụ bạc" , Kiều thật sự là tuyệt vọng và đau đớn vô cùng.
Nguyễn Du đã thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Chỉ qua đoạn trích "Trao Duyên" ta cũng thấy được Thúy Kiều là người giàu tình cảm , giàu đức hinh sinh , có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Một nhân cách như vậy mà mới chớm bước vào đời như một bông hoa mới nở đã bị sóng gió vùi tắt. Như Mộng Liên Đường chủ nhân đã nói , có máu rỏ trên ngòi bút của Nguyễn Du , có nước mắt thi nhân thấm qua từng trang giấy. Hơn hai trăm năm rồi những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro