Phân tích nhân vật Tấm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Có lẽ từ xa xưa,  Nhân dân ta đã mơ về một cuộc sống tốt đẹp,  một xã hội công bằng, và ước mơ về cái thiện chiến thắng cái ác, về đạo lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Truyện Tấm Cám đã cho thấy cái nhìn của nhân dân ta đối với kẻ ác người thiện,  khát vọng cháy bỏng về lẽ công bằn,  hay hạnh phúc gia đình. Câu chuyện đã tái hiện  hai chặng đường đời của Tấm. Từ đó thể hiện sức sống,  sức trỗi dậy mãnh liệt của con người và ước mơ về hạnh phúc gia đình.
     Nhân vật chính của tác phẩm là Tấm.  Nàng là cô gái mồ côi cha mẹ,  sống với dì ghẻ và người  em cùng cha khác mẹ. Tấm là cô gái hiền lành,  chăm chỉ chịu thương chịu khó, nhưng phải chịu một cuộc đời đầy tủi cực. Tấm bị mẹ con Cám bắt phải làm việc quần quật, không lúc nào ngơi tay,  trong khi con Cám được chiều chuộng,  được ăn trắng mặc trơn,  không phải làm việc gì. Chuyện là lời thoại tái hiện một chuỗi những mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám độc ác.
     Có lẽ những tình huống của mâu thuẫn dẫn đến sự thiên vị và mất công bằng đã chẳng còn quá xa lạ đối với người đọc. Đầu tiên là sự việc mụ  ta sai hai đứa con của mình đi bắt tôm bắt tép, còn kèm theo lời hứa hẹn đầy hấp dẫn : ai bắt được nhiều hơn,  sẽ được thưởng yếm đỏ.  Chắc trong thâm tâm của mụ, mụ biết rõ như ban ngày rằng Tấm đã quá quen thuộc với việc bắt tôm bắt tép. Ai biết được mụ đã nói trước điều gì với Cám. Để rồi khi thấy Tấm bắt được rỏ đầy tôm tép lòng tham của nó nổi lên. Lừa Tấm rằng đầu bị lấm,  hụp cho sâu , kẻo về dì ghẻ mắng, thừa cơ trút hết giỏ tôm tép, ba chân bốn cẳng chạy về trước. Lời nói tưởng chừng như của người em biết lo cho chị mình nhưng lại ẩn sâu sau đó là ý thâm hiểm.  Mẹ con Cám muốn lấy đi niềm vui được thưởng quà của Tấm. Chuốc lấy cơ hội để được điều mong muốn.
      Mọi việc không chỉ dừng lại ở đó. Mâu thuẫn bắt đầu rõ ràng hơn khi mẹ con Cám bắt cá Bống - con cá còn sót lại trong giỏ, - nghe theo lời Bụt,  Tấm thả Bống xuống giếng,  và gọi:
    Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
  Lời gọi thân thiết ấy được hiểu như tín hiệu để gọi bống,  gọi người bạn của Tấm,  để hai người có thể trò chuyện với nhau trong thời gian dài.
Khi mụ dì ghẻ sinh nghi và sai Cám đi rình cũng là lúc Tấm có nguy cơ mất Bống.  Khi Tấm được mụ dì ghẻ sai đi chăn trâu đồng xa, thì ở nhà mẹ con Cám thừa cơ giết Bống. Tấm về không thấy Bống đâu,  chỉ thấy cực máu nổi lên,  Tấm bật khóc, khi Bụt hiện lên và giúp Bống tìm xương Bống,  cũng là lúc Bụt cho Tấm nhen nhóm cơ hội để đổi đời.
   Mâu thuẫn đã đẩy lên cao hơn khi Tấm muốn đi hội nhưng mà dì ghẻ trộn lẫn đấu thóc với đấu gao bắt Tấm nhặt,  hẳn là muốn cướp đi niềm vui của Tấm,  Tấm cũng chỉ muốn hưởng niềm vui,  niềm hạnh phúc nơi chôn kinh đô. Lần nữa Bụt lại hiện lên, giúp Tấm đọc hai câu thần chú để chim sẻ xuống nhặt thóc và gạo. giúp Tấm có quần áo đẹp. Từ xương Bống đã chôn dưới chân giường,  Tấm có đủ phương tiện diện mạo  và di chuyển. Chỉ trong chốc lát,  cô đã đến được kinh đô. Khi đi qua chỗ lội cô làm rơi chiếc giày, không kịp nhặt. Đoàn xa giá của nhà vua cũng đến chỗ lội, vui sai quân lính nhặt được giày của Tấm và hạ lệnh rằng ai đi vừa giày này sẽ làm vợ vua.
    Đây là cơ hội cho Tấm đổi đời, cho Tấm có hạnh phúc riêng của bản thân. Yếu tố thần linh là Bụt từ đây không còn xuất hiện nữa, để sau này Tấm sẽ phải tự cố gắng đoạt lại hạnh phúc cho mình. Cách phản ứng của Tấm khi bị mẹ con Cám hanh ha chỉ là khóc,  cho thấy Tấm đã vô cùng yếu đuối,  nhu nhược,  là sự phản ứng thụ động.
Trong thế giới cổ tích,  ước mơ của con người sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những lực lượng siêu nhiên giúp đỡ, che chở,  giúp họ đòi lại công bằng.
Tấm được rước vào cung để làm Hoàng Hậu trong sự ghen tức của mẹ con Cám.
  Kết thúc quãng đời buồn tẻ, nhạt nhẽo khi sống vs mẹ con Cám, kết thúc những chuỗi ngày tháng không có niềm vui,  hạnh phúc. Sự hiền lành của Tấm được bù đắp, Tấm được sống trong nơi hoàng cung với nhà vua và được hưởng hạnh phúc gia đình của riêng mình.
  Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã không còn đơn giản là mẹ ghẻ con chồng nữa mà đã trở thành mâu thuẫn xã hội, tranh giành quyền lực.
  Tấm về giỗ cha,  mẹ con Cám đã chặt  cây.  Tấm chết hóa thành chim vàng anh bay về Hoàng Cung, nhắc nhở Cám : phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào,  chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao. Cám giết chim, Tấm lại hóa thân vào cây xoan đào để tận hưởng thời gian bên vua. Cám tức tối chặt cây, làm khung cửi, Tấm lại hóa thân thành tiếng kêu của khung cửi,  với mục đích tuyên chiến vs Cám,  khẳng định chủ quyền, bêu ra tội ác của Cám. Cám đốt khung cửi đem đổ xa, từ đống tro tàn ấy mọc lên Cây thị, mọc ra quả thị, chính là Tấm đang chờ thời cơ quay lại tự tây dành lại hạnh phúc của mình. Và cuối cùng,  Tấm và vua đã được đoàn tụ an nhàn và sống hạnh phúc về sau.
   Đoạn đời này, tác giả dân gian đã miêu tả hình tượng cô Tấm với sức sống,  sức trỗi dậy mãnh liệt, phi thường,  cùng những gian truân vất vả trong suốt nhưng lần hóa thân của Tấm. 
  Cuối cùng,  cách kết thúc chuyện thật bất ngờ, Tấm quay về trừng trị mẹ Cám.  Cách giải quyết theo triết lý dân gian,  tác giả muốn gửi gắm: hạnh phúc không phải trái ngọt trời ban,  muốn có hạnh phúc thì phải biết tự tay dành lấy một cách chính đáng. 
  So sánh với truyện Thạch Sanh- Lý Thông. Tuy Thạch Sanh đã không giết mẹ con Lý Thông nhưng năng lực siêu nhiên đã tận diệt họ,  qua đó đều thể hiển luật nhân  quả ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
    Qua cái nhìn và lên án của nhân dân gửi gắm qua truyện cổ tích Tấm Cám, qua nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, tình huống bất ngờ liên tiếp xảy ra, chúng ta càng thêm thấu hiểu nỗi khát khao,  ước mơ về sự công bằng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Thể hiện sự đánh giá khắc khe của nhân dân đối với nhưng con người có tâm địa độc ác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bang