Trao Duyên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1/MỞ BÀI
Nguyễn Du là một cây đại thụ trong vườn thơ Việt Nam.Ông không chỉ đóng góp cho nền văn học nước nhà những tuyệt tác giàu giá trị sâu sắc tiêu biểu như "Truyện Kiều"-giá trị vượt thời gian và không gian. Mà cụ thể hơn qua đoạn trích "Trao duyên" từ câu 723-756, ông còn nói lên nét đẹp và nỗi đau người phụ nữ xưa phải cam chịu.
*Lưu ý:
Mọi người có thể viết mở bài theo những cách khác nhau không gò bó, dù gián tiếp hay trực tiếp nhưng bắt buộc phải có những tiêu chí sau đây, mở bài có hay và sáng tạo đến đâu nhưng nếu thiếu thì vẫn sẽ bị trừ điểm:
- giới thiệu tác giả
-giới thiệu tác phẩm,vị trí đoạn trích: từ tác phẩm góc là "Truyện Kiều" đến đoạn trích là " Trao duyên". Còn về vị trí nếu không giới thiệu ở mở bài thì đoạn đầu tiên của thân bài ta phải đề cập đến.
-vấn đề cần nghị luận

2/THÂN BÀI
A/ đoạn đầu tiên
Nhà văn Tô Hoài đã từng khẳng định:" Mỗi trang văn đều soi bóng mà thời đại nó ra đời".Thời đại của Nguyễn Du là thời đại chế độ phong kiến suy tàn, mục rửa,có những biến cố lịch sử biến đổi sơn hà.Đau đớn hơn, thân phận người phụ nữ còn bị chà đạp,khinh bỉ vô cùng thảm thương.Bằng những trải nghiệm sống thăng trầm và chứa chan một tình yêu bao la đối với con người,đặc biệt là phụ nữ, ông đã thể hiện cái nhìn sâu sắc của mình khi sáng tác tuyệt phẩm "truyện kiều" để nói lên thân phận người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật ở chế độ phong kiến xưa trong 3254 câu thơ.
Đoạn trích "Trao duyên" là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thuý Kiều. Thể hiện tình yêu bi kịch,thân phận bất hạnh của nàng khi phải dứt lòng đau đớn,sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân, trao đi mối tình đầu tiên của mình cho Thuý Vân để đổi lấy bình yên cho gia đình. Qua đó mà nói lên nhân cách cao đẹp,thiêng liêng của nàng.
*Lưu ý:
Nội dung cần đạt được:
-hoàn cảnh sáng tác
-nội dung đoạn thơ
B/12 câu thơ đầu: tâm trạng đau đớn khi giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên
Ngay từ đầu tựa đề " Trao Duyên" đã thu hút gây ấn tượng với người đọc bởi tựa đề khác đời,khác người. "Ép dầu ép mỡ,ai nỡ ép duyên" , duyên là trời định,là tình yêu đã được sắp đặt từ trước,sao có thể nói trao là trao. Gọi là "Trao duyên" nhưng thật ra không phải khung cảnh tình tứ người con trai gửi tiếng tình vào người con gái tâm đầy e thẹn. Mà duyên ở đây là gửi duyên ,gửi tình cảm của mình cho một người khác để tiếp tục chấp nối mối tình dang dở.Vì thế trước giây phút sóng gió cuộc đời,Kiều vẫn muốn giữ trọn lời thề nguyện đính ước với Kim Trọng mà gửi đi những món kỉ vật cũng như trao tấm chân tình còn lại của mình cho Thuý Vân trong một buổi lễ hết sức thiêng liêng nhưng trong tâm lại vô cùng đau đớn, tuyệt vọng:
" Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Đầu tiên về lời lẽ,Thuý Kiều hiểu Trao duyên là một chuyện vô cùng quan trọng và tế nhị nên đã khéo léo lựa chọn từ ngữ. Đầu tiên về cặp từ "cậy"  và "chịu" vốn là đôi thanh trắc,tạo âm điệu nặng nề và gợi sự đau đớn quằn quại,vật vã trong nội tâm nhân vật.Đồng thời, còn là điểm nhấn khiến cho câu thơ càng thêm liên kết càng thêm lắng động. Từ "cậy" mang ý nghĩa trông mong, tin tưởng,phó thác nhờ vả với tất cả niềm hi vọng tha thiết.Nguyễn Du đã không sử dụng từ nhờ vì nó là thăng bằng, không thể diễn tả được sự thiết tha và làm giảm đi phần nào sự khó nói,quằn quại của Kiều.Còn từ "chịu" có nghĩa là bị nài ép,bắt buộc,không nhận không được,thể hiện sự thấu hiểu nỗi khổ,bị thiệt thòi của em.Không đơn thuần như từ nhận chỉ là chấp nhận đồng ý giúp đỡ,không bộc lộ được tầm quan trọng,ý nguyện cầu xin em hãy lắng nghe mình từ Kiều trong buổi lễ trao duyên cao cả.Tuy được chuẩn bị kĩ càng một cách trang trọng,nhưng đọc giả vẫn có thể thấy sự ngập ngừng ngữ điệu tự nhiên qua hai từ "em" được điệp lại.Qua đó ta có thể nhận định được sự cầu toàn,chăm chước,yêu câu văn của nhà thơ Nguyễn Du cùng sự thông minh,khéo léo của Kiều.
Đến hành động, Kiều đã đảo lộn trật tự vai vế trong nhà,hết sức nhún nhường,khiêm tốn đến đáng thương.Chị lạy em, sự việc vô lí mà hợp lí biết bao! Động từ "lạy" mang sắc thái nghiêm trang, hệ trọng cũng như Kiều đã đặt mình vào người chịu ơn,kẻ bề dưới vì Kiều biết Vân là người chịu thiệt thòi hơn ai hết. Đặc biệt hơn ở đoạn cuối ta lại bắt gặp một lần nữa động từ "lạy tình quân",mặc dù là một từ đồng âm nhưng khi đặt vào ngữ cảnh khác nhau,ta lại có những ý nghĩa khác nhau,nếu động từ "lạy" ở hai câu thơ đầu là sự biết ơn thì cái "lạy tình quân" lại là sự tức tưởi ,nghẹn ngào vì đây là cái lạy tạ lỗi dù mình không có lỗi, lời chào tạm biệt cuối cùng dành cho Kim Trọng. Chỉ qua một động từ, Nguyễn Du không chỉ thể hiện cách dùng từ điêu luyện mà gián tiếp nổi bật lên sự phong phú của ngôn ngữ nước Việt ta từ thời xưa. Còn động từ "thưa" thể hiện sự kín cẩn, tôn trọng,biết ơn,coi Vân là người mà mình mang ơn,kết hợp với âm bằng làm nhịp điệu câu thơ trở nên đứt nghẹn khiến người đọc cảm nhận được nỗi xót xa,sự đau đáu trong những lời nàng sắp nói. "Lạy" trước rồi mới "thưa",thái độ kính cẩn nhưng cũng đưa Vân vào tình thế không thể chối từ. Qua hành động và lời lẽ tinh tế,có sự thương cảm thấu hiểu tâm tình của Kiều buổi lễ trao duyên càng trở nên thiêng liêng,những điều sắp nói càng trở nên quan trọng. "Cạy", "chịu", "lạy" , "thưa" vô cùng ngắn gọn xúc tích nhưng lại là những gốc rễ vững chải không thể thiếu trong đôi câu thơ đầu.
Sau những lời,rào trước đón sau Kiều trực tiếp xin Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng:
" Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em."
Trên đường thì bỗng "đứt gánh tương tư" . "Đứt gánh tương tư" ở đây chính là phép nghệ thuật ẩn dụ cho mối tình đẹp còn dang dở của đôi Kim Kiều. Cùng với điển cố "keo loan" là loại keo pha từ huyết chim để gắn kết các đồ vật,bằng tài năng của một đại thi hào thì trong tác phẩm, "keo loan" lại có ý nghĩa gắn kết mối tơ duyên còn sót lại, mong muốn bền chặt, rực rỡ như màu của huyết-màu sắc đỏ tươi,may mắn. Và "Mối tơ "  chính là mối tơ duyên còn sót lại ấy của Thuý Kiều và Kim Trọng, nhưng đau đớn thay đối với Thuý Vân đó chỉ là "mối tơ thừa" là điều thừa thãi bởi vốn dĩ Thuý Vân không yêu Kim Trọng và còn là tình yêu của chị mình. Vì thế qua từ "chấp nối" mang ý nghĩa mong Thuý Vân nhận lại chuyện tình dang dở đó,cách nói có phần nhún nhường, trân trọng vì Kiều biết sự thiệt thòi hơn cả mà em phải chịu đựng. "Mặc em" mặc dù ý ở đây là phó mặc, uỷ thác tất cả nhưng vẫn vừa muốn vừa ép buộc em nhận lại mong em có thể cùng gánh vác gia đình. Để thuyết phục em mình, Kiều đã kể lại mối tình sâu đậm đầy cảm xúc của mình với Kim Trọng- những điều vốn dĩ Vân cũng chứng kiến từ đó tạo niềm tin vững chắc:
"Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề."
Bằng phép tiểu đối là "ngày quạt ước", "đêm chén thề" kết hợp với điệp từ "khi" được nhấn mạnh ba lần. Câu thơ đã không chỉ vẽ ra khung cảnh nên thơ lãng mạn ngày đầu còn hạnh phúc,trong sự hài hoà cân đối, nổi bật giữa ngày và đêm mà còn được tô đậm,nhấn mạnh thêm cho mối tình thấm thía sâu đậm ấy,tạo nhịp điệu nhanh  cảm giác mối tình hạnh phúc ấy thật đẹp nhưng cũng thật ngắn. Quay về với hiện tại Kiều đưa ra nhưng những lí do chính vô cùng thuyết phục:
" Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẻ hai bên vẹn hai
Ngày Xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nât xương mòn
Ngậm cười chính suối hãy còn thơm lây"

Mình đang up từ từ mọi người cứ chờ nhé

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro