PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ HỆ THỐNG PHẦN MỀM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ HỆ THỐNG PHẦN MỀM

Nội dung

       1. Yêu cầu hệ thống

       2. Yêu cầu của người sử dụng

       3. Tài liệu đặc tả yêu cầu

       4. Quy trình xác định yêu cầu

       5. Các mô hình hệ thống      

                Giới thiệu

                        - Việc phân tích và nắm bắt yêu cầu là giai đoạn đầu của quá trình thiết lập các dịch vụ (mà hệ thống phải giải quyết) và các ràng buộc (mà hệ thống phải tuân theo)

                        - Phân tích yêu cầu là một tiến trình khám phá, làm mịn, mô hình hóa và đặc tả                  

                - Việc phân tích yêu cầu phần mềm có thể chia thành 5 bước:

                        + Nhận thức vấn đề

                        + Đánh giá vấn đề và tổng hợp các giải pháp

                        + Mô hình hóa

                        + Đặc tả

                        + Xét duyệt,thẩm định

                - Các yêu cầu được chia làm hai loại:

                        + Các yêu cầu hệ thống chức năng: các dịch vụ mà hệ thống phải cung cấp

                        + Các yêu cầu phi chức năng: các ràng buộc mà hệ thống phải tuân theo

 1. Yêu cầu hệ thống   

         - Yêu cầu chính: Để bắt đầu, người phân tích giúp cho khách hàng trong việc xác định các mục tiêu của hệ thống (sản phẩm):

            + Thông tin nào cần phải tạo ra?

            + Thông tin nào cần được cung cấp?

            + Cần những chức năng và hiệu suất nào?

            Người phân tích phải phân biệt được giữa "nhu cầu" của khác hàng (những tính năng chủ chốt cho sự thành công của hệ thống) và "điều mong muốn" của khác hàng (những tính năng tốt nên có nhưng không bản chất)        

            - Các yêu cầu phụ:

            + Liệu có công nghệ để xây dựng hệ thống không?

            + Cần có những tài nguyên chế tạo và phát triển đặc biệt nào?

            + Cần phải đặt giới hạn nào về chi phí và lịch biểu?

            + Thị trường

            + Tính cạnh tranh

            + Vị trí trong Công ty

2. Yêu cầu của người sử dụng 

             - Yêu cầu của người sử dụng hay yêu cầu phi chức năng của hệ thống là một hạn chế hoặc ràng buộc về các dịch vụ của hệ thống

            - Các yêu cầu đó có thể được đưa ra:

            + Vì nhu cầu của người dùng

            + Vì hạn chế của kinh phí

            + Vì chính sách của tổ chức

            + Vì sự cần thiết tương tác giữa các phần cứng và phần mềm hoặc

            + Vì các nhân tố bên ngoài như các quy tắc an toàn, luật lệ bí mật riêng tư.

3. Tài liệu đặc tả yêu cầu

            - Đặc tả các yêu cầu phần mềm là công việc xây dựng các tài liệu đặc tả, trong đó có thể sử dụng tới các công cụ như: mô hình hóa, mô hình toán học hình thức

            - Chất lượng của hồ sơ đặc tả đánh giá qua các tiêu thức

•        Tính rõ ràng, chính xác

•        Tính phù hợp

•        Tính đầy đủ, hoàn thiện

         - Các thành phần của hồ sơ đặc tả

+ Đặc tả phi hình thức: được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên

+ Đặc tả hình thức: Được viết bằng tập các ký pháp có các quy định về  cú pháp (syntax) và ý nghĩa (sematic) rất chặt chẽ

+ Đặc tả vận hành chức năng: Mô tả các hoạt động của hệ thống phần mềm sẽ xây dựng(dùng biểu đồ luồng dữ liệu-DFD…)

+ Đặc tả mô tả: Đặc tả các đặc tính đặc trưng của phần mềm(dùng biểu đồ thực thể liên kết-ERD)

Mô tả biểu thức toán học bằng DFD

         - Các yêu cầu của đặc tả tốt          

            + Dễ hiểu với người dùng

            + Có ít điều lặp lại

            + Có ít quy ước khi mô tả, có thể tạo đơn giản

            + Với phong cách từ trên xuống (topdown)

            + Dễ triển khai cho những pha sau của vòng đời: thiết kế hệ thống và thiết kế chương trình và giao diện dễ làm, đảm bảo tính nhất quán,…

4. Quy trình xác định yêu cầu

            Giai đoạn xác định yêu cầu (làm cái gì) bao gồm 3 bước:

            - Phân tích ở mức hệ thống: xác định  vai trò, chức năng của từng phần tử trong hệ thống mà phần mềm cần được tạo ra để phục vụ nó, chỉ ra vai trò của phần mềm phải làm những công việc gì để phục vụ hệ thống.

            Trong quá trình phân tích, cần tập trung vào xác định thông tin nào cần được xử lý, chức năng nào là cấn có, giao diện nào cần được thiết lập, ràng buộc thiết kế nào là hiện có, và tiêu chuẩn hợp lệ nào cần có để xác định ra một hệ thống thành công

            - Lập kế hoạch dự án phần mềm: sau khi đã được xác định được nhiệm vụ của phần mềm, phân tích được các rủi ro , xác định được chi phí  và tài nguyên được cấp phát, thì phải xác định nhiệm vụ công việc và lâp lịch, lên kế họach

            - Phân tích yêu cầu:Nhiệm vụ của phân tích yêu cầu là tiến hành khảo sát, khám phá, mô tả lại các yêu cầu một cách rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ, là mô hình hóa và đặc tả phần mềm

            Các nội dung chính cần làm khi xác định yêu cầu phần mềm:

n  Phát hiện các yêu cầu phần mềm

n  Phân tích các yêu cầu phần mềm và thương lượng với khách hàng

n  Mô tả(nguyên mẫu) các yêu cầu phần mềm

n  Mô hình hóa hệ thống

n  Kiểm tra tính hợp lý và phát triển các yêu cầu phần mềm

n  Thu gọn và đặc tả các yêu cầu phần mềm

Quy trình xác định yêu cầu phần mềm

            Là các yêu cầu mà người dùng đưa ra để hệ thống giải quyết, nó sẽ là chức năng chính của phần mềm.

•    Xác định các phương pháp: phỏng vấn, làm việc nhóm, các buổi họp, gặp gỡ đối tác, v.v.

•    Tìm kiếm các nhân sự (chuyên gia, người sử dụng) có những hiểu biết sâu sắc nhất, chi tiết nhất về hệ thống

•    Xác định “môi trường kỹ thuật”

•    Xác định các “ràng buộc lĩnh vực”

•    Thiết kế các kịch bản sử dụng của phần mềm

•        Từ đặc tả yêu cầu ta có thể tưởng tượng hệ thống sẽ được sử dụng như thế nào, nhưng thực tế việc sử dụng chức năng đó kết hợp với các chức năng khác lại để lộ ra rằng cái nhìn ban đầu của người sử dụng đã không đúng và không đầy đủ.

•        Một cách giải quyết khó khăn đó là phát triển một nguyên mẫu hệ thống cho phép người sử dụng thí nghiệm trên nguyên mẫu đó

•        Sau khi xây dựng mô hình, cũng như cho khách hàng sử dụng nguyên mẫu, nếu có sai sót hoặc chưa hoàn chỉnh, người phân tích có thể đưa ra ý tưởng mới hoặc sửa chữa sai sót.

5. Các mô hình hệ thống

            - Mô hình là một sản phẩm mô phỏng thu nhỏ, nếu như xây nhà thì có thể làm một ngôi nhà nhỏ để xem, thế nhưng phần mềm là vật vô hình, vậy nên để lập mô hình phần mềm cần phải có các đối tượng, ký hiệu đã quy định sẵn để biểu diễn

            - Hiện nay có hai mô hình được sử dụng rộng rãi đó là Luồng dữ liệu(Data Flow Diagrams-DFD) và Thực thể liên kết(Entity Relation Diagram-ERD)

            - Đối  với mô hình DFD thì các ký hiệu biểu diễn là hình vuông(thể hiện tác nhân), hình tròn(thể hiện chức năng), mũi tên(thể hiện luồng dữ liệu), hai gạch đen(thể hiện dữ liệu)...

            - Một mô hình DFD hoàn chỉnh có thể có nhiều mức, và mức thấp nhất người ta gọi là mức 0.

            - Ví dụ mức 0 về việc mua vé tàu

                                   

            - Quy trình đầy đủ để mua vé tàu

            - Mô hình thứ hai cũng có thể sử dụng để phân tích yêu cầu là mô hình thực thể liên kết(ERD)

            - Mô hình này không giống với mô hình DFD với luồng dữ liệu, mà mô hình thể hiện sự tương tác, quan hệ giữa các đối tượng, với mô hình này sử dụng các đối tượng: hình chữ nhật(thể hiện thực thể), hình thoi(thể hiện mối quan hệ), hình tròn(thuộc tính)...

            - Ví dụ mô hình ERD đơn giản

            - Ví dụ mô hình ERD đơn giản

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro