phancung-hoangthe

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

* Phần cứng:

Phần cứng (Hardware) là các thiết bị vật lý của máy tính, được sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp dưới dạng các modul lắp ghép dựa theo các tiêu chuẩn chung nào đó. Khi lắp ghép các hệ thống này với nhau ta được hệ thống máy tính điện tử.

 * Phần mềm:

Phần mềm (Software) là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu cầu người sử dụng. Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ.

Phần mềm chia làm 2 loại:

- Phần mềm hệ thống (System Softwares): bao gồm các hệ điều hành điều khiển, quản lý phần cứng và phần mềm ứng dụng; các trình điều khiển trình thiết bị (driver).

- Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): là các phần mềm chạy trên nền các hệ điều hành để giúp người sử dụng thao tác với máy tính.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Các loại máy tính thông dụng:

- Mainframe: Mainframe là một siêu máy tính của hãng IBM với tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay. Là những máy tính có cấu hình phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được dùng trong các công việc đòi hỏi tính toán lớn như làm máy chủ phục vụ mạng Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo thời tiết, vũ trụ.....

- PC - Persional Computer: Máy vi tính cá nhân, tên gọi khác máy tính để bàn (Desktop). Đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay.

- Laptop, DeskNote, Notebook, Netbook: Là những máy tính xách tay di động, kê đùi, thuận tiện cho công việc phải di chuyển.

- PDA - Persional Digital Assistant: Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân. Tên gọi khác: máy tính cầm tay, máy tính bỏ túi (Pocket PC). Ngày nay có rất nhiều điện thoại di động có tính năng của một PDA.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*Cấu trúc máy tính

Sơ đồ gồm các khối như sau:

- Khối xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit): dùng để thu tập và cho chạy các lệnh. CPU được xây dựng trên một hoặc vài vi mạch, thường được gọi là bộ vi xử lý P (Microprocessor).

- Bộ nhớ: dùng để lưu trữ các lệnh và dữ liệu cho bộ xử lý. Nó gồm hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

- Các thiết bị ngoại vi: gồm các thiết bị vào ra dùng để nhập xuất dữ liệu. Bàn phím, chuột, máy quét, .. thuộc thiết bị vào. màn hình, máy in, máy ve,.. thuộc thiết bị ra.

-Bus hệ thống: là một tập hợp các đường dây và qua đó CPU có thể liên kết với các bộ phận khác.

Máy tính phải có một mạch tạo xung điện được gọi là đồng hồ hệ thống (system clock) để duy trì hoạt động và đồng bộ hoá CPU cùng các bộ phận liên quan đến nhau. Tần số đồng hồ quyết định tốc độ hoạt động vủa CPU.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*Các thành phần cơ bản của máy tính PC:

- Vỏ máy: dùng để đỡ các thiết bị bên trong PC và bảo vệ PC.

- Nguồn: là thiết bị chuyển nguồn điện xoay chiều thành 1 chiều cung cấp cho phần cứng PC hoạt động.

- Main board: dùng để gắn các thiết bị khác cấu thành lên PC.

 Chipset:

+ Là nơi trung chuyển để các thành phần như bộ vi xử lý, bộ nhớ, Card video trao đổi với nhau để tạo ra hệ thống máy tính hoạt động.

+ Điều khiển bộ nhớ, điều khiển BUS, điều khiển I/O

+Giao tiếp với CPU:

Là nơi để gắn CPU liên kết vs main. có 2 loại: khe cắm socket và slot.

\\ Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII đời cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm.

\\ Khe cắm socket: là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiện nay đang sử dụng socket 370, 478, 775,1156 tương ứng với số chân của CPU.

+ AGP Slot: Khe cắm card màn hình  AGP (Array Graphic Adapter), dùng để gắn card đồ họa. AGP là khe cắm màu nâu hoặc màu đen nằm giữa socket và khe PCI màu trắng sữa trên mainboard.

+ RAM slot: Dùng để cắm RAM, khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu.

 Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe cắm khác nhau.

 Các khe cắm gồm các loại sau:

\\ SIMM (Single Inline Memory Module) 72 chân để căm SRAM

\\DIMM (Dual Inline Memory Module) 168 chân để cắm SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory). Trên khe cắm có hai khuyết để không cắm ngược RAM.

\\DDR (Duuble Data Rate) 184 chân để cắm DDR SDRAM . Loại bộ nhớ này giống như SDRAM, nhưng tốc độ truyền dữ liệu tăng gấp đôi. Trên khe cắm có một khuyết để không cắm ngược RAM.

\\ RIMM (Rambus Inline Memory) dùng để cắm cho RDRAM truyền với tốc độ rất cao.

\\ PCI Slot: PCI (Peripheral Component Interconnect) khe cắm mở rộng, dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm thanh, ...

+Giao diện truyền dữ liệu:

Hiện có các giao diện truyền dữ liệu sau: IED/ATA, SCSI, Serial ATA, FDD,SATA

SATA có tốc độ cao nen được sử dụng phổ biến hiện nay.

+ FDD Header: FDD là chân cắm dây cắm ổ đĩa mềm trên mainboard. Đầu cắm FDD thường nằm gần IDE trên main và có tiết diện nhỏ hơn IDE.

+ ROM BIOS: Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ thống lệnh nhập xuất cơ bản (BIOS - Basic Input Output System) để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành nên còn gọi là ROM BIOS.

+ PIN CMOS: Là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người  dùng như ngày giờ hệ thống, mật khẩu bảo vệ ...

+ Jumper: Là một miếng Plastic nhỏ trong có chất dẫn điện dùng để cắm vào những mạch hở tạo thành mạch kín trên mainboard để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Ví dụ: thiết lập ổ cứng hoặc  master, slave khi bạn dùng chung cáp tín hiệu.

+ Power Connector: Là giao tiếp cắm nguồn điện do Power cung cấp cho bo mạch chủ.

+ FAN Connector: Là chân cắm (có ký hiệu FAN) để cung cấp nguồn cho quạt giải nhiệt của CPU.

+ Dây nối với Case: Mặt trước thùng máy chúng ta có các đèn tín hiệu và công tắc điều khiển hệ thống máy tính.

Nút reset, power, đèn ổ cứng, đèn nguồn.

+ PS/2 Port: Để kết nối với chuột và bàn phím.

Màu tím để cắm keyboard, màu xanh cắm mouse.

+ USB Port: Là cổng kết nối đa năng - USB (Universal Serial Bus), dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, webcame ...

+ COM Port: Cổng COM (hay còn gọi là cổng nối tiếp), dùng để kết nối với các loại thiết bị ngoại vi như máy in, máy quyét và các giao tiếp chuyên dụng khác.

+ LPT Port: Cổng LPT (hay còn gọi là cổng song song), thường cắm cho máy in và các giao tiếp chuyên dụng khác.

+ VGA Card: Cổng kết nối màn hình VGA (Video Graphic Adapter) là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard.

- HDD: HDD gồm nhiều đĩa từ bằng kim loại cứng, được sắp thành 1 chồng theo trục thẳng đứng đặt trong 1 hộp kim loại kín để tránh bụi.

Được quay với ốc độ cao (3600, 5400, 7200vg/phút).

Đĩa cứng là nơi để lưu trữ dữ liệu.

- RAM:

RAM (Random Access Memory) - Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên

RAM lưu trữ những chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động, những dữ liệu mà CPU cần ...

- CPU: là bộ não của PC, có chức năng xử lý các lệnh, CPU có tốc độ càng cao thì xử lý dữ liệu càng nhanh.

- Ổ đĩa quang: CD,DVD, dùng để đọc, ghi dữ liệu.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Các thiết bị ngoại vi

- Màn hình: (Monitor) là thiết bị hiển thị thông tin cùa máy tính giúp người sử dụng giao tiếp với máy.

Các loại màn hiển thị:

     - Màn hình CRT (Cathode Ray Tube) là ống tia điện tử.

     - Màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquit Cristal Display)

    - Màn hình Led

     - Màn hình Plasma

     - Màn hình 3 chiều.

- Chuột và bàn phím

Chuột là một thiết bị nhập, đặc biệt hữu ích đối với các ứng dụng đồ họa. Về cơ bản, chuột bao gồm hai loại:

+ Chuột cơ: dùng bi lăn để xác định vị trí.

+Chuột quang: dùng phản ứng ánh sáng (không có bi lăn)

Tùy loại chuột có thể cắm cổng PS/2, cổng USB, hoặc kết nối không dây.

Bàn phím:

Bàn phím là thiết bị nhập.,Bàn phím thường có 104 phím, đây là tập hợp các công tắc, được bố trí thành 1 ma trận.

Bàn phím có những loại kết nối sau:

+    Bàn phím cắm cổng PS/2.

+    Bàn phím cắm cổng USB

+    Bàn phím không dây.

-  NIC:

Card mạng - NIC (Network Interface Card), dùng để nối mạng. Đầu kết nối có 8 chân giao tiếp tín hiệu. NIC có hai loại:

+    NIC tích hợp trên mạch - onboard

+    NIC dạng card rời cắm khe PCI.

Đối với NIC onboard, thường gắn kèm với đường kết nối USB.

- Sound Card:

Sound Card là Card âm thanh, là thiết bị xuất và nhập dữ liệu audio của máy tính. Sound Card là thiết bị có ít nhất 3 chân cắm tròn nằm liên tiếp nhau.

Sound Card có hai loại:

+    Card tích hợp trên mạch - Sound onboard.

+    Card rời - gắn khe PCI

- Modem:

Modem là thiết bị đầu cuối của hệ thống viễn thông.

Modem thướng có các loại sau:

+    Onboard: thường có trên máy xách tay.

+    Internal: gắn trong, cắm vào khe PCI trên bo mạch chủ.

- USB Hard Disk

Ổ cứng USB dùng để lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn. Ổ cứng USB còn dùng để nghe nhạc MP3, xem phim MP4.

- Printer - Scanner:

Printer dùng để in ấn tài liệu từ máy tính. Máy in gồm các loại sau: In kim, In phun, Lazer

Scanner (máy quét) để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã vạch, mã từ vào máy tính.

Máy scanner gồm các loại:  Máy quyét ảnh, Máy quyét mã vạch, Máy quyét  từ

-Máy chiếu:

Dùng để hỗ trợ trong các công việc trình chiếu, dạy học...

- Thiết bị lưu trữ ngoài: gồm usb, thẻ nhớ. v.v. là nơi lưu trữ di động

- Speaker – Microheadphone - Webcame

+ Speaker (loa) là thiết bị phát tín hiệu dạng âm thanh

+ Microheadphone có 2 chức năng xuất và nhập dữ liệu audio.

+ Webcame là thiết bị thu hình vào máy tính, sử dụng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa ...

- Bộ lưu điện - UPS (Uninterruptible Power Supply), có chức năng ổn áp dòng điện và cung cấp điện cho máy trong một khoảng thời gian ngắn (5 - 10 phút) trong trường hợp có sự cố mất điện để giúp người sử dụng lưu tài liệu, tắt máy an toàn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro