phap luat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

b. Bản chất xã hội của nhà nước.

- Các quan niệm cơ bản của các nhà kinh điển về bản chất của nhà nước

Nhà nước ra đời tựa hồ như đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định, nhưng trên thực tế chỉ có giai cấp có thế lực nhất thống trị về kinh tế.

Theo Các Mác: Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập ra một trật tự, trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp"

Theo Ăng Ghen: Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác (GT ĐHCD trang 394)

Nói cách khác: nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng các giai cấp khác.

Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị.

Những nội dung trình bày ở trên là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa, tức là nhà nước của giai cấp bóc lột.

Tóm lại:

+ Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp.

+ Nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung độ giai cấp mà trái lại nó càng làm cho mâu thuẫn ngày càng gay gắt.

+ Nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp.

+ Trong thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

+ Tuy nhiên cũng có các trường hợp:

* Nhà nước giữ được một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch. Khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định.

* Nhà nước có thể thực hiện sự thỏa hiệp vể quyền lợi tạm thời giữa những giai cấp để chống lại một giai cấp khác.

* Những trường hợp trên có tính chất ngoại lệ và tạm thời, do sự phát triển của kinh tế - xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp sẽ phá vỡ thế cân bằng, tất yếu sẽ tập trung quyền lực vào tay một giai cấp nhất định.

4. Chức năng của nhà nước.

Bản chất giai cấp của nhà nước còn được thể hiện trong những chức năng sau:

a. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.

- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp, chức năng giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn xã hội, bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước.

- Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.

- Trong hai chức năng trên thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.

+ Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình.

+ Chức năng giai cấp chỉ có thêt thực hiện được thông qua chức năng xã hội.

+ Xã hội không còn giai cấp thì chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhận

b. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại.

- Chức năng đối nội của nhà nước: Nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có theo lợi ích của giai cấp thống trị (thực hiện bằng pháp luật và bằng sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngoài ra nhà nước còn dùng nhiều hình thức khác: bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục...) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị. Tóm lại:

+ Chính trị: đàn áp phong trào cách mạng, sử dụng các hệ thống bạo lực để duy trì giai cấp bị áp bức, bị bóc lột trong vòng trật tự bảo đảm địa vị thống trị của chúng.

+ Kinh tế: Duy trì quan hệ sản xuất bóc lột bằng những chính sách kinh tế. Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ phải xóa bỏ giai cấp thống trị, xóa bỏ nhà nước thiết lập nhà nước của giai cấp cách mạng, dùng nó để cải tạo quan hệ sản xuất cũ thiết lập quan hệ sản xuất mới.

- Chức năng đối ngoại của nhà nước:

+ Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của quốc gia.

+ Nhà nước của giai cấp thống trị bóc lột: mở rộng lãnh thổ, mở rộng phạm vi bóc lột ra nước ngoài.

+ Bản chất nhà nước của giai cấp thống trị là bạo lực và xâm lược. Ph.Ăngghen: "Chiến tranh là phương tiện làm ăn của giai cấp thống trị và bóc lột". VI.Lênin: "Chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc, bản chất của giai cấp thống trị" => Chiến tranh phi nghĩa.

+ Bản chất của giai cấp bị thống trị là hòa bình (vì sao giai cấp bị trị lại có chiến tranh?). Ph.Ăngghen: "Các ông còn đó (chỉ bọn đế quốc xâm lược) chúng tôi phải dùng cái gậy này (cái gậy này là bạo lực của quần chúng nhân dân)". VI.Lênin: "Thịt mà chống lại với sắt thép là điều ngây thơ" => Cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh chính nghĩa của quần chúng cách mạng chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa do chủ nghĩa đế quốc gây ra.

+ Cần phân biệt chiến tranh và không nên coi mọi cuộc chiến tranh là tàn ác, không thấy được mặt nhân đạo của cuộc chiến tranh chính nghĩa là sai lầm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro