phap luat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Nhà nước nào sau đây có chính thể cộng hòa:

A. Brunay                                  B. Campuchia                            C. Indonesia                              D. Thái Lan

Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Tổ chức XH chỉ có quyền ban hành pháp luật khi hợp tác làm ăn với nhà nước.

B. Tổ chức XH chỉ có quyền ban hành pháp luật khi được nhà nước trao quyền.

C. Không chỉ nhà nước mà cả tổ chức XH cũng có quyền ban hành pháp luật.

D. Chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật để quản lý xã hội.

Câu 3: Quyền nào trong những quyền sau không phải quyền nhân thân:

A. Quyền khai sinh.

B. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.

C. Quyền bí mật đời tư.

D. Quyền đối với họ tên.

Câu 4: Tên gọi chung của cơ quan có chức năng buộc tội hay truy tố ai đó ra trước pháp luật:

A. Viện giám sát                        B. Viện kiểm soát                      C. Viện truy cứu                       D. Viện kiểm sát

Câu 5: "Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội"

A. Bắt buộc - quốc hội - ý chí - chính trị

B. Bắt buộc chung - nhà nước - lý tưởng - chính trị

C. Bắt buộc chung - nhà nước - ý chí - kinh tế xã hội

D. Bắt buộc - quốc hội - lý tưởng - kinh tế xã hội

Câu 6: Cấu thành của vi phạm pháp luật gồm:

A. Chủ thể, khách thể, mặt khách quan

B. Mặt chủ quan, mặt khách quan

C. Chủ thể, khách thể, mặt chủ quan

D. Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể

Câu 7: Khẳng định nào đúng:

A. Bản chất của nhà nước sẽ quyết định chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

B. Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.

C. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, hình thức thực hiện các chức năng của nhà nước.

D. Cả a, b và c

Câu 8: Hệ thống pháp luật bao gồm các bộ phận:

A. Quy phạm pháp luật- Chế định pháp luật- Ngành luật

B. Chế định pháp luật- Bộ luật- Ngành luật

C. Ngành luật- Chế định luật- Bộ luật

D. Quy phạm pháp luật- Ngành luật- Bộ luật

Câu 9: Lịch sử xã hội đã tồn tại bốn kiểu Nhà nước bao gồm:

A. Địa chủ, nông nô, phong kiến, Xã hội chủ nghĩa

B. Chủ nô, phong kiến, tư hữu, Xã hội chủ nghĩa

C. Chủ nô, phong kiến, tư sản, Xã hội chủ nghĩa

D. Chủ nô, chiếm hữu nô lệ, tư bản, Xã hội chủ nghĩa

Câu 10: Áp dụng pháp luật:

A. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

B. Bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có quyền tiến hành.

C. Do các cá nhân là cán bộ công chức nhà nước tiến hành.

D. Cơ quan tòa án tiến hành.

Câu 11: “§iÒu 120.  Téi mua b¸n, ®¸nh tr¸o hoÆc chiÕm ®o¹t trÎ em 

1. Ng­ưêi nµo mua b¸n, ®¸nh tr¸o hoÆc chiÕm ®o¹t trÎ em d­ưíi bÊt kú h×nh thøc nµo, th× bÞ ph¹t tï tõ ba n¨m ®Õn m­ưêi n¨m.”

Quy định tại quy phạm trên là:

A. Không được mua bán trẻ em

B. Cấm mua bán, đánh tráo trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào.

C. Bị phạt tù từ ba năm đến mười năm

D. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

Câu 12: Cơ cầu của quy phạm pháp luật thông thường bao gồm:

A. Giả định và quy định                                                               B. Giả định và chế tài

C. Giả định, quy định và chế tài                                                 D. Quy định

Câu 13: Pháp luật quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý của cá nhân là:

A. Được quy định khác nhau đối mỗi vi phạm pháp luật, hoặc phụ thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của quan hệ đó.       B. Tròn đủ18 tuổi.

C. Từ đủ 14 tuổi trở lên                                                                D. Từ 16 tuổi trở lên

Câu 14: Bộ phận không thể thiếu trong một QPPL là:

A. Quy định

B. Giả định

C. Chế tài

D. Cả 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài

Câu 15: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm

A. Tuân thủ pháp luật, chống đối pháp luật, áp dụng pháp luật và thực thi pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật

Câu 16: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội:

A. Luôn luôn phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với xã hội loài người

B. Nhà nước có thể bị tiêu vong còn pháp luật thì tồn tại mãi mãi

C. Cùng phát sinh, phát triển, cùng tồn tại và tiêu vong.

D. Pháp luật có thể bị mất đi còn nhà nước thì cùng tồn tại với xã hội loài người

Câu 17: Nội dung quyền sở hữu bao gồm các quyền:

A. Chiếm  hữu, sử dụng,định đoạt.                                            B. Chiếm hữu,cho thuê, cho mượn.

C. Sử dụng,bán, cho thuê, cho mượn.                                       D. Chiếm hữu, định đoạt.

Câu 18: Thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế trong đó:

A. Cá nhân thể hiện ý chí của mình nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

B. Theo hàng thừa kế.

C. Có thỏa thuận của các thành viên trong gia đình người chết.

D. Theo diện thừa kế.

Câu 19: Người mất năng lực hành vi dân sự là :

A. Người chưa thành niên.

B. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. Người nghiện ma túy.

D. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.

Câu 20: Nhà nước nào sau đây có chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị, quân chủ lập hiến):

A. Anh quốc                                                                                  B. Nhật Bản

C. Hà Lan                                                                                       D. Cả a, b và c đều đúng

Câu 21: Văn bản nào dưới đây thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam:

A. Nghị định, Nghị quyết.                                                           B. Luật, Nghị Quyết

C. Pháp lệnh, Thông tư                                                               D. Pháp lệnh, Nghị quyết

Câu 22: Căn cứ vào tiêu chí nào sau đây để chia vi phạm pháp luật thành vi phạm hình sự, dân sự , hành chính, vi phạm kỷ luật và vi phạm công vụ

A. Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

B. Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và quan hệ xã hội bị xâm hại, căn cứ vào quy phạm pháp luật.

C. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội.

D. Căn cứ vào quan hệ xã hội bị xâm hại.

Câu 23: Mục đích của truy cứu trách nhiệm pháp lý là:

A. Phòng ngừa những vi phạm pháp luật mới.

B. .Răn đe những chủ thể khác khiến họ phải kiềm chế, giữ mình không vi phạm pháp luật, giáo dục tổ chức và cá nhân ý thức tôn trọng pháp luật..

C. Trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật

D. Trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật, răn đe những chủ thể khác đồng thời phòng ngừa và giáo dục chung.

Câu 24: Văn bản QPPL hết hiệu lực khi:

A. Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.

C. Được thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

D. Cả 3 trường hợp nêu trên

Câu 25: Bộ luật Dân sự hiện hành được ban hành năm bao nhiêu:

A. 2005.                                      B. 1999.                                      C. 1992.                                      D. 2009.

Câu 26: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật:

A. 4 kiểu pháp luật                   B. 5 kiểu pháp luật                   C. 3 kiểu pháp luật                   D. 2 kiểu pháp luật

Câu 27: Áp dụng pháp luật đặt ra :

A. Khi có tranh chấp giữa các chủ thể mà không thể giải quyết được và yêu cầu nhà nước can thiệp

B. Khi nhà nước thấy cần phải tham gia kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ pháp luật.

C. Khi có vi phạm pháp  luật, khi có sự tranh chấp giữa các chủ thể, khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát các bên khi tham gia pháp luật

D. Khi cần áp dụng biện pháp cưỡng chế của nhà nước với chủ thể có hành  vi phạm pháp luật

Câu 28: Cô, dì, chú, bác, ruột cuả người chết thuộc hàng thừa kế nào?

A. Thứ tư.                                  B. Thứ ba.                                  C. Thứ nhất.                              D. Thứ hai.

Câu 29: Cơ quan nào có quyền xét xử tội phạm và tuyên bản án hình sự:

A. Tòa dân sự                           B. Tòa hình sự                          C. Tòa hành chính                   D. Tòa kinh tế

Câu 30: Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ............ khía cạnh; đó là ...................

A. 3 - hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị

B. 3 - hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị

C. 3 - hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT - XH

D. 3 - hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT - XH

Câu 31: Văn bản nào dưới đây thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban thường vụ Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam

A. Pháp lệnh                              B. Nghị định.                             C. Thông tư.                              D. Luật

Câu 32: Hành vi trái pháp luật chỉ có thể thực hiện :

A. Bằng hành động trực tiếp.

B. Bằng không hành động

C. Bằng hành động hoặc không hành động

D. Bằng động cơ.

Câu 33: Văn bản nào dưới đây thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam:

A. Pháp lệnh, Nghị quyết                                                            B. Pháp lệnh, Thông tư

C. Nghị định, Nghị quyết.                                                           D. Luật, Nghị Quyết

Câu 34: Tuân thủ pháp luật là:

A. Chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật bằng hành động hoặc không hành động.

B. Chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật bằng chính những hành vi tích cực của mình.

C. Chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật thực hiện những hành vi của mình phù hợp với quy định của pháp luật nhưng phải thông qua cơ quan nhà nước và nhà chức trách có thẩm quyền

D. Hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.

Câu 35: Theo quy định của Hiến pháp 1992, người có quyền ký lệnh công bố Hiến pháp và luật là:

A. Tổng bí thư                                                                               B. Thủ tướng chính phủ

C. Chủ tịch nước                                                                           D. Chủ tịch Quốc hội

Câu 36: Theo Hiến pháp VN các cơ quan quyền lực nhà nước gồm có:

A. Quốc hội, Chính phủ                                                               B. Quốc hội, HĐND, UBND các cấp

C. Quốc hội, TAND                                                                     D. Quốc hội, HĐND các cấp

Câu 37: Quyền sử dụng là quyền:

A. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,lợi tức từ tài sản.

B. Nắm giữ quản lý tài sản.

C. Tặng, cho,từ bỏ quyền sở hữu.

D. Thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu.

Câu 38: Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CH   XHCN Việt Nam:

A. Do Chính phủ bầu

B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước

C. Do Chủ tịch nước giới thiệu

D. Do nhân dân bầu

Câu 39: Thành viên của Chính phủ nước CH XH VN bao gồm:

A. Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng, các thủ trưởng cơ quan ngang bộ

B. Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng, các bộ trưởng, các thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

C. Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng

D. Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng, các thứ trưởng

Câu 40: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm kỳ:

A. 5 năm.                                    B. 6 năm.                                    C. 3 năm                                     D. 4 năm.

Câu 41: Chủ quyền quốc gia là

A. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.                                              B. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.                          C. Quyền ban hành văn bản pháp luật.                                    D. Cả a,b,c.

Câu 42: Hành vi chỉ bị coi là nguy hiểm cho xã hội khi:

A. Gây thiệt hại về vật chất, tinh thần, những thiệt hại khác hoặc đe doạ gây thiệt hại.

B. Gây thiệt hại về tinh thần

C. Đe dọa gây thiệt hại

D. Gây thiệt hại về vật chất.

Câu 43: Quy phạm nào sau đây là quy phạm bắt buộc:

A. Quy phạm mà trong đó Nhà làm luật quy định chủ thể có thể chọn lựa  thực hiện hoặc không thực hành vi hoặc công việc nhất định;                                                                                                               B. Quy phạm mà trong đó Nhà làm luật quy định chủ thể phải thực hiện hành vi hoặc công việc nhất định;

C. Quy phạm mà trong đó Nhà làm luật quy định chủ thể không được thực hiện hành vi hoặc công việc nhất định;                D. Cả ba quy phạm trên.

Câu 44: Đặc điểm của nhà nước đơn nhất là:

A. Có một hệ thống cơ quan NN từ trung ương đến địa phương

B. Có một HTPL thống nhất; Công dân có một quốc tịch

C. Có chủ quyền chung, các bộ phận hợp thành, các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền riêng.

D. Cả a, b và c đều đúng

Câu 45: Hành vi trái pháp luật được hiểu là:

A. Pháp luật cấm nhưng vẫn làm, pháp luật cho phép làm nhưng làm vượt quá giới hạn pháp luật cho phép, pháp luật bắt làm nhưng lại không làm

B. Pháp luật cho phép làm nhưng làm vượt quá giới hạn pháp luật cho phép.

C. Pháp luật bắt làm nhưng lại không làm

D. Pháp luật cấm nhưng vẫn làm.

Câu 46: “ Quy chế công tác HSSV” chỉ ra loại hiệu lực của văn bản QPPL nào dưới đây:

A. Hiệu lực theo thời gian                                                           B. Hiệu lực theo không gian

C. Hiệu lực theo đối tượng áp dụng                                          D. Cả 3 hiệu lực nêu trên

Câu 47: Cụ nội, cụ ngoại cuả người chết thuộc hàng thừa kế nào?

A. Thứ nhất.                              B. Thứ hai.                                 C. Thứ ba.                                  D. Thứ tư.

Câu 48: Nhà nước cộng hòa là nhà nước mà:

A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế.

B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử.

C. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể được bầu ra trong thời hạn nhất định.

D. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người do truyền ngôi và một cơ quan tập thể được hình thành do bầu cử trong một thời hạn nhất định.

Câu 49: Các đặc trưng, dấu hiệu cơ bản của nhà nước:

A. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; quản lý dân cư theo lãnh thổ; có chủ quyền quốc gia; quyền ban hành pháp luật; quy định các loại thuế.

B. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; quản lý dân cư theo lãnh thổ; quyền ban hành pháp luật; quy định các loại thuế.

C. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có chủ quyền quốc gia; quyền ban hành pháp luật; thực hiện các hoạt động kinh tế.

D. Cả a, b và c đều đúng

Câu 50: Một hành vi chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi:

A. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trach nhiệm pháp lý thực hiện.

B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật

C. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi.

D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hiep