câu 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: Khái niệm Quyền sở hữu: với nghĩa là một chế định pháp luật, quyền sở hữu được hiểu là tổng hợp các QPPL quy định việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản, tư liệu sản xuất,tư liệu tiêu dùng của cá nhân, tổ chức.
    Nội dung quyền sở hữu gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
- Quyền chiếm hữu:  là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lí tài sản thuộc sở hữu của mình.
Quyền năng này được biểu hiện ở chỗ: tài sản do ai kiểm soát, nắm giữ, làm chủ và chi phối
- Quyền sử dụng: là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Quyền sử dụng tài sản là của chủ sở hữu và người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thong qua một giao dịch hợp pháp
- Quyền định đoạt: là quyền chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu.
Quyền định đoạt thể hiện ở 2 phương diện:
+ Định đoạt về số phận thực tế của vật: tiêu dùng hết, phá hủy tài sản…
+ Định đoạt về số phận pháp lí: từ bỏ quyền sở hữu, tặng cho…
Các hình thức sở hữu:
- Sở hữu  nhà nước: là sở hữu đối với những tài sản mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. tài sản thuộc sở hữu nhà nước gồm: đất đai, rừng tự nhiên,núi, song, hồ, tài nguyên…
- Sở hữu tập thể: là chủ sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức, hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nhiên, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lí và cùng hưởng lợi.
- Chủ sở hưu tư nhân: là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.
Tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, hoa lợi, tức lợi, tài sản hợp pháp..
- Sở hữu chung: là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất
-       Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội: lá sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ.Tài sản thuộc hình thức sở hữu này được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của PL.
- Sở hữu của tôr chức chính trị- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp: là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được quy định trong điều lệyền sở hữu: khái niệm, nội dung, hình thức

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro