câu 17

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 17: tham nhũng: khái niệm, đặc điểm, các loại tội phạm tham nhũng, nguyên nhân, tác hại của tham nhũng( trong lĩnh vực kinh tế), trách nhiệm của công dân trong công tác phòng chống tham nhũng.
Khái niệm:
là hành vi của người có chức vụ quyền hạn sử dụng chức vụ, quyền hạn cảu mình làm trái pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng
Đặc điểm:
Tham nhũng phải là hành vi của người có chức vụ quyền hạn.
Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu lợi ích cá nhân.
Động cơ của người có hành vi tham nhũng là vì vụ lợi.
Các loại tội phạm tham nhũng:
theo điều A chương XXI- Bộ luật Hình sự năm 1999 , các loại tội phạm tham những gồm 7 tội danh sau: ( từ điều 278 – 284)
Tội tham ô tài sản( điều 278)
Tội nhận hối lộ( điều 279)
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản(điều 280)
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ(điều 281)
Tội lạm quyền khi thi hành công vụ ( điều 282)
Tội lợi dụng chức vịu, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi (điều 283)
Tội giả mạo trong công tác( điều 284)
Nguyên nhân
Những hạn chế trong chính sách pháp luật:
hạn chế về pháp luật:
+ sự thiếu hoàn thiện về hệ thống pháp luật
+ sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật
+ Sự bất cập thiếu minh bạch và kém khả thi trong nhiều quy định pháp luật
Hạn chế trong các chính sách của Đảng và nhà nước:
+ các chính sách vay ưu đãi, đền bù, chính sách hỗ trợ người nghèo,… vẫn còn nhiều hạn chế, chưa rõ ràng, công khai, minh bạch khiến cho những người thuộc đối tượng chính sách khó tiếp xúc với các nguồn hộ trợ của nhà nước, xã hội, nếu không có sự môi giới cảu người khác. Nhiều cán bộ, công viên chức đã lợi dụng chính sách này để phục vụ lợi ích của bản thân và gia đình
+ Một số lĩnh vực kinh doanh vẫn thực hiện chính sách độc quyền. Chính sách bảo hộ, bao cấp, độc quyền không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của nên kinh tế mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho tham nhũng gia tăng.
+ chính sách tiền lương không đảm bảo cho đời sống cán bộ,  công chức cũng là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỉ lệ tham nhũng
+ Hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh và trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
Hạn chế trong quản lí và điều hành nền kinh tế
+ Hạn chế trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các chủ thể quanr lí
+ Hạn chế trong việc công khai minh bạch hóa cơ chế quản lí kinh tế
+ chính sách quản lí, điều hành kinh tế của nhà nước còn chưa thực sự hợp lí
Hạn chế trong cải cách hành chính:
Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu của nên kinh tế xã hội.Các thủ tực như vay vốn, cấp sổ hộ khẩu, đăng kí xe máy….. còn rườm rà. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tệ nạn tahm những ngày càng trầm trọng.
Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng:
Hạn chê trong việc khuyến khích tố cáo hành vi tham nhũng
Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan chống tham nhũng
Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự
Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan truyền thông
Hạn chế trong việc phối hợp hoạt động của các cơ quan. Tổ chức phòng chống tham nhũng.
+ Hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức cũng như trong hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.
Sự xuống cấp về đạo đức, phẩm chất cảu một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.
Hạn chế trong công tác quy hoạch và bổ nhiệm.
Tác hại của tham nhũng đối với kinh tế:
+ Làm thất thoát khoản tiền lớn trong xây dựng cơ bản do phải chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, kiểm toán và hàng loạt chi phí khác
+ Gây tổn thất lớn cho nguồn thu ngân sách của nhà nước.
+ Tham nhũng, nhất là hành vi tham ô tài sản đã làm cho một số lượng lớn tài sản công thành tài sản tư cảu một số cán bộ. công chức viên chức
+ Gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, làm giảm tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế.
+ Gây thiệt hại đến tài sản của người dân khi họ mất các khoản chi phí khác ngoài quy định cho các thủ tục hành chính.
Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng
Việc phòng chống tham những không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, nhà nước, tổ chức mà nó là nhiệm vụ của mỗi công dân.
Theo điều 6 - Luật phòng chống tham nhũng, trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng như sau:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng chống tham nhũng
+ Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng
+ Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng
+ Hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lí các hành vi tham nhũng
+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng
+ Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phòng chống tham nhũng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro