phap luat li luan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.

2. Đặc điểm quy phạm pháp luật

a. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

- Quy phạm pháp luật

là quy tắc xử sự, tức là khuôn mẫu cho hành vi xử sự của con người. Nó chỉ dẫn cho con người biết cách xử sự trong điều kiện hoàn cảnh nhất định của đời sống xã hội(cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì bắt buộc phải làm và làm như thế nào). Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn xác định giới hạn và đánh giá hành vi xử sự của con người. Thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi xử sự của con người là hành vi pháp lý hay không, đúng hay không đúng pháp luật.

- Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức, cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó điều chỉnh. Đồng thời quy phạm pháp luật được đặt ra không chỉ để một quan hệ xã hội cụ thể mà là một quan hệ xã hội chung được mô hình hoá.

b. Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện

Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước với thẩm quyền và thủ tục chặt chẽ đặt ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà nước áp đặt ý chí của mình trong các quy phạm pháp luật. Trong đó nêu lên những điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu và buộc chủ thể tham gia phải xử sự theo ý muốn (cho phép hoặc bắt buộc) của nhà nước, đồng thời nhà nước dự trù những biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể nào không tuân theo ý chí đó. Như vậy, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước đã bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật chống lại xự vi phạm từ các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh.

c. Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc

Quy phạm pháp luật chỉ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Điều này có nghĩa là thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ, các bên tham gia quan hệ xã hội biết được phạm vi giới hạn hành vi xử sự của họ, cái gì không được làm, cái gì được làm và làm như thế nào.

II. CƠ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Giả định

- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.

- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào? xác định phạm vi tác động của pháp luật.

- Ví dụ: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự”.

- Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại.

• Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”;

• Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 97 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào, trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.

2. Quy định

- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện.

- Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể phải xử sự như thế nào? thể hiện ý chí của nhà nước, có tác dụng đưa ra cách thức xử để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước. Quy định của quy phạm pháp luật thường được thể hiện ở các dạng mệnh lệnh: cấm, không được, được, thì, phải, có, đều…

- Ví dụ: Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.

- Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai loại quy định.

• Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận…”. Quy định trên chỉ nêu lên một cách xử sự là “phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận”.

• Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự. Ví dụ: Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.”. Bộ phận quy định đã cho phép các chủ thể có thể chuyển giao nghĩa vụ bằng hai cách: “văn bản” hoặc “lời nói”.

3. Chế tài

- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.

- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật? nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

- Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm“ (khoản 1 - điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999).

- Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, người ta chia chế tài làm 2 loại:

• Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng.

• Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự” (Điểm o Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP)

Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, chế tài có thể được chia thành 4 loại:

• Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của Bộ luật Hình sự (phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù giam, tử hình…);

• Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền…);

• Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự (phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);

• Chế tài kỷ luật: Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển công tác, cách chức, buộc thôi việc.

Lưu ý:

• Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật;

• Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật;

• Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có thể thay đổi;

• Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chế tài của quy phạm pháp luật.

III. PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp luật: có thể phân chia theo các ngành luật như quy phạm pháp luật hình sự, dân sự…

2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật

• Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý. Ví dụ: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49 Hiến pháp năm 1992);

• Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của tổ chức. Ví dụ: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 43 Luật Du lịch năm 2005);

• Quy phạm pháp luật bảo vệ: là quy phạm có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Ví dụ: “Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Hình sự năm 1999).

3. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật

• Quy phạm pháp luật dứt khoát: là quy phạm chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng, dứt khoát. Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp năm 1992);

• Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu. Ví dụ: “Quyền của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch: 1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch…” (Khoản 1 Điều 39 Luật Du lịch năm 2005);

• Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể tự định đoạt cách xử sự cho mình. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992);

• Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm có nội dung khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định. Ví dụ: “Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xết giảm vào thời gian sớm hơn… ” (Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 1999). 2. Nội dung quan hệ pháp luật

a. Khái niệm nội dung quan hệ pháp luật

Nội dung quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật, được nhà nước xác lập và bảo đảm thực hiện.

b. Quyền pháp lý

- Quyền pháp lý là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành. Biểu hiện:

• Chủ thể có khả năng xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép;

• Chủ thể có khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;

• Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà ở. Khi bên A đã thanh toán đầy đủ tiền mua nhà mà bên B vẫn không giao nhà thì bên A có quyền yêu cầu bên B giao nhà hoặc có quyền khởi kiện ra toà án để buộc bên B giao nhà.

c. Nghĩa vụ pháp lý

- Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Biểu hiện:

• Chủ thể phải tiến hành một số hành động nhất định;

• Chủ thể phải kiềm chế, không thực hiện một số hành động nhất định;

• Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.

- Ví dụ: trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B, nếu bên A là bên chuyển nhượng thì có các nghĩa vụ theo quy định Điều 699 Bộ luật Dân sự năm 2005: “1. Chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; 2. Giao giấy tờ có liên quan quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng”.

3. Khách thể quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích (lợi ích vật chất, tinh thần…) mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật. Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Ví dụ: trong quan hệ mua bán tài sản, khách thể của bên mua là tài sản cần mua, khách thể của bên bán là tiền.

III. SỰ KIỆN PHÁP LÝ

1. Khái niệm sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật.

2. Phân loại sự kiện pháp lý

• Căn cứ vào số lượng các điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật: sự kiện pháp lý giản đơn và sự kiện pháp lý phức tạp;

• Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý;

• Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật: sự kiện pháp lý làm phát sinh, làm thay đổi và làm chấm dứt quan hệ pháp luật. 8 giờ trước · Thích Huyền Trang ĐặngNHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ

I.NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ:

1. Sự ra đời:

_ cơ sở KT:+ dựa trên qhsx chiếm hữu nô lệ

+ đặc trưng: người lao động bị coi như 1 thứ tlsx của gc chủ nô( chỉ qhsx chiếm nô ms có) và chủ nô trực tiếp khai thác, bóc lột nô lệ như 1 công cụ lao động

_ cơ sở XH: quan hệ gc chủ nô và nô lệ là đối kháng gay gắt

- quan hệ sx ở PT: mang tính thành thục, điển hình: tư hữu

- quan hệ sx ở PĐ: từ cs kt, xh..nhìn chug khác biệt: tlsx hầu như vẫn thuộc sở hữu chung mà NN là chủ sở hữu với đại diện trực tiếp nắm giữ là công xã nông thôn

2. Bản chất NN:

* Tính giai cấp: NN chủ nô là công cụ chủ yếu để thực hiện qlực ctrị, thông qua đó thực hiện qlực kt,bảo vệ chế độ chiếm nô và thực hiện sự bóc lột trực tiếp đối vs người nô lệ of gc chủ nô

_ KT:đặt ra qđịnh PL để công khai và áp đặt ý chí of mình, hợp pháp hóa các h/thức chiếm đoạt

_ CT: thực hiện sự trấn áp= hạn chế knăng tham ja of ND vào việc of NN

_ TT: nô dịch TT, triệt tiêu tinh thần đấu tranhè duy trì địa vị thống trị

* Tính XH: tham gia giải quyết nhiều VĐ phát sinh trong XH như xác lập trật tự xh; giải quyết các mâu thuẫn; tổ chức phòng thủ chống chiến tranh xâm lược

3. Chức năng

_ củng cố và bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về tlsx và nô lệ: quan trọng nhất! NN đặt ra 1 hệ thống PL hòan chỉnh từ căn cứ xác lập quyền sở hữu đến thực hiện và bảo vệ chế độ sở hữu

_ trấn áp sự phản kháng of nô lệ và các tầng lớp NDLĐ khác bằng quân sự kết hợp hạn chế khả năng tham gia of ND vào công việc NN

_ đàn áp và nô dịch về tư tưởng: chính sách ngu dân, lợi dụng tín ngưỡng đa thần, xdựng tôn giáo thành quốc giáo => triệt tiêu tinh thần đấu tranh, sức mạnh đòan kết

_ kt-xh: tổ chức xd công trình thủy lợi, khai hoang...; gq các vđề xh vì quốc kế dân sinh

_ tiến hành CT xâm lược: bá chủ khu vực => tăng thêm mâu thuẫn gc

_ phòng thủ và bảo vệ ĐN:

4. Bộ máy NNCN: Giai đoạn đầu, bộ máy nhà nước đơn giản,đậm dấu ấn của hệ thống quản lí cũ của xã hội thị tộc.Nó nhiều khi phải thực hiện việc riêng cuả chính những người cầm quyền. Do thiếu tính chuyên nghiệp mà nhiều khi một cơ quan hay một nhân viên nhà nước thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau,thậm chí chồng chéo, ôm đồm, hình thành xu hướng xử quyền một cách cực đoan, chuyên quyền.Về sau bộ máy nhà nước đã dần được hòan thiện và chuyên nghiệp hơn.Nếu nói đến tính chuyên nghiệp trong bộ máy nhà nước chủ nô phương Tây thì tính chất cưỡng chế và quân sự hóa là đặc điểm nổi bật. Bộ máy nhà nước chủ nô có 3 bộ phận chủ đạo đó là lực lượng quân đội, cảnh sát, tòa án.

5. Hình thức NN:

_ hình thức chính thể: chính thể cộng hòa bao gồm cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ; chính thể quân chủ mà điển hình là quân chủ chuyên chế. sự phân chia quyền lực trong nhà nước. Thiết chế cquan này kiểm soát quyền lực cơ quan khác

_ cấu trúc NN: tổ chức các cơ quan quyền lực từ Trung ương đến địa phương.

II. PHÁP LUẬT CHỦ NÔ:

1. Bản chất và đặc điểm PLCN:

_ ban đầu, NN thừa nhận các quy tắc xã hội có sẵn phù hợp vs yêu cầu quản lỹ xhội và nâng lên thành những quy tắc sử xự có tính bắt buộc. è quá trình diễn ra chậm chạp, lâu dài, một sự chuyển hóa có kế thừa, chọn lọc

_ các quy phạm có từ trước ko đủ đáp ứng nhu cầu nên NN thông qua các cơ quan hay chủ thế có quyền lực để ban hành bổ sung 1hệ thống các quy phạm mới è giúp NN điều chỉnh chxác và có hiệu quả các qhệ xh, đặc biệt là qhệ kt

* Bản chất:

_ Tính giai cấp: + để thể hiện quyền lực, gc CN áp đặt ý chí of mình đối với toàn xhè thống trị về kt,ct, tt

+ người lđ: “ công cụ lđ biết noi” , bị CN khai thác và định đọat số phận

==è PLCN hết sức cực đoan, tính giai cấp gay gắt

_ Tính xã hội: + xác lập trật tự xh thông qua các khuôn mẫu ứng xử; ko chỉ giúp NN tổ chức và quản lý xh mà còn tổ chức, thể hiện quyền lực of m

+ còn là phương tiện đăng tải và bảo vệ các giá trị xh mà con người sáng tạo ra

* Đặc điểm:

_ PLCN tạo cơ sở pháp lý đảm bảo và củng cố quan hệ sx chiếm hữu nô lệ, hợp pháp hóa chế độ bóc lột of CN đối với nô lệ : quyền tư hữu là quyền ko có giới hạn; mọi biểu hiện chống đối chủ nô bị trừng phạt nghiêm khắc; quy định nhiều biện pháp để nô lệ hóa è PLCN ko coi trọg con người,thậm chí ko = tài sản =è hạn chế max

_ PLCN quy định 1 hệ thống hình phạt hết sức dã man : vs mục đích làm cho tội nhân đau đớn thể xác, sợ hãi về tinh thần và qua đó bị triệt tiêu tinh thần phản kháng è vô nhân đạo, hạn chế tính xh of PL

_ PLCN ghi nhận và củng cố tình trạng bất bình đẳng trong xh và gđ: quy định nhiều biện pháp để phân hóa xh như nô lệ hóa, coi đẳng cấp là bất di bất dịch, ko có sự thay đổi thân phận, can thiệp đsống rieng tư è xh bảo thủ, chậm phát triển

_ PLCN tản mạn, thiếu tính thống nhất: ko xác định rõ đối tượng điều chỉnh, quan hệ xh nào thuộc đối tượng điều chỉnh

(lí do: ms hình thành, chưa ổn định, ảnh hưởng bởi chế độ đa thần giáo kết hợp tàn dư công xã nguyên thủy)

è quá trình xdựng PL chủ yếu là sự tập trung tập quán nên thiếu định hướng về mặt nguyên tắc nên kỹ thuật pháp lý hạn chế nên có ít bộ luật đc xdựng trên cơ sở kỹ thuật pháp lý điển hóa

2. Hình thức của PLCN:

_nguồn quan trọng nhất là tập quán: nhà cầm quyền sưu tầm,lựa chọn,chỉnh sửa TQ cho phù hợp vs ĐK ms

_ các hoạt động of chủ thể có thẩm quyền tạo ra ít nhiều án lệ ( ít đc sdụng hơn)

_do sự phát triển of kt dẫn đến giao lưu văn hóa, hình thàh chữ viết , hình thành VBQPPL: ban đầu khắc gỗ, tre...=è tính phổ biến bị hạn chế 8 giờ trước · Thích Huyền Trang ĐặngÁp dụng pháp luật: Hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền hay một tổ chức được giao quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể. Vd: Xử một việc phạm tội, giải quyết một vụ tranh chấp về dân sự, kinh tế... xác định quyền hoặc nghĩa vụ của một công dân, v.v... Áp dụng pháp luật phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Ví dụ 1:

A lái xe trên đường và vượt đèn đỏ. B là cảnh sảt giao thông đã dừng xe của A và phạt tiền đối với A về hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Ở đây B đã áp dụng pháp luật, cụ thể là áp dụng quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Việc áp dụng pháp luật đối với A là áp dụng 1 lần đối với vi phạm cụ thể lúc đó của A là vượt đèn đỏ. Sau khi A đã nộp tiền phạt thì không xử phạt lần nữa đối với hành vi vượt đèn đỏ lúc đó. Tất nhiên, nếu sau khi nộp tiền phạt mà A lại tiếp tục vượt đèn đỏ thì lại phạt tiếp.

Ví dụ 2:

B là cảnh sát giao thông, thấy có người vượt đèn đỏ thì B có quyền dừng xe của người đó và phạt tiền đối với người đó về hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Đây là áp dụng pháp luật nhiều lần, cứ có hành vi vi phạm là B được quyền áp dụng quy định của pháp luật để phạt.

Có nhiều trường hợp cần áp dụng pháp luật, nên khi nói về trường hợp nào thì nên lấy ví dụ cho trường hợp ấy:

¤ Trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể mà họ không tự giải quyết được và cần đến sự can thiệp của 1 chủ thể có thẩm quyền. Ví dụ: Tòa án giải quyết việc tranh chấp giữa người cho thuê nhà và người thuê nhà.

¤ Trường hợp khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật. Ví dụ: Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt đối với người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.

¤ Trường hợp khi quyền và nghĩa vụ của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Ví dụ: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân không thể phát sinh nếu thiếu hoạt động ADPL của các cơ sở đào tạo.

¤ Trường hợp khi cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể không VPPL nhưng vì lợi ích chung. Ví dụ: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu hồi đất cuả các chủ thể đang có quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng các công trình công cộng; các chủ thể phải giao lại đất đó và chấp nhận đền bù của NN.

¤ Trường hợp khi cần kiểm tra giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Hoạt động của cơ quan kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

¤ Trường hợp khi cần xác nhận sự tồn tại của 1 sự kiện thực tế, cụ thể nào đó theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Hoạt động công chứng của UBND nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các giấy tờ, văn bằng...  1. Tình huống

- Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).

- Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng.

- Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông...

2. Cấu thành vi phạm pháp luật

¤ Mặt khách quan:

- Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải: 45000m3/1tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.

- Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp.

- Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).

- Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh).

- Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.

¤ Mặt khách thể:

Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

¤ Mặt chủ quan:

- Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.

- Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.

¤ Mặt chủ thể vi phạm:

- Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.

- Được xây dựng từ năm 1991.

- Có giấy phép hoạt động từ năm 1994.

Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.

C. Vi phạm pháp luật dân sự

1. Tình huống

- Nguyễn T Cường (25 tuổi, Bến Tre), là sinh viên năm 2 trường ĐH Tây Đô.

- Năm 2006, quan Internet, Cường quen với anh Huy (Việt Kiều Úc)

- Năm 2009, anh Huy về thăm quê và trú tại huyện Chợ Lách, Bến Tre. Đúng lúc này, Cường không có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở.

-1/2/2009, Cường đến nhà anh Huy chơi và ở lại đêm. 2/2/2009, lợi dụng lúc anh Huy đi vắng, tủ không khóa, Cường đã lấy đi 1 chiếc lắc 2 lượng vàng 18K.

- Sau khi bán được hơn 22 triệu đồng, Cường mua một chiếc xe máy và gởi tiền cho mẹ trả nợ, cho bà nội.

2. Cấu thành vi phạm pháp luật

¤ Mặt khách quan:

- Hành vi: việc làm của anh Cường (lấy cắp 2 lượng vàng 18K, bán lấy tiền để sử dụng theo mục đích riêng) là hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự.

- Hậu quả: gây thiệt hại về mặt vật chất đối với anh Huy

- Thời gian: nhà anh Huy (huyện Chợ Lách, Bến Tre)

- Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà và tủ không khóa.

¤ Mặt khách thể:

Anh Cường đã xâm phạm đến quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

¤ Mặt chủ quan:

- Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì Cường nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại do mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

- Động cơ: không có tiền nộp học phí, nhận thấy anh Huy là người giàu có nên Cường đã nổi lòng tham.

- Mục đích:trả tiền học phí, giúp mẹ trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân (mua xe máy)

¤ Mặt chủ thể:

Anh Cường (25 tuổi, sinh viên, không mắc phải bệnh về thần kinh) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi phạm pháp.

D. Vi phạm kỷ luật nhà nước

1. Tình huống

- Lê Văn An (sinh viên năm 2, trường Đại học X, Cần Thơ) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. An hiện trú ở ký túc xá trường, lại còn thường xuyên uống rượu bia.

- Anh đã liên tục vi phạm từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007 và vượt quá giới hạn chấp nhận của nhà trường.

2. Cấu thành vi phạm pháp luật

¤ Mặt khách quan:

- Hành vi: việc làm của An (nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia) là hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá.

- Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên khác, cũng như tương lại của An và xâm phạm đến quy tắc quản lý của nhà trường.

- Thời gian: từ cuối năm 2006 đến tháng 6/2007.

- Địa điểm: trường ĐH X, Cần Thơ, khu ký túc xá nhà trường.

¤ Mặt khách thể:

Lê Văn An đã vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường, ký túc xá. Đó là các quy tắc mà An buộc phải thực hiện khi theo học tại trường và lưu trú tại ký túc xá.

¤ Mặt chủ quan:

- Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, An đã nhìn thấy trước hậu quả xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra.

- Nguyên nhân: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của An, thiếu tinh thần học tập và sự cầu tiến đáng có của một sinh viên.

¤ Mặt chủ thể:

Lê Văn An (sinh viên năm 2 trường ĐH X, Cần Thơ) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro