phap luat thue

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

III KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT THUẾ

1. Khái niệm pháp luật thuế

11Định nghĩa

Quan hệ thu, nộp thuế giữa nhà nước và dân cư phải đượcthực hiện dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định, đó chínhlà pháp luật thuế.

Pháp luật thua là tổng hợp các quy phạm pháp luật điềuchỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộpthuê' giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộpthuê nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thựchiện các mục tiêu xác định tỉước.

Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế nhằm phân địnhranh giới giữa các nhóm quan hệ, qua đó lựa chọn áp dụngcác quy phạm pháp luật phù hợp, đạt được hiệu quả điềuchỉnh cao.

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của luậtthuế ở Việt Nam cho thấy pháp luật thuế ra đời rất sớm. Nhànước với tư cách là chủ thể quyền lực, sử dụng công cụ tiếnglà pháp luật để tập trung bộ phận của cải xã hội mà khôngphụ thuộc vào ý chí của đối tượng nắm giữ của cải đó. Điềunày cũng giúp cho việc phân biệt giữa luật thuế với luật ngânsách nhà nước mặc dù giữa luật thuế và luật ngân sách nhànước có mối liên hệ nội tại.

12. Đối tượng điều chỉnh của luậtthua

Trong giai đoạn hiện nay, khi còn nhiều quan điểm khácnhau về ngành luật, việc đưa ra đối tượng điều chỉnh của luậtthuế chỉ có ý nghĩa xác định rõ những loại chủ thể với nhữngđặc tính nhất định sẽ là đối tượng hướng tới hoặc cần đượcbảo vệ bởi các văn bản pháp luật trong nước cũng như vănbản pháp luật quốc tế về thuế. Xác định đối tượng điều chỉnhcủa luật thuế không có nghĩa xác định đây là một ngành luậtđộc lập hay một lĩnh vực khoa học luật riêng biệt mà chỉnhằm xác định rõ nội dung nghiên cứu, đề cập trong mộtlĩnh vực pháp luật cụ thể, một môn học luật.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và nội dung hoạt động củacác chủ thể, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế baogồm các nhóm quan hệ sau:

- Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế.

Quản lý thuế là một trong những nội dung quan trọng,không thể tách rời hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt độngquản lý thuế gồm nhiều nội dung cụ thể khác nhau, tuy vậybao giờ cũng gắn liền với sự tham gia của nhà nước (nhândanh chính mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng).

Hoạt động quản lý thuế của các cơ quan có thẩm quyềnbao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơsở tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính và thể hiệnthông qua một loạt loại hành vi:

+ Chấp hành những quy định về thuế của các cơ quathẩm quyền, chống hiện tượng chiếm dụng và trốn lậu uế,

+ Xác định phạm vi người nộp thuế và các yên tắcđánh thuế, /

+ Xác định đúng đối tượng tính thuế và các căn cứ tính thuế,

+ xác định cách thức tính thuế, quyết định việc miễngiảm thuế trên cơ sở quy định của pháp luật;

+ Tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm chống thất thu thuế,

+ Thanh tra, kiểm tra quá trình thu, nộp thuế.

Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiệnnghĩa vụ thuế.

Các tổ chức, cá nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều phảithực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước: Để đảm bảo việcnộp thuế đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo sự công bằng trong việcthực hiện nghĩa vụ thuế, pháp luật thuế điều chỉnh nhữngloại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này:

+ Thực hiện đăng ký, kê khai thuế;

+ Thực hiện nộp thuế theo trình tự, tức là thực hiện một trậttự phải tuân thủ trong suất quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế,

+ Thực hiện chế độ báo cáo thuế và các vấn đề có liênquan đến cơ sở xác định số thuế phải nộp với cơ quan cóthẩm quyền;

+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đúng, chínhxác số thuế phải nộp trong những trường hợp cần thiết.- Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi

phạm và khiếu nại về thuế.

+ Hoạt động xử lý vi phạm về thuế liên quan đến cáchành vi vi phạm pháp luật thuế như nợ thuế, sót thuế, trốnthuế, chống thuế nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạmhình sự;

+ Giải quyết khiếu nại những quyết định hành chính củacơ quan có thẩm quyền khi ra các quyết định không đủ căncứ không công bằng, không đúng pháp luật...

Xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, có thể nhận thấy:

- Nhà nước, với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là mộtbên tham gia quan hệ thuế và trực tiếp chi phối các quan hệ đó.

- Các quan hệ đều nhằm hướng tới việc chuyển giao bắtbuộc một nguồn tài chính vào cho nhà nước. Nguồn tài chínhđó nhằm phục vụ lợi ích công cộng, điều chỉnh xã hội ở tầmvĩ mô.

Đặc điểm về chủ thể và nội dung của các nhóm quan hệxã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế chothấy các quan hệ do pháp luật thuế điều chỉnh luôn mangtính chấp hành và điều hành, là một nội dung quan trọng củatài chính công.(l) Điều này cũng chi phối trực tiếp việc sửdụng phương pháp điều chỉnh quan hệ thuế.

13 . Phương pháp điều chỉnh của luậtthua

Xuất phát từ tính chất của các quan hệ thuế do luật thuếđiều chỉnh, để sự tác động của pháp luật có hiệu quả, luậtthuế sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy.

Để có được nguồn thu, nhà nước yêu cầu người dân phảinộp thuế. Để có thể tăng thêm khả năng chi tiêu, nhà nướccó thể ban hành, thay đổi các loại thuế mới hoặc bãi bỏnhững ưu đãi về thuế đang áp dụng đối với người dân. Để kịpthời trang trải cho hoạt động của mình, có được số thu ổnđịnh và chủ động, nhà nước yêu cầu người dân nộp đúng,nộp đủ, theo thời hạn số thuế nhất định... Những ví dụ nêutrên cho thấy không có sự bình đẳng giữa cơ quan có thẩmquyền về thuế với người nộp thuế. Nhà nước có quyền đơnphương đưa ra những quyết định theo ý chí của mình màkhông cần có sự thỏa thuận của các đối tượng còn lại.

Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng các biện phápcưỡng chế, buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ.

Việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy trongquan hệ thuế hoàn toàn không phải với hình thức biểu hiệngiống nhau. Chẳng hạn, cơ quan quản lý thuế có quyền racác thông báo thuế, quyết định truy thu thuế và yêu cầu đốitượng nộp thuế thực hiện đúng. Nhưng ở trường hợpđốitượng nộp thuế tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế thì có sựkhác nhau về hình thức biểu hiện nhưng điều này hoàn toànkhông có nghĩa tính chất quyền uy bị mất đi. Trước hết, việclàm này phải được cơ quan quản lý thuế cho phép hay phêchuẩn; nếu đối tượng nộp thuế không tính đúng, tính đủ, nộptheo thời hạn, việc bị xử lý vi phạm sẽ trở thành hiện thực.

Khi số thuế không được nộp đầy đủ, đúng hạn sẽ dẫn tớihàng loạt các khả năng khác nhau như phong toả tài khoản,yêu cầu thu hộ, phạt nộp chậm được thực hiện cùng với cácbiện pháp hành chính khác.

Trong giai đoạn hiện nay, các nước đang có xu thế phânchia hệ thống pháp luật thành luật công(l) (public Law) vàluật tư (Private Law). Luật công là các luật điều chỉnh cácquan hệ liên quan đến lợi ích công cộng hay mối quan hệgiữa cơ quan nhà nước, quan hệ nhà nước với công dân. Luậttư điều chỉnh quan hệ liên quan đến lợi ích cá nhân, quan hệgiữa tác công dân. Như vậy, luật thuế (Taxation Law) có đầyđủ căn cứ để được xác định đây là một bộ phận quan trọngcủa luật công.(2)

1.4. Nguồn của pháp luật thuê'

Nguồn của pháp luật thuế là các văn bản pháp luật do cơquan có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình thu, nộp thuế và các văn bản phápluật quốc tế điêu chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trìnhthực hiện quyền thu thuế mà Việt Nam đã ký kết hoặc camkết thực hiện.

Nguồn của văn bản pháp luật thuế do cơ quan có thẩmquyền của Nhà nước Việt Nam ban hành bao gồm các vănbản luật và văn bản dưới luật.

Luật do Quốc hội ban hành, sửa đổi, bổ sung như Luật thuếgiá .trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất nhậpkhẩu, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... Một điểm khá đặcthù trong hệ thống luật điều chỉnh hoạt động thu thuế do Nhànước Việt Nam ban hành là quy định về thuế có thể được ghinhận ở một văn bản luật đơn hành mà không hoàn toàn ghinhận tại các luật thuế nói chung. Chẳng hạn, Luật dầu khíđiều chỉnh quan hệ thuế tài nguyên của các tổ chức kinh tếcó khai thác dầu, khí trên lãnh thổ Việt Nam.

Pháp lệnh thuế do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành,sửa đổi, bổ sung như Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngườicó thu nhập cao, Pháp lệnh thuế tài nguyên...

Các văn bản dưới luật khác do Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, bộ trưởng các bộ quản lý ngành ban hành quyđịnh chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh thuế.

Các văn bản pháp luật quốc tế là nguồn của pháp luậtthuế bao gồm các điều ước quốc tế song phương và đa phương.

Các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam tham giaký kết hoặc cam kết thực hiện như OECD-1977 về "Hiệpđịnh mẫu về tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuếđánh vào tài sản và thu nhập" hay UN-1980 của Liên hợpquốc về "Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về tránh đánhthuế hai lần giữa các nước phát triển và các nước đang pháttriển" ; GATT1994; Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lựcchung (CEPT)...

Các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết nhưHiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với cácnước ký kết; Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ...

2. Quan hệ pháp luật thuế

Các quan hệ xã hội xuất hiện do những yêu cầu liên hệvật chất giữa nhà nước với dân chúng và chịu sự tác độngcủa nhiều yếu tố khác nhau, song quyết định nhất vẫn là yếutố nhà nước. Để phục vụ lợi ích của mình và tạo ra trật tựchung cho xã hội, nhà nước dùng quy phạm pháp luật 'nhưmột quy tắc xử sự chung nhằm tập trung nguồn thu từ thuếvào ngân sách nhà nước. Quan hệ thu, nộp thuế thực hiệntrên cơ sở các quy phạm pháp luật đã trở thành quan hệ phápluật thuế.

Quan hệ pháp luật thuế mang một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật thuế mang nặng tính quyềnuy Hệ quả của quan hệ pháp luật thuế là sự chuyển giao mộtkhối lượng tài sản (có thể dưới hình thức giá trị hoặc dướihình thức hiện vật, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ) từ người nộpthuế cho nhà nước, vì vậy việc nộp thuế không phải là sự lựachọn của đối tượng nộp thuế mà do yêu cầu của nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật thuếđược đảm bảo thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chếnhà nước.

Thứ hai, quan hệ pháp luật thuế thường quy định cụ thểnhững quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quanhệ. Tuy vậy, cho dù cụ thể đến đâu, các quy định này vẫn chỉlà 'quy tắc xử sự ' mà không thể quy định tất cả hoặc dự liệuđược tất cả điều kiện mà quan hệ pháp luật thuế sẽ diễn ra.

Vì vậy, các xử sự thực tế sẽ làm rõ ràng hơn, chi tiết hquy định pháp luật nhưng không được làm trái pháp thuế

Thứ ba, một bên tham gia quan hệ pháp luật thuế bao giờcũng là cơ quan quản lý thuế.

Nghiên cứu quan hệ pháp luật thuế, những nội dung sauđây cần làm rõ:

- Căn cứ pháp lý hình thành quan hệ pháp luật thuế cụ thể;

- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế;

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệpháp luật thuế;

- Sự kiện pháp lý.

2. / . Căn cứ pháp lý

'Quy phạm pháp luật tác động tín các quan hệ xã hộinhấtđịnh và biên chúng thành quan hệ pháp luật. Nên quanhệ xã hội không được quy phạm pháp luật điều chỉnh thìchúng không thể trở thành quan hệ pháp luật."(l) Như vậy,quan hệ pháp luật thuế chỉ có thể xác định được khi có quyphạm pháp luật thuế xác định điều kiện cho các đối tượngnộp thuế.

Quy phạm pháp luật thuế tác động tới quan hệ thu nộpthuế và biến chúng thành các quan hệ pháp luật. Không thểcó quan hệ pháp luật thuế nếu như không có quy định ghinhận tính hợp pháp của quan hệ đó. Như đã đề cập, các quanhệ pháp luật thuế mang tính quyền uy cao nhưng lại gắn vớiyếu tố tài sản nên không thể có quan hệ chuyển giao lượngtài sản dưới dạng thuế cho nhà nước nếu không được thựchiện dựa trên một cơ sở pháp lý cụ thể.

Cơ sở pháp lý cho quan hệ pháp luật thuế cũng là mộttrong những căn cứ để phân biệt quan hệ pháp luật thuế nàyvới quan hệ pháp luật thuế khác. Điều này cũng có nghĩa,nghĩa vụ thuế không thể được thực hiện khi chưa có văn bảnpháp luật thuế quy định về vấn đề đó.(l)

Căn cứ pháp lý cho quan hệ pháp luật thuế thường đượcghi nhận rõ trong các quyết định của cơ quan quản lý thuế.

2.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuê/

Bất kỳ quan hệ pháp luật thuế nào, cơ cấu chủ thể cũngđược xác định. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế làcác tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do nhà nước quy địnhcho từng loại. Về nguyên tắc, các đối tượng này đều phải 'đảm bảo năng lực chủ thể pháp luật. Trong quan hệ pháp luậtthuế, có hai loại chủ thể cơ' bản là các cơ quan quản lý, thuthuế và đối tượng nộp thuế.

- Các cơ quan 'quản lý và thu thuế. Pháp luật Việt Namquy định các cơ quan trong hệ thống cơ quan tài chính nhànước có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý và thu thuếtrên lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan này có quan hệ hữu cơvới nhau trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và quan hệ công táctrong từng thời kỳ.

Cơ quan thuế có nhiệm vụ thu các khoản thuế phát sinhtrên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nư\c.

Cơ quan thuế được thành lập từ năm 1991 ,(2) có cơ cấu tổ chức thống nhất theo ngành dọc. Tổng cục thuế trực thuộcBộ tài chính; Cục thuế ở cấp tỉnh, thành phố; Chi cục thuế ởcấp quận huyện.(l) Do tổ chức theo ngành dọc, các cấp tronghệ thống cơ quan thuế được phân định nhiệm vụ, quyền hạncụ thể. Theo đó, Tổng cục thuế không trực tiếp tiến hànhquản lý thu thuế; việc tiến hành quản lý thu thuế thuộc vềCục thuế, Chi cục thuế ở các địa phương. Như vậy, một bêntham gia quan hệ pháp luật thuế trực tiếp với đối tượng nộpthuế là các cơ quan thuế ở địa phương.

Cơ quan hải quan có nhiệm vụ quản lý và thu các loạithuế gắn với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ cấu tổ chứccủa cơ quan hải quan được thực hiện theo ngành dọc(2): Tổngcục Hải quan trực thuộc Bộ tài chính,(3) cục hải quan tỉnhhoặc liên tỉnh; Chi cục hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hảiquan hoặc các đơn ví tương đương. Cũng như nhiệm vụ củacơ quan thuế, chỉ có các cơ quan hải quan địa phương thamgia trực tiếp vào hoạt động quản lý thuế ở khâu xuất khẩu,nhập khẩu.

Đối tượng nộp thuế là tất cả cá tổ chức, cá nhân có đủđiều kiện phải nộp một loại thuế nhất định. Các văn bảnpháp luật thuế cụ thể đều nêu rõ đối tượng này.

2.3. Quyền và nghĩa vụ và của các chủ thể

Trong quan hệ pháp luật thuế, các bên tham gia đều đượcxác định trước về quyền và nghĩa vụ pháp lý. Quyền của chủthể này không nằm ngoài mối liên hệ pháp lý với việc thựchiện các nghĩa vụ pháp lý của chủ thể khác. Do quan hệ phápluật thuế có thể được trải dài trong suốt một quá trình, mộtgiai đoạn hay xuất hiện khi có đủ sự kiện pháp lý, các quyềnvà nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể cũng được xem xét ở cácgiai đoạn cụ thể khác nhau.

2.3.1 Quyền và nghĩa vụ trước khi thực hiện quan hệ thunộp thuê ~

- Các cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm

+ Cấp sổ đăng ký thuế cho đối tượng nộp thuế

+ Cấp mã số thuế cho chủ thể nộp thuế (nghĩa vụ nàythông thường chỉ xuất hiện đối với những chủ thể có nghĩavụ thuế phát sinh thường xuyên mà không xuất hiện đối vớicác chủ thể chỉ có nghĩa vụ thuế phát sinh theo vụ việc);(l)

+ Cung cấp các mẫu chứng từ hoá đơn hoặc chấp nhậnviệc đăng ký mẫu chứng từ hoá đơn của đối tượng nộp thuếkhi các chủ thể này đáp ứng đầy đủ điều kiện; ' '

+ Hướng dẫn trình tự kê khai và nộp thuế cho đối tượngnộp thuế. ' ~

Trước giai đoạn xác định một số tiền thuế cụ thể, cơ quanquản lý thuế phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định, vừađảm bảo hoạt động quản lý thuế của hệ thống đồng thời đâycũng được 'hiểu là những hành vi mà cơ quan thuế phải thựchiện (tạo điều kiện cho dân chúng) mà không phải là quyềncủa cơ quan quản lý thuế. Nhận xét này nhằm khẳng địnhtrách nhiệm của cơ quan quản lý thuế đối với các chủ thểnộp thuế.

-Đối tượng nộp thuế có các quyền và nghĩa vụ cơ bảnsau đây:

+ Đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền(đối với các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu hoặc có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu,thủ tục đăng ký thuế phải được thực hiện tại cơ quan thuế vàcơ quan hải.quan);

+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho cơ quan quản lý thuếđể chủ thể này áp dụng biện pháp quản lý thu thuế phù hợp;

+ Đăng ký áp dụng chế độ chứng từ hoá đơn, chế độ kếtoán thống kê theo quy định pháp luật Việt Nam.(l)

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ trong quá trình thu, nộp thuê

- Cơ quan thuế có quyền thực hiện những hành vi cơ bảnsau đây:

+ Công bố các thông tin liên quan đến đối tượng nộpthuế một cách công khai;

+ Quyết định phương thức quản lý thuế phù hợp với từngloại thuế, từng đối tượng nộp thuế theo quy định pháp luật;

+ Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp tài liệu, chứng cứđể kiểm tra tính chính xác các căn cứ tính thuế,

+ Yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thuếtheo thông báo thuế hoặc theo phần tự đánh giá của chínhđối tượng nộp thuế, ~

+ ấn định thuế nếu đối tượng nộp thuế không đáp ứngđầy đủ điều kiện kê khai, nộp thuế,

+ Ra quyết định truy thu thuế, phạt vi phạm theo thẩmquyền;

+ Kiểm tra, thanh tra thuế trong những trường hợp cần thiết;

+ Xử lý vi phạm, xét khiếu nại về thuế theo thẩm quyền.

Đối tượng nộp thuế có quyền và nghĩa vụ cơ bản:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chứng từ hoá đơn, tuânthủ chế độ tài chính kế toán áp dụng cho đối tượng nộp thuế,

+ Kê khai, nộp tiền thuế trên cơ sở hoạt động thực tế vàtheo đúng quy định pháp luật; tự chịu trách nhiệm trướcpháp luật về nội dung kê khai thuế,

+ Nộp thuế theo đúng thời hạn đã được pháp luật quyđịnh trước hoặc thời hạn quy định trong thông báo thuế,

+ Được quyền khiếu nại' về các quyết định, thông báothuế của cơ quan quản lý thuế. Trong thời gian giải quyếtkhiếu nại , đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế theođúng thời hạn ghi trong quyết định, thông báo thuế,

+ Được quyền nhận lại số tiền thuế đã nộp vượt quánghĩa vụ đáng lẽ phải thực hiện;

+ Thực hiện chế độ báo cáo, quyết toán thuế theo yêucầu pháp luật.

Trường hợp chủ thể nộp thuế không thường xuyên phátsinh nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, quan hệ thu, nộp thuếthường được thực hiện và chấm dứt ngay sau khi sự kiệnpháp lý làm nảy sinh nghĩa vụ thuế cụ thể đó và chấm dứtkhi đối tượng nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Chẳng hạn, đối với trường hợp cá nhân có thu nhập đột xuấtnằm trong giới hạn tính thuế thu nhập đối với người có thunhập cao; có hàng hóa chuyển dịch qua biên giới. nhưngkhông nằm trong đối tượng kinh doanh hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu. . .

2.3.3. Quyền và nghĩa vụ khi có thay đổi điều kiện thu,nộp thua

Đối với trường hợp chủ thể nộp thuế không còn đầy đủđiều kiện nộp thuế như không tiếp tục kinh doanh, tạm hoãnkinh doanh, mức thu nhập nằm dưới giới hạn nộp thuế. . . cơquan quản lý thuế có trách nhiệm tạo điều kiện cho đốitượng nộp thuế hoàn tất nghĩa vụ còn lại của mình. Mặt khác các chủ thể nộp thuế phải báo cáo tình hình thực tế đểtạm hoãn hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật thuế nhất địnhvới nhà nước.

2.4. Sự kiện pháp lý trong quan hệ pháp luật thuê'

Sự kiện pháp lý trong quan hệ pháp luật thuế là những sựkiện thực tế làm xuất hiện các điều kiện của chủ thể nộpthuế được pháp luật ghi nhận rõ.

Mỗi quan hệ pháp luật thuế hình thành trên cơ sở một đạoluật thuế cụ thể có những quy định về sự kiện pháp lý riêng.

Trường hợp bất khả kháng cũng có thể được đặt ra trongquá trình thực hiện quan hệ pháp luật thuế. Điều này xuấthiện bởi lẽ, quan hệ kê khai, thông báo thuế, thu nộp thuế làmột quá trình và có thể xuất hiện những yếu tố khách quanmà đối tượng nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ của mìnhtheo đúng thời hạn luật định. Việc không thực hiện đúng thờihạn và đầy đủ nghĩa vụ thuế có thể làm ảnh hưởng trực tiếptới sự chủ động trong quá trình điều hành ngân sách nhànước. Vì vậy, khoản 2Điều 55 Luật ngân sách nhà nước2003 quy định: "Trường hợptổ chức, cá nhân vì nguyênnhân khách quan mà không thể nộp đúng hạn các khoảnphải nộp vào ngân sách nhà nước thì phải báo cáo với cơquan có thẩm quyền cho phép."

3. Căn cứ xây dựng pháp luật thuế

Pháp luật thuế phải được xây dựng dựa vào những tiêuchuẩn nhất định và điều chỉnh tổng thể các loại thuế khácnhau nhưng có mối liên hệ với nhau. Có thể nói, yêu cầu đặtra đối với hệ thống luật thuế nói chung và cho từng luật thuếnói riêng là phải đảm bảo nguyên tắc trung lập của thuế,đảm bảo nguồn thu, cân đối ngân sách nhà nước; đảm bảo cósự chấp thuận từ phía người nộp thuế. Những đảm bảo nàygiúp cho nhà nước, bằng hệ thống pháp luật thuế và hệ thốngcác tổ chức hành thu, có được nguồn vật chất phục vụ choviệc thực hiện chức năng nhà nước đồng thời cũng không tạora sự phản ứng trong công chúng về thuế. Yêu cầu đặt ra chohệ thống pháp luật thuế cũng có ảnh hưởng mạnh mẽcấu hệ thống pháp luật thuế; thủ tục thu nộp thuế. Mức độ xem xét các yêu cầu cho hệ thống pháp luật thuế ở các quốc gia trong mỗi giai đoạn, điều kiện cụ thể là khác nhau. Đây cũng là một trong những nội dung khác biệt về hệ thống pháp luật thuế của quốc gia này so với quốc gia khác. Việc lựa chọn một hệ thống pháp luật thuế, một đạo luật thuế phải được xem xét trên cơ sở đáp ứng những tiêu chí nhất định.

Mặc dù các tiêu chí này không phải là duy nhất và không phải nhất thiết phải đáp ứng toàn bộ nhưng chúng thường được đưa ra như những căn cứ để xây dựng một hệ thống pháp luật thuế, một đạo luật thuế cụ thể.

3. / . Căn cứ khi xây dựng hệ thống pháp luật thuê'

Xây dựng hệ thống pháp luật thuế, cần phải xem xét và thực hiện theo những căn cứ cơ bản sau đây:

-Đảm bảo nguồn vật chất cho chi tiêu của nhà nước. Cho dù pháp luật thuế được ban hành bởi các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau nhằm hướng tới đồng thời nhiều mục đích nhưng mục đích trước hết và chủ yếu là phải đáp ứng được tối đa nhu cầu chi tiêu cho chính phủ có quyền thu thuế. Tuy vậy, cũng cần phải xem xét, có phải pháp luật thuế được ban hành chỉ nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu chi tiêu rất cao của chính phủ hay không. Thực tế, các quốc gia đều hướng tới công chúng, mặc dù có thể ở mức độ khác nhau.

Chính phủ phải chịu gánh nặng đặc biệt mà không bất kỳ một chủ thể nào khác phải gánh chịu, đó là các chi tiêu công cộng như an ninh, quốc phòng, ngoại giao, trợ cấp xã hội,giải quyết việc làm... Thụ hưởng kết quả của chi tiêu này đềulà công chúng. Như vậy, hệ thống pháp luật thuế được banhành giúp cho nhà nước có được nguồn thu, qua đó, với tưcách là người đại diện cho công chúng, thực hiện chi tiêu,phân bổ hợp lý cho xã hội.

-Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Về nguyên tắc, việcđánh thuế không được tạo nên sự khánh kiệt của dân chúng.

Những yếu tố liên quan đến tình hình phát triển kinh tế, thunhập của dân cư, định hướng của nhà nước về phát triểnngành, miền có tác động trực tiếp đến việc ban hành haythay đổi cơ cấu của hệ thống pháp luật thuế. Bên cạnh đó,những yếu tố về chính trị cũng chi phối tới hệ thống phápluật thuế một quốc gia. Ở Việt Nam trước năm 1990, hệthống pháp luật thuế đơn giản, không áp dụng giống nhaucho mọi đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Cơ cấu các luật thuế trong hệ thống pháp luật thuế cũng đơngiản, không đa dạng và đầy đủ như hệ thống pháp luật thuếtừ những năm 1990 trở lại đây.

Yêu cầu phải bao quát hết nguồn thu. Bao quát nguồnthu được hiểu: các quy định pháp luật thuế phải đảm bảokhông bỏ sót đối tượng nộp thuế, đối tượng nằm trong diệncần phải điều tiết... Đáp ứng yêu cầu này, pháp luật thuếkhông chỉ tạo căn cứ pháp lý để có được nguồn thu tối đa màchính là một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắccông bằng, bình đẳng.

- Yêu cầu của các quan hệ kinh tế đối ngồi, quan hệquốc tế trong từng giai đoạn cụ thể. Từ sau Chiến h thếgiới thứ II trở lại đây, sự liên kết giữa các quốc gia, vùlãnh thổ đã trở thành trào lưu trong thời đại mới. Sự liên kết, hợp tác được thực hiện trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinhtế văn hoá, xã hội. Chính sách hợp tác giữa các quốc gia đãthúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế quốc tế. Để đảmbảo quyền lợi công dân quốc gia mình, để kinh tế trong nướcphát triển, các quốc gia thường phải ban hành hệ thống phápluật thuế phù hợp với chính sách khuyến khích, chính sáchđầu tư của nhà nước trong từng giai đoạn. Chính sự tác độngnày lý giải vì sao hệ thống pháp luật thuế nói chung, từngluật thuế nói riêng có thể thay đổi trong từng giai đoạn cụthể. Chẳng hạn, trong giai đoạn 1970-1990 chính sách thuếquan dành rất nhiều ưu đãi cho hàng hoá có xuất xứ từ quốc giathành viên của CEFT. Trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay,bên cạnh các ưu đãi dựa trên các cam kết song phương, chínhsách thuế quan của Việt Nam lại dành rất nhiều ưu đãi chohàng hoá có xuất xứ từ các thành viên của CEIr và ngày càngmở rộng khi chúng ta có nguyên vọng tham gia vào tổ chứcthương mại có số lượng thành viên lớn nhất thế giới - WTO.

3.2. Căn cứ ban hành luật về một sắc thuêlcụ thể

Việc ban hành một văn bản luật thuế, ngoài việc tuân thủnhững căn cứ của hệ thống pháp luật thuế, cần phải dựa trênnhững điều kiện cụ thể. Chính điều kiện cụ thể đối với mỗiluật thuế giải thích cho việc các luật thuế có thể được banhành vào những thời điểm khác nhau, khi các căn cứ banhành cho luật thuế đó đã đạt được.

Phải đảm bảo tính thống nhất của đạo luật thuế cụ thểtrong cơ cấu hệ thống pháp luật thuế

Luật thuế cụ thể chỉ là bộ phận trong tổng thể hệ thốngpháp luật thuế được áp dụng ở một quốc gia trong một thờikỳ. Luật 'thuế được ban hành đương nhiên phải tuân thủnhững nguyên tắc, yêu cầu chung của hệ thống pháp luậtthuế. Do sự liên kết nội tại về kinh tế giữa các loại thuế, bấtkỳ sự thay thế, sửa đổi, bổ sung nội dung của một luật thuếsẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận còn lại của hệthống pháp luật thuế nói chung.

- Phải đảm bảo tính ổn định nội tại trong quá trình ápdụng từng luật thuế và ổn định trong tổng thể hệ thống phápluật thuế. Pháp luật tự thân nó đã có yêu cầu ổn định. Phápluật thuế tác động trực tiếp tới thu nhập, tới lợi ích của ngườinộp thuế, của nhà nước, nếu không ổn định sẽ tác động xấutới dân cư, tới nguồn thu tài chính nhà nước. Mặt khác, cácnhà nghiên cứu kinh tế thị trường cũng đã chỉ ra, "thuế có tínhổn định nội tại bên trong",(l) vì vậy, văn bản pháp luật ghinhận loại thuế đó cũng phải đảm bảo tính ổn định. Yêu cầuổn định của một luật thuế không có nghĩa nó cần phải duy trìmà không thể bị loại bỏ, sửa đổi, bổ sung khi các điều kiệnkhác không còn đảm bảo. Tuy nhiên, các nhà hoạch địnhchính sách, các nhà lập pháp phải cân nhắc kỹ trước khi banhành, sửa đổi, bãi bỏ một hoặc một số quy định về thuế, bêncạnh đó, trước khi ban hành một đạo luật thuế, cần xem xétchi tiết những điều kiện cần thiết để thực hiện loại thuế đótrong thực tiễn và có khả năng áp dụng lâu dài.

Đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụthuế. Bản thân thuế đã đặt ra yêu cầu công bằng. Tuy vậy, công bằng chỉ có thể được thực hiện khi có những quy địnhpháp luật về nội dung đó cũng như đủ biện pháp pháp lýbuộc các bên có liên quan thực hiện nguyên tắc công bằng.

Tính công bằng trong một đạo luật thuế có thể có mức độkhác nhau trong mỗi giai đoạn, điều này phụ thuộc vàochính sách của nhà nước đối với nền kinh tế, quan hệ kinh tếđối ngoại. Trước năm 1999, các đạo luật thuế của Việt Namcòn có sự phân biệt đối xử giữa thành phần kinh tế nhà nướcvới các thành phần kinh tế khác.(l) Hiện nay, những yêu cầuvề chống phân biệt đối xử(2) đã được Nhà nước việt Nam đặcbiệt tôn trọng và đảm bảo thực hiện.(3)

4. Cơ cấu của đạo luật thuế

Xuất phát từ đặc điểm của thuế có tính chất bắt buộc trênphạm vi rộng, chúng thường được ghi nhận dưới hình thứcvăn bản luật. Mặc dù mỗi loại thuế có đối tượng điều chỉnhkhác nhau nhưng một đạo luật thuế thường có cơ cấu thốngnhất. Điều này xuất phát từ mục đích ban hành, yêu cầu ápdụng của luật thuế nói riêng trong tổng thể hệ thống phápluật thuế.

Vì vậy việc xác định nội dung của một đạo luật thuế chođến nay còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu tiếp cậntheo góc độ một văn bản pháp luật thông thường, một đạoluật thuế gồm có các nội dung quy định chung; nội dung vềcăn cứ tính thuế, nội dung về kê khai, nộp thuế, miễn thuế,giảm thuế, quy định về xử lý vi phạm và khen thưởng. Tiếpcận theo quan hệ thuế, một đạo luật thuế xác định chủ thể ~thu thuế, đối tượng tính thuế (đối tượng đánh thuê) và ngườinộp thuế, chịu thuế. Nếu tiếp cận theo nội dung của thuế,một đạo luật thuế phải xác định được đối tượng tính thuế(đối tượng đánh thuê), mức thuế và người nộp thuế, chịu thuế.

Pháp luật thuế Việt Nam được ban hành trên cơ sở yêucầu thực tiễn và học hỏi, tiếp thu tinh hoa hệ thống luật thuếđã và đang áp dụng ở các quốc gia điển hình. Theo đó, mộtvăn bản pháp luật quy định một loại thuế bao gồm các nộidung chủ yếu: tên của văn bản pháp luật thuế, đối tượng nộpthuế, căn cứ tính thuế, các khâu của quá trình thu nộp thuế,miễn giảm thuế, đối tượng thu thuế và xử lý vi phạm. Cũngcần phải xác định rằng, tuỳ theo quy mô áp dụng của từngloại thuế mà văn bản pháp luật có mức độ chi tiết khác nhau.(l)

Tên của luật thuế. Tên của đạo luật thuế thường gắn vớitên loại thuêlmàluật đó điều chỉnh. Chẳng hạn Luật thuế giátrị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp. . . Tên của đạo luật thuế khái quát và thể hiệnđược đặc trưng của loại thuế đó, giúp cho các đối tượng cóliên quan có thể phân biệt được dễ dàng đạo luật thuế nàyvới đạo luật thuế khác. Việc lựa chọn tên gọi cho một đạoluật thuế cũng có tính nhạy cảm nhất định đối với xã hội, vìvậy có những trường hợp tên đạo luật thuế có th~được gọi"mềm" hơn. Chẳng hạn, pháp luật về thuế thu nhập đối vớivốn của các tổ chức sử dụng vốn ngân sách (CapitalGainsTax) được gọi "mềm" hơn theo pháp luật Việt Nam (phápluật về thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước).

Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặccá nhân trực tiếp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định củaluật thuế. Mỗi loại thuế có thể có đối tượng nộp thuế khácnhau, tuỳ thuộc vào đối tượng tính thuế. Ví dụ, Điều 1 Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp quy định đối tượng nộp thuế làcác tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh có thunhập; Điều 1 Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thunhập cao năm 2001 quy định đối tượng nộp thuế là cá nhâncó thu nhập cao... Thực tế hoạt động lập pháp cho thấy việcxác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, thểhiện sự đối xử, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hoà thu nhập,luồng vốn đầu tư trong đời sống kinh tế, xã hội.

Xác định đối tượng nộp thuế cũng cần phải phân biệt vớiđối tượng gánh chịu thuế, đối tượng có nghĩa vụ khấu trừthuế thay hoặc nộp thuế thay, đối tượng không nộp thuế.

Đối tượng gánh chịu thuế là các tổ chức, cá nhân thực tếgánh chịu số tiền thuế. Họ có thể chính là đối tượng nộp thuếhoặc không phải là đối tượng nộp thuế. Đối tượng gánh chịuthuế thường không được nêu rõ trong văn bản pháp luật thuếnhưng lại là mối quan tâm trong việc điều chỉnh thu nhậpcủa các nhà lập pháp và các cơ quan thu.

Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thường được phápluật quy định rất cụ thể, rõ ràng từng trường hợp. Đối tượngkhông thuộc điện nộp thuế nhất định là các tổ chức, cá nhâncó đủ dấu hiệu của đối tượng nộp loại thuế đó đồng thời cócác điều kiện khác đi kèm. Chính những điều kiện khác nàylàm loại trừ nghĩa vụ nộp một loại thuế nhất định. Ở ViệtNam, khi xác định đối tượng không thuộc diện nộp một loạithuế thường xuất phát từ chính sách khuyến khích, ưu đãicủa Nhà nước hoặc do những cam kết của Việt Nam với cácquốc gia, tổ chức quốc tế.

Đối tượng có nghĩa vụ khấu trừ thuế thay hoặc nộp thuếthay là những tổ chức có đủ điều kiện, có nghĩa vụ khấu trừkhoản tiền thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế và nộp thaycho họ. Thực tế, đối tượng có nghĩa vụ khấu trừ thuế thay,nộp thuế thay phát sinh nhằm tăng cường kiểm soát nguồnthu từ thuế, chống thất thu thuế.(l)

Căn cứ tính thuế là những số liệu cơ bản để xác định sốthuế phải nộp. Căn cứ tính thuế thường được xác định dựatrên đối tượng chịu thuế và mức thuế suất áp dụng cho từngđối tượng chịu thuế.

Đối tượng chịu thuế là đối tượng khách quan phải thuthuế theo quy định của một đạo luật thuế, là vật chuẩn màdựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định.Việc lựa chọn đối tượng chịu thuế phản ánh ý chí của nhànước đối với kết quả hoạt động kinh tế xã hội và cũng là cơsở phân biệt luật thuế này với luật thuế khác. Trong thực tế, đối tượng chịu thuế có thể là thu nhập,(l) kết quả hoạt độngkinh doanh(2) hoặc giá trị tài sản.(3)

Để có ớưứcđối tượng chịu thuế với tư cách là số liệu tínhthuế, luật thuế thường quy định cụ thể, chi tiết cách thức đểxác định căn cứ này. Những tiêu chí về số lượng, giá cả tínhthuế, thu nhập chịu thuế. . . được hiểu như thông số xác địnhđối tượng chịu thuế. Trong mỗi luật thuế, việc định danh từngyêu cầu trong đối tượng chịu thuế có thể khác nhau nhưng vềbản chất cũng không nằm ngoài các nội dung nêu trên.

Thuế suất được hiểu là mức độ mà dựa trên đó, người nộpthuế phải nộp một khoản tiền nhất định, tính trên một đơn vịđối tượng chịu thuế. Thuế suất được ghi nhận cụ thể trongluật thuế còn được gọi là thuế suất danh nghĩa. Hiểu về thuếsuất, cũng cần phải phân biệt chúng với tỷ lệ chịu thuế. Tỷ lệchịu thuế được hiểu là tỷ lệ giữa mức thuế phải nộp với tổngđối tượng chịu thuế. Hai khái niệm thuế suất và tỷ lệ chịuthuế là khác nhau, mặc dù nhiều trường hợp chúng có thểtrùng nhau.

Thuế suất có thể được quy định theo tỷ lệ phần trăm(thuế suất tỷ lệ) hoặc được quy định cố định theo những mứcđộ nhất định. Trường hợp áp dụng thuế suất cố định, cũngcần phải phân biệt chúng với mức thuế khoán được cơ quanthuế áp dụng đối với người nộp thuế nhằm chống thất thungân sách nhà nước. Đối với thuế suất tỷ lệ, các quốc giathường quy định nhiều loại thuế suất tỷ lệ khác nhau, đángchú ý là các loại thuế suất tỷ lệ thông thường, thuế suất luỹtiến, thuế suất 0%. Thuế suất 0% là mức thuế suất đặc biệt,thể hiện ở chỗ về biểu hiện bên ngoài, người nộp thuế cónghĩa vụ nộp thuế, nhưng thực tế không phải nộp tiền thuế.áp dụng thuế suất 0% còn có khả năng tăng cạnh tranh hànghoá, dịch vụ trên thị trường quốc tế (trả lại thuế hàng hoádịch vụ ở các khâu sản xuất, lưu thông, làm hàng hoá đi vàothị trường quốc tế mà không mang giá có thuê).

Một đạo luật thuế có thể quy định một mức thuế suất duynhất hoặc nhiều mức thuế suất khác nhau. Điều đó hoàn toànphụ thuộc vào thái độ của nhà nước đối với loại thuế sẽ đượcáp dụng vì với mỗi sự lựa chọn đều có tính hai mặt. Chănghạn, việc quy định một mức thuế suất duy nhất sẽ tạo điềukiện dễ dàng trong việc áp dụng cho cả đối tượng nộp thuếvà các cơ quan thu thuế, thể hiện sự công bằng git~ra các đốitượng nộp thuế; bên cạnh đó chúng lại không thể hiện đượcsự thu hút hay hạn chế đối với lĩnh vực, ngành nghề khácnhau. Trường hợp quy định nhiều mức thuế suất trong mộtluật thuế, có thể hình thành các biểu thuế quy định cho từngnhóm đối tượng chịu thuế cụ thể.(l)

Gắn với căn cứ tính thuế, một số luật thuế quy định vềphương pháp tính thuế. Phương thức tính thuế được hiểu lànhững cách thức được pháp luật quy định cụ thể ' cho từngloại thuế để có được một số tiền thuế nhất định dựa trênnhững căn cứ tính thuế đã quy định trước. Tuỳ theo tínhphức tạp của mỗi loại thuế, phương thức tính thuế có thể quyđịnh đơn giản hoặc phức tạp. Một số loại thuế như thuế thunhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhẩu phương thức tính thuế xác định theo đối tượng chịuthuế nhân với thuế suất áp dụng nhưng đối với thuế giá trịgia tăng, phương pháp tính thuế được pháp luật quy địnhphức tạp hơn.

Nếu phương pháp tính thuế được xác định dựa trên nhữngcơ sở pháp lý khoa học để có được một khoản tiền thu từthuế, cách xác định mức thuế khoán có tính áp đặt nhiềuhơn, thực chất được áp dụng đối với các đối tượng nộp thuếchưa đủ điều kiện thực hiện tính thuế theo phương thức tínhthuế thông thường.

- Kê khai, nộp thuế. Quy định về kê khai, nộp thuế baogồm những nội dung trình tự đã được tổng kết và có tínhphản ánh quy luật của đối tượng nộp thuế từ khâu trước khitiến hành hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ thuế đến khâuphải nộp một khoản tiền thuế kho bạc nhà nước theo thời hạnđịnh trước

Xét ở khía cạnh kinh tế, quy định về kê khai, nộp thuếdường như không là mối quan tâm hàng đầu nhưng ở khíacạnh pháp lý, việc quy định và tuân thủ quy định về kê khai,nộp thuế thể hiện thái độ của nhà nước đối với người nộpthuế và mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Điềunày cũng lý giải vì sao việc không tuân thủ hoặc tuân thủkhông đúng quy định về kê khai, nộp thuế là nguy cơ gây ranhững hậu quả pháp lý nhất định cho người nộp thuế. Bêncạnh đó, những quy định về trình tự thủ tục kê khai, nộp thuếcũng cần được cụ thể, chi tiết. Tính khả thi cao cũng đượcđặt ra như một yêu cầu của văn bản pháp luật thuế.

Tuỳ thuộc mức độ phát triển, ý thức của dân chúng vàkhả năng kiểm soát của các cơ quan thu, mỗi luật thuế quyđịnh về phương thức kê khai, nộp thuế khác nhau. Phươngpháp kê khai nhưng nộp thuế theo quyết định của cơ quanthu, nộp thuế khoán, tự kê khai và tự nộp thuế được các quốcgia lựa chọn. Ở Việt Nam, giai đoạn hiện nay, mỗi loại thuếcó thể quy định đồng thời cả ba phương pháp trên.

- Quy định về miễn thuế, giảm thuế là những quy địnhthể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp đối vớingười nộp thuế hoặc đối tượng chịu thuế. Thực tế, có nhiềucách nhìn nhận khác nhau về miễn, giảm thuế. Chẳng hạn,có quan điểm cho rằng miễn giảm thuế nhiều nội dung đãđược quy định ngay ở căn cứ tính thuế (xác định khởi điểmthu nhập chịu thuế, xác định mức thuế suất thấp hơn trongnhững trường hợpđặc biệt), bên cạnh những quy định cụ thểở phần miễn thuế, giảm thuế. Tuy vậy, cách nhìn nhận nàycũng chưa cho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa miễngiảm thuế với những biện pháp ưu đãi thuế khác. Miễn, giảm thuế được quy định trong luật thuế thường có quy định cụthể về điều kiện đối với từng loại chủ thể nộp thuế, số~ìu/được miễn giảm, thời gian được miễn giảm

Miễn thuế, giảm thuế dẫn đến việc thực hiện nghĩa ~không giống nhau giữa các đối tượng nộp thuế, vì vậy đểđược miễn giảm thuế, các chủ thể này phải thực hiện theotrình tự định trước. Thông thường, đối tượng nộp thuế phảicó yêu cầu miễn giảm, sau đó cơ quan thu sẽ phê duyệt theoquyền hạn đã được phân cấp.

- Xử lý vi phạm pháp luật thuế bao gồm các nội dung màdựa vào đó, các chủ thể có liên quan có thể hoặc bị áp dụngmột hình thức xử lý nhất định: hành chính, hình sự. Thôngthường những hành vi có thể bị xử lý vi phạm thường đượcliệt kê trong văn bản pháp luật.

5. Vai trò của pháp luật thuế

thuế và nhà nước là hai phạm trù lịch sử luôn đi cùngnhau, chi phối và phụ thuộc nhau. Vì vậy, thuế vừa đượchiểu là công cụ kinh tế hỗ trợ cho sự tồn tại của nhà nước vàbộ máy nhà nước; mặt khác, thuế lại được nhà nước sử dụngnhư là loại công cụ để thực hiện những nhiệm vụ mục tiêunhất đinh. Mặc dù bất kỳ nhà nước có chủ quyền nào cũngđược quyền đánh thuế nhưng để nguồn thu từ thuế trở thànhhiện thực, nhà nước phải sử đụng pháp luật như là công cụhữu hiệu và đặc thù nhất của mình để giải quyết các mụctiêu định trước. Có thể chỉ ra hệ thống pháp luật thuế có vaitrò cơ bán sau đây:

Thứ nhất, pháp luật thuế tạo cơ sở pháp lý quan trọng vàổn định cho nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nướcPháp luật thuế bao gồm các quy phạm pháp luật xác địnhquyền thu thuế của nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế của các chủthể đủ điều kiện. Điều này có nghĩa nguồn thu từ thuế chỉ cóthể có được khi các bên thực hiện đúng quy định pháp luậtthuế. Vấn đề đặt ra, pháp luật thuế có vai trò đến đâu và cầnphải tồn tại ở mức độ thế nào để đáp ứng về nguồn thu ngânsách nhà nước.

Trước hết, cần khẳng định nguồn thu từ thuế có vị tríquyết định đến cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước. Theokết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát triển của thuếqua các thời kỳ, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuếchiếm phần lớn tổng thu ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam,từ những năm 1990 trở lại đây, nguồn thu từ thuế đáp ứngphần lớn các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. Các luậtthuế được ban hành đều xác nhận ' động viên một phần thunhập vào ngân sách nhà nước'!(l) như một lý do cơ bản.

Khoản thu từ thuế chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sáchnhà nước,(2) phải đảm nhiệm cho hàng loạt các yêu cầu chitiêu cho bộ máy nhà nước, cho cộng đồng xã hội. Điều nàylý giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được pháp luật ghinhận. Điều 8 Luật ngân sách nhà nước quy định rõ "Ngânsách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từthuê phí, lệ phí phải tớn hơn tổng số chi thường xuyên vàgóp phần tích luỹ ngày càng cao vào đầu tư phát triển" . Vớinhững lý do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải có vàmong muốn có được hệ thống pháp luật thuế đầy đủ với tưcách là căn cứ pháp lý vững chắc để tạo nguồn thu ổn địnhcho ngân sách nhà nước. Mọi thay đổi về cơ cấu hệ thốngluật thuế, nội dung từng luật thuế đều ảnh hưởng trực tiếp tớikết quả thu ngân sách nhà nước từ thuế. Vì vậy, có thể khẳngđịnh vai trò của pháp luật thuế trong việc tạo căn cứ pháp lýhình thành nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai, pháp luật thuế được sử dụng như một công cụđiều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối trong một thời kỳnhất định của nhà nước

Nhà nước, bằng pháp luật có khả năng quản lý, điều tiếttới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thống phápluật thuế, nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với đường lốiphát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiệncông bằng xã hội. ~

Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức, cá nhân có thếtồn tại và vận động theo nhu cầu và lợi ích của chính họ,điều này có thể tổn thương đến trật tự xã hội cũng như địnhhướng của nhà nước trong từng giai đoạn, ở mỗi quốc gia.

Giải quyết vấn đề này, pháp luật thuế có thể làm thay đổihoặc can thiệp gián tiếp vào hoạt động, vào quyết định đầutư của các chủ thể nhằm đạt tới mục tiêu nhất định của nhànước. Thông qua hệ thống pháp luật thuế, nhà nước có théthay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế mà không cầncan thiệp hành chính. Để thực hiện cơ cấu đầu tư định trước, pháp luật thuế có những quy định cụ thể khác nhau giữanghĩa vụ thuế của đối tượng ưu tiên và đối tượng bị hạn chế.

Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cơ hội tìm kiếm thunhập của đối tượng đầu tư, qua đó có thể làm thay đổi luồngchu chuyển vốn từ khu vực đầu tư này sang khu vực đầu tưkhác Pháp luật thuế các quốc gia, trong đó có Việt Nam đềuphản ánh rõ vai trò nêu trên. Chẳng hạn, việc quy định đánhthuế hay không đánh thuế, mức thuế suất khác nhau đối vớitừng ngành nghề, các mặt hàng hay các loại thu nhập đều cóthể tác động đến các ngành, nghề, qua đó đảm bảo sự pháttriển cân đối ngành nghề trong nền kinh tế.

Hệ thống pháp luật thuế cũng có khả năng định hướngchi tiêu xã hội, điều chỉnh thu nhập trong những trường hợpcần thiết. Việc tiêu dùng xã hôi, ở mỗi quốc gia có nhữngđịnh hướng khác nhau tuỳ theo điều kiện thực tế. Pháp luậtthuế Việt Nam ghi nhận rõ sự hạn chế chi tiêu của các đốitượng đối với hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự phù hợp vớigiai đoạn hiện tại;(l) trong khi đó lại khuyến khích, tạo cơ hộitối đa cho mọi đối tượng có thể tiếp cận đối với những hànghoá, dịch vụ thiết yếu của đời sống xã hội.(2)

Ở việt Nam, bên cạnh những vai trò chung đối với nềnkinh tế xã hội, pháp luật thuế còn được Nhà nước sử dụngnhư một công cụ thể hiện chính sách xã hội.

Thứ ba, nhà nước có thể sử dụng công cụ pháp luật thuếđể kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh

Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ thuế, các cơ quanquản lý thuế cùng với đối tượng nộp thuế buộc phải quantâm và tuân thủ những quy định gắn với chế độ chứng từ hoáđơn nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình thứckinh doanh, cơ cấu tổ chức... Điều đó cũng có nghĩa bằngviệc quy định những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế, nhànước gián tiếp quản lý nền kinh tế; trên cơ sở đó có hệ thốngpháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với địnhhướng trong từng giai đoạn ở tầm vĩ mô cũng như tìm biệnpháp hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng nộp thuế ở tầm vi mô.

Mặt khác, cũng thông qua việc kiểm tra việc tuân thủ phápluật thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có khảnăng phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm phápluật thuế nói riêng và vi phạm trong quá trình hoạt động gắnvới tư cách của đối tượng nộp thuế nói chung.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro