Chương 6: HỖN LOẠN (Đà Lạt)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tiếng bước chân ở tầng 3 vang xuống dãy cầu thang làm tôi nghe thấy rõ. Đang bần thần tôi quay lại nhìn xem là ai. Là cô Thoa- dạy lí. Dáng người cô mảnh khảnh, cao ráo, lại mang thêm đôi giày cao gót làm cho tôi ngước nhìn mỏi cả cổ. Đoạn cô khẽ đưa tay kéo chiếc kính cận xệ xuống mũi, nhìn thấy tôi cô mỉa mai:

- Làm sao mà đi học trễ đây, chắc là lại ngủ nướng đúng không. Tôi còn lạ gì với mấy cậu nhóc như này đâu.

Mặt tôi cứng đơ không thốt lên được lời nào, những câu từ cô nói ra như đang đâm vào trái tim bé nhỏ này của tôi vậy. Ai mà chả biết cô là người khó nhất trường cơ chứ, chắc tại tôi xui xẻo nên mới đi trễ vào tiết của bà cô đanh đá này.

Cô nheo đôi mắt để nhìn tôi, nhìn cái phù hiệu thì đúng hơn. Cô xem tôi tên gì rồi về méc với cô chủ nhiệm chứ gì. Tới nước này rồi thì còn thiết tha gì danh tiếng, tôi định đứng dậy khai luôn, thì.... Gương mặt cô bỗng biến sắc, lùi lại vài bước ấp a ấp úng:

- Cái....Cái.... Gì... Đ....Đây?

Biểu cảm đó chỉ lộ trong mấy giây rồi cô lại chưng ra cái mặt nghiêm nghị nhìn tôi nói với giọng run run:

- Thôi, cô không truy cứu nữa, xuống phòng y tế xem bản thân có bị gì không đi.

Tôi ngẩn người khó hiểu, nhìn theo dáng cô đi lại vào lớp học. Dù kìm nén cảm xúc nhưng vai cô vẫn run lên từng đợt, cô đang sợ thứ gì sao? Thứ đó là gì cơ chứ. Không muốn làm lớn chuyện nên tôi vào học luôn, thấy tôi vào cô hơi bất ngờ nhưng rồi cô lại lảng tránh, giảng tiếp vào bài học.

Tiếng chuông *reng* kêu lên vội vã, chỉ điểm giờ ra chơi đã đến, thấy mặt tôi thất thần từ sáng nên thằng Minh hỏi tôi có chuyện gì. Không gì phải giấu nó nên tôi kể hết cho nó nghe. Nghe xong thì dường như nó đã nhận ra được vấn đề liền hỏi tôi gấp gáp:

- Sáng mày có đeo chuỗi hạt không?

Nhìn xuống tay, quả thật là hôm nay tôi không đeo, chắc là sáng nay dậy muộn, luống cuống mất một lúc nên quên khuấy đi việc đó. Từ cái vụ bác tư đến nay thì thế giới quang trong đầu tôi thay đổi rõ rệt, nhiều chuyện xảy ra với tôi quá. Thằng Minh nó gọi dựt giọng:

- Mạnh! Mạnh! Mạnh..

Giật mình vì tiếng hét tôi quay sang nhìn nó lườm một cái, mấy hôm nay suy nghĩ nhiều việc nên tôi khó chịu ra hẳn:

- Chuyện gì mà mày kêu lớn thế!?

- Mày có nghe tao đang nói gì không?

Thằng Minh hỏi ngược.

- Ờ... Thì...

Trong lúc tôi đang đâm chiêu, thì thằng Minh có luyên thuyên gì đó mà tôi không nghe rõ. Nói hỏi lại một cái rõ to:

- Mày hỏi bác bảo vệ về vụ đó chưa?

Nó không nhắc chắc tôi cũng quên mất, không để nó chửi tôi liền lấp liếm:

- Ờ! Chưa, qua tao bận, hồi ra dìa tao với mày đi hỏi!

- Ừ! Vậy đi!

Giờ ra chơi ít ỏi kết thúc một cách nhanh chống, lại phải vào học, phải học những tiết chán chường làm tôi ủ rũ hẳn. Bây giờ chỉ muốn ra về nhanh, để đi hỏi bác bảo vệ thôi. Hai tiết cuối nhạt nhẽo vô cùng, cô giảng trên bụt tôi cũng chẳng nghe được gì. Nhắm mắt lại tôi gục xuống bàn, mơ hồ nhớ lại chuyện tối qua, những hình ảnh cứ thoát ảnh thoát hiện trong đầu tôi, làm tôi bứt rứt vô cùng. Cái cảm giác mà mình quên một thứ gì đó mà mình từng nhớ nó khó chịu lắm. Có lẽ tôi đã sắp chìm vào giấc ngủ thì tiếng chuông tan trường lại vang lên làm tôi giật mình. Mở mắt ra thấy thằng Minh đã đi ra khỏi cửa, nó chạy vèo một cái xuống sân trường luôn.

Thằng này, chẳng chờ bạn gì cả. Thu dọn đồ lẹ lẹ, tôi cũng ra khỏi lớp luôn, không dám đi cầu thang giữa nữa, tôi phải đi một vòng để đi cầu thang khác. Chuyện lúc sáng quá đổi kinh dị đối với tôi.

Chạy sòng sọc ra phòng bảo vệ thì thằng Minh đã đợi tôi ở đó. Vì là người quen, nên tôi mở cửa phòng vào luôn, nhưng lạ thật! Chẳng thấy bác bảo vệ đâu. Hai bọn tôi đành chờ vậy, sân trường học sinh đã vắng, chỉ còn vài lớp học tiết 5. Trường tôi dạo này thay đổi nhiều quá, lúc tôi mới vừa lên cấp 2 thì trường cây cối um tùm, bóng cây mát rượi, cả một sân, những cây bàng to tướng cao lớn, táng rộng đến nửa sân. Lúc đó nhìn trường mát lắm, nhưng dạo gần đây hoa ở các chậu, hay ở cột cờ bắt đầu lụi dần mà chết hết. Có cấm bao nhiêu cây, trồng lại bao nhiêu hoa thì cũng chẳng sống được. Những cây bàng, cây phượng đã sống được mấy chục năm cũng héo lá từ từ, thân mục ra dù chẳng có con sâu nào cắn phá. Lá rụng phải nói chất thành đống, bây giờ nó sơ xác, hoang tàn lắm. Thêm một đợt mưa lớn hôm hổm, mà rong, rêu bám đầy trên tường trường học. Những cây cỏ, hoa lá ở đây chết đi cùng một thời điểm là một điều rất lạ, mà chẳng ai có thể giải thích nổi. Phải chăng những cây cối đã dùng cái chết của chính mình để cảnh báo con người ở nơi đây một điềm hung nào đó chăng?

Nửa tiếng trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng bác bảo vệ đâu, thằng Minh bồn chồn đánh vào vai tôi một cái:

- Ông bảo vệ đâu mày? Mày đi kiếm ổng đi!

Đến tôi cũng phải thắc mắc! Bác bảo vệ đi đâu mà lâu thế không biết? Chỉ vừa mới nhắc, mà bác bảo vệ từ đâu đi vào đứng ở ngạch cửa. Nhìn thấy bác, tôi như vớ được vàng, chạy ra nắm tay bác lôi vào phòng. Vừa đụng vào bác cơn buốt lạnh từ tay xông lên não, làm tôi rùng mình mấy phát. Theo bản tính tôi bất giác rụt tay lại, ấp úng hỏi bác:

- Sao tay bác lạnh thế?

- Ờ! À! Nảy bác đi rửa tay ấy mà. Mà có chuyện gì không? Bác còn phải đi nữa.

Tôi chạy ra đẩy bác vào, sau khi bác đã ngồi xuống ghế. Hai chúng tôi đồng loạt cất tiếng:

- Tụi cháu....! Chuyện.... Của Tuyết ấy bác!

- Bây cũng nhiều chuyện gớm! Phải người ngoài là bác không nói đâu! nhưng thằng Mạnh đây cũng chỗ quen biết, nên thôi bác kể.

             ( Cái nhìn của ngôi thứ 3)

Trưa ngày x/x/2015, trời vào khoảng ở lưng chừng mùa thu. Mưa liên miên, chỉ mới vừa hôm qua một đợt mưa dầm tầm tả đã đi qua đây. Tàn dư của cuộc chiến bởi thiên nhiên tạo ra vẫn còn đó, mặt trời đã gần lên đỉnh đầu, nhưng chẳng có một tia nắng nào chiếu xuống được mặt đất. Bởi những quần mây xanh pha xám đã che kín cả mặt trời. Tiếng bước chân của Tuyết vang lên ở sân trường khi học sinh đã vào lớp cả. Từng làn gió bay theo hơi nước của cơn mưa hôm qua thổi ngay vào Tuyết. Cô gái điệu đà dậm chân mà nói ỏng ẹo:

- Trời ơi! Gió gì mà lạnh thế, nổi hết cả gai óc rồi.

Tuyết là một người xuất thân từ một gia đình giàu sang, nàng là công chúa của cả gia đình, hằng ngày đi học cũng có tận một chiếc xe hơi đưa đón. Cái thời năm 2015 ấy, mọi thứ vẫn đang phát triển mà Tuyết đã có một chiếc điện thoại riêng, tụi trong lớp cứ lẻo đẻo theo nó chỉ mong đụng vào được chiếc điện thoại sáng bóng của Tuyết mà thôi.

Bước vào nhà vệ sinh, chỉnh lại vài cọng tóc còn rối, Tuyết liền lấy điện thoại ra, nhắn tin lạch cạch. Tuyết vốn dĩ cũng chả mắc vệ sinh gì, đó chỉ là cái cớ để Tuyết vào đây nghịch điện thoại. "Rầm" một tiếng động rất lớn, Tuyết giật mình đánh rơi chiếc điện thoại xuống sàn. Nhìn quanh quất chả có gì, nhìn vào cánh cửa phòng vệ sinh, nó đã đóng lại rồi.

- Gì vậy? Mình có làm gì đâu? Chắc là tại gió!

Trấn an xong, Tuyết lúi húi tìm chiếc điện thoại mà chẳng thấy đâu

- Gì nữa vậy? Nó mới rớt ở đây mà, đâu mất tiêu rồi.

Bỗng Tuyết nghe tiếng của một người phụ nữ nói văng vẳng bên tay:

- Chiếc điện thoại nó rớt xuống giếng rồi! Đi ra ngoài lụm đi.

Chả hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình nhưng Tuyết vẫn bất giác đi theo.

Khoảng sân sau trường là một bãi đất trống bỏ hoang, cây cối, cỏ dại mọc um tùm nhưng chúng đều đã ngã màu vàng héo úa. Ở giữa bãi đất là một cái giếng, nó được làm bằng đá tảng, rong rêu mọc đầy trên thành giếng. Nhìn cái giếng ở giữa một bãi đất hoang trong mới rợn người làm sao. Tuyết lững thửng từng bước một đi đến cái giếng, đứng trước thành giếng, Tuyết gục đầu nhìn xuống dưới đáy, đáy giếng tối đen như mực, chẳng thấy được thứ gì. Bớt chợt Tuyết ngước mặt lên, gương mặt của người con gái điệu đà đó đã trở nên điên dại. Mắt trợn lên, chỉ còn tròng trắng, cổ Tuyết cứ lắc qua rồi lắc lại cứ như một con robot. Tuyết nhết mép cười, nụ cười của kẻ vô hồn, lạc phách.

                 ( Trở về thực tại)

Bác bảo vệ vẫn đang luyên thuyên về câu chuyện:

- Bác nghe được tiếng động lạ ở sau trường, bác liền đi tới  kiểm tra, sợ có học sinh trốn học hay bày trò nghịch ngợm gì thì bác bị quở chết. Đang đi thì bác thấy cô giáo ở trên lầu đi xuống, có vẻ hói hả lắm, cô chạy lại chỗ bác nói rằng: "chú bảo vệ đấy hả! Nảy giờ chú có thấy học sinh nào lang thang dưới này không, có em học sinh lớp tôi đi vệ sinh mấy tiết rồi, mà vẫn chẳng thấy tâm hơi đâu!". Bác nghe vậy cũng thấy lo, liền kể cho cô ấy về tiếng động bác vừa nghe. Hai người lật đật chạy xuống dưới thì...

*Cạch* cánh cửa phòng bảo vệ mở ra, chúng tôi quay lại thì thấy đó là thấy hiệu phó, thầy nhìn chúng tôi ra vẻ khó hiểu hỏi:

- Hai cháu nói chuyện gì ở đây đấy?

- Bọn cháu... Nói chuyện với bác bảo vệ một chút thôi ạ!

Minh nhanh nhảu đáp.

- Bác bảo vệ nào cơ! Ngoài hai cháu ra, còn ai ở trong đây đâu!

Quay lại chỗ giường mà khi nãy bác bảo vệ ngồi thì... Chẳng thấy gì cả, chẳng thấy ai cả, người đâu rồi, vừa nảy chính mắt tôi vẫn ngồi nghe bác kể về sự việc đó kia mà? Trường hợp bác ra khỏi phòng là không thể nào, vì phòng bảo vệ chỉ có một một cửa ra, mà đứng trước cửa là thầy hiệu trưởng. Nếu bác ấy có ra thì chúng tôi phải thấy chứ. Cứ như thể bác ấy đã bốc hơi vậy. Tôi và Minh nhìn nhau mặt thẩn thờ rồi quay sang thầy hiệu trưởng:

- Chúng cháu... Chúng cháu..... Xin phép đi về!

Nói thật nhanh, chúng tôi lao vụt ra khỏi căn phòng quái đản đó, mặt kệ cả ánh mắt khó coi của thầy. Lao ra nhà xe, chúng tôi chạy một mạch ra khỏi trường.

- Nảy....tao với mày.... Nói chuyện với ai vậy chứ?

Thằng Minh hỏi. Lúc này tôi gần như hồn bay phách lạc, sáng đến trưa chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà tôi đã gặp đến 2 điều kì lạ. Không nói gì thêm tôi cứ thế chạy xe một mạch về nhà, bỏ mặc thằng Minh. Về đến nhà, vừa cất chiếc xe thì mẹ tôi đã phóng ra, với giọng gấp gáp:

- Này con biết gì chưa, bác 5 làm bảo vệ trường con đó! Bác ấy chết rồi đấy! Nghe nói là bị đuối nước!

Tôi bàng hoàng, choáng váng, với tay vịnh vào cột nhà để không bị ngã. Chuyện gì đã xảy ra vậy, lúc ra về tôi còn gặp bác ấy, nói chuyện với bác ấy cơ mà! Chẳng lẽ sau khi nói chuyện với bọn tôi bác ấy mới đi ra ngoài rồi bị đuối nước chăng?

- Nè Mạnh! Con có sao không, nhìn mặt con tái méc, thất thần lắm đó!

Mẹ tôi lo lắng đỡ tôi vào nhà.

- Con.... Con không sao, chỉ là hơi buồn ngủ thôi

- Vậy mẹ đưa con lên phòng ngủ nhé, lúc nào ăn cơm mẹ sẽ kêu con!

Tôi được đưa lên phòng, đầu óc tôi ong ong lên như có thứ gì đập vào vậy, nhức đầu không tả được, bây giờ chẳng suy nghĩ được gì thêm, thôi thì dẹp mọi chuyện sang một bên, ngủ một giấc cho thật đã vậy.

Ánh trời chiều thoáng đãng, mát mẻ vô cùng, từng làn gió chơi đùa với những chiếc lá làm ánh sáng hắc vào ô cửa kính khẽ đung đưa. Tôi đã tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, trời đã sập chiều, nhìn đồng hồ, bây giờ cũng đã 4 giờ hơn. Đi xuống nhà, thấy mẹ đang chuẩn bị cho bửa cơm chiều. Không khí gia đình làm tôi thấy dễ chịu, không còn căng thẳng như những ngày trước đây. Nghe tiếng tôi xuống, mẹ ngoái đầu lại nhìn rồi cất tiếng:

- Dậy rồi hả, thế nào rồi, đã đỡ hơn chưa, con còn thấy mệt gì không? Hay mẹ điện cha, nào cha đi làm về ghé chỗ mua thuốc cho con nhé!

- Thôi! Thôi mẹ ơi, con khoẻ rồi, ngủ một giấc dậy, con thấy người khoẻ khoắn lên nhiều rồi. Mà mẹ ơi! Con qua nhà dì Cúc chơi nhé!

Vừa nói tôi vừa lật đật xỏ dép, mặc kệ mẹ có cho hay không.

- Ừ! Cũng được, mà nhớ về trước 5 giờ nhé, cha con nói nay sẽ về sớm đấy!

Chạy một mạch ra khỏi nhà, tôi thong thả đi từ từ qua nhà dì Cúc. Cảnh chiều thật đẹp làm sao, hai bên vỉa hè là những cái cây to tổ tướng, táng lá của chúng dàng ra như che lắp bầu trời, che cả những ánh nắng gai gắt, chói chang của một mùa thu nhộn nhịp. Thật mát mẻ, thoáng đãng, dễ chịu làm sao. Trên đường có vài chiếc xe máy con đang chạy vèo vèo. Lúc đó tôi nghĩ, nếu tôi có máy ảnh hay điện thoại thì chắc chắn tôi sẽ chụp lại khoảnh khắc tuyệt đẹp này.

Mở cổng nhà dì Cúc, tôi đi vào trong một cách tự nhiên như nhà của mình. Tới cửa chính tôi hô lớn:

- Dì Cúc ơi! Con qua chơi nè, mở cửa cho con!

Không để tôi chờ lâu, dì vội mở cửa, vẫn với đầu tóc bù xù, quần áo lốm đốm chỗ dơ. Tôi đã nghĩ dì sẽ cười một cách ngờ nghệch rồi mời tôi vào nhà. Nhưng không dì nở một nụ cười như người chưa từng bị điên dại.

- Mạnh hả cháu! Vào nhà đi, nay nhà hơi bừa bộn, cháu thông cảm nhé!

Giọng nói, điệu bộ, cử chỉ của dì làm tôi vui khôn xiết, có lẽ chuyện vừa rồi làm dì tôi sốc đến phát điên tạm thời, nhưng giờ thì dì đã bình tâm lại. Hai dì cháu tay bắt mặt mừng, nói chuyện với nhau vui vẻ cho đến khi, dì Cúc nhìn ra sân, sau đó dì hét toáng lên:

- Gìii! Gìiii vậy! Sao anh vẫn còn ở đây! Cút đi, tránh xa cháu tôi ra!

Tôi nhìn ra sân thì có thấy ai đâu, rồi lại nhìn vào nhà thấy dì đã đi vào phòng ngủ, lục lọi tìm kiếm thứ gì đó. Nhanh chóng, dì chạy vèo ra, nhét tay tôi một lá bùa màu vàng được gấp lại một cách vuông vức. Dì thở hòng hộc, nói một cách vội vàng:

- Nghe đây Mạnh, phải giữ lá bùa này cẩn thận, không được làm rách! Phải luôn đem theo bên người, nếu có chuyện gì lạ xảy ra phải lập tức nói ngay cho mẹ Phùng nghe! Rõ chưa! Bây giờ cháu về đi, và đừng bao giờ qua đây nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro