phat hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU HOI ÔN THI VÀ ĐÁP ÁN BÂC HÒA 2006

1. Qua bài Tu Phật và Học Phật em thực hành như thế nào để áp dụng trong cuộc sống hiện tại? Kể các phương pháp niệm Phật và các pháp sám hối?

- Tu Phật là sửa chúng sanh thành Phật, chuyển các tánh vô thường, chấp, ngã, bất tịnh , phiền não thành các Đức niết bàn( thường, lạc, ngã, tịnh)

- Học Phật là nghiên cứu học hỏi Phật Pháp, mục đích của sự học Phật là không cầu tư lợi, không ngiên cứu suông, chỉ mong phát triển sự hiểu biết, diệt trừ khổ não, đạttới chổ thành Phật, cứu độ chúng sanh..

- Để trở thành người Phật tử chân chánh em phải thọ Tam Quy, Ngũ giới, nguyện trọn đời sống theo Tam Bảo, muốn phát triển trí tuệ thì phải nghiên cứu giới - Định - Tuệ và 37 phẩm trợ đạo. Bản thân phải biết sống thiểu dục- tri túc ( muốn ít, biết đủ), thực hành ngũ giới, đó là nền móng căn bản để xây dựng con nguời trọn vẹn, góp phần xây dựng gia đình và xã hội an vui, hạnh phúc.

- Theo CT bậc Hòa thì có ba phương pháp niệm Phật: Xưng danh niệm Phật , Quán tưởng niệm Phật, Thực tướng niệm Phật.

- Có bốn pháp sám hối: Tác pháp sám hối, thủ tướng sám hối, hồng danh sám hối, vô sanh sám hối.

2. Trong chương trình bậc Hòa, vấn đề đạo dức Phật giáo được xây dựng trên những nền tảng nào? Anh chị nghĩ gì về vấn đề này đối với thanh niên hiện nay?

- Tinh thần Đạo đức của Đạo Phật được xây dựng trên :

· Lý nhân quả

· Lý vô ngã

Và thể hiện qua:

· Kinh Thiện sinh

· Mười điều thiện

· Tinh thần tự lợi, lợi tha.

- Trình bày quan điểm ( mỗi người tự trình bày quan điểm của mình.)

3. Cho biết hình ảnh cụ thể của người tại gia? Người Phật tử tại gia sống có mục đích như thế nào?

- Người tại gia là người có gia đình, sinh hoạt và làm việc ngoài xã hội, chuyên tâm tu học, lìa bỏ dục lạc, thọ tam quy, trì ngũ giới, thực hành năm hạnh. Và là người trực tiếp cải hóa gia đình và những người chung quanh biết làm lành lánh dữ, đến dần với Đạo.

- Người tại gia có hai mục đích:

· Cải hóa bản thân, gia đình và xã hội

· Sống cho xứng với danh nghĩa con người.

4. Phân biệt kinh - Kệ - Chú ? Dẫn chứng?

- KINH : Là lời dạy của chư Phật và Bồ Tát như: Kinh DiĐà, Kim Cang, Thủy Sám, Địa Tạng v. v.

- CHÚ : Câu niệm bí mật chỉ có Phật và Bồ Tát mới hiểu. Niệm chú để tránh được mọi tai nạn,ngăn ngừa ác nghịch,cầu vãng sanh Tịnh Độ. Ví dụ như: Chú cát tường, chú vãng sanh, diệt tội.v.v....

- KỆ : Là những bài thi ca, gom lại thành bốn câu hoặc hằng trăm câu nhằm gom lại đại ý của một bài kinh hoặc xưng tán công hạnh của Đức Phật. Ví dụ :

"Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì"

Tóm lại: Kinh, chú, kệ dù có khác nhau về mặc hình thức nhưng phật tửu tụng kinh chú kệ đều phải cho sự- lý dung thông.

5. Hãy trình bày quan niệm của anh chị về Đạo Phật qua các lãnh vực: Tôn giáo, khoa học . triết học. ?

- TÔN GIÁO: Nếu quan niệm Tôn giáo là sinh hoạt với những giáo điều, thờ phượng một đấng siêu nhiên và cần sự ban ơn từ đấng siêu nhiên đo thì Đạo Phật không phải là một tôn giáo. Nếu định nghĩa Tôn giáo là một con đường sống để lành mạnh hóa cuộc sống, giúp con người sống tốt , thì Đạo Phật chinh là một Tôn giáo.

- KHOA HỌC: Nếu định nghĩa khoa học gồm những đặc tính: Chính xác, chứng nghiệm hợp lý, thìĐạo Phật có đủ tính chất ấy. Khoa học phát triển với những khám phá mới càng chứng tỏ tính như thật của Phật giáo và tuệ giác của Đức Phật với cái nhìn cách đây hơn 2500 năm.

- TRIẾT HỌC: Nếu triết học được hiểu như là một hệ thống triết lý, bàn bạc về vấn đề con người và vũ trụ, thì Đạo Phật là một triết học. Hơn thế nữa, triết lý Đạo Phật còn thể hiện trong cuộc sống, đưa con người giải thoát khỏi khổ đau.

Tóm lại : Đạo Phật không chỉ là một hệ thống triết học, khoa học, tôn giáo mà cao hơn nữa Đạo Phậtlà một con đường sống giúp cho con người thoát khỏi những phiền não kgổ đau và vô minh của cuộc đời.

6. Phật thuyết pháp Tứ diệu Đế ở đâu? Vào lúc nào? Thính chúng gồm những ai? Nội dung nói đến gì?

- Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế tại vườn Lợc Uyển sau khi ngài đắc đạo để độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như, Ac Bệ, Thập lịch Ca Diếp, MahaNam Câu Ly, Bạc Đề.

- Tứ Diệu Đếu là bốn sự thật chăc chắn, rõ rang, hiển nhiên mà ai cũng có thể chứng nghiệm được, gồm có:

· Khổ đế: Trong trần thế không thể có an vui, hạnh phúc chân thật, mà chỉ toàn khổ đau phiền não. Gồm Tam khổ ( Khổ khổ, hành khổ, hoại khổ) và Bát khổ ( sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ )

· Tập đế: Sự khổ nào cũng có nguyên nhân, và ngài chỉ rõ 10 nguyên nhân gây ra sự khổ: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến,kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến. Mà chúng sanh phải dứt trừ.

· Diết đế: Đây là cảnh giơi an lành dành cho người biết rõ sự khổ, và tu tập dứt trừ nguyên nhân sanh khổ đau, phiền não. Tùy theo trình độ và công năng tu trì mà chứng đắc được cảnh giới cao thấp khác nhau như : Tứ gia hạnh, Tứ thánh quả....

· Đạo đế: Là con đường diệt trừ khổ đau. Gồm có 37 phẩm, chia làm 7 nhóm: Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh Đạo.

· Tứ Diểu Đế được Dức Phật chuyển ba lần : Thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển, thì năm anh em ông Kiều Trần Như đã sáng đạo ý, chứng quả AlaHán. TAM BẢO được thiết lập từ đó.

7. Tại sao nói Bát chánh Đạo là pháp môn tu dựa trên cơ sở giới - Định - Tuệ ?

- Bát chánh Đạo là tám phương pháp đưa chúng sanh đến một sự giải thoát. Gồm có:

· Chánh kiến: Nhận biết chơn chánh

· Chánh tư duy: Suy nghĩ chơn chánh

· Chánh ngữ: Lời nói chân chánh, ngay thật, hòa nhã, giàn dị.

· Chánh nghiệp: Hành động mưu sinh chân chánh, hợp lẽ phải.

· Chánh mạng: Phương thức mưu sinh chân chánh, lương thiện.

· Chánh tinh tấn: Siêng năng tu tập, chuyên cần làm vịêc thiện

· Chánh niệm: Nhớ nghĩ chân chánh

· Chánh định: Thiền định đúng chánh pháp.

Thực hành Bát chánh đạo là để tu học căn bản, nó hợp với căn cơ mọi người, và luôn hợp thời vì dựa trên cơ sở giới - định - tuệ . Thực hành bát chánh đạo là sống Đạo, tu tập Giới - Định - Tuệ để cải thiện tự thân và từ đó cải thiện xã hội và nhật định sẽđi trên con đường giải thoát đến bờ giác ngộ.

8. Đạo lý duyên khởi là gì? Khác với thuyết thiên mệnh, thuyết lương tâm như thế nào?

- Đạo lý Duyên khởi được Phật triển khai thành giáo lý 12 nhân duyên, là sự kết nối giữa nhân và quả, là sự tác động ra và tùy thuộc vào của 12 chi phần mà từ đó có sự kết nối giửa sanh tử luân hồi. Trong kinh Tương Ưng Phật dạy: " Do VÔ MINH có HÀNH sinh, do hành có THỨC sinh, do thức có DANH SẮC sinh, do danh sắc có LỤC NHẬP sinh, do lục nhập có XÚC sinh, do xúc có THỌ sinh, do thọ có ÁI sinh, do ái có THỦ sinh, do thủ có HỮU sinh, do hữu có SANH sinh, do sanh có LÃO TỬ, sầu, bi, khổ não sinh. Đây gọi là duyên khởi"

Khi 12 nhân duyên sinh khởi thì đồng nghĩa với khổ uẩn sinh khởi

Khi 12 nhân duyên đoạn diệt thì đồng nghĩa với khổ uẩn đoạn diệt.

Tất cả đó gọi là duyên khởi.

- Thuyết thiên mệnh là thuyết dùng oai lực của thần linh để dạy người tu dưỡng, cho rằng tất cả cuộc đời của con người, dù sương vui hay khổ đau đêù do trời quyết định. Con người không thể tự quyêt định cuộc đời của mình.

- Thuyết lương tâm : Dạy người sống đung với lương tâm của mình, không làm việc gì trái với lương tâm.

Nói chung cả hai thuyết thiên mệnh và lương tâm đều không nói rõ tại sao con người phải làm lành lánh dữ, phải sống đạo đức để lợi mình lợi người....

9. Phương pháp tu dưỡng của thanh niên?

- Thanh tịnh hóa bản than: Thực hành nă giới cấm ( không sát sanh, trộm cắp, nói dối, uống rượu, tà dâm )

- Gạn lọc tâm hồn và điêu luyện ý trí: Thực hành bốn phép quán ( quán thân bất trịnh, quán pháp vô thường, quán pháp vô ngã, quán thọ thị khổ) nhằm diệt trừ những tham vọng, hiểu được lẽ vô thường của cuộc sống.

- Phải trui rèn Vă - Tư - Tu.

- Giúp đở người khó khăn hơn mình

- Gieo rắc chánh pháp cho mọi người chung quanh.

10. Thế nào gọi là Thiện? Thế nào gọi là ác? Kinh Thập Thiện Phật nói gì?

- Thiện làm làm những điều có lợi cho mình và cho người

- Ac là chỉ làm những việc có lợi cho mình nhưng lại có hại cho người khác.

- Kinh Thập Thiện Phật thuyết tại chốn Long Cung Sa Kiệt La để độ cho Long Vương.

- Kinh Thập Tiện nghiệp Phật dạy có mười loại nghiệp lành được phát khởi từ thân - Khẩu - Ý:

· Thân có ba: Không sát sanh, không trôm5 cắp, không tà dâm.

· Khẩu có bốn: Không nói dối, không thêu dêt, không nói hai lưỡi, không nói lời hung ác.

· Ý có ba: Không tham lam, không sân hận, không si mê.

Người tu tập thập thịê nghiệp thì đời sau sẽ được sanh về cõi TRỜI.

11. Cho biết nguồn gốc, đại ý và bố cụ kinh pháp hoa? Nói rõ phẩm phổ môn ?

- Nguồn gốc: Những kinh điển đều xuất pháp từ kinh Bát nhã, Thủ lăng nghiêm, Duy Ma cât, Thủ lăng Nghiêm...đã lần lần khai triển về mặt diệu hữu.

- Đại ý : Kinh Pháp Hoa là làm cho hết thảy chúng sanh hương về Phật Thừa .

- Bố cục: Chia làm 28 phẩm. !4 phẩm đầu gọi là Tích Môn, 14 phẩm sau gọi là Bản Môn.

- Phẩm Phổ môn : Nói về diệu dụng của việc trì tụng danh hiệu Quán Thế Am Bồ Tát. Vì ngài có mặt ở khắp tất cả cõi ta ba, tùy trường hợp mà ngài thị hiện cứu khổ chúng sanh. Ngài có 32 thân thị hiện cứu độ chúng sanh.

12. Trình bày Lục Độ?

_ Lục Độ, còn gọi là BaLaMật, là sáu phương pháp hành trì có công năng cứu mình và cứu người ( Tự độ và độ tha) ra khỏi bể mê đến bờ giác ngộ. Lục Độ gồm có: Bố Thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

· Bố thí: ( tác dụng: Độ bỏn xẻn)

+ Tài thí, pháp thí, vô úy thí.

· Trì giới: ( Tác dụng: Độ phá giới)

+ Giới tại gia, giới xuất gia, giới Bồ Tát

· Tinh tấn( Tác dụng: Độ lười biếng)

+ Làm cho các điều ác đừng sinh

+ Làm cho các điều ác mau diệt

+ Làm cho các điều lành mau phát sinh

+ Làm cho các điều lành tăng trưởng

· Nhẫn nhục: ( Tác dụng : Độ nóng giận)

+ Thân nhẫn, Khẩu nhẫn, ý nhẫn.

· Thiền định ( Tác dụng: Độ tán loạn)

· Trí tuệ( Tác dụng : Độ si mê).

13. Hiểu biết về Đạo lý nhân quả, luân hồi sẽ giúp các anh chị có cái nhìn như thế nào trong cuộc sống hiện tại?

14. Đại thưa - Tiểu thừa ( Nói nét chính của giáo lý Đại - Tiểu thừa? Phương pháp tu hành? Giáo lý đồng nhất?)

- Giáo lý Đại thừa - Tiểu thừa:

* Người tu theo Tiểu thừa, sau khi đoạn trừ tất cả phiền não rồi, chứng được quả vị AlaHán và đây là quả vị cuối cúng của Tiểu thừa. Còn Đại thừa mong chứng được quả vị Phật, một quả vị cao tột trong giáo lý Đại thừa.

_ Phương pháp tu hành:

* Tiểu thừa tu theo pháp môn Tứ Đế, Thập nhị nhân duyên, và các pháp môn vô thường, vô ngã, niết bàn, tích tịnh.

* Đại thừa tu theo pháp môn Lục Độ, Tam quán, Duy Thức quán va Duyên giác Quán. Về giơi luật thì Tiểu thừa thọ 250 giới, Đại thừa tỳ kheo Bồ Tát thọ 250 giới và 58 giới Bồ Tát.

_ Giáo lý đồng nhất: Giáo lý Tứ Diệu Đế. Tuy nhiên Tiểu thừa lấy mục tiêu giải thoát cá nhân làm mục tiêu và chủ trương ẩn dật. Còn đại thừa lấy việc cứ tế xã hội làm chuẩn đích. Vì thế đại thừa gần với chân lý Đức Phật hơn.

15. Thiền trong đời sống: ( hiểu thế nào là thiền chỉ, thiền quán, quan hệ giữa Tông và thuyết ( thiền và giáo ) )?

- Thiền chỉ và thiền quán :

· Thiền chỉ là công phu dừng lại hoạt động tư duy, chỉ để theo dõi hơi thở vào ra .

· Thiền quán là công phu để tâm trên một đối tượng và phân tích đối tượng ấy và khi ấy khả năng quán được tập trung mạnh hơn.

_ Quan hệ giữa tông và thuyết ( thiền và giáo )

· Tông hay còn gọi là thiền chú trọng vào sự thực ng nghiệm tâm linh bằng phương pháp Thiền định để dật đến các Thiền quả.

· Thuyết : Các vị này có khả năng về Phật học, giỏ về kinh giáo,thuyết giảng.

16. Tại sao noi con ngươi là cửa ngõ thăng trầm của chúng sanh?

17. Hãy nêu các khía cạnh của lập thuyết Phật giáo với vấn đề tu dưỡng của thanh niên?

18. Cho biết nguyên nhân Phật thuyết kinh Thiện Sanh? Ý nghĩa lễ bái trong kinh Thiện Sanh?

19. Cho biết địa vị , muc đích và nhiệm vụ của người tại gia?

20. Người tại gia phải hiểu Đức Phật như thế nào?

21. Đại cương giáo lý của người tại gia? Cho biết cách thức thọ trì Tam quy ngũ giới của người tại gia?

22. Người tại gia đối với bản thân, gia đình và xã hội?

23. Người Phật tử ứng dụng tinh thần BI- Trí- Dũng vào xã hội như thế nào?

24. Kể tên bốn vị cao Tăng truyền giáo đầu tiên vào Việt Nam?

25. Nguyên nhân Phật Giáo Việt Nam suy đồi? Mục đích của phong trào chấn hưng Phật giáo?

26. Người Phật tử quan niệm như thế nào vềBẠn, ân oán, tốt xấu, thiện ác?

27. Mục đích của GĐPT VN ? Người PT thực hiện mục đích ấy như thế nào?

28. Lục hòa là g2? Nguyên tắc căn bản của Lục hòa? Anhchị xây dựng gia đình, xã hội theo tinh thần căn bản lục hòa như thế nào?

29. Anh chị xây dựng gia đình, xã hội theo tinh thần căn bản Lục độ như thế nào?

30. Nói nội dung kinh thập thiện?

31. Cho biết chủ trương của Phật giáo quan niệm về giáo chủ như thế nào?

32. Phật giáo có phải là một tôn giáo không? Giải thích?

33. Phật giáo quan niệm về giá trị nhân sinh như thế nào?

34. Những hình thức lễ lạy, thờ tự, sinh hoạt của Phật giáo có hợp lý không? Giải thích?

35. Nói phương pháp tu dưỡng của thanh niên?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoc#phat