Phát triển bền vững và nguyên tắc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm "Phát triển bền vững"

"Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong

đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác,

sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát

triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người

khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ

mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy

giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hình tinh (các loài cộng sinh). Bởi vì sự

sống còn của con người là dựa trên cơ sở duy trì được sản lượng, năng suất tự

nhiên, khả năng phục hồi và sự đa dạng của sinh quyển.

2 Những nguyên tắc của một xã hội bền vững

Sự bền vững trong cuộc sống của một dân tộc phụ thuộc rất lớn vào sự hoà hợp của

dân tộc đó với các dân tộc khác và với thiên nhiên. Con người chỉ khai thác được

những gì thiên nhiên mang lại nghĩa là con người chỉ phát triển trong giới hạn thiên

nhiên cho phép. Con người không loại bỏ những phúc lợi do cách mạng kỹ thuật

mang lại nhưng cũng phải là những kỹ thuật tuân theo những nguyên tắc nói trên.

Cuộc sống bền vững phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, những nguyên tắc

đó liên kết cộng đồng con người lại tạo nên một xã hội phát triển bền vững. Những

nguyên tắc đưa xã hội hướng tới sự phát triển bền vững liên hệ khăng khít với

nhau, chúng hướng dẫn hành vi con người chứ không phải là mệnh lệnh, nó hướng

tới tương lai chứ không quay lại quá khứ, nó liên kết các dân tộc với nhau để có

hành động chung còn mức độ vận dụng lại tuỳ thuộc vào từng dân tộc.

Những nguyên tắc đó là:

Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng

Con người có trách nhiệm phải quan tâm đến đồng loại và các hình thức tồn tại

khác của sự sống trong hiện tại và tương lai. Cần phải chia sẻ công bằng những

phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các

cộng đồng với các nhóm có liên quan giữa người nghèo với người giàu, giữa thế hệ

hiện tại với nhau và thế hệ hiện tại với thế hệ mai sau.

Toàn thể các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống vĩ đại lệ thuộc nhau, tác đồng lên nhau và cùng phụ thuộc vào các yếu tố của sinh quyển. Giữa các xã hội

loài người cũng liên quan đến nhau và các thế hệ tương lai chịu ảnh hưởng của

những hành động của con người thế hệ hiện tại. Thế giới tự nhiên ngày càng bị tác

động mạnh mẽ của con người vì vậy phải làm sao cho những tác động đó không đe

doạ sự sống còn của muôn loài khác để chúng ta còn có cơ hội dựa vào đó để sinh

tồn và phát triển. Vì vậy nguyên tắc này vừa thể hiện tránh nhiệm vừa thể hiện đạo

đức của con người.

Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người

Mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội của con người là không ngừng nâng cao

chất lượng cuộc sống, đây là đặc thù mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác

hướng tới. Phát triển kinh tế là rất quan trọng nhưng nó không mang ý nghĩa tự

nhân, các dân tộc có chiến lược, sách lược và mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng cái

chung nhất có thể thống nhất được là xây dựng một cuộc sống lành mạnh no đủ, có

một nền giáo dục tốt, có quyền sống tự do về chính trị được bảo đảm an toàn và

không có bạo lực, có đủ tài nguyên cho sự phát triển lâu dài ... Tóm lại là con người

ngày một đầy đủ hơn, cuộc sống tốt hơn trong sự phát triển chân chính.

Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất

Cuộc sống mà loài người hoàn toàn phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên

trái đất. Vì vậy sự phát triển trên cơ sở bảo vệ phải bảo vệ được cấu trúc, chức năng

và tính đa dạng của những hệ thống ấy. Vì thế chúng ta phải:

- Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đó là các quá trình sinh thái nuôi dưỡng và

bảo tồn sự sống, nó điều chỉnh khí hậu, điều hoá chất lượng không khí, nguồn

nước, chu chuyển các yếu tố cơ bản làm các hệ sinh thái luôn được hồi phục.

- Bảo vệ tính đa dạng sinh học không chỉ là tất cả các loài động thực vật cùng các

tổ chức sống khác mà còn bảo vệ nguồn gen di truyền có trong mỗi loài và các

dạng sinh thái khác nhau.

Nguyên tắc 4: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên.

Nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm đất, nước, không khí, thế giới động thực vật...

phải được sử dụng sao cho chúng có thể phục hồi được. Nguồn tài nguyên không

tái tạo phải được kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinh tài nguyên, dùng tài

nguyên có thể tái tạo để thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm. Chỉ có như vậy mới có

nguồn tài nguyên cung cấp cho hàng trăm triệu người tăng lên hàng năm và cuộc

sống con người ngày càng tốt đẹp.

Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái đất

Khả năng chiu đựng của Trái đất thực chất là tổng hợp khả năng chịu đựng của tất

cả các hệ sinh thái có trên Trái đất. Các tác động lên các hệ sinh thái do đó tác động

tới sinh quyển sao cho chúng không bị biến đổi theo hướng xấu đi nguy hiểm,

chúng có thể tự phục hồi, chúng "chịu đựng" được. Khả năng chịu đựng này thay

đổi theo từng vùng và rõ ràng rất phụ thuộc vào mật độ tác động tức là phụ thuộc

vào số lượng con người và hành vi sử dụng của con người. Chính sách kinh tế,

chính sách dân số và cách sống của con người trên một địa bàn và khả năng chịu

đựng của thiên nhiên ràng buộc chặt chẽ với nhau và cần quản lý chặt chẽ.

Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen sống của mọi người

Cuộc sống bền vững được xây dựng trên những cơ sở đạo đức mới do đó con người

phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cuộc sống xã hội phải xây

dựng, đề ra các tiêu chuẩn đạo đức và phê phán lối sống không dựa trên nguyên tắc

bền vững. Dùng mọi hình thức giáo dục chính thức và không chính thức để mọi

người có cách ứng xử có các hành vi cần thiết trong việc tác động lên thiên nhiên

hướng tới thiên nhiên vững bền.

Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý lây môi trường của mình.

Phần lớn các hoạt động sáng tạo và có hiệu quả của cá nhân và các nhóm đều xảy

ra trong cộng đồng, các cộng đồng thường tạo ra những điều kiện thuận lợi và sẵn

sàng thực hiện các hành động có ích cho xã hội vì các cộng đồng hơn ai hết biết

quan tâm đến đời sống của chính mình. Nhờ nắm vững tình hình môi trường xung

quanh nên khi họ có quyền lực họ có thể tự quản lý môi trường họ sống một cách

thích hợp nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhờ đó mà chất lượng môi trường được nâng

cao.

Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ.

Mỗi xã hội tiến bộ phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin phong phú, kiến thức dồi

dào, cơ cấu luật pháp vững chắc, giáo dục toàn diện, một nền kinh tế ổn định và

chính sách xã hội phù hợp. Tuy vậy, để cho xã hội phát triển bền vững các quốc gia

phải xây dựng chất lượng phát triển tính đến tất cả các quyền lợi dự kiến cũng như

ngăn chặn các trở lực có thể xảy ra do sự suy thoái điều kiện phát triển là chất

lượng môi trường, các chính sách điều chỉnh liên tục hoạt động phát triển để phù

hợp các nhu cầu mới của xã hội cũng như bảo vệ được điều kiện môi trường. Vì

vậy, chính sách quốc gia phải gắn liền chính sách kinh tế với khả năng chịu đựng

của môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo đảm sao cho nguyên tắc

người sử dụng tài nguyên phải trả giá cho việc sử dụng đó.

Nguyên tắc 9: Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu

Trong thế giới ngày nay không một quốc gia nào tồn tại theo phương thức tự cấp tự

túc được vì vậy sự phát triển bền vững toàn cầu phải là hành động của toàn nhân

loại, toàn cầu phải là một liên minh vững chắc. Do mức độ phát triển không đồng

đều nên các nước có thu nhập thấp phải được sự hỗ trợ của các nước giàu có và của

cộng đồng quốc tế nói chung thì mới bảo vệ được môi trường của mình. Các nguồn

tài nguyên của hành tinh nhất là không khí, nguồn nước và các hệ sinh thái chỉ có

thể bảo vệ bằng sự quản lý chung, mục đích chung và giải pháp thích hợp. Toàn thể

các quốc gia đều được lợi từ sự phát triển bền vững và cùng bị thiệt hại nếu không

thực hiện được điều đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro