Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Các phương thức điều trị vật lý (Nhiệt trị liệu, điện trị liệu): Tác dụng sinh lý, chỉ định, chống chỉ định, lưu ý đặc biệt (cẩn trọng).

Nhiệt trị liệu

Điện trị liệu

Nhiệt nóng

Nhiệt lạnh

Kích thích điện

Điện phân dẫn thuốc

Td sinh lý

-Tăng lưu thông máu

-Tăng tính kéo dãn của các mô liên kết

-Tăng chuyển hóa

-Giảm đau, giảm phù nề, giảm viêm

-Giảm cứng khớp

-Co mạch -> giãn mạch

-Giảm phù nề, giảm viêm, giảm đau

- Giảm TLC,

giảm chức năng cơ, giảm co cứng, co thắt cơ

-Thư giãn cơ

-Chỉ huy co cơ, kích thích các bài tập chủ động

-Giảm đau

-Bơm tuần hoàn (co cơ)

-Dùng dòng điện để đưa các ion thuốc vào cơ thể qua da nhằm mục đích điều trị

-Nguyên lý: Ở dạng dd, một số loại thuốc có thể phân ly thành ion. Dưới tác dụng của dòng điện một chiều đều (galvanic). các ion sẽ di chuyển về điện cực trái dấu.

(+): Corticoids, Novocain,Calcium

(-): Salicylate, NaCl...

Chỉ định

Bệnh thuộc hệ vận động (điều trị đau)

-Co cứng cơ, co thắt cơ và co giật

-Giảm đau

-Các chấn thương cấp tính

-Viêm khớp: giảm viêm,cải thiện chức năng và giảm đau

-Bỏng: sd ngay sau bỏng đề giảm phù nề

-Bệnh hệ vận động

-Giảm đau sau các loại phẫu thuật và các chuyên khoa khác

Chống chỉ định

-Chảy máu, chấn thương mới

-Ung thư

-Viêm tắc tĩnh mạch cấp

-HC Raynauds, di ứng với lạnh

-Một số bệnh thấp

-Gãy xương mới

-Chảy máu, viêm tĩnh mạch

-Bn đặt máy tạo nhịp

Lưu ý đặc biệt

-Trẻ nhỏ và người già

-Những vùng da bị tê, mất cảm giác

-Những bệnh nhân lơ mơ về tri giác

-Trẻ nhỏ và người già

-Bệnh nhân mắc các bệnh mạch máu ngoại biên hoặc bệnh lý tuần hoàn

2. Các bộ công cụ lượng giá chức năng (FIM, Barthel, DASH, LEFS,..)

1. FIM:

Lượng giá sự độc lập chức năng theo thang điểm FIM (Functional Indepedence Measure)

Lượng giá sự độc lập của 18 mục sinh hoạt khác nhau theo 7 mức độ về sự độc lập như sau:

7 – ĐỘC LẬP: bệnh nhân có thể thực hiện được động tác một cách an toàn, đúng thời gian mà không cần có sự của người khác và dụng cụ.

6 – ĐỘC LẬP GIẢM NHẸ: thực hiện được chức năng với sự trợ giúp của đụng cụ hoặc thời gian lâu hơn.

5 – GIÁM SÁT: cần có ai đó đứng bên cạnh và/hoặc hướng dẫn bằng lời trong quá trình thực hiện động tác.

4 – TRỢ GIÚP TỐI THIỂU: bệnh nhân có khả năng hoàn thành động tác với sự trợ giúp tối thiểu (thực hiện được 75% động tác).

3 – TRỢ GIÚP TRUNG BÌNH: bệnh nhân cần trợ giúp trong toàn bộ hoạt động nhưng không quá 50% công việc.

2 – TRỢ GIÚP TỐI ĐA: bệnh nhân cần trợ giúp trên 50% cho toàn bộ hoạt động.

1 – LỆ THUỘC: bệnh nhân không thực hiện được động tác mà cần có sự trợ giúp của người khác (lệ thuộc hoàn toàn)

3. DASH

STT:Hoạt động :

1 Mở nắp chai chặt / mới

2 Viết

3 Mở khóa cửa

4 Nấu ăn

5 Mở cánh cửa nặng

6 Lấy đồ vật trên kệ cao quá đầu

7 Làm việc nhà

8 Làm vườn

9 Dọn giường ngủ

10 Xách túi khi mua sắm

11 Xách đồ vật (>4,5 kg

12 Thay bóng đèn cao quá đầu

13 Gội hoặc sấy tóc

14 Cọ lưng

15 Mặc áo len chui đầu

16 Dùng dao cắt thức ăn

17 Hoạt động giải trí nhẹ nhàng

18 Hoạt động dùng lực cánh tay , vai , bàn tay

19 Hoạt động di chuyển tay tự do

20 Điều khiển phương tiện đi lại

21 Hoạt động tình dục

22 Sự cản trở hoạt động xã hội

23 Giới hạn làm việc và hoạt động hàng ngày

24 Đau vai /cánh tay/ bàn tay

25 Đau vai/ cánh tay /bàn tay khi thực hiện hoạt động đặc biệt

26 Cảm giác châm chích ở vai /cánh tay /bàn tay

27 Yếu vai /cánh tay /bàn tay

28 Cứng vai/cánh tay/bàn tay

29 Mức độ khó khăn khi ngủ do vấn đề ở vai/ cánh tay /bàn tay

30 Cảm thấy giảm khả năng , kém tự tin

Đánh giá : Không khó khăn (1)

Nhẹ (2)

Vừa phải (3)

Rất khó (4)

Không thực hiện được (5)

• Kết luận :

• P = (total/n – 1) . 25 = X

• Đánh giá bệnh nhân có giảm chức năng sinh hoạt X%

4. LEFS

Thang điểm đánh giá chức năng chi dưới LEFS (Lower Extremity Funtional Scale)

Trả lời câu hỏi : Hôm nay bạn có hay sẽ gặp khó khăn với các hoạt động sau ?

( Chọn một câu trả lời cho mỗi hoạt động được liệt kê)

ĐIỂM

Cực kì khó khăn hay không thể thực hiện (0đ)

Khó khăn nhiều (1đ)

Khó khăn trung bình (2đ)

Một chút khó khăn(3đ)

Không khó khăn (4đ)

1 Nhiều hoạt động thông thường : công việc tại nhà, tại trường học

2 Những hoạt động giải trí thể thao thông thường

3 Đi vào và đi ra bồn tắm

4 Đi giữa các phòng

5 Mang giày hoặc tất

6 Ngồi xổm

7 Nâng một thứ gì đó lên (vd: 1 túi hàng từ sàn nhà)

8 Thực hiện những hoạt động nhẹ quanh nhà

9 Thực hiện những hoạt động nặng quanh nhà

10 Đi vào hoặc ra xe ô tô

11 Đi bộ qua 2 dãy nhà (161m)

12 Đi bộ 1 dặm (1609m)

13 Đi lên hoặc đi xuống 10 bậc thang ( khoảng 1 tầng của cầu thang)

14 Đứng khoảng 1 giờ

15 Ngồi khoảng 1 giờ

16 Chạy trên địa hình bằng phẳng

17 Chạy trên địa hình không bằng phẳng

18 Cua đột ngột khi đang chạy

19 Nhảy

20 Lăn qua lại trên giường

Giải thích điểm:

- Điểm càng thấp khuyết tật càng lớn.

- Sự thay đổi có thể phát hiện tối thiểu là 9đ.

- Sự khác biệt quan trọng về mặt lâm sàng tối thiểu là 9đ.

Thang điểm được chia thành 3 mức độ:

Độc lập: 90 – 100

• Trợ giúp: 50 – 85

• Phụ thuộc: 0 – 45

3. Tổn thương tủy sống: sơ cứu; ASIA, rối loạn tiểu,...

Bảng phân loại tổn thương tủy sống ASIA

5 mức

A: Mất toàn bộ chức năng vận động và cảm giác dưới mức tổn thương, bao gồm cả khoanh tủy cùng S4-S5

B: Chức năng vận động mất nhưng chức năng cảm giác vẫn còn được bảo tồn dưới mức tổn thương, bao gồm cả khoanh tủy cùng S4-S5

C: Chức năng vận động được bảo tồn bên dưới mức tổn thương và hơn một nửa số cơ chủ chốt dưới mức tổn thương có điểm cơ dưới 3

D: Chức năng vận động được bảo tồn bên dưới mức tổn thương và và có ít nhất một nửa số cơ chủ chốt dưới mức tổn thương có điểm cơ từ 3 trở lên

E: Chức năng vận động và cảm giác bình thường

Các nhóm cơ chủ chốt được dùng để đánh giá chức năng vận động

Đoạn tủy

Nhóm cơ

Đoạn tủy

Nhóm cơ

C5

Gấp khuỷu

L2

Gấp háng

C6

Duỗi cổ tay

L3

Duỗi gối

C7

Duỗi khuỷu

L4

Gấp mu chân

C8

Gấp các ngón

L5

Duỗi dài ngón chân cái

T1

Dạng ngón út

S1

Gấp gan chân

Xác định chức năng cảm giác nông và cảm giác sâu theo các khoanh tủy dựa vào sơ đồ cảm giác (SGK)

Rối loạn tiểu

- Rối loạn tiểu ở bệnh nhân tổn thương tủy sống thuộc nhóm: Tăng hoạt cơ bàng quang + Tăng hoạt cơ thắt ngoài niệu đạo

- Lâm sàng: Bí tiểu + đôi khi rỉ tiểu

- Điều trị ( mục tiêu là giảm

+ Thuốc giao cảm (thường không hiệu quả)

+ Thuốc kháng giao cảm (Oxybutinin Chloride)

+ Thông tiểu ngắt quãng

+ Tiêm Botulinum toxin vào cơ bàng quang

+ Phẫu thuật làm rộng bàng quang

+ Phẫu thuật cắt dây thần kinh chọn lọc

4. Các biến chứng TTTS: loét ép, DVT, AD,... : triệu chứng, điều trị, dự phòng (TC, ĐT, DP)

Một số biến chứng:

1. Da

TC : loét do đè ép

DP :

- tập vận động, quay trở

- bn thay đổi tư thế 2-3 giờ/lần

- kiểm tra và vệ sinh da thường xuyên

- giữ da và giường bn luôn sạch sẽ, khô ráo

- dinh dưỡng đầy đủ ( giàu đạm, sắt, kẽm ...)

- bn được đặt nằm trên nệm nước hoặc nệm hơi

2. Hệ tuần hoàn: 3 biến chứng:

phù: do cơ liệt làm máu trở về tim khó khăn

- mang tất chun giãn cao tới bẹn, tập chi theo tầm vận động cứ 2-3h/lần

nghẽn mạch cục máu đông: dấu hiệu phù nề , bắp chân đùi có cảm giác nóng hơn, có thể đỏ.

- tập luyện tầm vận động hàng ngày

- heparin trọng lượng phân tử thấp đối với người có nguy cơ cao

hạ HA tư thế: do ứ đọng máu TM ở 2 chi

- cho bn mang băng thun cao tới bụng, cho ngồi dậy sớm và đứng trên bàn nghiêng.

3. Hệ hô hấp

TC: viêm phổi ( tổn thương tủy sống vùng ngực cao, dưới mức C3 sẽ làm giảm dung tích sống, do thành ngực không có khả năng giãn nở, làm tăng nguy cơ viêm phổi, do dịch nhầy ứ đọng )

DP:

- tập thở (thở hoành, thở qua phân thùy, hít vào qua vật cản )

- ho hữu hiệu

- dẫn lưu tư thế

4. Hệ tiêu hóa

TC: táo bón

DP: học kĩ bên sgk trang 75

- ngay sau chấn thương, cùng với sốc tủy là tình trạng liệt dạ dày- ruột :cho bn nhịn ăn, nuôi dưỡng bằng đường TM/Sonde dạ dày

- khi nhu động ruột tái lập : cho bn ăn qua đường miệng với chế độ ăn hợp lý

- chế độ ăn à g/đ ruột mất trương lực : giàu đạm, giàu chất dễ hấp thu, ít chất xơ

à g/đ nhu động ruột tái lập : giàu chất xơ giúp kích thích phản xạ thành ruột

- xoa bóp bụng theo chiều nhu động ruột

- thiết lập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định để tạo phản xạ có điều kiện

- sử dụng thuốc thụt tháo (vd đặt thuốc dạng glycerin, nếu sau 2 lần không có kết quả có thể cho Bisacodyl)

5. Hệ tiểu tiện

BQ mất cơ lực (BQ nhẽo) : thường gặp trong choáng tủy, tổn thương đuôi ngựa.

DP:

- khi có cầu BQ tốt nhất đặt sonde tiểu ngắt quãng cứ 4-6h/lần

- uống nước trên 2l/ngày, uống nhiều nước hoa quả để axit hóa nước tiểu, ngăn chặn sự phát triển vk

- vệ sinh vùng sinh dục kỹ sau mỗi lần sonde tiểu

BQ co cứng hoặc BQ tự động : BQ cạn không hoàn toàn tăng nguy cơ trào ngược

DP:

- thiết lập chương trình làm cạn nước tiểu

- có thể đặt sond tiểu ngắt quãng

- cho bn mang dụng cụ đựng nước tiểu

- xoa bóp, hoặc ấn trên BQ làm cạn nước tiểu

6. Cơ xương khớp:

TC: teo cơ, cứng khớp, co rút

DP: bn phải được tập vận động sớm các chi liệt và chi không liệt theo tầm vận động của các khớp nhằm duy trì lực cơ, tránh co rút khớp.

7. Tâm lý

TC: dễ tự tử

DP: tâm lý trị liệu

5. TT thần kinh ngoại biên: Phân độ Seddon? Khám đám rối tk cánh tay và các dây tận. Thái độ điều trị và PHCN.

v Phân độ SEDDON:

+ Mất dẫn truyền thần kinh (neurapraxia): dây TK chỉ mất chức năng dẫn truyền chứ không có tổn thương thực thể các sợi TK. Nhìn bề ngoài dây TK còn nguyên vẹn. Khả năng hồi phục hoàn toàn chức năng dây TK sẽ diễn ra sau vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần.

Chỉ có thể chẩn đoán là neurapraxia sau khi dây TK đã hồi phục hoàn toàn chức năng. Neurapraxia còn được gọi là "chấn động dây thần kinh".

+ Đứt sợi trục thần kinh (axonotmesis): nhìn bề ngoài dây TK còn nguyên vẹn nhưng ở trong dây có một số sợi TK đã bị đứt hoặc bầm giập nặng. Sự hồi phục chức năng dây TK là có khả năng nhưng phải chờ thời gian và sự hồi phục là không hoàn toàn. Axonotmesis chính là "giập dây thần kinh".

+ Đứt dây thần kinh (neurotmesis): là tổn thương đứt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn dây TK. Khả năng tự hồi phục chức năng dây TK là không thể có mà phải can thiệp bằng phẫu thuật mới có hy vọng hồi phục chức năng của dây TK.

v Khám đám rối thần kinh cánh tay và các dây tận

v Thái độ điều trị:

- Tăng cường tuần hoàn

- Ngăn ngừa biến dạng

- Duy trì tầm vận động của khớp

- Giảm phù nề, giảm sẹo dính

- Chống teo cơ cứng khớp.

v Phục hồi chức năng

Vận động trị liệu: thường xuyên, mỗi lần ít nhất 15 phút

-Tập luyện các vận động thô: gấp duỗi vai, dạng khép vai, gấp duỗi khuỷu, gấp duỗi cổ tay. (bệnh nhân tự tập)

-Tập luyện các vận động tinh: gấp duỗi các ngón, dạng khép các ngón, đối các ngón, cần nắm đồ vật.

Hoạt động trị liệu:

-Tự chăm sóc bản thân, trò chuyện giải trí với mọi người xung quanh

6. Liệt nửa người: FAST? Yếu tố nguy cơ? Dự phòng tái phát? Mẫu co cứng điển hình. Đặt tư thế đúng. Một số dạng bài tập.

Ngay lập tức, hãy kiểm tra người nghi ngờ bệnh theo quy tắc FAST, tức Mặt – Tay - Nói - Nhanh:

- Mặt (đột ngột thấy liệt nửa mặt): Hãy yêu cầu người đó cười xem mặt có bị lệch về một bên không?
- Tay (đột ngột thấy yếu hoặc liệt một bên tay hoặc chân): Hãy yêu cầu người đó giơ hai tay lên và giữ nguyên trong một phút, xem có bên tay nào bị yếu, liệt sẽ bị rơi hoặc hạ thấp xuống không?
- Nói (đột ngột thấy nói khó hoặc không hiểu lời nói của người khác): Hãu yêu cầu người đó nói một câu đơn giản, chẳng hạn như "hôm nay trời đẹp", xem người đó có thể nói một cách rõ ràng và lưu loát không?

- Nhanh: Hãy hành động ngay!
Yếu tố nguy cơ

- Không thay đổi được: Tuổi, giới, chủng tộc, Tiền sử về gia đình

- Thay đổi được: THA, tiền sử đột quỵ, tắc mạch não thoáng qua

Bệnh tim, sử dụng thuốc ngừa thai, tăng đông máu

Đái tháo đường, hút thuốc lá, tăng lipit máu

Dự phòng tái phát:

- Duy trì huyết áp vừa phải: 135/85mmhg

- Xơ vữa động mạch: dự phòng bằng aspirin

- Bệnh lý tim: thuốc chống đông

Mẫu co cứng điển hình:

- Đầu: nhìn bên lành (nghiêng về bên liệt, mặt quay về bên lành)

- Thân mình: bên liệt co ngắn, kéo ra sau

- Tay: co cứng gấp: bả vai: kéo ra sau, khớp vai khép, xoay trong

Khuỷu gấp

Cẳng tay: quay sấp

Cổ tay: gập lòng, nghiêng bên trụ

Các ngón tay: gấp và khép

- Chân: co cứng duỗi: hông: kéo ra sau, lên trên

Khớp háng: duỗi, khép, xoay trong

Gối duỗi

Cổ chân gập lòng

Các ngón chân gấp và khép, bàn chân nghiêng trong

Tư thế đúng:

· Nằm ngửa:đầu thẳng trục, kê gối không quá cao. Vai bên liệt có gối đỡ dưới bả vai, dạng, khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay duỗi, các ngón tránh co rút gập bằng cách đặt một vật mềm vào lòng bàn tay. Chân liệt cs gối đỡ không để xoay ngoài, bàn chân vuông góc với cẳng chân bằng gối đỡ

· Nằm nghiêng sang bên liệt: là tư thế nằm tốt nhất cho bn LNN. Đầu có gối đỡ, cổ hơi gập. Thân mình anwmf ngửa, có gối đỡ ở lưng. Tay liệt tạo vs thân 1 góc 90 độ, khuỷu và cổ tay duỗi. Chân liệt khớp háng duỗi, gối hơi thấp, bàn than vuông góc vs cẳng chân. Chan lành có gối đỡ ở mức ngang vs thân, háng và gối gập

· Nằm nghiêng sang bên lành: đầu có gói đỡ. Tay liệt có gối đỡ ngang thân tạo với thân một góc 90 độ, tay lành ở vị trí thoải mái. Chân liệt có gối đỡ ở phía trước, khớp háng và gối gấp, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Chân lành ở tư thế duỗi háng và hơi gấp gối

Một số dang bài tập:

- Giai đoạn sớm:

· Tay: bài tập vận động khớp vai: vận động vai liệt lên trên quá đầu với sự trợ giúp của tay lành

Bài tập vận động khớp khuỷu: gấp duỗi khuỷu với sự trợ giúp của tay lành

Bài tập vận động khớp cổ bàn ngón tay: vận động các khớp cổ, bàn ngón tay với sự trợ giúp của tay lành

· Thân: lăn sang bên liệt: nằm ngửa, nâng chân, tay lành, nâng đầu, đưa sang bên liệt để lăn nghiêng về bên liệt và Lăn nghiêng về phía bên lành

Bài tập bắt cầu: bn nằm ngửa, hai gối gập, sau đó nâng mình lên khỏi mặt giường

· Chân: bài tập vận động khớp gối

Bài tập vận động khớp cổ chân

- Giai đoạn hồi phục:

· Tập luyện các vận động thô:

+Tư thế nằm: tập chuyển tư thế ngửa nghiêng, ngưa sấp, nằm ngồi

+Tư thế ngồi: tập tăng cường khả năng thăng bằng: ngồi trợ giúp, ngồi không trợ giúp, tập phục hồi thăng bằng khi bị đẩy lệch trọng tâm sang bên, ra trước sau, khi di chuyển tay

Tập mạnh hai chân

Tập chuyển từ tư thế ngồi sang đứng

+Tư thế đứng: tập đứng thăng bằng, dồn trọng lượng sang đều hai chân, dồn trọng lượng lần lượt sang từng chân, chú trọng dồn trọng lượng sang chan liệt, đứng thăng băng một chân liệt

+Tập đi tăng tiến: đi trong thanh song song, đi có trợ giúp của người khác, đi với dụng cụ trợ giúp. Tập đi trên đường thẳng, đi trên đường gồ ghề, tập lên xuống cầu thang

· Tập các vận động tinh:

+Vận động vai, khuỷu, cổ bàn tay, các động tác cầm, nắm, thả đồ vật với các hình dạng, kích thước khác nhau

+Tự chăm sóc: chải đầu, đánh răng, tắm rửa

+Ăn uống

+Mặc, cởi quần áo, mang giày vớ

+Hoạt động khác của bàn tay như tắt mở đèn, biết vẽ

7. Bàn chân khoèo: Pirani? Ponseti?

Thang điểm Pirani

Ø Tính điểm sáu dấu hiệu lâm sàng:

- 0 điểm (bình thường)

- 0,5 điểm (bất thường vừa)

- 1 điểm(bất thường nặng)

Ø Tính điểm ở phần giữa bàn chân:

Dựa trên 3 dấu hiệu ở phần giữa bàn chân (MS: Midfoot Score)

- Độ cong của bờ ngoài bàn chân

- Nếp gấp ở mặt trong bàn chân

- Mức độ che phủ đầu xương sên

Ø Tính điểm ở phần sau bàn chân

Dựa trên 3 dấu hiệu ở phần sau bàn chân (HS: Hindfoot Score)

- Độ cứng của nhón gót

- Không thấy gót

- Nếp gấp phía sau

Ø Tiên lượng điều trị dựa vào điểm số Pirani ban đầu

- Tiên lượng số lần bó bột nắn chỉnh: tổng số lần bó bột dự định sẽ bằng với tổng số điểm Pirani ban đầu.

- Tiên lượng phẫu thuật gân gót trong bao gân:

- Tổng số điểm Pirani 5 - 6 điểm: có chỉ định phẫu thuật.

- Tổng số điểm Pirani 4 - 5 điểm: 75% trường hợp cần phẫu thuật.

- Tổng số điểm Pirani ≤ 3.5 điểm: không cần phẫu thuật.

- Lưu ý: điểm bàn chân sau rất quan trọng. Riêng bàn chân sau nếu có số điểm là 3 điểm → có chỉ định phẫu thuật gân gót.

Ø Mục đích sử dụng thang điểm Pirani:

- Tính điểm: Bàn chân khoèo theo cách thức điều trị Ponseti được tính điểm mỗi tuần cho HS, MS và điểm tổng.

- Lập đồ thị: Lập sơ đồ điểm trên đồ thị, dựa vào đường biểu diễn để biết tình hình bàn chân đang ở đâu trên lộ trình điều trị, cha mẹ trẻ cũng có thể dễ dàng nhìn thấy được sự tiến bộ.

- Phẫu thuật cắt gân: được chỉ định khi HS>1, MS< 1, và đầu xương sên bị che phủ.

Phương pháp Ponseti

- Thời gian điều trị: nếu được điều trị sớm thì mất khoảng 4-6 lần bó bột, nmooix lần bó bột khoảng 1 tuần. trường hợp nặng có thể kéo dài hơn.

- Thời gian bắt đầu: bắt đầu sớm ngay sau sinh khi bé ổn định, càng sớm càng tốt.

1. Nắn chỉnh và bó bột bàn chân

1.1. Giảm vòm lòng bàn chân

1.2 Nắn chỉnh

- Định vị chính xác đầu xương sên

- Cố định xương sên

- Nắn bàn chân

1.3 Bó bột , tạo khuôn và tháo bột

Các bước bó bột:

- Nắn chỉnh sơ bộ

- Đặt lớp lót đệm

- Bó bột

- Tạo khuôn bột

- Bó bột lên đùi

- Cắt tỉa bột

- Tháo bột

1.4 Bó bột lần 2 lần 3 lần 4.

Mỗi lần bó bột cho thấy sự tiến bộ: tình trạng bàn chân khép và vẹo trong, bàn chân nhón gót được cải thiện sau mỗi lần bó.

Bàn chân sau lần bó bột thứ 4: Chỉnh sửa hoàn toàn biến dạng vòm, khép và vẹo trong. Nhón gót được cải thiện nhưng chưa đầy đủ, cần phẩu thuật giãn gân gót. Đối với những bàn chân mềm mại, nhón gót có thể được chỉnh sửa bằng cách bó bột thêm mà không cần phẩu thuật, khi có nghi ngờ thì phẫu thuật gân gót.

2. Phẫu thuật cắt gân gót

- Là thủ thuật do bác sỹ ngoại khoa thực hiện

- Nếu sau giai đoạn bó bột (lần 4), gân gót vẫn còn co rút thì sẽ được phẩu thuật gân gót trong bao gân, nhằm đạt được tầm độ gập lưng bàn chân để hoàn tất cuộc điều trị.

- Thực hiện cắt gân gót khoảng 1,5 cm phía trên xương gót, người phụ giữ bàn chân ở tư thế gập lưng tối đa để tránh cắt vào sụn xương gót. Sau cắt thường sẽ gập lưng lên thêm 10-150 độ.

- Bó bột sau cắt gân: bó bột lần thứ 5 với bàn chân dang 60-700 so với mặt phẳng trán cổ bàn chân. Bột được giữ 3 tuần sau khi được chỉnh sữa hoàn toàn. Sau 3 tuần có thể tháo ra, bây giờ có thể gập lưng 300, bàn chân được nắn chỉnh tốt và sẹo phẩu thuật rất nhỏ. Bàn chân có thể sẵn sàng mang nẹp.

3. Mang giày nẹp

- Phác đồ sử dụng nẹp: nẹp được áp dụng ngay sau khi bột cuối cùng được tháo ra, 3 tuần sau cắt gân. Nẹp bao gồm dày hở ngón, cổ cao, khuôn thẳng, gắn vào một thanh.Những trường hợp bị một bên, bên chân khoèo được đặt 60-700 xoay ngoài và bên chân lành là 30-400 xoay ngoài.Những trường hợp bị hai bên thì mỗi bên được đặt 700 xoay ngoài. Thanh ngang nên đủ dài để hai gót giày ở ngang tầm với chiều rộng hai vai.

- Thời gian: nẹp nên mang suốt ngày và đêm trong 3 tháng đầu sau khi bột lần cuối được tháo ra. Sau đó trẻ nên mang nẹp 12h trong đêm và 2-4h vào giữa ngày.Tổng cộng là 14-16h/24h. Không có thời gian quy định cụ thể. Những trường hợp nặng nên mang cho đến 4 tuổi, nhẹ thì nên mang đến 2 tuổi, nhưng không phải lúc nào cũng phân biệt nặng nhẹ. Vì vậy nên mang nẹp cho trẻ đến 3-4 tuổi miễn là trẻ vẫn còn chịu mang ban đêm.

- Lý do của việc mang nẹp: sau tháo bột lần cuối, bàn chân được dạng ở tầm độ tối đa khoảng 60-700 (trục đùi-bàn chân). Phác đồ ponseti đòi hỏi phải có nẹp để duy trì tầm độ dạng và tư thế gập của bàn chân.

- Tầm quan trọng của việc mang nẹp: sự nắn chỉnh của ponseti kết hợp với cắt gân qua da thường đạt kết quả tốt. tuy nhiên nếu không siêng năng thực hiện mang nẹp sau đó thì sự tái biến dạng sẽ trở lại với 80% các trường hợp.

Câu 8 : . DDH : sàng lọc ? Điều trị bảo tồn ?

TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH

· SÀNG LỌC TRẬT KHỚP HÁNG

Sàng lọc TKH bẩm sinh được thực hiện lúc sinh và trong suốt năm đầu đời. Phương pháp sàng lọc thường gặp nhất là khám thực thể. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng thao tác trên khớp hông và chân của bé để nghe tiếng lắc cắc, đó có thể là dấu hiệu trật. Việc khám này gồm hai test:

- Test Ortalani : Khi dạng và duỗi khớp háng, chỏm xương đùi trượt ra khỏi ổ khớp tạo nên tiếng kêu "lục cục" (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi), ngược lại với test Barlow

- Test Barlow : : Khi gấp và khép háng, chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ khớp tạo nên tiếng kêu "lục cục" (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi)

Hai test này chỉ chính xác khi thực hiện trước 3 tháng tuổi.

Ở những trẻ sơ sinh lớn hơn và nhi đồng, các dấu hiệu khám gồm độ dài hai chân không đều nhau (chỉ khi một hông bị trật), đi tập tễnh và hạn chế tầm độ dang chân.

Các test hình ảnh cũng được dùng để khẳng định chẩn đoán TKH bẩm sinh. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nói chung được kiểm tra bằng siêu âm, còn phim X quang được dùng cho trẻ lớn hơn và nhi đồng.

· ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN

1. Mang nẹp

- Chỉ định: tháng đầu sau sanh.

- Mục đích: chỏm hướng tâm. Háng gập 90o, dạng 60o, xoay trong 20o

- Các loại nẹp: Pavlik, Scott, Petit, Von Rosen... Thường dùng nẹp Pavlik, theo dõi mỗi tuần trong tháng đầu, nẹp được mang trong 3 tháng. Chú ý giữ ở tư thế nằm ngửa hay sấp, không nằm nghiêng.

2. Kéo liên tục

- Chỉ định:

§ Nắn nẹp thất bại

§ Trật chưa hồi phục

§ Trẻ lớn 7 - 8 tháng

- Phương pháp:

§ Kéo Bryant. Khởi đầu 250 - 500g, tăng dần mỗi 200g, sau 7 ngày dạng từ từ đến 80o (trong vòng 2 tuần). Nếu cơ nào còn co cứng thì chỉ định cắt cơ đó

§ Kéo Someville Petit. Sau kéo Bryant thất bại, khởi đầu 500g tăng dần đến 2000g, tư thế dạng háng, thời gian trong 1 tháng và có kiểm tra X-quang.

3. Bó bột

• Dùng để bất động những khớp háng không vững sau nắn. Chỉ định lý tưởng là các ca trật khớp háng bẩm sinh nắn dễ dàng sau kéo.

• Chống chỉ định: còn trật, còn co cứng cơ áp (cản trở sự nắn tốt), sau nắn ấn đau ổ khớp.

9. Bại não : biểu hiện lâm sàng và nguyên tắc điều trị từng thể bại não. Một số dạng bài tập cơ bản.

SGK trang 33

10. ĐAU VAI : các nghiệm pháp. Các giai đoạn viêm dính bao khớp vai. Các bài tập

A, Nghiệm pháp:

Sách thực hành trang 35 – 37 : 7 cái nhé.

Lưu ý cái Jobe's test với cơ dưới gai

B, giai đoạn viêm dính bao khớp vai

Giai đoạn "đóng băng": đau ngày càng tăng dần, tầm vận động khớp vai ngày càng giảm dần. Giai đoạn này có thể kéo dài 6 đến 9 tháng.

Giai đoạn "đông cứng": đau có thể giảm đi nhưng khớp vẫn cứng, các hoạt động hàng ngày rất khó khăn. Giai đoạn này có thể kéo dài 4 đến 6 tháng.

Giai đoạn "tan băng": tầm vận động khớp vai được cải thiện dần. Thời gian để bệnh nhân khôi phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn sức cơ và tầm vận động khớp vai có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm.

C, Bài tập

Nếu chỉ kể tên:

. Đung đưa cánh tay ( không hoặc có kèm vật nặng )

. tập với ròng rọc

. bài tập chống đẩy

. tập với gậy

. thụ động với tư thế bệnh nhân nằm ngửa

Bài tập 1: Đung đưa cánh tay ( không hoặc có kèm vật nặng )

- Nhóm cơ tập: cơ delta, cơ trên gai, dưới gai, cơ dưới vai

- Thực hiện: đưa người ra trước trong tư thế 1 tay chống trên bệ hay trên bàn, để tay kia thả lỏng tự do. Nhẹ nhàng đu đưa cánh tay ra trước ra sau, lặp lại bằng cách đưa tay sang phải sang trái xoay vòng tròn. Lặp lại thay đổi tay.

Lưu ý: Không xoay lưng hay gối.

Bài tập 2: tập với ròng rọc

- Tập với ròng rọc: tập động tác gấp và dạng khớp vai. Thực hiện với một ròng rọc treo ở trên cao, cánh tay bị bệnh đặt thụ động trên ròng rọc và được nâng lên một cách thụ động bởi tay lành bên kia. Ròng rọc phải đặt ở vị trí sau đầu để tay lành sẽ mở rộng góc hoạt động từng chút một của tay bị bệnh (Hình 6.38).

- Bài tập 3: bài tập chống đẩy: bệnh nhân đứng quay lưng vào thang, hai tay đưa ra sau nắm lấy một bậc thang, tiến hành ngồi xuống đến hết tầm vận động thì giữ vài giây rồi đứng lên. Lúc đầu khi đứng lên có sự trợ giúp của chân, sau chuyển dần lực chống đến tay để tăng sức cơ. Bài tập tương tự có thể thực hiện với hai tay chống vào cạnh bàn ở phía

Bài tập 4: Tập với gậy:

+ Tập động tác gấp: hai tay nắm lấy gậy ở phía trước bụng rồi từ từ đưa gậy ra trước lên trên đến hết tầm.

+ Tập động tác xoay ngang: như tập động tác gấp, nhưng chỉ đưa cánh tay lên 900, rồi làm động tác đưa gậy sang bên tay bệnh (xoay ngang dạng) và bên tay lành (xoay ngang khép).

+ Tập động tác duỗi và xoay trong: hai tay nắm lấy gậy ở phía sau lưng rồi đưa gậy ra sau, kéo gậy lên trên.

+ Tập động tác dạng: tay bên bệnh để dọc thân và nắm lấy đầu dưới của gậy, tay kia vòng ra sau gay nắm lấy đầu trên của gậy rồi kéo ấn đầu gậy trên xuống sao cho thân gậy tỳ lên vai gáy như đòn bẩy và làm cho đầu gậy kia cùng với cánh tay bệnh từ từ nâng lên đến 900.

Bài tập 5: thụ động với tư thế bệnh nhân nằm ngửa:

+ Tập gấp: KTV đứng sát mép giường bên phải bệnh nhân, tay trái giữ cổ tay, tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, sau đó từ từ nhẹ nhàng đưa tay bệnh nhân thẳng lên quá đầu, rồi lại từ từ đưa tay ngược lại về vị trí ban đầu.

+ Tập dạng khép: KTV dùng tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, để cẳng tay bệnh nhân nằm trên cẳng tay của mình, tay trái giữ khớp vai bệnh nhân để không cho khớp vai di chuyển lên phía tai bệnh nhân. KTV từ từ đưa cánh tay bệnh nhân di chuyển ngang song song với mặt giường đến vị trí khớp vai 900. Sau đó KTV chuyển tay trái đang giữ khớp vai đến nắm vào cổ tay bệnh nhân, tiếp tục vận động tay lên phía đầu đến hết tầm vận động của khớp vai. Hết động tác, tiến hành đưa tay bệnh nhân ngược về vị trí ban đầu.

+ Tập xoay: đầu tiên KTV vận động khớp vai bệnh nhân dạng 900 như trên rồi đưa tay phải đang đỡ khớp khuỷu về nắm cổ tay bệnh nhân, tay trái đang giữ khớp vai về đỡ dưới khuỷu tay bệnh nhân, sau đó gập khớp khuỷu bệnh nhân đến 900. Tiến hành vận động cẳng tay bệnh nhân đổ về phía đầu (xoay khớp vai ra ngoài) và đổ về phía chân bệnh nhân (xoay khớp vai vào trong) trong khi khớp khuỷu và khớp vai vẫn ở tư thế 900.

+ Kéo giãn khớp vai: là phương pháp có hiệu quả tốt để giải phóng tình trạng tắc nghẽn quanh khớp. Trong khi xoa bóp vùng khớp vai, xác định vùng bao khớp co cứng nhiều, kỹ thuật viên vừa kéo giãn khớp vai (có thể tỳ bàn chân vào nách bệnh nhân để tăng lực kéo) vừa đẩy chỏm xương cánh tay về cùng phía bao khớp co cứng với lực 7-10kg để làm giãn phần bao khớp co cứng giải phóng tình trạng kẹt khớp. Chú ý khi kéo nắn, bệnh nhân phải không đau mới đúng, nếu đau cần chuyển hướng kéo nắn cho thích hợp.

- Tư thế bệnh nhân nằm sấp: tập động tác nâng và duỗi khớp vai.

11. ĐAU CỔ/ LƯNG: Nguyên nhân. Nghiệm pháp. Chẩn đoán. Thái độ điều trị. Vật lý trị liệu.

A, NGUYÊN NHÂN:

- Đau cổ:

Căng cơ

Sử dụng quá mức, chẳng hạn như cúi quá nhiều thời gian, thường gây nên căng cơ. Cơ cổ, đặc biệt là ở phía sau cổ, trở nên mỏi và cuối cùng căng cơ. Khi quá nhiều lần đau cơ ở cổ, đau mãn tính có thể phát triển. Ngay cả như những thứ nhỏ như là đọc sách trên giường hoặc nghiến răng có thể gây căng cơ ở cổ.

Mòn khớp

Cũng giống như tất cả các khớp khác trong cơ thể, các khớp xương cổ có xu hướng hao mòn theo tuổi tác, có thể gây viêm xương khớp ở cổ.

Chèn ép thần kinh

Một loạt các vấn đề trong đốt sống cổ có thể giảm không gian có sẵn cho các nhánh dây thần kinh ra từ tủy sống. Ví dụ như:

Cứng đĩa đệm. Khi có tuổi, các đĩa đệm giữa các đốt sống trở nên khô và cứng, thu hẹp khoảng trống trong cột sống, nơi lối ra dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm. Điều này xảy ra khi đĩa nhô ra. Lồi có thể nhấn vào chỗ thoát ra của dây thần kinh cột sống, gây ra đau cánh tay hoặc điểm yếu.

Cựa xương. Khớp xương ở cổ có thể phát triển tăng trưởng xương có thể nhấn vào dây thần kinh.

Bị thương

Va chạm phía sau thường gây thương tích căng cơ, xảy ra khi đầu giật về phía trước và sau đó quay trở lại, kéo giãn các mô mềm của cổ vượt quá giới hạn.

Một số bệnh lý chẳng hạn như:

Viêm khớp dạng thấp. Sau khi các khớp ở bàn tay và bàn chân, các khớp xương ở cổ bị ảnh hưởng bởi viêm khớp dạng thấp.

Viêm màng não. Bệnh truyền nhiễm gây viêm màng não và tủy sống. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của viêm màng não là đau cổ và cứng khớp.

Ung thư. Hiếm khi, đau cổ có thể được gây ra bởi khối u ung thư ở cột sống. Ung thư có thể đi đến cột sống từ các bộ phận khác của cơ thể.

- Đau lưng:

Do công việc thường xuyên phải nâng, kéo vật nặng. Thậm chí, những công việc khiến bạn phải ngồi cả ngày trước bàn làm việc, hoặc ghế ngồi không phù hợp cũng khiến bạn bị đau lưng.

Đeo túi xách và ba lô thường xuyên ở một bên vai.

Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức hay sai tư thế. Đặc biệt, nếu cả tuần bạn không chơi thể thao và chỉ chơi vào cuối tuần.

Tư thế đứng gù, vẹo. Đứng thẳng là cách tốt nhất để giảm trọng lực đè nén lên cột sống thắt lưng. Bạn nên đứng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, vai hơi ngả ra sau, thì toàn bộ trọng lượng của bạn sẽ được phân đều lên hai bàn chân.

Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng ở người trẻ. Đĩa đệm bị thoái hóa, rách bao xơ ngoài, khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn vào các rễ và dây thần kinh cột sống, gây đau đớn với các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ thoát vị đĩa đệm.

Một số bệnh mạn tính cũng có thể khiến bạn bị đau thắt lưng như: hẹp ống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, viêm cột sống dính khớp (một bệnh có tính chất di truyền, chỉ gặp ở nam giới), lao cột sống, viêm khớp dạng thấp...

( chắc chỉ cần học từ in nghiêng )

B, Nghiệm pháp:

- Đánh giá tầm hoạt động của cột sống cổ, thắt lưng: gấp duỗi, nghiêp trái phải, xoay trái phải.

- Nghiệm pháp Lasègue:

Cách khám:

Tư thế bệnh nhân năm ngửa, hai chân duỗi thẳng, tư thế thoải mái.

Thầy thuốc dùng một tay của mình cầm cổ chân, tay còn lại đặt ở đầu gối bệnh nhân giữ cho chân thẳng và thao tác khám theo hai thì:

ú Thì 1: Nâng cao chân bệnh nhân (luôn ở tư thế duỗi thẳng) lên khỏi mặt giường (hướng tới 900), tới khi bệnh nhân kêu đau, căng dọc mặt sau chân hay vùng rễ thần kinh tổn thương thì dừng lại. Xác định góc giữa chân bệnh nhân và mặt giường (ví dụ nâng chân tới 45o thì bệnh nhân kêu đau thì góc Lasègue là 450).

ú Thì 2: Giữ nguyên góc đó (theo ví dụ trên là 45o) và gấp chân bệnh nhân lại tại khớp gối. Bệnh nhân không còn đau dọc mặt sau chân nữa. Khám lần lượt hai chân của bệnh nhân.

Cách đánh giá kết quả: Người bình thường có góc Lasègue 900.

Dấu hiệu Lasègue dương tính phải biểu hiện đồng thời 2 yếu tố:

Thì 1: Bệnh nhân thấy đau khi chân chưa vuông góc với mặt giường.

Thì 2: Khi gấp chân lại bệnh nhân thấy hết đau.

( cái ni ki nghỉ chỉ học thì 1 thôi )

- Nghiệm pháp Lasègue chéo:

Làm tương tự với chân lành. Dương tính khi đau lan dọc rễ thần kinh tổn thương

- Nghiệm pháp Naffziger : đè hai tĩnh mạch cảnh hai bên cho đến khi BN nặng đầu (10 phút). Nghiệm pháp này gây tăng áp lực dịch não tủy làm cho khối choán chỗ đè mạnh vào rễ. Nghiệm pháp này thường (+) khi bệnh nhân cảm thấy thốn từ cổ xuống chân. Gặp trong bệnh sử chúng ta ghi nhận BN có đau theo rễ tăng lên khi rặn, khi ho, khi hắt hơi. Ngày nay nghiệm pháp này ít được sử dụng.

- Nghiệm pháp Valsalva: ngồi trên ghế, nín hơi và rặn. Dương tính khi đau vùng thắt lưng. Dùng để để phát hiện dấu hiệu kích thích rễ thần kinh.

- Đo chỉ số Schober:

Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu khoảng giữa gai sống L4, L5, đo lên trên một đoạn 10 cm, đánh dấu.

Cho bệnh nhân cúi hết mức và đo lại khoảng cách trên. Bình thường có độ chênh lệch là 4 – 5 cm (trong viêm dính cột sống độ chênh lệch này < 2 cm)

C, Chẩn đoán

1.Lâm sàng:

- Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức; đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót...) rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột. Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý, khi thầy thuốc ấn ngón tay dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.

(Dưới trích dẫn chi tiết hơn)

1.1. Triệu chúng cơ năng

– Triệu chứng đau:

+ Vịtrí: có giá trịgiúp cho định hướng chẩn đoán, có thể đau một điểm hay một vùng. + Tính chất: đau âm ỉhay đau nhức, đau mỏi, đau từng cơn, đau ngày hay đêm, lúc vận động hay nghỉngơi.

+ Hướng lan: lan ra trước, lên trên, cẳng chân....

+ Điều kiện xuất hiện: đột ngột sau lao động hoặc thay đổi thời tiết, – Các dấu hiệu kèm theo:

+ Dị cảm, cảm giác kiến bò, tê bì.

+ Giảm cơ lực.

+ Hạn chế vận động cột sống.

+ Rối loạn cơ tròn: khi có tổn thương ởvùng đuôi ngựa

+ Các tổn thương khác tuỳ thuộc nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng: đau vùng thượng vị kèm ợ chua (tổn thương ở dạ dày tá tràng) ; đái buốt, đái đục (tiết niệu)...

1.2. Triệu chứng thực thể

– Sự thay đổi hình thái cột sống: mất đường cong sinh lý trở nên thẳng đờ, gù vẹo, quá ưỡn ra trước.

– Quan sát phần da, tổ chức dưới da và cơ vùng thắt lưng: có lỗ rò, sưng đỏ sẹo, khối u, tình trạng cơ cạnh vùng cột sống (teo hoặc lồi ra)

– Khám các động tác vận động: cúi ngửa, nghiêng, quay xem hạn chế ở mức độ nào.

– Khám các đoạn cột sống khác: lưng cổ, cùng cụt và khớp cùng chậu

– Khám thần kinh: chú ý các dây thần kinh có xuất phát ở vùng thắt lưng như dây thần kinh tọa, dây đùi bì...

– Khám các bộ phận trong ổ bụng, chú ý bộ máy tiêu hóa, thận, sinh dục nữ, động mạch chủ bụng.

– Khám toàn thân và các bộ phận khác...

Nguồn bài viết: http://chuthapdo.org.vn/tong-quan-ve-chuan-doan-va-xu-tri-dau-lung-13012.html

(tùy chọn một trong hai cái trên mà học về lâm sàng heys)

Cận lâm sàng :

Hình ảnh X- quang tư thế thẳng, nghiêng

- Hình ảnh thoái hóa cột sống: hẹp khe khớp đĩa đệm, kết đặc xương dưới sụn, xẹp các đệm dưới sụn, chồi xương.

- Hình ảnh loãng xương: hình ảnh xương cột sống tăng thấu quang, lún xẹp cột sống, khe đĩa đệm ko hẹp, các mâm cột sống có hình ảnh kết đặc.

Chụp cộng hưởng từ

Có thể có hình ảnh các khối u trong tủy, viêm màng nhện và sự thâm nhiễm, phá hủy của đốt sống chèn ép các rễ thần kinh, sự biến đổi của các dây chằng.

D, Thái độ xử trí:

- Xác định bệnh nhân ở giai đoạn cấp ( thì nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, uống thuốc, kết hợp chườm ấm, điện xung kích thích, siêu âm trị liệu, ...) hay ở giai đoạn mạn ( tập các bài tập vận động và kéo dãn cột sống, xoa bóp nhẹ kết hợp chườm ấm, điện xung kích thích, siêu âm trị liệu, ...)

- Khám kỹ lưỡng các triệu chứng đau thắt lưng và sự hạn chế hoạt động của bệnh nhân để đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp

- Tìm và điều trị nguyên nhân

E, Vật lý trị liệu:

- Sóng ngắn: Giúp gia tăng tuần hoàn trong các mô sâu, nhờ vậy gia tăng dinh dưỡng vùng tổn thương, đồng thời tăng đào thải các chất gây viêm, làm giảm đau. Áp dụng rất tốt cho các chứng đau cơ xương khớp.

- Siêu âm: Nếu bệnh nhân có điểm đau, siêu âm cho hiệu quả rất cao nhờ tác dụng cơ học, các màng tế bào rung lên làm tăng hoạt động màng, gia tăng tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng cục bộ, giảm đau, giảm viêm làm mềm mô sẹo, giảm kết dính.

- Chiếu hồng ngoại: Sức nóng của đèn hồng ngoại có tác dụng làm giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ có tác dụng chữa đau lưng rất hiệu quả.

- Kích thích điện: Các dòng điện giảm đau được áp dụng đặc biệt khi bệnh nhân đang đau cấp, cơ đang co thắt các dòng điện này sẽ làm giảm đau nhờ ức chế đường dẫn truyền thần kinh lên não và đồng thời làm giảm co thắt giúp người bệnh mau chóng hết đau.

- Laser: Giúp giảm đau, tê và kích thích tái tạo mô.

- Kéo giãn cột sống: giúp làm giãn cơ, giảm đau, giảm áp lực lên các đĩa đệm,...

Các bài tập sách thực hành trang 23

12. Đứt dây chằng chéo trước: nghiệm pháp chẩn đoán. Chương trình PHCN hậu phẫu. Các bài tập.

Nghiệp pháp chẩn đoán

*Dấu ngăn kéo trước

Bệnh nhân nằm ngửa, háng gấp 45o, gối gấp 90o. Người khám ngồi lên mu chân bệnh nhân để cố định, hai tay đặt ở phía sau 1/3 trên cẳng chân kéo cẳng chân ra phía trước. Trường hợp đứt dây chằng chéo trước sẽ thấy xương chày nhô ra phía trước

*Nghiệm pháp Lachman

Bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp 200.

Người khám một tay cố định ở 1/3 dưới đùi, tay còn lại nắm lấy 1/3 trên cẳng chân, kéo ra trước hoặc đẩy ra sau để cảm nhận xương chày trượt ra phía trước hay ra phía sau so với lồi cầu đùi trong trường hợp đứt dây chằng chéo trước hay chéo sau.

*Pivot shift test:

Bệnh nhân nằm ngửa, người khám ôm cẳng chân bệnh nhân, gối gập 10 độ , đẩy lên trên theo
1. Xoay trong gây bán trật ( trật khớp gối nhẹ), tổn thương ACL mức độ I
2. Để yên trục giải phẩu , bán trật , tổn thương mức độ II
3. Xoay ngoài, bán trật , tổn thương mức độ III

Chương trình phục hồi chức năng hậu phẫu và các bài tập

Giai đoạn 1 (0 - 4 tuần): Ngay sau mổ.

- Mục tiêu:

+ Giảm nề, giảm đau.

+ Phục hồi tầm vận động khớp gối mong đợi từ 0-900.

- Kỹ thuật:

+ Kiểm soát đau và sưng nề sau mổ bằng các biện pháp: lạnh trị liệu, nâng cao chi, băng ép, hạn chế vận động mạnh.

+ Vấn đề mang nẹp gối sau phẫu thuật: Nhiều trung tâm cho bệnh nhân sử dụng nẹp đùi - cẳng chân (nẹp Obber) thường quy sau phẫu thuật trong vài tuần (3-4 tuần). Tuần đầu mang nẹp liên tục ở tư thế duỗi gối tối đa. Tuần 2 - 4 mang nẹp liên tục, chỉ tháo ra khi tập vận động. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề này. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm chứng (RCT-Randomized controlled trial) với quy mô lớn trên thế giới cho thấy không có sự khác biệt nào về quá trình phục hồi của nhóm bệnh nhân có mang nẹp sau phẫu thuật so với bệnh nhân không mang nẹp.

+ Bắt đầu phục hồi tầm vận động khớp gối: ưu tiên phục hồi duỗi gối. Tầm vận động khớp gối mong đợi trong 4 tuần đầu là 0 - 900.

. Tập mạnh cơ: co cơ tĩnh (co cơ không xảy ra cử động) đối với cơ tứ đầu đùi.

. Tập nâng thẳng chi ở tư thế gối duỗi.

. Tập đi với nạng và nẹp tiến dần đến bỏ nạng khi đi.

. Tập gấp khớp gối: tuần đầu không gấp, tuần 2 gấp tối đa 300, tuần 3 gấp tối đa 600, tuần 4 gấptối đa 900.

- Điều kiện chuyển sang Gđ 2:

+ Kiểm soát tốt phù nề.

+ Kiểm soát cơ tứ đầu đùi tốt: làm được động tác nâng thẳng chân ở tư thế gối duỗi.

+ Dáng đi bình thường không cần sử dụng dụng cụ trợ giúp.

+ Tầm vận động khớp gối mong đợi đạt 0-900

Giai đoạn 2 (5 - 8 tuần): Các hoạt động PHCN sớm sau phẫu thuật.

- Mục tiêu:

+ Phục hồi tối đa tầm vận động khớp gối và tập mạnh cơ.

+ Tầm vận động khớp mong đợi: sau 6 tuần gấp tối đa 1200, sau 8 tuần tầm vận động khớp đạt tối đa (1400).

+ Sức cơ tứ đầu đùi tăng.

- Kỹ thuật:

+ Tập với ghế tập khớp gối để làm tăng tầm vận động khớp gối và làm mạnh cơ tứ đầu đùi.

+ Áp dụng bài tập làm mạnh cơ tăng cường giai đoạn sớm:

. Tạ nhẹ.

. Kháng trở bằng tay.

. Xe đạp lực kế (nửa vòng).

. Quỳ một chân.

. Ngồi xổm.

- Điều kiện chuyển sang giai đoạn 3:

+ Tầm vận động khớp gối đạt tối đa (1400).

+ Có thể đi lên và đi xuống cầu thang bình thường.

+ Hoàn thành tốt các bài tập giai đoạn 2.

Giai đoạn 3 (9 - 12 tuần): Các bài tập PHCN tăng cường.

- Mục tiêu:

+ Gia tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi gần bằng bên lành.

+ Thích ứng với các hoạt động sinh hoạt, thể thao.

- Kỹ thuật:

+ Tiếp tục gia tăng sức mạnh cơ đã đạt được ở giai đoạn 2.

. Kết hợp các bài tập làm mạnh cơ thông thường với các bài tập nâng cao.

. Đạp xe tại chỗ, bắt đầu có kháng lực nhẹ khi tầm độ khớp đã đạt tối đa. Tập thân trên.

. Chạy hoặc bơi dưới nước.

. Bước lên xuống với bục tăng từ 15- 20cm.

. Tăng cường các bài tập kiểm soát thần kinh cơ.

+ Tập thăng bằng mức khó hơn:

. thăng bằng 1 chân.

. Chạy chậm, đi bộ hoặc chạy chậm số 8 hoặc vòng tròn lớn.

. Nhảy bằng hai chân tại chỗ, nhảy qua bục 15- 20cm

- Điều kiện chuyển sang Gđ 4:

+ Hoàn thành tốt các bài tập co cơ đẳng trương (co cơ co xảy ra cử động).

+ Đạt được khoảng 70-80% sức mạnh cơ so với chân lành.

+ Kiểm soát gối tốt khi thực hiện các bài tập phục hồi thần kinh cơ.

Giai đoạn 4 (tháng thứ 4 – 6 sau phẫu thuật): Các bài tập chức năng tăng cường.

- Mục tiêu: Chuẩn bị chơi thể thao trở lại. Chạy, đổi hướng nhanh khi chạy, nhảy... gần đạt tới mức bình thường.

- Kỹ thuật:

Hình 10: Một động tác tập giai đoạn 4.

+ Tập chạy thẳng, tăng dần cường độ, tốc độ,

+ Khi đạt được 70-80% tốc độ trước khi bị chấn thương thì bắt đầu tập đổi hướng nhanh khi chạy.

+ Tập nhảy, bật tiếp đất bằng hai chân.

- Điều kiện chuyển sang Gđ 5:

+ Hoàn thành tốt chương trình làm mạnh cơ.

+ Tốc độ chạy đạt khoảng 85% so với trước chấn thương.

+ Nhảy và chuyển hướng nhanh khi chạy tốt.

Giai đoạn 5 (6-12 tháng hậu phẫu): Chơi thể thao trở lại.

- Cần đánh giá tình trạng bệnh nhân cẩn thận:

+ Tình trạng đau, sưng nề sau tập. Kiểm soát thần kinh cơ chưa tốt khi hoạt động cường độ cao. Thiếu tự tin.

+ Cho bệnh nhân nhảy lò cò một chân (nhảy tại chỗ, nhảy xa, nhảy tính thời gian) để đánh giá chức năng khớp và sức mạnh chi.

- Điều kiện để chơi thể thao trở lại:

+ Không cảm thấy đau hoặc lỏng lẻo khớp gối.

+ Gối đạt tầm vận động tối đa.

+ Không có hiện tượng sưng nề.

+ Sức mạnh chân bệnh đạt tối thiểu 85% so với chân lành.

+ Có thời gian tập luyện tăng dần cường độ, tần suất và thời gian phù hợp với môn thể thao sẽ chơi trở lại.

+ BN cảm thấy sẵn sàng chơi thể thao trở lại.

Câu 13: Công cụ đánh giá tri giác, nhận thức, tiên lượng

v Theo Glasgow Outcome

Đánh giá hậu quả, đánh giá sau 3-6w

- 5 điểm: Hoạt động gần như bình thường

- 4 điểm: Di chứng ít nhưng độc lập

- 3 điểm: Di chứng nặng, không độc lập

- 2 điểm: Đời sống thực vật

- 1 điểm: Tử vong

v Phân độ Rancho Los Amigos

v Neuroplasticity

o Neuroplasticity (brain plasticity) là thuật ngữ dùng để nói đến khả năng tự tổ chức lại của não bộ bằng cách hình thành các kết nối thần kinh trong suốt cuộc đời. Neuroplasticity cho phép hệ thần kinh (tế bào thần kinh) trong não để bù đắp cho chấn thương và bệnh tật và điều chỉnh hoạt động của nó phản ứng với các tình huống mới hoặc thay đổi trong môi trường.

o Não tổ chức lại diễn ra theo cơ chế như "mọc sợi trục", trong đó sợi trục thần kinh không bị hư hại phát triển các dây thần kinh mới để kết nối lại các tế bào thần kinh có liên kết bị thương hoặc bị cắt đứt. Sợi trục thần kinh không bị hư hại cũng có thể nảy mầm dây thần kinh kết nối với các tế bào thần kinh khác không bị hư hại, hình thành con đường thần kinh mới để thực hiện một chức năng cần thiết.

o Ví dụ, nếu một bán cầu não bị hư hỏng, bán cầu còn nguyên vẹn có thể mất một số chức năng của mình. Não bù đắp thiệt hại có hiệu lực bằng cách tổ chức lại và hình thành các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh còn nguyên vẹn. Để kết nối lại, các tế bào thần kinh cần được kích thích thông qua hoạt động.

o Neuroplasticity đôi khi cũng có thể góp phần sút kém. Ví dụ, những người bị điếc có thể chịu đựng như tiếng chuông reo liên tục trong tai (ù tai), kết quả của việc nới dây lại của các tế bào não bị bỏ đói với âm thanh. Đối với các tế bào thần kinh để hình thành các kết nối có ích, họ phải được kích thích một cách chính xác.

o Neuroplasticity còn được gọi là tính dẻo của não hoặc sự dễ uốn nắn của não.

v Vận động trị liệu

- Tập các vân động tinh: hướng dẫn, trợ giúp, dụng cụ hỗ trợ

- Huấn luyện bệnh nhân làm được các công việc tự phục vụ cá nhân, công việc nhà. Nếu cần thiết bố trị lại đồ đạc trong nhà

n'YF+ 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro