- Phép tắc 10: TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyên tắc của loài sói chính là nguyên tắc chủ động.

Trước hết, chúng ta hãy xem định nghĩa của chủ động:

Frankel phát hiện ra rằng: nguyên tắc hàng đầu để đeo đuổi sự hoàn hảo đó chính là tính chủ động. Hàm nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở việc áp dụng chủ động, mà còn mang hàm nghĩa là con người cần phải chịu trách nhiệm với chính mình. Hành vi của một người được quyết định bởi bản thân người đó, chứ không phải ở hoàn cảnh bên ngoài; lý trí có thể chiến thắng tình cảm; con người có năng lực cũng có trách nhiệm tạo ra hoàn cảnh có lợi.

Ý thức trách nhiệm là một quan niệm quan trọng. Người có ý thức tích cực chủ động sẽ hiểu rõ điều này, vì vậy, họ sẽ không đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác vì hành động của mình. Họ đối nhân xử thế căn cứ vào nguyên tắc của chính mình hoặc lựa chọn một cách có ý thức dựa vào quan điểm về giá trị , chứ không hành động cảm tính theo hoàn cảnh bên ngoài.

Tích cực chủ động là bẩm sinh của con người. Nếu không, thì trong vô thức, con người sẽ chọn hình thức tiêu cực bị động. Người tích cực chủ động, nội tâm sẽ có nguyên tắc riêng, quan niệm về giá trị làm chủ chốt. Người tiêu cực bị động sẽ rất dễ bị hoàn cảnh làm thay đổi. Nhưng những người này đều được quyết định bởi tư tưởng của chính bạn. Có một câu chuyện như sau:

Một tú tài lên kinh ứng thí lần thứ ba. Anh ta ở trong một quán trọ thường ở. Hai ngày trước kì thi, anh ta có ba giấc mơ. Giấc mơ thứ nhất là thấy mình trồng cải trắng lên tường. Giấc mơ thứ hai là mơ thấy trời mưa, anh ta đã đội nón nhưng vẫn che dù. Giấc mơ thứ ba là mơ thấy mình và một người em họ cùng cởi hết quần áo, nằm với nhau, nhưng lưng đối lưng. Dường như ba giấc mơ này có thâm ý gì đó. Ngày hôm sau, anh tú tài đi tìm người giải mộng. Thầy bói xem xong liền vỗ đùi nói: Ngươi quay về nhà đi! Ngươi nghĩ thử xem, trồng cải trắng trên tường chẳng phải là công dã tràng sao? Đã đội nón mà còn che dù chẳng phải là làm việc vô ích sao? Cùng với khỏa thân nằm với nhau, nhưng lưng đối lưng chẳng phải là chán lắm sao? Anh tú tài nghe xong, cảm thấy chán nản. Anh ta liền trở về quán trọ, thu dọn hành trang, chuẩn bị trở về nhà. Chủ quán trọ cảm thấy rất lạ. Sau khi hỏi rõ nguyên nhân, chủ quán trọ vui mừng nói: Ta cũng biết giải mộng. Ta lại cảm thấy lần này ngươi nên ở lại. Ngươi nghĩ xem trồng cải trắng trên tường chẳng phải là cao chủng (trung) sao? Đội nón mà còn che dù chẳng phải là lần này ngươi đã chuẩn bị trước nên không lo gì cả sao? Cùng với em họ nằm khỏa thân nằm lưng đối lưng trên giường là thời cơ ngươi chuyển mình sắp đến. Tú tài nghe xong, cảm thấy có lý nên anh ta hăng hái tham gia khảo thí và đỗ Thám Hoa.

Tích cực, giống như mặt trời, chiếu đến đâu sẽ sáng đến đó. Suy nghĩ quyết định cuộc sống của chúng ta, suy nghĩ như thế nào thì tương lai sẽ như thế ấy. Người có suy nghĩ tích cực thì tương lai của anh ta cũng sẽ rất xán lạn.

Phu nhân của tổng thống Mỹ Roosevelt từng nói: trừ phi bạn đồng ý, bất cứ ai cũng không thể làm tổn thương bạn. Nếu mượn lời của thánh Gandhi, lãnh tụ tinh thần và chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, để nói thì: nếu không chắp tay nhân nhượng người khác thì bất cứ ai cũng không tước đoạt được sự tự tôn của chúng ta. Vì vậy, điều nặng nề nhất của người bị hại không phải là cảnh ngộ bi thảm mà là ngầm đồng ý cho những cảnh ngộ đó xảy ra với chúng ta.

Câu chuyện có thực dưới đây sẽ cho chúng ta thấy nếu vận dụng được phép tắc của loài sói thì cả một đứa bé thiểu năng cũng có thể thành công.

Từ nhỏ đến lớn, Beete làm chuyện gì cũng chậm hơn những đứa trẻ khác. Bạn học chế nhạo cậu là đồ ngốc, thầy giáo nói cậu không cố gắng. Nhưng dù cậu có cố gắng làm tốt, thử thay đổi mình đến đâu thì cũng vẫn làm không được. Cho đến khi Beete lên chín, cậu mới được bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng khó khăn vận động. Khi tốt nghiệp trung học, Beete nộp đơn xin vào mười trường bình thường nhất. Cậu nghĩ thể nào cũng có một trường nhận cậu. Nhưng cho đến cuối cùng, cả một tờ giấy thông báo, cậu cũng không nhận được.

Sau đó, Beete đọc được một tờ quảng cáo, viết rằng: chỉ cần có 250 đô la, bảo đảm bạn sẽ được một trường đại học thu nhận. Kết quả, cậu đã bỏ ra 250 đô la và một trường đại học đã gởi cho cậu thông báo nhập học. Khi đọc tên trường này, Beete chợt nhớ đến chín năm trước, có một bài báo liên quan đến trường này: đây là một trường không đạt tiêu chuẩn, chỉ cần phụ huynh có tiền, thì không lo không được nhận. Khi đó, Beete chỉ có một niềm tin: mình sẽ chứng minh cách nói này sai bằng tương lai của mình. Sau khi học trường đại học này được một năm, Beete lại chuyển sang trường đại học khác. Sau khi tốt nghiệp đại học, Beete vào làm trong ngành bất động sản. Khi Beete 22 tuổi, anh mở công ty bất động sản. Từ đó, ở nước Mỹ, anh đã lập ra gần 10000 khách sạn, có 900 đại lý, tài sản lên đến mấy trăm triệu đô. Sau đó, Beete lại bước vào ngành ngân hàng, trở thành ông chủ lớn.

Một đứa trẻ thiểu năng làm sao có thể đạt được thành công? Ba điểm dưới đây chính là những điều Beete tự thuật:

Thứ nhất, mỗi người đều có một khả năng mạnh nhất, có người biết viết, có người biết tính toán, đối với một số người thì là chuyện khó, nhưng đối với một số người khác thì lại là chuyện dễ. Điều tôi muốn nhấn mạnh là cần phải làm việc thích hợp nhất đối với mình, không cần hùa theo người khác để làm những việc khó không thuộc về mình, nhưng lại phải trả giá cả đời.

Thứ hai, tôi rất may mắn vì có bố mẹ hiểu tôi, khoan dung và nhẫn nại đối với tôi. Khi có một đề thi, với người khác thì chỉ mất 15 phút, nhưng với tôi thì lại cần đến hai giờ mới hoàn thành. Bố mẹ của tôi vẫn không vì vậy mà đánh mắng tôi. Đối với bố mẹ tôi, chỉ cần con mình làm hết sức thì họ đã đạt được mục đích.

Thứ ba, tôi không cạnh tranh với các bạn cùng lớp của mình. Nếu bạn của tôi vừa cao vừa to và chạy rất nhanh, còn tôi thì vừa thấp vừa bé, thì tại sao nhất định phải so bì với họ? Biết mình có thể dừng lại tại đâu là rất quan trọng. Tôi cũng đã từng hỏi mình hàng trăm hàng ngàn lần, tại sao người khác có thể học rất nhẹ nhàng? Tại sao tôi không bao giờ trả lời được câu hỏi đó? Tại sao tôi luôn không đạt yêu cầu? Sau khi biết được bệnh tình của mình, tôi có được lời giải thích và sự quan tâm của những bác sĩ chuyên môn. Hiểu được mình và hiểu được xung quanh là rất quan trọng.

Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, thực ra chủ động cũng có rất nhiều mặt. Khi chúng ta đối mặt với góc chết xuất hiện trong cuộc sống, chúng ta suy nghĩ, hành động ở góc độ khác. Trên đời này không có chuyện gì là khó vĩnh viễn. Hãy nhớ rằng: "Chỉ có nghĩ không ra chứ không có chuyện là không được."

Ngày xưa, có hai người bạn cùng nhau đi đến một nơi xa để tìm niềm vui và hạnh phúc. Họ đã phải ăn gió nằm sương, đến khi gần đạt được mục đích, họ gặp đại dương sóng to gió lớn và bờ bên kia chính là thiên đường của niềm vui và hạnh phúc. Khi bàn cách vượt biển, hai người đã bất đồng ý kiến. Một người thì đề nghị đốn cây ở gần đó để làm thuyền vượt biển. Người kia thì cho rằng dù có làm gì cũng không thể vượt biển được, điều đó chẳng khác gì tự tìm lấy cái chết, chi bằng chờ biển chảy cạn rồi vượt qua.

Thế là, hàng ngày, người đưa ra ý kiến làm thuyền tiến hành đốn cây, nỗ lực đóng thành một con thuyền và tiện thể học bơi. Người kia thì hằng ngày nằm ngủ, sau đó lại đến bên bờ biển xem nước biển đã chảy cạn chưa. Cho đến một ngày, khi người bạn đã đóng xong thuyền và chuẩn bị ra khơi, người kia vẫn cười nhạo bạn mình là ngu xuẩn. Nhưng người bạn đóng thuyền vẫn không tức giận. Anh ta đến trước mặt bạn mình và nói: làm một việc gì chưa chắc là sẽ thành công, nhưng không làm thì chắc chắn không có được thành công! Đã có thể nghĩ ra được cách nằm chờ nước biển cạn để vượt biển, đúng là một ý kiến vĩ đại, nhưng tiếc thay, đây chỉ là một ý kiến vĩ đại đã định trước thất bại mà thôi.

Cuối cùng, đại dương đó vẫn không khô đi, còn người làm thuyền thì đã vượt qua sóng gió để đến bờ bên kia. Sau đóm người định cư ở bờ bên kia thì con đàn cháu đống. Những người sống ở bờ biển của niềm vui và hạnh phúc được coi là những người cần cù và dũng cảm. Những người sống ở bờ của thất bại và sa sút được gọi là những người lười nhác và yếu đuối.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể nhận thấy một điều: người không tích cực chủ động thì chỉ có thể nằm "nghỉ ngơi" vĩnh viễn, không có ngày gặp được thành công.

Chúng ta cũng có thể rút ra được những bài học từ câu chuyện trên:

1. Thay vì nằm chờ, hãy đứng dậy hành động!

2. Dù bạn có đi bao lâu, dù có mệt đến thế nào, thì cũng không được nằm xuống nghỉ trước cánh cửa của thành công.

3. Ước muốn không phải là ảo tưởng.

Đúng, không có con dê nào tự đến với sói, không có cái bánh nào từ trên trời rơi xuống cả. Điểm tựa của thành công chính là tích cực chủ động. Chúng ta không thể thờ ơ đối với những tác động của vật chất bên ngoài, tinh thần và xã hội. Chúng ta nên cố gắng thích ứng với xã hội. Một vị giáo sư từng nói rằng: "Thích ứng với hoàn cảnh chính là bộ phận tạo nên sự phấn đấu." Nhưng dù hoàn cảnh bên ngoài như thế nào, chúng ta nên biết rõ câu trả lời của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kinhdoanh