- Phép tắc 23: TRI TÚC BẤT NHỤC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kiên nhẫn là một trạng thái tâm linh và là một vận mệnh. Loài sói nhờ có tính kiên nhẫn nên luôn giữ được sinh lực dồi dào. Tính kiên nhẫn này còn có thể biểu hiện là tri túc bất nhục. Trong vấn đề thái độ như thế nào đối với việc hưởng thụ vật chất và danh vọng địa vị, Lão Tử có nhắc đến nguyên tắc biết đủ, biết dừng lại: "Cố tri túc, bất nhục; tri chỉ, bất đãi; khả dĩ trường cửu. Họa mạc đại vu bất tri túc, cữu mạc đại vu dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ. Tri túc giả phú, cường hành giả hữu chí. Bất thất kỳ sở giả cửu, tử nhi bất vong giả thọ." (Dịch nghĩa: cho nên biết đủ thì không nhục; biết dừng lại thì không nguy, mà có thể sống lâu. Họa không gì lớn bằng không biết đủ, hại không gì lớn bằng ham muốn cho được nhiều. Cho nên, biết thế nào là đủ thì sẽ luôn đủ. Biết đủ thì giàu, mạnh mẽ thì có ý chí. Không để mất đi điểm tựa thì được lâu dài, chết mà không mất (đạo) là trường thọ). Tại sao biết đủ mới không bị nhục, biết dừng lại đúng lúc mới không gặp nguy hiểm? Theo Lão Tử, phô trương, háo thắng không những không được gì mà còn gây ra tai họa.

Hạnh phúc của cuộc đời là ở chỗ nội tâm tĩnh lặng, thoát khỏi ham muốn vật chất, không màng danh lợi mà an nhàn. Nhưng Ngũ sắc làm con người mờ mắt, Ngũ âm làm con người ù tai, Ngũ vị làm con người tê lưỡi, săn bắt làm lòng người mê loạn, vàng bạc làm hành vi con người đồi bại. Có thể thấy, hạnh phúc của cuộc đời không ở niềm vui trong thanh sắc, mà ở chỗ biết đủ biết dừng lại, vứt bỏ sự cám dỗ của vật chất để giữ cho cuộc sống được yên ổn. Nhìn từ quan điểm biến đổi, họa phúc, được mất của cuộc đời đều là tạm thời, tương đối và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Người không biết đủ, mãi chạy theo những thứ thay đổi vô thường thì không những không được gì mà còn chuốc họa vào thân. Tư tưởng này của Lão Tử đã bao hàm được kinh nghiệm và trí tuệ của nhân sinh.

Khi trình bày về quan điểm "minh triết bảo thân", Lão Tử cho rằng con người phải biết đủ, biết dừng lại đúng lúc. Trong chốn thương trường đầy cạm bẫy, chỉ có biết đủ mới không hối hận, biết dừng lại đúng lúc mới tránh được nguy hiểm.

Vạn vật trên thế gian này nếu biết đủ thì sẽ được yên vui, tham lam sẽ chuốc lấy tai họa. Lão Tử nói rằng: thanh danh và tính mạng, cái nào thân thiết hơn? Sinh mạng và tiền tài, cái nào quý trọng hơn? Được và mất, cái nào có hại hơn? Quá ham mê danh lợi sẽ phải trả một cái giá rất lớn. Vơ vét tiền bạc quá mức sẽ gây ra tổn thất càng nặng nề hơn. Vì vậy, biết đủ thì sẽ không bị nhục, biết dừng lại đúng lúc thì sẽ không gặp nguy hiểm. Như thế mới có thể giữ được sự yên vui lâu dài. Mối họa lớn nhất là không biết đủ, tổn thất lớn nhất là lòng tham không đáy.

Thực hiện biết đủ cũng không phải là chuyện dễ. Quan trọng là bạn phải giữ cho tâm lý thăng bằng, không nên so bì mù quáng. Có câu: nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìn xuống không ai bằng mình. Những thứ mình có mới là quan trọng nhất, so bì vô nghĩa chỉ làm tăng thêm sự phiền muộn không cần thiết. Tâm lý thăng bằng là một sự cân bằng của lý trí, là mức độ tối cao của nhân cách thăng hoa và tâm hồn sau khi được thanh lọc, là kết tinh của sự khoan dung, tầm nhìn xa và trí tuệ. Để có được sự thăng bằng trong tâm lý, trước tiên bạn phải cư xử đúng đắn với mình, sau đó là cư xử đúng đắn với người khác, tiếp đến là cư xử đúng đắn với xã hội. Nếu bạn làm tốt ba điều này thì sẽ luôn giữ được sự thanh thản trong tâm hồn.

Tri túc thường lạc, tri túc thường túc, tâm an thường an. Trong thế giới rộng lớn này, cuộc sống của một con người chỉ như hạt cát giữa biển khơi. Thế giới thì rộng lớn, thời gian thì dài, sự vật thì rộng, của cải thì nhiều, nếu không biết đủ để dừng lại thì vĩnh viễn không có phút thanh thản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kinhdoanh